Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn xã Quốc Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng sơn (Trang 58)

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu và thông tin

3.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Để nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã công bố, các số liệu báo cáo lấy từ phòng thống kê, các ban ngành của xã. Được tổng hợp qua bảng sau:

STT Thông tin/số liệu cần thu thập

Nguồn thông tin

/số liệu PP thu thập

1 Thông tin về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, việc làm và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn.

Sách chuyên ngành, Sách tham khảo, báo, website có liên quan..

Tìm đọc các văn bản, sách, báo, website, tự tổng hợp thông tin 2 Số liệu về đặc điểm địa bàn

nghiên cứu tình hình đất đai; dân số và lao động; cơ sở hạ tầng; tình hình phát triển kinh tế.

UBND xã Quốc Việt, ban thống kê xã Quốc Việt

Tìm hiểu, thu thập và tổng hợp qua các báo cáo hàng năm.

3 Các Các thông tin liên quan đến: Số lượng lao động thiếu việc làm, lao động chưa qua đào tạo, đào tạo nghề, khuyến nông, hỗ trợ vốn, xuất khẩu lao động.

UBND xã Quốc Việt, ban thống kê và ban công an xã Quốc Việt.

Tìm hiểu, chọn lọc và tổng hợp các báo cáo

3.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Qua khảo sát tình hình thực tế tại địa phương, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu phải đại diện cho vùng nghiên cứu trên phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm, tình hình nông thôn và nông dân của vùng. Xã Quốc Việt được chia thành 26 thôn với nhưng điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Với đề tài nghiên cứu của khóa luận là: ”Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn xã Quốc Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn” nên tôi lựa chọn 3 thôn đại diện làm điểm nghiên cứu là: thôn Nà Nạ, thôn Bình Độ, thôn Pò Mặn.

+ Thôn Nà Nạ được chọn làm điểm nghiên cứu do thôn có lực lượng lao động đông đảo của xã chiếm 8,29% lực lượng lao động của xã (UBND xã Quốc Việt), tỷ lệ

lao động thiếu việc làm ở thôn này là rất cao, nhu cầu việc làm của lao động trong thôn là rất lớn,

+ Thôn Bình Độ được chọn làm điểm nghiên cứu do thôn là nơi diễn ra họp chợ phiên hàng tuần, có sự đan xen giữa các lao động làm nông nghiệp, các lao động làm nghề kinh doanh, buôn bán. Trong những năm gần đây có thu nhập bình quân cao hơn các thôn khác và là thôn có số lượt người vượt biên trái phép sang Trung Quốc đông.

+ Thôn Pò Mặn được chọn làm điểm nghiên cứu do là thôn mà đa số lao động có trình độ thấp, làm nông nghiệp là chính, có thu nhập bình quân thấp nhất trong xã và có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Tôi tiến hành điều tra, thu thập thông tin từ cán bộ xã và người lao động với số lượng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.6 Mẫu điều tra

STT Loại mẫu Số lượng

1 Cán bộ xã 5

2 Người lao động 60

+ Thôn Nà Nạ 20

+ Thôn Bình Độ 20

+ Thôn Pò Mặn 20

Đối với người lao động

Để tìm hiểu tình hình lao động việc làm và tình hình thực hiện các giải pháp tạo việc làm cho người lao động, tôi tiến hành điều tra các nội dung sau: Tình hình chung của người được điều tra, tình hình học nghề và tập huấn khuyến nông, tình hình vay vốn của người lao động, tình hình hỗ trợ khoa học kỹ thuật,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với các ban ngành liên quan của xã

Các ban ngành liên quan ở xã là trung gian thực hiện các giải pháp tạo việc làm, đồng thời các cơ quan này có ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện các giải pháp tạo việc làm. Để tìm hiểu thông tin từ các ban ngành liên quan, tôi tiến hành điều tra phỏng vấn người đứng đầu các ban ngành với các nội dung sau: Chức vụ, chức năng người đại diện, trình độ chuyên môn, thông tin về giải pháp tạo việc làm mà ban ngành đó thực hiện, lấy ý kiến đánh giá và đề xuất của họ.

Tiếp cận cộng đồng, các đối tượng có sự tham gia cũng được thực hiện. Từ đó góp phần đánh giá thực trạng công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở địa bàn nghiên cứu

3.2.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Số liệu điều tra được xử lý qua phần mềm Excel. Việc sử dụng các phương pháp phân tích được mô tả cụ thể như ở bảng sau:

Bảng 3.7 Phương pháp và nội dung nghiên cứu STT Phương

pháp Nội dung

1 Thống kê mô tả

Các chỉ tiêu, thông tin, số liệu thống kê về đất đai, dân số và lao động, kết quả sản xuất các ngành kinh tế, kết quả công tác giải quyết việc làm... cũng sẽ được tiến hành thu thập để qua đó mô tả và phân tích rõ đặc điểm địa bàn nghiên cứu, cũng như một số nội dung của thực trạng công tác giải quyết việc làm của địa bàn nghiên cứu.

2 Thống kê phân tích (phân tổ, so sánh, tổng hợp)

Sau khi tổng hợp các số liệu sơ cấp và thứ cấp dùng phương pháp thống kê phân tổ để tổng hợp và phân tích các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của xã và của người lao động. Một số liệu thống kê, số liệu của việc khảo sát điều tra sẽ được tiến hành tính toán, phân tổ để qua đó phân tích và làm rõ thực trạng công tác giải quyết việc làm tại địa bàn nghiên cứu.

3 Chuyên gia

Quá trình thu thập số liệu, nghiên cứu địa bàn và thực hiện điều tra, tham khảo và phỏng vấn lãnh đạo UBND xã về vấn đề lao động, giải quyết việc làm của xã, chất lượng lao động, xu hướng phát triển nguồn lao động và giải pháp giải quyết việc làm trong những năm gần đây đối với lao động nói chung và lao động nông thôn của xã.

3.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng và cơ cấu lao động nông thôn

+ Cơ cấu nguồn lao động nông thôn theo: Giới tính, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn đào tạo.

+ Cơ cấu phân bố lao động theo ngành nghề, lĩnh vực ở sản xuất kinh doanh. + Tổng số lao động trong độ tuổi.

+ Quy mô diện tích canh tác sản xuất.

+ Quy mô, cơ cấu các ngành kinh tế trong xã. + Năng suất, sản lượng các loại cây trồng. + Số lượng đàn gia súc, gia cầm.

3.2.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

+ Lực lượng lao động = Số người có việc làm + Số người thất nghiệp. + Tỷ lệ thất nghiệp = (Số người thất nghiệp / lượng lao động) x 100.

+ Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = (lực lượng lao động / tổng dân số từ 15 tuổi trở lên) x 100.

+ Tỷ lệ lao động có việc làm = Số lao động có việc làm / lực lượng lao động.

3.2.3.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác thực hiện giải quyết việc làm

- Đối với đào tạo nghề cần tìm hiểu: Số nghề được đào tạo, số lớp được mở, số học viên tham gia, số giáo viên/lớp, học viên tham gia đào tạo được hỗ trợ những gì.

- Đối với hoạt động khuyến nông cần tìm hiểu: Tập huấn khuyến nông cho những nghề nào, số lớp khuyến nông được mở, số người tham gia tập huấn, số giáo viên/lớp, thời gian tập huấn, số mô hình được xây dựng.

- Đối với hoạt động hỗ trợ các nguồn lực cho giải quyết việc làm cần tìm hiểu: Hỗ trợ những gì, bao nhiêu và hỗ trợ như thế nào.

- Đối với phát triển các ngành nghề kinh tế cần tìm hiểu: Phát triển những ngành nghề nào, kết quả đạt được ra sao.

- Đối với xuất khẩu lao động cần tìm hiểu: Số lao động được xuất khẩu, các nước lao động đến xuất khẩu.

- Số lao động có việc làm sau khi thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm, số lao động có việc làm thường xuyên, số lao động thiếu việc làm, thu nhập của lao động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng lao động và việc làm xã Quốc Việt

4.1.1 Thực trạng lao động xã Quốc Việt

Dân số, lao động và việc làm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do vậy, sự biến động của dân số có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô của lực lượng lao động, dân số tăng đồng nghĩa với lực lượng lao động ngày một dồi dào và ngược lại, ngoài ra còn

ảnh hưởng đến chất lượng lao động, các vấn đề này luôn tác động tới việc làm. Do vậy mà không những ở Việt Nam mà ở cả trên thế giới mối quan hệ này đang được quan tâm ở nhiều phương diện khác nhau.

Qua bảng 4.1 ta thấy, Quốc Việt là một xã thuần nông, có nguồn lao động dồi dào. Năm 2014 với 3483 nhân khẩu và 789 hộ. Số người trong độ tuổi lao động là 2280 người (chiếm 65,46% tổng số nhân khẩu). Cụ thể dân số qua 3 năm như trong bảng ta thấy dân số tăng dần qua các năm: Năm 2012 có 3326 nhân khẩu, trong đó: nam giới có 1667 người chiếm 50,12 %, nữ giới chiếm 49,89%; năm 2013 có 3375 nhân khẩu, trong đó: nam giới có 1654 người chiếm 49,01%, nữ giới có 1721 người chiếm 50,99%; năm 2014 có 3483 nhân khẩu, trong đó: nam giới có 1868 người chiếm 53,63%, nữ giới có 1615 người chiếm 46,37%. Nhìn chung cơ cấu tỷ lệ nhân khẩu nam và nữ qua hai năm 2012, 2013 tương đối đều nhau, nhưng đến năm 2014 tỷ lệ nam chiếm nhiều hơn tỷ lệ nữ, có sự chênh lệch rõ ràng, tỷ lệ nam cao hơn tỷ lệ nữ 7,26%. Cùng với xu hướng dân số tăng thì quy mô của hộ trong xã cũng tăng, năm 2012 toàn xã có 784 hộ, đến năm 2014 có 789 hộ, như vậy qua 3 năm chỉ tăng lên 5 hộ mức tăng không đáng kể. Với đặc điểm là xã thuần nông người dân sống chủ yếu dựa vào làm nghề nông nghiệp là chính nên số hộ nông nghiệp trong xã chiếm tỷ lệ cao trên 85%. Tuy nhiên trong những năm gần đây cơ cấu giữa hộ nông nghiệp và hộ phi nông nghiệp đang có sự thay đổi, số hộ nông nghiệp đang có xu hướng giảm và số hộ phi nông nghiệp đang có xu hướng tăng.

Về lao động trong độ tuổi cũng có xu hướng tăng lên qua các năm, đóng góp vào nguồn lực của địa phương. Năm 2012 chỉ có 2218 người trong độ tuổi lao động đến năm 2014 số lao động đã tăng lên đến 2280 người. Trong đó có sự thay đổi cơ cấu giữa lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Năm 2012 số lao động nông nghiệp chiếm 93,38% tổng dân số trong độ tuổi lao động, đến năm 2014 số lao động nông nghiệp đã giảm xuống chỉ còn 90,05%. Điều này đã đánh dấu một mốc quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu lao động, nó phù hợp với quá trình đô thị hóa nông thôn và quá trình thực hiện nông thôn mới hiện nay.

Bảng 4.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Quốc Việt giai đoạn 2012 - 2014 Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) 13/12 14/13 BQ 1.Tổng số nhân khẩu Người 3326 100 3375 100 3483 100 101,47 103,20 102,33

1.1 Nam Người 1667 50,12 1654 49,01 1868 53,63 100,42 112,94 106,49

1.2 Nữ Người 1659 49,89 1721 50,99 1615 46,37 103,74 93,84 98,66

2. Số hộ gia đình Hộ 784 100 787 100 789 100 100,38 100,25 100,31

2.1 Nông nghiệp Hộ 689 87,88 672 85,39 671 85,04 95,53 99,85 97,66

2.2 Phi nông nghiệp Hộ 95 12,12 115 11,61 118 11,96 121,05 102,61 111,44

3. Tổng số lao động trong độ tuổi Người 2218 100 2248 100 2280 100 101,35 101,42 101,38

3.1 Nông nghiệp Người 2049 93,38 2056 91,46 2053 90,05 100,34 99.85 100,09

3.2 CN-TTCN-XD Người 28 1,26 39 1,73 42 1,84 139,28 107,69 122,47

3.3 Dịch vụ - thương mại Người 78 3,25 86 3,83 102 4,47 110,25 118.61 114,35

3.4 Khác Người 63 3,11 67 2,98 83 3,64 106,34 123,88 114,77

4. Một số chỉ tiêu bình quân

4.1 Khẩu/hộ Người 4,20 - 4,20 - 4,40 - 100 104,76 102,35

4.2 Lao động/hộ Người 2,82 - 2,86 - 2,89 - 101,41 101,04 101,22

4.3 Lao động NN/ hộ Người 2,97 3,05 3,05 102,69 100 101,33

Khi đề cập đến lao động trong các ngành sản xuất là đề cập đến cả về số lượng và chất lượng. Chất lượng lao động được phản ảnh qua trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của người lao đông, Chất lượng lao động có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tìm việc làm và mức thu nhập của người lao động.

Theo số liệu bảng 4.2 cho ta thấy chất lượng lao động xã Quốc Việt còn thấp. Theo khía cạnh trình độ học vấn thì chất lượng lao động của xã chủ yếu đã tốt nghiệp THCS và tốt nghiệp tiểu học. Cụ thể là có 37,59% số lao động tốt nghiệp THCS (857 người); 29,57% số lao động tốt nghiệp tiểu học (có 674 người) và 20,08% lao động tốt nghiệp THPT; bên cạnh đó còn có tới 12,76% lao động chưa tốt nghiệp tiểu học, số lao động này chủ yếu là những lao động lớn tuổi. Còn theo trình độ chuyên môn, phần đông lao động của xã chưa qua đào tạo. Theo số liệu của ban thống kê xã cho biết số lao động đã qua đào tạo chỉ có 187 người chiếm 8,20%. Trong đó: số lao động có trình độ chuyên môn hệ đại học cao đẳng chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ có 1,67%; hệ trung cấp chiếm 3,81%, hệ nghề có 2,72%.

Bảng 4.2 Chất lượng lao động của xã Quốc Việt năm 2014 Chỉ tiêu Lao động SL (người) CC (%) Tổng số lao động 2280 100 I. Phân theo trình độ học vấn

1. Chưa tốt nghiệp tiểu học 291 12,76

2. Tốt nghiệp tiểu học 674 29,57

3. Tốt nghiệp trung học cơ sở 857 37,59

4. Tốt nghiệp trung học phổ thông 458 20,08 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. Phân theo trình độ chuyên môn

1. Đã qua đào tạo 187 8,20

1.1 Đại học - cao đẳng 38 1,67

1.2 Trung cấp 87 3,81

1.3 Nghề 62 2,72

2. Chưa qua đào tạo 2093 91,80

Lao động được điều tra phân theo tuổi và giới tính

Bảng 4.3 Lao động được điều tra phân theo tuổi và giới tính

Nội dung

Thôn Pò Mặn Thôn Nà Nạ Thôn Bình Độ Tổng SL (người ) CC (%) (ngườiSL ) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) (%)CC Tổng số lao động 20 33,33 20 33,33 20 33,33 60 100,00 1. Phân theo giới tính

+ Nam 13 21,67 8 13,33 13 21,67 34 56,67

+ Nữ 7 11,67 12 20,00 7 11,67 26 43,33

2. Phân theo tuổi

+ Từ 15 – 24 tuổi 2 3,33 5 8,33 5 8,33 12 20,00

+ Từ 25 – 34 tuổi 6 10,00 4 6,67 4 6,67 14 23,33

+ Từ 35 – 44 tuổi 5 8,33 8 13,33 5 8,33 18 30,00

+ Từ 45 – 60 tuổi 7 11,67 3 5,00 6 10,00 16 26,67

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

Qua điều tra ngẫu nhiên 60 người lao động với 34 lao động nam và 26 lao động nữ tại 3 thôn (Pò Mặn, Nà Nạ, Bình Độ) với mỗi thôn 20 người lao động. Cho thấy tỷ lệ nam cao hơn tỷ lệ nữ, điều này ảnh hưởng tới quá trình phân công lao động và tạo việc làm trong các nghành kinh tế. Qua bảng cho thấy lao động được điều tra phân theo nhóm tuổi ở các thôn không đều nhau. Nhóm tuổi từ 35 – 44 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm tuổi, có 18 / 60 người lao động được điều tra chiếm 30%, lao động thuộc nhóm tuổi này ở thôn Nà Nạ chiếm tỷ lệ cao (chiếm 13,33% tổng số lao động điều tra) hơn hẳn so với 2 thôn Pò Mặn (chiếm 8,33%) và thôn Bình Độ (chiếm 8,33%). Nhóm tuổi từ 15 – 24 tuổi có tổng 12 người trong 60 người lao động được điều tra, trong đó thôn Pò Mặn chỉ chiếm 3,33% trong tổng số lao động được điều tra, còn thôn Nà Nạ và

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn xã Quốc Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng sơn (Trang 58)