Thực trạng lao động xã Quốc Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn xã Quốc Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng sơn (Trang 61)

Dân số, lao động và việc làm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do vậy, sự biến động của dân số có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô của lực lượng lao động, dân số tăng đồng nghĩa với lực lượng lao động ngày một dồi dào và ngược lại, ngoài ra còn

ảnh hưởng đến chất lượng lao động, các vấn đề này luôn tác động tới việc làm. Do vậy mà không những ở Việt Nam mà ở cả trên thế giới mối quan hệ này đang được quan tâm ở nhiều phương diện khác nhau.

Qua bảng 4.1 ta thấy, Quốc Việt là một xã thuần nông, có nguồn lao động dồi dào. Năm 2014 với 3483 nhân khẩu và 789 hộ. Số người trong độ tuổi lao động là 2280 người (chiếm 65,46% tổng số nhân khẩu). Cụ thể dân số qua 3 năm như trong bảng ta thấy dân số tăng dần qua các năm: Năm 2012 có 3326 nhân khẩu, trong đó: nam giới có 1667 người chiếm 50,12 %, nữ giới chiếm 49,89%; năm 2013 có 3375 nhân khẩu, trong đó: nam giới có 1654 người chiếm 49,01%, nữ giới có 1721 người chiếm 50,99%; năm 2014 có 3483 nhân khẩu, trong đó: nam giới có 1868 người chiếm 53,63%, nữ giới có 1615 người chiếm 46,37%. Nhìn chung cơ cấu tỷ lệ nhân khẩu nam và nữ qua hai năm 2012, 2013 tương đối đều nhau, nhưng đến năm 2014 tỷ lệ nam chiếm nhiều hơn tỷ lệ nữ, có sự chênh lệch rõ ràng, tỷ lệ nam cao hơn tỷ lệ nữ 7,26%. Cùng với xu hướng dân số tăng thì quy mô của hộ trong xã cũng tăng, năm 2012 toàn xã có 784 hộ, đến năm 2014 có 789 hộ, như vậy qua 3 năm chỉ tăng lên 5 hộ mức tăng không đáng kể. Với đặc điểm là xã thuần nông người dân sống chủ yếu dựa vào làm nghề nông nghiệp là chính nên số hộ nông nghiệp trong xã chiếm tỷ lệ cao trên 85%. Tuy nhiên trong những năm gần đây cơ cấu giữa hộ nông nghiệp và hộ phi nông nghiệp đang có sự thay đổi, số hộ nông nghiệp đang có xu hướng giảm và số hộ phi nông nghiệp đang có xu hướng tăng.

Về lao động trong độ tuổi cũng có xu hướng tăng lên qua các năm, đóng góp vào nguồn lực của địa phương. Năm 2012 chỉ có 2218 người trong độ tuổi lao động đến năm 2014 số lao động đã tăng lên đến 2280 người. Trong đó có sự thay đổi cơ cấu giữa lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Năm 2012 số lao động nông nghiệp chiếm 93,38% tổng dân số trong độ tuổi lao động, đến năm 2014 số lao động nông nghiệp đã giảm xuống chỉ còn 90,05%. Điều này đã đánh dấu một mốc quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu lao động, nó phù hợp với quá trình đô thị hóa nông thôn và quá trình thực hiện nông thôn mới hiện nay.

Bảng 4.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Quốc Việt giai đoạn 2012 - 2014 Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) 13/12 14/13 BQ 1.Tổng số nhân khẩu Người 3326 100 3375 100 3483 100 101,47 103,20 102,33

1.1 Nam Người 1667 50,12 1654 49,01 1868 53,63 100,42 112,94 106,49

1.2 Nữ Người 1659 49,89 1721 50,99 1615 46,37 103,74 93,84 98,66

2. Số hộ gia đình Hộ 784 100 787 100 789 100 100,38 100,25 100,31

2.1 Nông nghiệp Hộ 689 87,88 672 85,39 671 85,04 95,53 99,85 97,66

2.2 Phi nông nghiệp Hộ 95 12,12 115 11,61 118 11,96 121,05 102,61 111,44

3. Tổng số lao động trong độ tuổi Người 2218 100 2248 100 2280 100 101,35 101,42 101,38

3.1 Nông nghiệp Người 2049 93,38 2056 91,46 2053 90,05 100,34 99.85 100,09

3.2 CN-TTCN-XD Người 28 1,26 39 1,73 42 1,84 139,28 107,69 122,47

3.3 Dịch vụ - thương mại Người 78 3,25 86 3,83 102 4,47 110,25 118.61 114,35

3.4 Khác Người 63 3,11 67 2,98 83 3,64 106,34 123,88 114,77

4. Một số chỉ tiêu bình quân

4.1 Khẩu/hộ Người 4,20 - 4,20 - 4,40 - 100 104,76 102,35

4.2 Lao động/hộ Người 2,82 - 2,86 - 2,89 - 101,41 101,04 101,22

4.3 Lao động NN/ hộ Người 2,97 3,05 3,05 102,69 100 101,33

Khi đề cập đến lao động trong các ngành sản xuất là đề cập đến cả về số lượng và chất lượng. Chất lượng lao động được phản ảnh qua trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của người lao đông, Chất lượng lao động có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tìm việc làm và mức thu nhập của người lao động.

Theo số liệu bảng 4.2 cho ta thấy chất lượng lao động xã Quốc Việt còn thấp. Theo khía cạnh trình độ học vấn thì chất lượng lao động của xã chủ yếu đã tốt nghiệp THCS và tốt nghiệp tiểu học. Cụ thể là có 37,59% số lao động tốt nghiệp THCS (857 người); 29,57% số lao động tốt nghiệp tiểu học (có 674 người) và 20,08% lao động tốt nghiệp THPT; bên cạnh đó còn có tới 12,76% lao động chưa tốt nghiệp tiểu học, số lao động này chủ yếu là những lao động lớn tuổi. Còn theo trình độ chuyên môn, phần đông lao động của xã chưa qua đào tạo. Theo số liệu của ban thống kê xã cho biết số lao động đã qua đào tạo chỉ có 187 người chiếm 8,20%. Trong đó: số lao động có trình độ chuyên môn hệ đại học cao đẳng chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ có 1,67%; hệ trung cấp chiếm 3,81%, hệ nghề có 2,72%.

Bảng 4.2 Chất lượng lao động của xã Quốc Việt năm 2014 Chỉ tiêu Lao động SL (người) CC (%) Tổng số lao động 2280 100 I. Phân theo trình độ học vấn

1. Chưa tốt nghiệp tiểu học 291 12,76

2. Tốt nghiệp tiểu học 674 29,57

3. Tốt nghiệp trung học cơ sở 857 37,59

4. Tốt nghiệp trung học phổ thông 458 20,08

II. Phân theo trình độ chuyên môn

1. Đã qua đào tạo 187 8,20

1.1 Đại học - cao đẳng 38 1,67

1.2 Trung cấp 87 3,81

1.3 Nghề 62 2,72

2. Chưa qua đào tạo 2093 91,80

Lao động được điều tra phân theo tuổi và giới tính

Bảng 4.3 Lao động được điều tra phân theo tuổi và giới tính

Nội dung

Thôn Pò Mặn Thôn Nà Nạ Thôn Bình Độ Tổng SL (người ) CC (%) (ngườiSL ) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) (%)CC Tổng số lao động 20 33,33 20 33,33 20 33,33 60 100,00 1. Phân theo giới tính

+ Nam 13 21,67 8 13,33 13 21,67 34 56,67

+ Nữ 7 11,67 12 20,00 7 11,67 26 43,33

2. Phân theo tuổi

+ Từ 15 – 24 tuổi 2 3,33 5 8,33 5 8,33 12 20,00

+ Từ 25 – 34 tuổi 6 10,00 4 6,67 4 6,67 14 23,33

+ Từ 35 – 44 tuổi 5 8,33 8 13,33 5 8,33 18 30,00

+ Từ 45 – 60 tuổi 7 11,67 3 5,00 6 10,00 16 26,67

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

Qua điều tra ngẫu nhiên 60 người lao động với 34 lao động nam và 26 lao động nữ tại 3 thôn (Pò Mặn, Nà Nạ, Bình Độ) với mỗi thôn 20 người lao động. Cho thấy tỷ lệ nam cao hơn tỷ lệ nữ, điều này ảnh hưởng tới quá trình phân công lao động và tạo việc làm trong các nghành kinh tế. Qua bảng cho thấy lao động được điều tra phân theo nhóm tuổi ở các thôn không đều nhau. Nhóm tuổi từ 35 – 44 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm tuổi, có 18 / 60 người lao động được điều tra chiếm 30%, lao động thuộc nhóm tuổi này ở thôn Nà Nạ chiếm tỷ lệ cao (chiếm 13,33% tổng số lao động điều tra) hơn hẳn so với 2 thôn Pò Mặn (chiếm 8,33%) và thôn Bình Độ (chiếm 8,33%). Nhóm tuổi từ 15 – 24 tuổi có tổng 12 người trong 60 người lao động được điều tra, trong đó thôn Pò Mặn chỉ chiếm 3,33% trong tổng số lao động được điều tra, còn thôn Nà Nạ và thôn Bình Độ chiếm 8,33%. Lao động ở các độ tuổi trên còn trẻ, có sức khỏe tốt, có khả năng nắm bắt thông tin một cách nhanh nhạy về thị trường lao động, dễ dàng tiếp thu khoa học kỹ thuật, dám nghĩ, dám làm, dám đầu tư vào sản xuất. Do vậy, cần có các chính sách tạo điều kiện nâng cao kiến thức cho họ thông qua các buổi tập huấn khuyến nông, tư vấn kỹ thuật… để họ nắm bắt được các kinh nghiệm trong sản xuất, có điều kiện sản

xuất tốt hơn. Nhóm tuổi từ 45 – 60 tuổi ở thôn Nà Nạ chỉ có 3 / 16 người thuộc nhóm tuổi này, chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động thuộc nhóm tuổi này được điều tra. Đây là độ tuổi họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất nhưng khó có thể thay đổi được cách thức sản xuất cũ, phương thức sản xuất truyền thống lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ. Còn độ tuổi 15 – 24 tuổi chiếm 20%, ở độ tuổi này lao động thiếu việc làm nhiều do lực lượng lao động này còn non trẻ, mới bước vào tuổi lao động nên thiếu kinh nghiệm và kiến thức thực tế.

Lao động được điều tra phân theo trình độ

Bảng 4.4 Lao động được điều tra phân theo trình độ Nội dung

Thôn Pò Mặn Thôn Nà Nạ Thôn Bình Độ Tổng SL (người ) CC (%) SL (người ) CC (%) SL (người ) CC (%) SL (người ) CC (%) Tổng số lao động 20 33,33 20 33,33 20 33,33 60 100,00 - Trình độ học vấn

+ Chưa tốt nghiệp tiểu học 3 5,00 1 1,67 1 1,67 5 8,33 + Tốt nghiệp tiểu học 5 8,33 3 5,00 4 6,67 12 20,00 + Tốt nghiệp THCS 9 15,00 2 3,33 6 10,00 17 28,33 + Tốt nghiệp THPT 3 5,00 14 23,33 9 15,00 26 43,33 - Trình độ chuyên môn

+ Đại học, cao đẳng 2 3,33 4 6,67 1 1,67 7 11,67

+ Trung cấp 0 0,00 4 6,67 4 6,67 8 13,33

+ Nghề 1 1,67 2 3,33 1 1,67 4 6,67

+ Chưa qua đào tạo 17 28,33 10 16,67 14 23,33 41 68,33

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

Qua bảng ta thấy, về trình độ học vấn tình trạng chưa tốt nghiệp tiểu học vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (chiếm 8,33%). Lao động tốt nghiệp tiểu học chiếm 20,00%, tốt nghiệp trung cơ sở là 28,33% và tốt nghiệp trung học phổ thông là 43,33%. Cụ thể trong 3 thôn được điều tra thì thôn Pò Mặn có số lao động chưa tốt nghiệp tiểu học, tốt

nghiệp tiểu học và tốt nghiệp THCS chiểm tỷ lệ cao hơn so với 2 thôn còn lạị. Đặc biệt có 3 trong 5 tổng số người điều tra chưa tốt nghiệp tiểu học chiểm tỷ lệ cao nhất trong 3 thôn được điều tra (chiếm 5,00% ), còn thôn Nà Nạ và thôn Bình Độ chỉ chiếm 1,67%. Tốt nghiệp THCS chiếm 15,00% trong tống 28,33% tổng số lao động điều tra tốt nghiệp THCS. Bên cạnh đó, số lao động được điều tra thôn Pò Mặn tốt nghiệp THPT lại chiếm tỷ lệ nhỏ, thôn Nà Nạ và thôn Bình độ có số người tốt nghiệp THPT chiếm tỷ lệ cao, cao hơn hẳn so với các trình độ trên, cụ thể thôn Nà Nạ chiếm 23,33%, thôn Bình Độ chiếm 15%.

Về trình độ chuyên môn thì lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất cao là 68,33% khiến cho vấn đề tìm kiếm và tạo việc làm của người lao động lại càng khó khăn hơn, chỉ có 32,77% lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp. Cụ thể lao động chưa qua đào tạo ở thôn Pò Nặm chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 28,33%) , còn lao động có trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng thì ở thôn Nà Nạ chiến tỷ lệ cao so với 2 thôn còn lại có 4 trong 7 tổng số lao được điều tra có trình độ đại học, cao đẳng (chiếm 6,67%). Từ đó cho thấy chất lượng lao động ảnh hưởng rất lớn đến mức sống của người lao động. Vì vậy, muốn nâng cao mức sống, giải quyết việc làm cho người lao động trong thời gian tới thì việc đầu tiên là phải nâng cao chất lượng nguồn lao động trong xã.

Lao động được điều tra phân theo ngành nghế

Bảng 4.5 Tình hình lao động được điều tra phân theo ngành nghề Nội dung

Thôn Pò Mặn Thôn Nà Nạ Thôn Bình Độ Tổng SL (người ) CC (%) SL (người ) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Tổng số lao động 20 33,33 20 33,33 20 33,33 60 100,00 + Nông nghiệp 18 30,00 10 16,67 13 21,67 41 68,33 + CN – TTCN _ 0,00 1 1,67 1 1,67 2 3,33 + Thương mại - dịch vụ 1 1,67 2 3,33 3 5,00 6 10,00 + Khác 1 1,67 7 11,67 3 5,00 11 18,33

(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

Phân theo ngành nghề thì lao động làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao tới 68,33% số lao động được điều tra, trong 3 thôn được điều tra thì lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn so với các ngành khác. Ngoài ra một số ít lao động làm việc trong các ngành phi nông nghiệp (chỉ chiếm 31,67%). Lao động trong ngành phi nông nghiệp mặc dù chiếm số lượng nhỏ nhưng đang có sự gia tăng trong các năm vừa qua. Bảng 4.5 cho thấy, khi điều tra 60 người lao động thì lao động trong ngành CN – TTCN chiếm 3,33% số lao động điều tra (thôn Nà Nạ và thôn Bình Độ chiếm: 1,67%), số lao động trong ngành thương mại – dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp 8,34%, trong đó số lao động thôn Bình Độ chiếm tới 5% trong tổng 10% lao động được điều tra tham gia hoạt động thương mại, ngoài ra lao động hoạt động trong các lĩnh vực khác chiếm 18,33%.

4.1.2 Thực trạng việc làm tại xã Quốc Việt

Việc làm có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người lao động, là điều kiện cần thiết để người lao động nuôi sống bản thân và gia đình họ. Thất nghiệp, thiếu việc làm sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người dân, là nguyên nhân gây nên các tệ nạn xã hội. Do đó cần phải làm tốt công tác giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn.

Hiện nay, toàn xã có 2280 lao động trong đó lao động có việc làm thường xuyên là 1433 người (chiếm 62,85%). Bên cạnh đó, toàn xã có tới 37,15% tổng số lao động thiếu việc làm và thất nghiệp. Trong đó, số lao động trên địa bàn xã thiếu việc làm là 603 người (chiếm 26,45% tổng số lao động) và số lao động thất nghiệp là 244 người (chiếm 10,70% tổng số lao động).

Do xã Quốc Việt là một xã thuần nông, lao động chủ yếu làm nông nghiệp. Mà nghề nông nghiệp mang tính thời vụ cao nên lao động có nhiều thời gian nông nhàn. Do vậy, tỷ lệ lao động trên địa bàn xã thiếu việc làm và thất nghiệp vẫn chiếm khá cao.

Biểu đồ 4.1 Tình hình việc làm của lao động tại xã Quốc Việt năm 2014

Tình hình việc làm của lao động trong xã được khái quát thông qua lao động được điều tra được thể hiện rõ trong bảng 4.6. Trong tổng số 60 lao động được điều tra thì tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên chiếm 61,67% tập chung chủ yếu ở độ tuổi từ 45 tuổi trở lên, hoạt động trong ngành TM – DV và nằm ở thôn Bình Độ. Do ở độ tuổi này họ đã có được nhiều kinh nghiệm tích lũy đủ để tự tạo việc làm và có việc làm ổn định thường xuyên và do thôn Bình Độ nằm ở trung tâm xã và là nơi diễn ra họp chợ phiên cho người dân tập trung trao đổi mua bán hàng hóa nên số lao động có việc làm thường xuyên chiếm tỷ lệ cao. Số lao động thiếu việc làm chiếm 25% chủ yếu ở độ tuổi từ 15 – 24 tuổi do lao động ở độ tuổi này còn trẻ, mới bước vào tuổi lao động nên thiếu kinh nghiệm và kiến thức thực tế và ở độ tuổi lao động thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Xét theo ngành kinh tế thì lao động thiếu việc làm diễn ra trong ngành CN – TTCN cao hơn các ngành khác. Còn theo thôn, qua bảng tổng hợp điều tra ta thấy thôn Pò Mặn có tỷ lệ lao động được điều tra thiếu việc làm chiêm cao(chiếm 40% tổng số lao động được điều tra). Bên cạnh đó, trong 60 lao động được điều tra có đến 13,33% số lao động thất nghiệp chủ yếu diễn ra ở ngành khác và trong 3 thôn tiến hành điều tra thì thôn Nà Nạ có số lao động thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Những lao động thất nghiệp chủ yếu tập trung ở độ tuổi từ 15 – 25 tuổi.

Bảng 4.6 Tình hình lao động và việc làm của lao động được điều tra theo tuổi,

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn xã Quốc Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng sơn (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w