Thực trạng công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn tại xã Quốc Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn xã Quốc Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng sơn (Trang 71)

Đào tạo nghề là hoạt động cần thiết cho người lao động nói chung và người lao động nông thôn nói riêng. Do tính chất sản xuất mùa vụ trong nông nghiệp nên người lao động nông thôn có nhiều thời gian nông nhàn, đặc biệt là chị em phụ nữ, những lao động trẻ. Đào tạo nghề sẽ giúp người lao động có thêm kiến thức, nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm tại chỗ. Hiện nay, công tác đào tạo nghề trên địa bàn đã và được được triển khai tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng quá trình đào tạo đã biểu hiện được mặt tích cực trong công tác giải quyết việc làm của địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động.

Qua bảng 4.8 ta thấy, trên địa bàn xã Quốc Việt mỗi năm chỉ đào tạo được một nghề cho người lao động. Năm 2012 xã đã tổ chức mở được 2 lớp đào tạo nghề sửa chữa máy nông nghiệp cho người lao động với tổng số 75 người học viên, 4 giáo viên / lớp, thời gian đào tạo 30 ngày. Trong quá trình học sửa chữa máy nông nghiệp thì các học viên được thực hành, nhưng do số lượng máy móc ít thường thực hành chung theo từng nhóm do đó học viên vẫn chưa được đào tạo chuyên sâu. Năm 2013 xã tổ chức mở 2 lớp đào tạo nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm với 65 học viên, 2 giáo viên / lớp và thời gian đào tạo rất ngắn chỉ 2 ngày. Năm 2014 xã cũng chỉ mở được 2 lớp và đào tạo được một nghề đó là dạy nghề thủ công cho người lao động với 75 học viên, 2 giáo viên / lớp và thời gian đào tạo ngắn trong 2 ngày. Nhìn chung số học viên tham gia lớp học tương đối đông do họ nhận thức được lợi ích và sự cần thiết của việc đào tạo nghề. Xã Quốc việt là một xã thuần nông, người dân làm nông nghiệp là chính nên hầu như gia đình nào cũng có các máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, việc mở lớp đào tạo sửa chữa máy nông nghiệp phù hợp với nhu cầu của người dân, qua lớp học họ có thể tự biết sữa chữa phục vụ cho gia đình mình hay có thể mở cửa hàng sửa chữa tạo việc làm cho bản thân và cho cả người lao động địa phượng, cùng với đào tạo sửa chữa máy nông nghiệp thì đào tạo về nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng phù hợp với nhu cầu của người dân nên được người dân quan tâm cũng đông. Còn nghề thủ công được mở ra với 2 lớp giành cho phụ nữ tham gia đào tạo, qua lớp đào tạo này đã giúp cho họ tự tạo ra được việc làm vào thời gian nhàn rỗi.

Bảng 4.8 Tình hình đào tạo nghề ở xã Quốc Việt qua 3 năm 2012 - 2014

STT Nghề đào tạo

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Thời gian đào tạo/lớp (Ngày) Số lớp (lớp) Tổng số học viên (người) Số giáo Viên (người) Số lớp (lớp) Tổng số học viên (người) Số giáo Viên (người) Số lớp (lớp) Tổng số học viên (người) Số giáo viên (người)

1 Sửa chữa máy nông nghiệp 2 75 4 _ _ _ _ _ _ 30

2 Chăn nuôi gia súc, gia cầm _ _ _ 2 65 2 _ _ _ 2

3 Dạy nghề thủ công _ _ _ _ _ _ 2 75 2 2

Tổng 2 75 4 2 65 2 2 75 2 34

Việc triển khai thực hiện đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn xã đã có những chuyển biến tích cực. Sau khi tham gia các lớp đào tạo người lao động đã tìm được việc làm và tự tạo được việc làm ngay trên địa phương. Qua đó góp phần giải quyết vệc làm, nâng cao tay nghề, xóa đói giảm nghèo, giúp ổn định trật tự xã hội và thúc đầy tăng trưởng kinh tế của địa phương. Do đó, UBND xã cần phối hợp và đề nghị trung tâm đào tạo nghề huyện mở thêm nhiều lớp đào tạo và đa dạng hơn chủ đề đào tạo phù hợp với địa phương.

Bảng 4.9 Tình hình lao động được điều tra đã tham gia học nghề Nội dung

Sửa chữa máy nông nghiệp

Chăn nuôi gia súc, gia cầm Dạy nghề thủ công Tổng số SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 1 Phân theo giới tính -Nam 3 100,0 0 - - - - 3 42,86 -Nữ - - 2 100,00 2 100,00 4 57,14

2 Phân theo dân tộc

-Nùng 1 33,33 1 50,00 1 50,00 3 42,86

-Tày 2 66,67 1 50,00 1 50,00 4 57,14

Tổng số 3 42,86 2 28,57 2 28,57 7 100,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

Bảng 4.9 cho thấy với tổng số lao động được điều tra là 60 người thì chỉ có 7 người đã tham gia đào tạo nghề chiếm 11,67% tổng số lao động điều tra. Trong đó, có 3 người tham gia lớp đào tạo nghề sửa chữa máy nông nghiệp chiếm 42,86% tổng số lao động điều tra tham gia học nghề, 2 người tham gia lớp chăn nuôi gia súc,gia cầm và 2 người tham gia lớp đào tạo nghề thủ công chiếm 28,57% tổng số lao động điều tra tham gia học nghề. Với 100% lao động nam giới tham gia học nghề sửa chữa máy nông nghiệp và 100% lao động được điều tra là nữ giới tham gia học nghề chăn nuổi và nghề thủ công. Từ đây ta thấy giới tính có ảnh hưởng lớn tới việc học nghề, số lao động tham gia học nghề còn quá ít và nghề đào tạo chưa được đa dạng. Cần tiếp tục mở rộng ngành nghề đào tạo, vận động người dân, tuyên truyền và tư vấn học nghề cho

người lao động. Do là xã miền núi nên tại xã chủ yếu là người dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ văn hóa thấp, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia đào nghề nên chưa nhiết tình tham gia. Trong tổng số lao động tham gia học nghề thì dân tộc tày chiếm tới 57,14% và dân tộc nùng chiếm 52,86% tham gia học nghề. Vì vậy, việc triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề còn gặp nhiều khó khăn như trong công tác tuyên truyền và vận động người dân, cơ sở hạ tầng chưa có, máy móc thiết bị phục vụ cho học nghề còn thiếu do vậy cần đẩy mạnh công tác vận động, mua sắm trang thiết bị để có thể phục vục cho quá trình dạy nghề.

Bảng 4.10 Hình thức tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho người lao động Nội dung

Thôn Pò Mặn Thôn Nà Nạ Thôn Bình Độ Tổng số SL

(người) (%)CC (người)SL (%)CC (người)SL (%)CC (người)SL (%)CC Tổng số người

biết thông tin 19 35,19 16 29,62 19 35,19 54 100

-Thông qua

trưởng thôn 13 68,42 10 62,50 12 63,15 35 64,81 -Thông qua đoàn

thể 9 47,36 6 37,5 9 47,36 24 44,44

-Thông qua họp

dân 2 10,53 3 18,75 3 15,78 8 14,81

-Nguồn tin khác 1 5,26 3 18,75 5 26,31 9 16,67 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,2015) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xã Quốc Việt đã phối hợp cùng với các tổ chức đoàn thể, hội để truyền thông tin đến người dân về nội dung chính sách đào tạo nghề. Qua điều tra thực tế của địa phương cho thấy trong 60 người lao động được điều tra thì có 54 người biết thông tin về đào tạo nghề của địa phương chiếm 90% tổng số lao điều tra. Hình thức tuyên truyền chủ yếu của địa phương là thông qua trưởng thôn, có đến 35 người trong tổng số 54 người lao động điều tra biết thông tin, cụ thể ở thôn Pò Mặn chiếm 68,42%, thôn Nà Nạ chiếm 62,50%, thôn Bình Độ chiếm 63,15%. Số người lao động điều tra biết thông tin qua hình thức tuyên truyền thông qua đoàn thể chiếm tỷ lệ tương đối cao (chiếm tới 44,44%). Trong đó, thôn Pò Mặn và thôn Bình Độ có tới 47,36% số người

lao động điều tra biết qua hình thức này. Bên cạnh đó, số người lao động trong thôn biết thông tin đào tạo nghề thông qua họp dân và từ các nguồn tin khác còn chiếm tỷ lệ nhỏ.

Qua đó ta thấy công tác truyền thông tin đào tạo nghề tới người lao động tương đối tốt thông qua nhiều hình thức khác nhau, đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về công tác đào tạo nghề nhằm thay đổi cuộc sống cho người dân trên địa bàn.

4.2.2 Tập huấn khuyến nông cho lao động nông thôn

Xã Quốc Việt là một xã miền núi, thuần nông nên người dân chủ yếu làm nông nghiệp là chính. Các hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi người dân chủ yếu dựa vào kiến thức truyền từ đời này sang đời khác và kinh nghiệm tích lũy của bản thân nên năng suất chưa cao. Thực hiện việc khuyến khích người dân tham gia vào sản xuất nông nghiệp của huyện và xã đã chủ trương khuyến khích lao động phát triển nông nghiệp. Để thực hiện được điều này, trung tâm khuyến nông huyện Tràng Định đã phối hợp với phòng nông nghiệp xây dựng chương trình khuyên nông trình UBND huyện phê duyệt. Khi có chương trình tập huấn khuyến nông đưa các giống cây, con mới vào sản xuất, Trung tâm khuyến nông sẽ có trách nhiệm bố trí khuyến nông viên xuống cơ sở để tập huấn cho người lao động. Cán bộ khuyến nông cơ sở chịu trách nhiệm chuẩn bị địa điểm, cơ sở vất chất và bố trí người dân tham gia tập huấn, phối hợp với trung tâm huyện để xây dựng các mô hình thí điểm. Để tổ chức được các lớp tập huấn này cán bộ khuyến nông cơ sở phải thông qua UBND xã (đối với các lớp tập huấn trên quy mô xã), phối hợp với trưởng thôn hoặc truởng các hội, đoàn thể để lựa chọn và vận động nông dân tham gia.

Tập huấn khuyến nông là một hoạt động không thể thiếu trong công tác tạo việc làm, giúp tăng năng suất cây tròng vất nuôi, tăng thu nhập và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Xác định được điều này trung tâm khuyến nông huyện đã mở được nhiều lớp tập huấn triển khai xuống các xã trong đó có xã Quốc Việt. Do vậy tập huấn khuyên nông đã thu hút được sự quan tâm đón nhận của đông đảo bà con nông dân.

Qua bảng 4.11 ta thấy, trong 3 năm gần đây xã đã được trung tâm khuyến nông huyện đến tổ chức lớp tập huấn về kỹ thuật tròng trọt, chăn nuôi cho người dân nhằm

giúp họ có được kiến thức, tiến bộ kỹ thuật để áp dụng vào chính gia đình mình, nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi. Năm 2012 xã tổ chức được 1 lớp tấp huấn trồng trọt với chủ đề phổ biến giống mới với 55 người tham gia, 1 giáo viên / lớp và thời gian tập huấn ngắn trong 1 ngày và 1 lớp tập huấn chăn nuôi với chủ đề biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho gia súc gia cầm với 50 người tham gia, thới gian rất ngắn chỉ trong 1 ngày với 1 giáo viên / lớp. Năm 2013 tổ chức được 2 lớp tập huấn khuyến nông trồng trọt cho người dân, với chủ đề biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng với 65 người tham gia, thời gian tập huấn là 1 ngày và 1 giáo viên / lớp; còn với chủ đề kỹ thuật và chăm sóc cây khoai tây vụ đông có 50 người tham gia với 2 giáo viên giảng dạy / lớp trong thời gian 1 ngày. Năm 2014 cũng tổ chức đc 2 lớp tập huấn khuyến nông, 1 lớp giành cho trồng trọt với chủ đề phổ biến các loại phân có 50 người tham gia, 1 giao viên / lớp và thời gian tập huấn 1 ngày Và còn 1 lớp cho chăn nuôi là biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho gia súc gia cầm với 60 người tham gia, tấp huấn trong 1 ngày và 1 giáo viên/ lớp. Chủ đề biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho gia súc gia cầm năm 2012 đã được mở lớp tập huấn nhưng năm 2014 lại được mở thêm lần nữa là do năm 2013 người dân vẫn chưa thực sự biết cách áp dụng vào thực tiến, chưa hiểu rõ kiến thức của buổi tập huấn. ....

Quá trình tập huấn khuyến nông về cơ bản đã giúp người lao động tiếp cận với những kỹ thuật mới. Tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế, số lượng người trên một lớp học còn quá đông trong khi thời gian tập huấn lại ngắn nên không thể đủ thời gian để cán bộ khuyến nông truyền đạt hết kiến thức và biết được ai tiếp thu được, ai không tiếp thu được và tiếp thu được bao nhiêu. Ngoài ra, quá trình tập huấn chỉ giảng chay nên gây ra sự nhàm chán, không hứng thú học cho người lao động.

Do vậy mà UBND xã cần phối hợp với Trạm khuyến nông huyện tìm ra cách dạy mới lồng ghép với thực hành để tạo hứng thú cho người học, có như vậy thì mới có nhiều bà con tham gia. Hoạt động khuyến nông mới thực sự đưa khoa học về với nông thôn.

Bảng 4. 11 Hoạt động khuyến nông chủ yếu xã Quốc Việt năm 2012-2014

Chỉ

tiêu Chủ đề tập huấn

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng số người tham gia/lớp (người) Số giáo viên/lớp (người) Thời gian tập huấn (ngày) Tổng số người tham gia/lớp (người) Số giáo viên/lớp (người) Thời gian tập huấn (ngày) Tổng số người tham gia/lớp (người) Số giáo viên/lớp (người) Thời gian tập huấn (ngày) Trồng trọt

Phổ biến các loại phân _ _ _ _ _ _ 50 1 1

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

_ _ _ 65 1 1 _ _ _

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây

khoai tây vụ đông _ _ _ 50 2 1 _ _ _

Phổ biến giống mới 55 1 1 _ _ _ _ _ _

Chăn

nuôi Biện pháp phòng trừ dịch bệnh

cho gia súc gia cầm

50 1 1 _ _ _ 60 1 1

 Mô hình trình diễn

Khuyến nông là quá trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người nông dân để cho hộ có được kỹ năng, kiến thức. Khuyến nông viên có 4 cách tiếp cận với người nông dân đó là: Xây dựng mô hình, tổ chức tập huấn, tổ chức hội nghị đầu bờ, chỉ đạo nông dân làm mô hình. Trong đó, xây dựng mô hình trình diễn là nội dung rất quan trọng trong công tác khuyến nông, giúp cho nông dân nhìn thấy kết quả thực tế hay để chứng minh tính hơn hẳn của kỹ thuật mới so với cái cũ bằng thực tế, qua đó để thuyết phục nông dân làm theo.

Bảng 4.12 Mô hình trình diễn đã thực hiện tại xã Quốc Việt Năm Tên môhình Số hộtham

gia

Quy

Mục tiêu Kết quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2012 Trồng cây ngô NK66 24 2 ha Khảo nghiệm giống mới phù hợp với địa phương Phù hợp với ĐKTN, sinh trưởng phát triển khỏe, chống chịu sâu bệnh khá, chịu hạn tốt, sản xuất đạt năng suất cao.

2013 Trồng cây khoai tây vụ đông 23 2ha Tận dụng đất bỏ hoang sau vụ mùa. Tạo việc làm và tăng thu nhập

Phù hợp với ĐKTN, sinh trưởng phát triển khỏe

Tăng thu nhập cho người dân

(Nguồn: Ban thống kê xã Quốc Việt, 2015)

Trong 3 năm qua trên địa bàn xã đã có 3 mô hình được triển khai. Điều này không những làm chuyển biến cơ bản cơ cấu cây trồng vật nuôi của xã mà còn góp phần thay đổi nhận thức, tập quán canh tác của đại bộ phận người dân.

Nhìn chung các mô hình trình diễn đều đạt kết quả tốt, người dân tin tưởng vào cách thức hướng dẫn của cán bộ khuyến nông cho nên đến nay các mô hình này vẫn đang được áp dụng vào thực tiễn sản xuất của gia đình. Năm 2012, mô hình trồng cây ngô NK66 với thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với điều kiện của địa phương và đem lại năng suất cao hơn so với giống cũ mà người dân đang trồng đã giúp người nông dân tăng thu nhập cải thiện cuộc sống. Năm 2013 mô hình trồng cây khoai tây vụ

đông được đưa vào triển khai thực tế, mô hình nhằm tận dụng đất bỏ hoang sau vụ mùa vào sản xuất, giúp tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân.

Qua bảng 4.13 cho thấy qua điều tra 60 người lao động thì chỉ có 13 người tham gia tập huấn khuyến nông chiếm 21,67% tổng số lao động được điều tra. Điều này phản ảnh thực tế đa phần người nông dân không tham gia lớp tập huấn khuyến nông, như trong bảng ta thấy ở thôn Pò Mặn có tỷ lệ lao động tham gia tập huấn

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn xã Quốc Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng sơn (Trang 71)