1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ huyện tuần giáo tỉnh điện biên

81 2,2K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 20 MB

Nội dung

Tuần Giáo là một huyện miền núi thuộc tỉnh Điện Biên, đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của người dân nói chung và của bản thân người phụ nữ nói riêng còn nhiều khó khăn. Được sự lãnh đạo sát sao và hiệu quả của Tỉnh Hội, của Huyện uỷ và sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể trong huyện, những năm gần đây, hoạt động của Hội Phụ nữ huyện Tuần Giáo có những đổi mới và những thành tích quan trọng góp phần không nhỏ vào thành tích chung của huyện. Tuy vậy, so với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong tình hình mới và với mục tiêu đề ra thì hoạt động của Hội và phong trào Phụ nữ còn nhiều hạn chế: chưa giải quyết tốt một số vấn đề thực tiễn, nhất là những vấn đề bức xúc có liên quan đến phụ nữ, phong trào phụ nữ giúp đỡ nhau xoá đói, giảm nghèo hiệu quả chưa cao, nhiều nơi, bình đẳng nam nữ còn bị hạn chế, một số phụ nữ còn tự ti an phận chưa chủ động vượt khó vươn lên. Thực tế đó, đang đòi hỏi bản thân Hội Liên hiệp phụ nữ phải đổi mới hơn nữa về tổ chức và phương thức hoạt động, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động phong trào, thiết thực góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất phát từ nhiệm vụ, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác Hội phụ nữ trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước. Qua học tập, nghiên cứu lý luận, kết hợp với thực tiễn kinh nghiệm công tác, tôi chọn vấn đề Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên” làm luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị – Hành chính.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I, các đồng chí lãnh đạo huyện Tuần Giáo – tỉnh Điện Biên, các đồng chí đồng nghiệp, các đồng chí học viên lớp B114 Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo, các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí đồng nghiệp Đặc biệt là cô giáo, TS Vũ Thị Kim Xuyến - Giảng viên khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh - người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.

Do trình độ và thời gian có hạn, nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Do vậy, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện, có tính khả thi hơn khi vận dụng vào thực tiễn địa phương.

TÁC GIẢ

Lò Hồng Nhung

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Khi tổng kết thực tiễn cách mạng thế giới, Lênin đã khẳng định rằng:

"cách mạng là sự nghiệp của quần chúng"(1), trong đó phụ nữ có vai trò rấtquan trọng: "kinh nghiệm đối với tất cả các phong trào giải phóng chứng tỏrằng thắng lợi của cách mạng là tuỳ thuộc vào sự tham gia của phụ nữ"(2) Hồ

Chủ Tịch đã từng nói: Nói phụ nữ là nói tới phần nửa xã hội, nếu không giải

phóng phụ nữ là không giải phóng phần nửa loài người" (3)

Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá caovai trò và khả năng cách mạng to lớn của phụ nữ Việt Nam: "Phụ nữ ta rấtxứng đáng là đội ngũ cách mạng hùng hậu, là lực lượng lao động xã hội tolớn, là người giữ trọng trách trong việc sinh thành và nuôi dạy thế hệ trẻtương lai"(4)

Đất nước sau hơn 20 năm đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đãđạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội,

an ninh - quốc phòng Một trong những nhân tố quyết định thắng lợi trên cácmặt đó là hoạt động của Hội phụ nữ các cấp

Tuy nhiên trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh

tế quốc tế, phụ nữ sẽ phải chịu tác động của sự cạnh tranh gay gắt do thay đổi

về cơ cấu lao động, ngành nghề Trong khi đó trình độ học vấn, chuyên mônnghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp của phần lớn chị em còn thấp chưa đáp ứngyêu cầu của công cuộc đổi mới Hoạt động của các cấp Hội chưa đáp ứngđược nhiều vấn đề phát sinh từ nền kinh tế thị trường như: giáo dục đạo đức,lối sống, hỗ trợ lao động nữ trong khu công nghiệp tập trung, trong tập hợp tổchức hội viên, chưa chú ý một cách toàn diện và có giải pháp phù hợp Đó lànhững thách thức mới trong hoạt động của các cấp Hội Đây chính là yêu cầunhiệm vụ cấp bách của công tác Hội phụ nữ mà Nghị quyết Đại hội X của

(1) Lênin toàn tập, tập 44, trang 37 - 38, NXB Tiến Bộ, Matxcơva - 1978

(2) Lênin toàn tập, tập 37, NXB Tiến bộ, Matxcơva, 1975

(3) Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng PN, trang 33, NXB Phụ nữ, 1970.

(4) Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, trang 120, NXB Hà nội, 1987.

Trang 3

Đảng đã xác định: "Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận, cácđoàn thể nhân dân và các Hội quần chúng, khắc phục tình trạng hành chính

hoá, phô chương, hình thức; làm tốt công tác dân vận theo phong cách trọng

dân, gần dân và có trách nhiệm với dân".

Tuần Giáo là một huyện miền núi thuộc tỉnh Điện Biên, đời sống kinh

tế, văn hoá, xã hội của người dân nói chung và của bản thân người phụ nữ nóiriêng còn nhiều khó khăn Được sự lãnh đạo sát sao và hiệu quả của Tỉnh Hội,của Huyện uỷ và sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể tronghuyện, những năm gần đây, hoạt động của Hội Phụ nữ huyện Tuần Giáo cónhững đổi mới và những thành tích quan trọng góp phần không nhỏ vào thànhtích chung của huyện Tuy vậy, so với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trongtình hình mới và với mục tiêu đề ra thì hoạt động của Hội và phong trào Phụ

nữ còn nhiều hạn chế: chưa giải quyết tốt một số vấn đề thực tiễn, nhất là nhữngvấn đề bức xúc có liên quan đến phụ nữ, phong trào phụ nữ giúp đỡ nhau xoáđói, giảm nghèo hiệu quả chưa cao, nhiều nơi, bình đẳng nam nữ còn bị hạn chế,một số phụ nữ còn tự ti an phận chưa chủ động vượt khó vươn lên

Thực tế đó, đang đòi hỏi bản thân Hội Liên hiệp phụ nữ phải đổi mới

hơn nữa về tổ chức và phương thức hoạt động, nâng cao hơn nữa hiệu quả

hoạt động phong trào, thiết thực góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước

Xuất phát từ nhiệm vụ, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác Hộiphụ nữ trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước Qua học tập, nghiên cứu

lý luận, kết hợp với thực tiễn kinh nghiệm công tác, tôi chọn vấn đề "Nâng

cao hiệu quả hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên” làm luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị – Hành chính

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, quán triệt chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng HồChí Minh và các quan điểm của Đảng ta về vai trò, vị trí của phụ nữ và côngtác Hội phụ nữ, đồng thời khảo sát thực trạng vấn đề này ở huyện Tuần Giáo

Trang 4

tỉnh Điện Biên, đề tài nhằm tìm ra những giải pháp có tính khả thi, góp phầnnâng cao hiệu quả hoạt động của Hội phụ nữ huyện trong thời gian tới.

Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, nhiệm vụ nghiên cứu trọng tâmcủa đề tài là:

- Khái quát một số quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ

Chí Minh và của Đảng ta về vấn đề phụ nữ

- Khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ huyện

Tuần Giáo tỉnh Điện Biên

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của

Hội liên hiệp phụ nữ huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay

3 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài.

Nội dung: Đề cập vai trò, vị trí của phụ nữ và Hội phụ nữ, khảo sát tổ

chức, nội dung và phương hướng giải pháp hoạt động của Hội liên hiệp phụ

nữ huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên

Thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ

huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên từ năm 2006 đến nay

Các giải pháp cơ bản nêu ra được thực hiện tập trung trong giai đoạn(2010-2013) gắn với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Đảng bộ huyệnnhiệm kỳ (2010-2015)

4 Phương pháp nghiên cứu.

Cơ sở lý luận của đề tài là chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ ChíMinh và các quan điểm của Đảng ta về vai trò vị trí của phụ nữ và công tácHội phụ nữ

Phương pháp nghiên cứu:

Để hoàn thành được nhiệm vụ nghiên cứu luận văn chủ yếu sử dụngphương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác -Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước

Trang 5

+ Phương pháp lịch sử nghiên cứu vấn đề theo trình tự thời gian.

+ Phương pháp logíc nghiên cứu các vấn đề có hệ thống.

+ Phương pháp điều tra.

+ Phương pháp thống kê

+ Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp,

5 Kết cấu của đề tài.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo,nội dung đề tài được trình bày thành 3 chương:

Chương 1: Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh,

Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò phụ nữ và công tác Hội phụ nữ

Chương 2: Thực trạng hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Tuần

Giáo, tỉnh Điện Biên

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội

liên hiệp phụ nữ huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

Trang 6

CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN,

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH, ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

VỀ VAI TRÒ PHỤ NỮ VÀ CÔNG TÁC HỘI PHỤ NỮ

1.1 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ NIN VỀ VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG CÁCH MẠNG VÔ SẢN.

Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng xoá bỏ tận gốc chế độ người bóclột người, xây dựng chế độ xã hội mới tự do, bình đẳng Một cuộc cách mạng

to lớn và triệt để như vậy không thể thiếu lực lượng phụ nữ tham gia với hơnmột nửa dân số phụ nữ đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp cáchmạng ở mỗi nước và trên thế giới Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -Lênin thì trong lịch sử nhân loại không có một phong trào to lớn nào của nhữngngười bị áp bức mà lại không có phụ nữ lao động tham gia; phụ nữ không baogiờ đứng ngoài và không thể đứng ngoài các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,đặc biệt là đối với cách mạng vô sản Chủ nghĩa Mác - Lê nin chỉ rõ: Sự nghiệpgiải phóng phụ nữ là một bộ phận khăng khít gắn liền với sự nghiệp giải phónggiai cấp, với cuộc đấu tranh cách mạng để xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến lêncộng sản chủ nghĩa

Ph.Ăngghen khẳng định: "Sự nghiệp giải phóng phụ nữ, quyền bìnhđẳng giữa nam và nữ đều không thể có được, chừng nào mà phụ nữ vẫn còn

bị gạt ra ngoài lao động sản xuất xã hội và còn phải bị bó hẹp trong việcriêng tư của gia đình”(5)

Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học cũng chỉ ra những điềukiện, biện pháp để giải phóng phụ nữ nhằm động viên lực lượng lao động nữtham gia vào sự nghiệp cách mạng, lãnh đạo và quản lý xã hội Vai trò to lớncủa phụ nữ còn được nhấn mạnh: Muốn giải phóng xoá bỏ chế độ bóc lột, xâydựng chủ nghĩa xã hội thắng lợi thì giai cấp vô sản phải tạo điều kiện giải

(5) Mác - Ăngghen tuyển tập, tập 2, NXB Sự thật Hà Nội 1982, tr302.

Trang 7

phóng phụ nữ, vì: không giải phóng phụ nữ, không huy động được phụ nữtham gia cách mạng thì cách mạng không thể thắng lợi.

Là người bảo vệ và phát triển học thuyết cách mạng của Mác - Ăngghen,Lênin đánh giá cao vai trò của phụ nữ đối với sự nghiệp cách mạng, đặc biệtquan tâm việc lôi cuốn đông đảo phụ nữ tham gia các sinh hoạt chính trị vàcông tác xã hội để chuẩn bị cho cách mạng tháng Mười Người chỉ ra rằng:

“Không thể nào xây dựng được ngay cả chế độ dân chủ, chứ đừng nói đếnchủ nghĩa xã hội nữa, nếu không lôi cuốn phụ nữ tham gia công tác xã hội,tham gia đội dân cảnh, tham gia sinh hoạt chính trị”(6)

Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và con người, vấn

đề giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ là trách nhiệm củatoàn xã hội, song không thể thiếu vai trò của phụ nữ Hơn ai hết, phụ nữ làngười trực tiếp đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho mình, đòi quyền bình đẳng,tiến bộ, hạnh phúc cho mình Chính lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin làngọn đèn pha, là vũ khí sắc bén cho toàn nhân loại nói chung và phụ nữ nóiriêng đấu tranh cách mạng thắng lợi

1.2 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ VAI TRÒ PHỤ NỮ VÀ CÔNG TÁC HỘI PHỤ NỮ.

1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên ở nước

ta hiểu và đặc biệt quan tâm đến vai trò, vị thế của phụ nữ trong phong tràocách mạng thế giới nói chung và sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói riêng.Người cho rằng, sự nghiệp giải phóng loài người, giải phóng xã hội, giảiphóng giai cấp, giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội phải gắn liềnvới sự nghiệp giải phóng phụ nữ Người viết: "Nói phụ nữ là nói phần nửa xãhội Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người

(6) Lênin toàn tập, tập 21, NXB Sự thật, Hà Nội 1970, tr73 - 74

Trang 8

Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội mới chỉ mộtnửa"(7).

Trong tác phẩm "Đường cách mệnh” viết năm 1927 Người đã dẫn quanđiểm của C.Mác cho rằng: "Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xãhội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc chắn không làm nổi Xem tư tưởng

và việc làm của đàn bà, con gái thì biết xã hội tiến bộ ra sao”(8)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp giải phóng phụ nữ sớm có đượcnhư vậy là do xuất phát từ nhận thức, hiểu biết sâu sắc của Người về chủnghĩa Mác-Lênin, về vai trò của phụ nữ trong lịch sử thế giới, đặc biệt là vaitrò của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước

Hồ Chí Minh còn cho chúng ta thấy những nhà kinh điển của chủ nghĩa

xã hội khoa học đánh giá cao vai trò của phụ nữ trong xã hội Trong ý tưởngcủa họ, việc giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình quyền là một mục tiêulớn của cách mạng do Đảng cách mạng lãnh đạo Điều này có thể giải thíchtại sao từ năm 1920 thế giới tiến bộ lấy ngày 8/3 là “Ngày đàn bà con gái”,sau đổi là ngày quốc tế phụ nữ nhằm đoàn kết phụ nữ các nước đấu tranh đểgiải phóng giới mình, giành quyền bình đẳng về kinh tế, chính trị và xã hộicho họ

Cũng như Mác và Lênin, Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò của phụ nữ thếgiới nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng Người nhận định rằng: “Nongsông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu màthêm tốt đẹp, rực rỡ”(9)

Người cũng rút ra kết luận: “Xem trong lịch sử cách mệnh chẳng có lầnnào là không có đàn bà, con gái tham gia”, rồi khẳng định: “An Nam cáchmệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công”(10) Hồ Chí Minh nhấnmạnh rằng phụ nữ chiếm một nửa nhân loại: “Nói đến phụ nữ là nói đến một

(7) Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội 2002 tr277

(8) Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội 2002, tr288

(9) Hồ Chí Minh: đd, t6, tr432

(10) Hồ Chí Minh: đd, t2, tr288,

Trang 9

nửa xã hội”, cũng như vậy, “Phụ nữ Việt Nam chiếm một nửa tổng số nhândân ta” Người chỉ rõ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng”

Vì vậy, theo Người, “Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giảiphóng một nửa loài người”; “Nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì xã hộichưa được giải phóng”; “Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa

xã hội chỉ một nửa” Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh rằng: Muốn xây dựng chủnghĩa xã hội, “nhất định phải sản xuất cho thật nhiều Muốn sản xuất nhiều thìphải có nhiều sức lao động Muốn nhiều sức lao động thì phải giải phóng laođộng của phụ nữ”(11)

Trong những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã có dịp tìm hiểunhiều cuộc cách mạng diễn ra trên thế giới Người rút ra kết luận chỉ có cáchmạng Tháng Mười là cuộc cách mạng “đến nơi” hay còn gọi là cuộc cáchmạng triệt để, nghĩa là đem lại quyền làm chủ xã hội thực sự cho người dân

“Chính nhờ cuộc cách mạng này mà cơ sở của quyền tự do chân chính vàquyền bình đẳng thực sự đã được đặt ra cho loài người Chính nhờ cuộc cáchmạng này mà sự giải phóng phụ nữ sẽ có giá trị và có những ý nghĩa đầy đủ,trọn vẹn”(12) Vì vậy, Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường cách mạng vô sản,nhằm giành lại độc lập hoàn toàn cho dân tộc, ấm no tự do hạnh phúc thực sựcho nhân dân và để thực sự giải phóng phụ nữ thoát khỏi cả ách áp bức dân tộclẫn ách áp bức xã hội

Hồ Chí Minh chỉ rõ “dưới chế độ phong kiến và thực dân, phụ nữ bị ápbức tàn tệ Ngoài xã hội thì phụ nữ xem khinh là nô lệ Ở gia đình thì họ bịkìm hãm trong xiềng xích “tam tòng” Người còn nhấn mạnh rằng: “dưới chế

độ thực dân, phong kiến, nhân dân ta bị áp bức, bóc lột thì phụ nữ ta bị ápbức, bóc lột nặng nề hơn” “Điều đó chứng tỏ rằng vì quyền lợi của đàn bà,con gái An Nam mà chúng ta làm cách mạng”(13)

(11) Hồ Chí Minh: đd, t9, tr523; t10, tr225; t11, tr194; t12, tr195; t9, tr523

(12) Hồ Chí Minh: đd, t2, tr.6

(13) Hồ Chí Minh: đd, t11, tr.256; t2; tr.443

Trang 10

Quan điểm của Người cho thấy, giải phóng phụ nữ thực sự là một trongnhững mục tiêu lớn của cách mạng.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng phụ nữ luôn gắn với sự nghiệpgiải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp Vì vậy, trong văn kiện thành lập Đảngcộng sản Việt Nam năm 1930, Hồ Chí Minh chỉ rõ nhiệm vụ của cách mạngkhông chỉ giành lại độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho nông dân nghèo, cácsản nghiệp lớn cho công nhân, các quyền dân chủ tự do cho nhân dân, mà cònnhằm “thực hiện nam nữ bình quyền”

Nam nữ bình quyền, mục tiêu này được Hồ Chí Minh đưa vào chương trìnhcủa Mặt trận Việt Minh Năm 1945, Cách mạng Tháng tám thành công, nướcViệt Nam dân chủ cộng hòa ra đời Từ đó, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lầntuyên bố với thế giới và quốc dân rằng “Phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngangvới đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân”

Đánh giá cao vai trò của phụ nữ, khi nhìn nhận phụ nữ là một lực lượnglao động đông đảo của xã hội, Người còn thấy rõ khả năng làm việc khôngthua kém nam giới của phụ nữ Người nêu những tấm gương tiêu biểu củaphụ nữ như: hai bà Trưng, bà Triệu, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn ThịĐịnh … Người nói: “Trên thế giới chưa có nơi nào phụ nữ là phó Tổng Tưlệnh như ở miền Nam nước ta”

Rõ ràng, nhận thấy vai trò và khả năng cống hiến cho dân tộc, cho xã hộicủa phụ nữ Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận định: “Dân tộc Việt Nam là dân tộcanh hùng” Vì vậy, theo Người “phải kính trọng phụ nữ”, “phải thật sự đảmbảo quyền lợi của phụ nữ” Người còn nhấn mạnh: “để xây dựng được chủnghĩa xã hội thì phải thực sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi củaphụ nữ”; “phải thực sự đảm bảo quyền lợi của phụ nữ”; và Người còn chỉ rõrằng, “Chúng ta làm cách mạng để tranh lấy quyền bình đẳng, trái gái đềungang quyền như nhau”(14) Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, kính trọngphụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ, đảm bảo quyền lợi của phụ nữ là

(14) Hồ Chí Minh: đd, t11, tr.621; t10, tr.225, 661; t12, tr195

Trang 11

bản chất của chế độ ta; trong đó, vị trí xã hội của chị em được Người đặc biệtquan tâm.

Hồ Chí Minh chỉ rõ: “dưới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, ngườiphụ nữ dũng cảm có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ của người đàn ông dũngcảm có thể làm, dù nhiệm vụ ấy đòi hỏi rất nhiều tài năng và nghị lực”(15).Như vậy, theo Hồ Chí Minh, cũng như nam giới, phụ nữ có thể đảm nhận vàhoàn thành tốt những công việc lớn của đất nước, của cách mạng Quan niệmnhư vậy, Người luôn quan tâm đến vị trí của phụ nữ trong các tổ chức của hệthống chính trị, mong muốn ngày càng có nhiều chị em tham gia công táctrong các cấp ủy đảng, chính quyền cũng như trong các tổ chức quần chúngnhân dân do Đảng tổ chức, lãnh đạo Chẳng hạn:

Tháng 8 năm 1949, viết thư gửi đồng bào Nghệ An, Hồ Chí Minh nhấnmạnh: “Tôi rất vui lòng rằng xã nào cũng có phụ nữ tham gia Hội đồng nhândân, Phụ nữ phải tham gia chính quyền nhiều hơn và thiết thực hơn”(16)

Ngày 30/04/1964, phát biểu tại Đại hội liên hoan phụ nữ “5 tốt”, Hồ ChíMinh rất vui mừng khi thấy đại biểu quốc hội là phụ nữ ngày càng nhiều.Người nêu cụ thể: "Quốc hội khóa II, trong 362 đại biểu miền Bắc thì có 49đại biểu phụ nữ Quốc hội khóa III, có 447 người được giới thiệu ra ửng cử thì

85 người là phụ nữ Kết quả đầu tiên ở Hà Nội, 36 đơn vị được bầu vào QuốcHội thì có 5 đại biểu phụ nữ"(17)

Ngày 30/12/1968 nói chuyện với Đoàn cán bộ Ban Thường vụ tỉnhThanh Hóa ra Hà Nội làm việc với Ban Bí thư Trung ương Đảng, Hồ ChíMinh hỏi anh em trong đoàn: “trong Tỉnh ủy có bao nhiêu ủy viên gái ? Gáilàm nhiều nhưng đi gặp trung ương lại không có ai là gái ! Điều đó chứng tỏcác đồng chí còn trọng trai, khinh gái, cần tích cực sửa chữa”(18)

Một lần nói chuyện với cán bộ và đồng bào xã Đại Nghĩa (Hà Đông), HồChí Minh không hài lòng khi thấy xã này đảng viên nữ quá ít, rồi Người nói:

(15) Hồ Chí Minh: đd, t11, tr.97.

(16) Hồ Chí Minh: đd, t5, tr.673

(17) Hồ Chí Minh: đd, t11, tr.256

(18) Hồ Chí Minh: đd, t10, tr.419

Trang 12

“Vai trò của phụ nữ trong sản xuất rất quan tọng Các chú không dìu dắt, giúp

đỡ chị em, tổ chức chị em vào Đảng là không đúng”(19)

Quan tâm tới vị thế của phụ nữ trong xã hội, đồng thời Hồ Chí Minhcũng luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên rằng: một trong những nhiệm vụ củaphụ nữ dưới chế độ ta là phải “hăng hái tham gia chính quyền”(20) Người cònnói, nếu cán bộ lãnh đạo là nữ mà ít, đấy cũng là một thiếu sót của Đảng Vềnguyên nhân của tình trạng phụ nữ ít được tham gia lãnh đạo quản lý, theo HồChí Minh đó là vì “Nhiều người còn đánh giá không đúng khả năng của phụ

nữ, hay thành kiến, hẹp hòi Như vậy là rất sai”13

Thực hiện “Nam nữ bình quyền”, theo Hồ Chí Minh, “đó là một cuộccách mạng khá to và khó” “Vì trọng trai, khinh gái” là một thói quen lịch sửmấy nghìn năm để lại Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình,mọi tầng lớp xã hội”14 Để “Thực hiện 100% bình quyền, bình đẳng nam nữ”,

Hồ Chí Minh nhắc nhở chị em “phải nâng cao tinh thần làm chủ, cố gắng họctập và phấn đấu; phải xóa bỏ tư tưởng bảo thủ, tự ti; phải phát triển chí khí tựcường, tự lập”, đồng thời Người củng chỉ rõ các cấp ủy Đảng và Chính quyền

“phải có phương pháp đào tạo và giúp đỡ để nâng cao hơn nữa địa vị của phụnữ”15

Đặc biệt, quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ nữ, Hồ Chí Minh cũngđồng thời chỉ rõ phụ nữ không thể chỉ trông chờ vào Đảng, mà chính bản thân

tổ chức Hội phải tìm ra phương thức hoạt động thích hợp của mình để quầnchúng tự nguyện đi sinh hoạt Hội, gắn bó với tổ chức Hội, làm công tác vậnđộng phụ nữ ngày càng có hiệu quả thiết thực Người yêu cầu: “về phần mình,chị em phụ nữ không nên ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải phóngcho mình mà tự mình phải tự cường, phải đấu tranh”16

1.2.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trang 13

Quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tưtưởng Hồ Chí Minh, ngay từ khi mới thành lập, Đảng đã coi trọng công tácvận động phụ nữ, tháng 10-1930 nghị quyết về vận động phụ nữ của Đảng đãnêu rõ: “Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộcđấu tranh cách mạng thì cách mạng không thể thắng lợi được”17 Đảng Cộngsản Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò và khả năng cách mạng to lớn của phụnữ: “Đảng, Nhà nước và nhân dân ta rất tự hào về người phụ nữ Việt Nam

“anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” Những người mẹ đã sản sinh ra

và nuôi dưỡng lớp lớp thế hệ trẻ anh hùng Việt Nam Nhưng chúng ta cònphải phấn đấu nhiều hơn nữa để thực hiện triệt để quyền làm chủ tập thể đầy

đủ nhất Xã hội ta, nhà nước ta có trách nhiệm lớn trong vấn đề này18 “Phụ nữnước ta rất xứng đáng là đội ngũ quần chúng cách mạng hùng hậu, là lựclượng lao động xã hội to lớn, là những người giữ trọng trách trong việc sinhthành và nuôi dạy thế hệ trẻ tương lai Phong trào “Người phụ nữ mới xâydựng và bảo vệ Tổ quốc” đã giáo dục, động viên phụ nữ cả nước làm tốtnghĩa vụ công dân và trách nhiệm làm mẹ, đồng thời bồi dưỡng cho chị em ýthức phấn đấu và thực hiện nam nữ bình đẳng, đưa sự nghiệp giải phóng phụ

nữ tiến lên một bước quan trọng”19

Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảngđối với công tác phụ nữ là một yêu cầu quan trọng của sự nghiệp phát triểnkinh tế xã hội và phát triển toàn diện của người phụ nữ Từ sự nhận thức đó,quan điểm của Đảng hết sức rõ ràng: “Phụ nữ Việt Nam có truyền thống lịch

sử vẻ vang, có những tiềm năng to lớn, là một động lực quan trọng của côngcuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội… Vì vậy, phải xem giải phóng phụ

nữ là một mục tiêu và nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới và sựnghiệp xã hội CNXH ở nước ta… Sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công tác

17 Sơ thảo lịch sử công tác dân vận của Đảng cộng sản Việt Nam; trang 38; NXB Chính trị Quốc gia, H;1999

18 Báo cáo chính trị BCHTW Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, tr.159, Sự thật, Hà Nội - 1987.

19 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, tr 116, Sự thật, Hà Nội, 1987

Trang 14

phụ nữ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, của toàn

xã hội và từng gia đình”20

“Mục tiêu giải phóng phụ nữ hiện nay là thiết thực cải thiện đời sống vậtchất và tinh thần của chị em, nâng cao vị trí xã hội của phụ nữ, thực hiện tốtnam - nữ bình đẳng - xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc

- xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, có kiến thức, năng động,sáng tạo, biết làm giàu chính đáng, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộngđồng”21

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳmới, Đảng ta luôn khẳng định phong trào phụ nữ là một bộ phận khăng khítcủa phong trào cách mạng của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội Báo cáochính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ VIII của Đảng có ghi: “Đối với phụ nữ, xây dựng và thựchiện “Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000” Năm

1993, Bộ Chính trị đã cho ra đời Nghị quyết số 04 về đổi mới và tăng cườngcông tác vận động phụ nữ trong tình hình mới trong đó ghi rõ: “Đặc biệt coitrọng việc đào tạo nghề nghiệp, giúp đỡ chị em có việc làm, phát triển kinh tếgia đình, cải thiện đời sống, bảo vệ sức khỏe phụ nữ và trẻ em Quan tâm đếnphát triển Đảng và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, tăng tỷ lệ cán bộ nữ trong cơquan lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở các cấp, các ngành”(22)

Nghị định 19/3/2003/NĐ-CP ngày 07/03/2003 của Chính phủ quy địnhtrách nhiệm của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong việc đảm bảocho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước Hiếnpháp năm 1992 đã nêu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giải phóngphụ nữ và việc phát huy vai trò của phụ nữ đối với sự nghiệp đổi mới như

sau: “Công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế,

20 Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khóa VII tại ĐH đại biểu lần thứ VIII, tr.76, tháng 6/1996

21 Trích NQ 04 của Bộ CT ngày 12/7/1993 về đổi mới và tăng cường CT vận động PN trong tình hình mới.

(22) NQ Hội nghị lần thứ 8 - BCHTW khóa VI; tr12, Sự thật ; Hà Nội 1990

Trang 15

văn hóa xã hội, gia đình… Nhà nước tạo mọi điều kiện để phụ nữ nâng cao tác dụng mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội”.

Gắn với nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, Nghị quyết Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ X và lần XI đã nêu: Phụ nữ Việt Nam đã đóng vai tròquan trọng vào những thắng lợi to lớn của đất nước trong chiến tranh cáchmạng và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Hiện nay, trong nhiềulĩnh vực kinh tế - xã hội, phụ nữ chiếm đại đa số lực lượng lao động Phát huy

vai trò và truyền thống của phụ nữ Việt Nam “Trung hậu đảm đang”, “Giỏi

việc nước, đảm việc nhà” là phát huy truyền thống của dân tộc và thực hiện

chính sách bình đẳng nam nữ của Đảng ta, đồng thời, Nghị quyết còn chỉ rõ:

“Thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn, có cơ chế chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt chức người mẹ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” (23)

Ngày 27/4/2007, Bộ Chính trị cho ra đời Nghị quyết số 11 - NQ/TWngày 27/04/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước đã cụ thể hóa quan điểm của Đảng về tính cần thiếtphải phát huy vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng mới của đấtnước Đây là Nghị quyết hướng tới việc tạo điều kiện cho các tầng lớpphụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của mình, phấnđấu vươn lên xứng đáng là lực lượng cách mạng, lực lượng lao động quantrọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Cùng với việc nhấnmạnh tính cấp thiết phải phát huy vai trò của phụ nữ và phong trào phụ nữtrong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn nhấn mạnh tới nhiệm vụ giải phóngphụ nữ, tạo ra sự bình đẳng về giới

(23) ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H2006,tr176

Trang 16

1.3 NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ CẤP HUYỆN LÀ YÊU CẦU CẤP THIẾT CỦA THỜI KỲ ĐỔI MỚI.

1.3.1 Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

Mỗi tổ chức muốn phát triển đều phải không ngừng đổi mới Nhận thức

rõ vai trò sứ mệnh lịch sử của mình trong giai đoạn mới, Đại hội VI (1986)Đảng Cộng sản Việt Nam đã kịp thời đề ra chủ trương đường lối đổi mới.Công cuộc đổi mới toàn diện của Đảng được thực hiện sâu rộng, mạnh mẽvào những năm 90 của thế kỷ XX Năm 1993 Bộ Chính trị Ban chấp hànhTrung ương Đảng ra Nghị quyết số 04/NQ.TW về đổi mới và tăng cườngcông tác vận động phụ nữ trong tình hình mới, trong đó một trong sáu công

tác lớn của Đảng được xác định là: “Đổi mới nội dung tổ chức và phương

thức hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam”.

Cùng với thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chính phủ

đã tiến hành đổi mới quản lý Nhà nước, quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc,tăng cường vai trò tham gia quản lý Nhà nước của các tổ chức chính trị - xãhội Hội Liên hiệp phụ Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội trong hệthống chính trị cũng phải đổi mới để làm tốt chức năng tham gia quản lý Nhànước, tham gia xây dựng, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách có liênquan đến phụ nữ, đem lại quyền lợi, nghĩa vụ cho phụ nữ

Từ khi thành lập đến nay, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam luôn kiêncường đấu tranh phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp vàgiải phóng phụ nữ Hoạt động của Hội những năm qua đã thực sự mang lại lợiích thiết thực cho phụ nữ và trẻ em Tuy vậy, nhìn lại những năm qua chothấy một số chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước triển khai còn chậm,thiếu đồng bộ Công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách liên quanđến phụ nữ chậm tổng kết, rút kinh nghiệm Đặc biệt là quá trình thực hiệnNghị quyết 04 năm 1993 của Bộ chính trị, Chỉ thị 37 năm 1994 của Ban Bíthư Trung ương Đảng về công tác phụ nữ, Nghị quyết 8b về công tác dânvận…Việc chỉ đạo công tác cán bộ nữ, quy hoạch đào tạo chưa được coi trọngđúng mức…

Trang 17

Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi côngtác Hội và phong trào phụ nữ đang đứng trước những thách thức lớn, đó là:Đội ngũ cán bộ nữ đang bị giảm sút, nguồn cán bộ nữ bị hẫng hụt Một

số cấp ủy Đảng, Chính quyền còn buông lỏng, coi nhẹ công tác phụ nữ, coicông tác phụ nữ là việc riêng của Hội Vấn đề lao động việc làm đang là vấn

đề gay gắt, bức xúc đối với lao động nữ Tỷ lệ lao động nữ ở các ngành tươngđối cao nhưng do ít được đào tạo về trình độ văn hóa, chuyên môn, tay nghềcòn thấp cho nên đa số phụ nữ thường tập trung vào những việc có chuyênmôn thấp, lao động giản đơn do đó thu nhập thấp hơn nam giới Sự chuyểnđổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lýcủa nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tạo ra những thay đổi căn bảntrên đất nước ta Song, cơ chế thị trường cũng có những hạn chế, những mặttrái của nó Đó là sự xuống cấp về văn hóa, đạo đức (lối sống thực dụng, tất

cả vì tiền, coi thường đạo lý, thầy trò, anh em…) đã làm xói mòn những nétđẹp văn hóa truyền thống của ông cha ta, điều này đã tác động đến mọi giađình, cả xã hội Hậu quả nặng nề nhất vẫn là phụ nữ Cơ chế thị trường cũngtạo điều kiện cho người phụ nữ tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực kinh tế, xãhội, nên trọng trách của họ ngày càng lớn hơn đối với gia đình, với công việc

và với xã hội Muốn bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc đỏi hỏi phải có quyết tâm,

có ý chí, nghị lực để phấn đấu tích cực thì mới đạt danh hiệu “Giỏi việc nước,đảm việc nhà” Đây cũng là một thách thức lớn đối với phụ nữ Việt Nam.Mặc dù, Đảng và Nhà nước có nhiều cố gắng trong chỉ đạo và thực thinhiều chủ trương, chính sách lớn đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ, tôntrọng và đánh giá cao vai trò vị thế của phụ nữ, song quá trình thay đổi nhữngquan niệm, định kiến về giới còn nhiều vấn đề đặt ra nhất là ở địa bàn nôngthôn, miền núi Với thiên chức là vợ, là mẹ, những lo toan đối với gia đình đãchi phối, ảnh hưởng rất lớn đối với phụ nữ khi tham gia lao động sản xuất vàphải đảm trách các công việc xã hội trong khi khối lượng và yêu cầu chấtlượng của công việc ngày càng gia tăng

Trang 18

Việc chăm lo sức khỏe của phụ nữ chưa được gia đình và xã hội tuy đãđược cải thiện, song nhìn chung chưa đạt được mức cần thiết so với sức lực

mà chị em bỏ ra, nhất là lực lượng phụ nữ ở nông thôn Tất cả những vấn đề

đó là những vấn tố cản trở phụ nữ thực hiện công cuộc đổi mới Vì vậy, việckhắc phục, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao nhận thức về vị trí, vai tròcủa phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội là yêu cầu của chính sựnghiệp đổi mới và cuộc sống hiện nay

1.3.2 Xuất phát từ thực tiễn phong trào phụ nữ trên thế giới, trong nước và đặc biệt ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

Được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, sự chăm lo bồi dưỡngcủa các cấp, các ngành cùng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân lực lượng phụ

nữ Đội ngũ cán bộ nữ các cấp đã có sự phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu.Trong lĩnh vực quản lý kinh doanh, phụ nữ thật sự đã bộc lộ tài năng là nhữngnhà lãnh đạo quản lý giỏi, có sáng tạo, thận trọng, mềm dẻo và tiết kiệm

Trên lĩnh vực chính trị, xã hội, phụ nữ luôn cố gắng vượt lên mọi khókhăn hạn chế để tham gia công tác Đảng, quản lý Nhà nước và hoàn thànhtrọng trách mà Đảng và Nhà nước giao cho Chị em làm công tác nghiên cứukhoa học thông minh, sáng tạo, nhiệt tình đã có nhiều công trình nghiên cứuđược đưa vào ứng dụng có hiệu quả

Trên sản xuất nông nghiệp, phụ nữ là lực lượng lao động hùng hậu, tham giatích cực vào chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học

kỹ thuật vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao Bên cạnh đó, phụ nữ còn thamgia tích cực vào việc giữ gìn nếp sống văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.Trong gia đình, phụ nữ bao giờ cũng giữ vai trò trung tâm ảnh hưởngtrực tiếp đến đời sống kinh tế, tinh thần, tình cảm, lối sống, nếp sống văn hóacủa mọi thành viên khác Họ là người vợ thủy chung và hết sức dịu hiền,người con hiếu thảo, người mẹ nhân hậu đảm đang Họ nâng đỡ tình cảm, tạođiều kiện cho chồng công tác lao động và cống hiến, Cũng chính phụ nữ chămsóc tuổi già cho cha mẹ với bàn tay dịu dàng và lòng biết ơn sâu sắc Họ còn

Trang 19

là người dìu dắt từng bước đi đầu tiên của con trẻ, chăm chút từ dòng sữa đếnbát cơm cho con - những thế hệ tương lai của đất nước… Vì vậy, khi đúc kếtvai trò của phụ nữ với gia đình và xã hội, nhân loại luôn chiêm nghiệm rằng:

“Giáo dục một người đàn ông chỉ được một người, còn giáo dục một ngườiphụ nữ được cả một gia đình” Nhiều gia đình tốt thì có xã hội tốt

Là một bộ phận trong hệ thống chính trị, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

đã cùng với các đoàn thể khác đại diện quyền làm chủ của nhân dân lao động,tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, đại diện bảo vệ quyền lợi ích hợppháp và chính đáng của phụ nữ và trẻ em Hội còn tham gia nghiên cứu,chuẩn bị các đề án về công tác vận động phụ nữ của Đảng Là thành viên củamặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội còn đoàn kết, thu hút rộng rãi các tầng lớpphụ nữ thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc HộiLiên hiệp Phụ nữ Việt Nam là thành viên của Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc

tế đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng và phát triển toàn diện của phụ nữ trêntoàn thế giới

Trong giai đoạn hiện nay, công cuộc đổi mới toàn diện của đất nướcđang đặt ra nhiều thời cơ và không ít khó khăn, thách thức đối với sự pháttriển của phụ nữ và phong trào phụ nữ Trong đó, vấn đề việc làm, phân hóagiàu nghèo, trình độ học vấn thấp… đã ảnh hưởng tới sự phấn đấu vươn lêncủa phụ nữ trong cuộc đấu tranh cho sự bình đẳng, phát triển và tiến bộ Vìvậy, tạo cơ hội và động lực cho phụ nữ vươn lên, bình đẳng và phát triển,ngoài sự quan tâm lãnh đạo tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước đó còn lànhiệm vụ của các cấp Hội, sự cố gắng vươn lên của chính mỗi chị em phụ nữ

là điều cần thiết và hết sức quan trọng Để động viên và phát huy khả năngcủa các tầng lớp phụ nữ đóng góp tích cực và có hiệu quả vào việc thực hiệncác mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và từng địaphương nói riêng, thì công tác phụ nữ phải được đổi mới, bao gồm cả nội dung

và hình thức hoạt động Trong đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Liên

hiệp phụ nữ các cấp, đặc biệt là cấp huyện là yêu cầu cấp thiết, gắn liền với

Trang 20

nhiệm vụ hướng về cơ sở, đẩy mạnh phong trào phụ nữ, thực hiện bình đẳnggiới cho phụ nữ trên mọi phương diện, như: văn hóa, chính trị, xã hội, kinhtế… Đặc biệt ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên một vùng quê giàu truyềnthống cách mạng, truyền thống văn hóa đang từng bước có những đổi thay tíchcực trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hoá.

Vì vậy, trong điều kiện hiện nay việc nâng cao hiệu quả hoạt động

của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên là một yêu cầu tất

yếu khách quan và cần thiết

Trang 21

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ

HUYỆN TUẦN GIÁO TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - CHÍNH TRỊ, VĂN HOÁ - XÃ HỘI HUYỆN TUẦN GIÁO TỈNH ĐIỆN BIÊN.

Điều kiện địa lý, tự nhiên.

Huyện Tuần Giáo nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, 1à huyện cửa ngõphía nam của tỉnh Điện Biên, cách trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh 80km.Phía đông giáp các huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai (Sơn La); Phía tây giáphuyện Điện Biên, Mường Chà; Phía nam giáp huyện Điện Biên Đông; phíabắc giáp huyện Tủa Chùa Diện tích tự nhiên là 113.482 ha; Trong đó diệntích đất nông nghiệp là 98.574 ha; Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 1à26.711 ha; Diện tích trong lúa 9.181,4 ha, còn lại là diện tích trồng các câyhoa màu, ngô, khai, sắn, lạc, đỗ tương

Dân số 73.913 người, dân số ở độ tuổi lao động 45.087 người TuầnGiáo gồm nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn huyện, trong

đó dân tộc Thái chiếm 58,28%; dân tộc Mông chiếm 17,68%; dân tộc Kinh7,88%; dân tộc Khơ Mú 2,92%; dân tộc Kháng 2,65%; dân tộc Phù Lá 0, 1%,các dân tộc khác 10,58%

Tổ chức hành chính gồm: 13 xã và 01 thị trấn; số xã vùng cao 05 xã, xãđặc biệt khó khăn 09 xã

Tình hình kinh tế.

Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng Nông - Lâm nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp và thương mại dịch vụ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trong 5 nămgần đây bình quân đạt 4%

Năm 2010 độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt khá, tăng 15% so với năm

2006, cơ cấu kinh tế đảm bảo theo hướng đã xác định: ngành nông – lâmnghiệp chiếm 38,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 36,5%; dịch vụ chiếm

Trang 22

25%; GDP bình quân đầu người 300 USD/người/năm đạt 100% kế hoạch.Sản xuất nông - lâm - thuỷ sản có bước tiếp tục phát triển, tăng trưởng khá,

2010 tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 29.800 tấn, đạt 103,13% kế hoạch,tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước Đi đôi với việc trồng trọt, chăn nuôigia súc, gia cầm được chú trọng và chủ động phòng chống kịp thời các ở dịchbệnh phát sinh trên địa bàn Tổng đàn gia súc trên toàn huyện 66.5256 con.Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản được duy trì, hiện có 185ha, sản lượng 265 tấn,đạt 84% kế hoạch, tăng 39 tấn so với năm 2007

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: chủ yếu 1à sản xuất,khai thác vật liệu xây dựng, hình thành các cụm công nghiệp nhỏ ở xã QuàiCang, gồm các nhà máy: nhà máy xi măng, sản lượng 25.000 tấn/năm, nhàmáy gạch tuy nen, sản lượng 7.000.000 viên/năm; nhà máy nước sản xuất198.500m3/năm; cơ sở huyện chì, kẽm; các khu vực khai thác quạng ở các xãMùn Chung, Phình Sáng, Quài Nưa; nhìn chung các nhà máy qui mô hoạtđộng nhỏ nhưng sản xuất ổn định, Sản xuất vật liệu xây dựng đáp ứng phầnlớn nhu cầu xây dựng trên địa bàn Các ngành khai thác và sản xuất vật liệudựng như đá, cát sỏi Chế biến gỗ xây dựng, sản xuất gạch ngói phát triển.Một số nghề truyền thống như rèn, đúc, đan lát dệt thổ cẩm được duy trì.Ngành chế biến nông - lâm sản bước đầu được hình thành

Dịch vụ thương mại: Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, mởrộng thị trường nhằm cung ứng cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân,thúc đẩy sự phát triển kinh tế, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thànhphần kinh tế tham gia hoạt động dịch vụ Hiện toàn huyện có 274 hộ kinhdoanh (trong năm 2010, có 61 hộ đăng ký mới) ước tính doanh thu đạt 18,2 tỷđồng (thương mại quốc doanh 6,2 tỷ đồng, thương mại ngoài quốc doanh 12

tỷ đồng)

Được sự quan tâm của nhà nước trong năm qua thông qua các vốn đầu

tư của Nhà nước, các chương trình 135, 134 cơ sở hạ tầng kinh tế xã hộicủa huyện đã có nhiều thay đổi Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển kế hoạch

Trang 23

giao năm 2010 là 64.666 triệu đồng ước giá giá trị khối lương thực hiện 1à

58 174 triệu đồng, đạt 89,6% kế hoạch Huyện đã chú trọng đầu tư đúnghướng, có hiệu quả về xây dựng kết cấu hạ tầng như điện, đường, trường,trạm, thuỷ lợi, nước sạch sinh hoạt, công trình văn hoá, y tế, giáo dục Đếnnay 13/13 xã đã có điện lưới quốc gia;13/13 xã có đường ô tô đến trung tâmxã; 100% xã có trạm xá được xây dựng cơ bản

Văn hoá xã hội.

Hoạt đồng văn hoá, thông tin, tuyên truyền, thể thao đạt được nhữngtiến bộ mới, các chương trình đưa thông tin về cơ sở, mở rộng phạm vi phủsóng truyền thanh 95%, truyền hình 75% tổng số hộ dân cư Phong trào toàndân xây dựng đời sống văn hoá mới phát triển sâu rộng, năm 2010 số hộ đạttiêu chuẩn gia đình văn hoá là 10.915 hộ đạt 78% Số làng, bản và cơ quan đạtdanh hiệu văn hoá ngày càng tăng Công tác đấu tranh ngăn chặn, bài trừ các

tệ nạn văn hoá, xấu, độc hại được thực hiện chặt chẽ, thường xuyên, tạo nênkhông khí vui tươi lành mạnh, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá tinh thần chonhân dân, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị ởđịa phương

Mạng lưới trường học được củng cố, duy trì và phát triển đến các thôn,bản vùng cao, vùng xa, tạo điều kiện cho các em học sinh đến trường thuậntiện Quy mô trường ướp tăng, hiện toàn huyện có 55 cơ sở giáo dục (tăng 12

cơ sở so với năm 2006) 14/14 xã, thị trấn được công nhận phổ cập THCS.Chất lượng dạy và học của thầy và trờ từng bước được nâng lên, cơ sở vậtchất, trang thiết bị đay học được đầu tư, nâng cấp, có 8 trường được công nhậntrường chuẩn quốc gia (trong đó 02 trường Mần non, 06 trường Tiểu học) Chấtlượng chuyển lớp năm 2010: Tiểu học 92%; THCS 91,30%; THPT 85%

Công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân được quantâm chỉ đạo và đạt kết quả tốt, hiện có 18 cơ sở khám chữa 'bệnh, trong đó 4

cơ sở 1à bệnh viện, phòng khám khu vực Bệnh viện trung tâm huyện đượcđầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp với qui mô lớn 100 giường bệnh và

Trang 24

được đầu tư trang thiết bị hiện đại Hiện 100% các xã, thị trấn có trung tâm y

tế, 100% thôn, bản có y tá Các cơ sở y tế từ tuyến huyện đến xã đều thựchiện tốt công tác khám, chữa bệnh và phòng chống địch bệnh, đảm bảo thuốcthiết yếu cho khám chữa bệnh và cấp phát thuốc theo chương trình 139/CPcho nhân dân và trẻ em dưới 6 tuổi Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ được quan tâm kịp thời Chương trình dân số kế hoạch hoá giađình, thường xuyên được quan tâm và thực hiện tốt, tỷ lệ tăng dận số tự nhiên1,6 1%, tỷ lệ phát triển dân số l,27%

Các chính sách xã hội đều được chăm lo, thực hiện có hiệu quả, đã cónhiều giải pháp tại việc làm cho một số lao động ở nông thôn, trên cơ sở pháttriển các ngành nghề sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngay tại địa phương Sốngười trung độ tuổi lao động có việc làm chiếm 87,4% Chương trình xoá đóigiảm nghèo thực hiện tích cực, theo hướng đồng ghép nhiều dự án, hiện tại tỷ

lệ hộ nghèo 1à 39% (giảm 7% so với năm 2006) Đã có nhiều cố gắng thực

hiện tốt chính sách cho người có công, chính sách thương binh, gia đình liệt

sỹ, hoạt động nhân đạo, từ thiện góp phần tích cực vào việc thực hiện đườnglối, chính sách của Đảng, đồng thời phát huy các truyền thống tốt đẹp của dântộc ta Năm 2010 đã phối hợp với Sở LĐ - TBXH xuất khẩu 04 lao độngthuộc diện chính sách, xây dựng quỹ ''Đền ơn đáp nghĩa'' với tổng số tiền là

78, 035 triệu đồng

An ninh - Quốc phòng.

Chỉ đạo, thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị của cấp trên về công tác quân

sự, quốc phòng, duy trì các chế đợ sẵn sàng chiến đấu, nề nếp chính quy, xâydựng cơ quan quân sự vững mạnh toàn diện Củng cố thế trận quốc phòng toàndân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc

Công tác huấn luyện dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên luônđược quan tâm, công tác tuyển quân, giao nhận quân hành năm đều đạt kếhoạch, đảm bản chất lượng và số lượng

Trang 25

Coi trọng công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, chủ động phòngngừa, tích cực đấu tranh, kiểm tra xử lý các vụ việc về an ninh trật tự đúngpháp luật do vậy kiềm chế và làm giảm tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ vững trật

tự an toàn xã hội ( tội phạm ma tuý giảm 25% tai nạn xã hội giảm 27% so với

năm 2006).

Tăng cường cán bộ xuống cơ sở nắm bắt, xử lý kịp thời những vấn đềnổi cộm, mặt khác tăng cường các biện pháp kiểm soát, tình hình an ninhchính trị an ninh trật tự xã hội trên địa bàn huyện được giữ vững và ổn định

Tóm lại: phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, trong những năm

qua Đảng bộ và nhân dân huyện Tuần Giáo đã đoàn kết, phấn đấu vượt quanhiều khó khăn thử thách, thực hiện công cuộc đổi mới giành được nhiều kếtquả quan trọng, nền kinh tế của huyện đã có bước tăng trưởng, cơ cấu kinh tếchuyển dịch theo hướng tích cực Cơ sở vật chất kỹ thuật tiếp tục được tăngcường, sự nghiệp văn hoá, y tế, giáo dục được giữ vững, phát triển và cónhiều tiến bộ Tình hình huyện được ổn định, niềm tin của nhân dân với Đảngđược củng cố, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cảithiện và nâng cao, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới

Tuy vậy, trong những năm qua, việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh

tế xã hội của huyện vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém Kinh tế đã có bước tăngtrưởng, song chưa đồng đều Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tỷ trọngngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ còn thấp, giátrị sản xuất bình quân trên / ha canh tác thấp, nhiều cơ sở xã còn lúng túngtrong việc tìm ra các chủ trương, giải pháp mang tính đột phá phát triển kinh

tế Vẫn còn một số vi phạm trong quản lý kinh tế, dịch vụ nông nghiệp, quản

lý sử dụng đất đai, tài chính ngân sách còn khó khăn, kết quả truy thu nợ đóngthuế sử dụng đất nông nghiệp, còn chậm Tội phạm ma tuý, trộm cắp, tai nạngiao thông còn xảy ra Tình hình chính trị trong huyện ổn định, song vẫn cònnhiều vấn đề phải tiếp tục tập trung giải quyết

Trang 26

2.2 VÀI NÉT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI PHỤ NỮ HUYỆN TUẦN GIÁO TỈNH ĐIỆN BIÊN.

2.2.1 Tổ chức của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên.

Hội LHPN huyện Tuần Giáo được thành lập từ tháng 4 năm 1961; Từkhi thành lập đến nay Huyện Hội đã trải qua 20 kỳ Đại hội Ban chấp hànhHuyện Hội đã xây dựng quy chế hoạt động, đoàn kết thống nhất, phát huy vaitrò của các tầng lớp phụ nữ, tạo ra sức mạnh tổng hợp để tổ chức thực hiện cóhiệu quả Nghị quyết Đại hội phụ nữ, đại hội Đảng các cấp

Ban chấp hành Huyện Hội luôn bám sát nhiệm vụ kinh tế - xã hội củahuyện, gắn các phong trào và các nhiệm vụ trọng tâm của Hội Tranh thủ sựlãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, Tỉnh hội phụ nữ, sự quan tâm tạo điều kiệncủa UBND, chủ động phối hợp công tác, tạo sự hỗ trợ của các ban, ngành,đoàn thể các xã, thị trấn, cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở, các cơ quan, đơn vịtrên địa bàn huyện tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện phong trào thi đua vàcác nhiệm vụ trọng tâm của Hội; hướng dẫn các cơ sở Hội tổ chức thực hiện;thường xuyên kiểm tra đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiên thông qua việcgiao ban hàng tháng và kiểm tra theo chuyên đề để uốn nắn, điều chỉnh kịpthời, bổ khuyết những tồn tại, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, tìm biện phápthực hiện đạt hiệu quả cao hơn

Thực hiện "Củng cố tổ chức bộ máy, cải cách hành chính, giải phóngmặt bằng", Ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ huyện tập trung lãnh đạo, chỉđạo Hội phụ nữ các xã, thị trấn: kiện toàn đội ngũ cán bộ, cải cách lề lối làmviệc, củng cố tổ chức cơ sở Hội

Biểu 01:Báo cáo tình hình hội viên phụ nữ cả huyện:

1 Tổng số phụ nừ từ 18 tuổi trở lên 16.440

2 Tông số hội viên phụ nữ 10.626

3 Hội viên phụ nữ là dân tọc thiểu số 9.567

5 Nữ công nhân viên chức lao động 1.275

Trang 27

Biểu 02: Báo cáo tình hình tổ chức Hội phụ nữ các xã, thị trấn.

Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác cán bộ trong thời gianqua, Hội đã chú trọng kiện toàn tổ chức theo hướng nâng cao hiệu quả, tinhgọn, hợp lý, vừa chỉ đạo theo ngành dọc vừa kết hợp trao đổi với cấp ủy đểlựa chọn cán bộ có trình độ, năng lực, nhiệt tình

Trang 28

Biểu 03: Báo cáo số liệu Ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp phụ nữ huyện, xã:

T C

C C

T C

Trang 29

2.2.2 Hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

Phụ nữ huyện Tuần Giáo chiếm trên 60% lực lượng lao động xã hội, chị

em có mặt ở hầu hết các lĩnh vực, các ngành kinh tế then chốt Đặc biệt trongcác ngành nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, dịch vụ thương mại, thủy sản, giáodục đào tạo, y tế Lực lượng lao động nữ từ 68 - 80% và tỷ lệ này ngày càngtăng nhanh theo sự phát triển chung của huyện trên tất cả các lĩnh vực Sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạođiều kiện cho phụ nữ phát huy tiềm năng, giải phóng sức lao động, đóng góphiệu quả vào sự tăng trưởng toàn diện nền kinh tế

Trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản,lao động nữ thường hướng vào mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng sảnphẩm Từ đó đã thay đổi cách thức lao động, tiết kiệm thời gian, nhân lực,ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng và thươnghiệu sản phẩm chiếm lĩnh thị trường, tăng hiệu quả kinh tế xã hội Bằng ý chí,nghị lực sáng tạo của mình nhiều chị đã phát huy nghề truyền thống về chănnuôi, dệt thổ cẩm … làm giàu cho bản thân và cộng đồng ngay trên mảnh đấtquê hương như chị Pản, chị Biên thị trấn Tuần Giáo, chị Dính, chị Sua xã PúNhung, chị Vừ, chị Hua, chị Sùng xã Tỏa Tình…

Trong lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ, bưu chính viễn thông, tàichính, ngân hàng, bảo hiểm… chị em tích cực học tập, nghiên cứu và ứngdụng công nghệ hiện đại, phát triển các loại hình dịch vụ mới như: Bảo hiểmtài chính, thị trường vốn,… góp phần nâng cao chất lượng và các ngành dịch

vụ có hiệu quả kinh tế cao, từng bước đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, phục vụ tốt hơn đời sống nhân dân vàhội nhập kinh tế quốc tế Chị em trong kinh doanh, thương mại, dịch vụ, dulịch thực hiện văn minh trong giao tiếp, xử lý thông tin đáp ứng nhu cầu củakhách hàng Nhiều chị đã giúp được nhiều gia đình nghèo có vốn, có vật tư,con giống, có việc làm tăng thu nhập cải thiện đời sống góp phần vào sựnghiệp đổi mới và phát triển kinh tế của quận

Trang 30

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và thủy sản nhiều chị em đã khaithác và sử dụng đất đai, tiền vốn và nguồn lao động hợp lý, chuyển đổi câytrồng, con vật nuôi, từ sản xuất giản đơn sang sản xuất hàng hóa, áp dụngnhững mô hình sản xuất mới gắn với bảo quản chế biến, nâng cao giá trị sảnphẩm đạt hiệu quả kinh tế cao Nhiều chị đã trở thành chủ các trang trại lớn,chủ các doanh nghiệp thành đạt có doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, giảiquyết việc làm và bảo đảm thu nhập cho hàng chục ngàn lao động, góp phầnxóa đói giảm nghèo tạo ra của cải cho xã hội.

Phụ nữ Tuần Giáo đóng góp to lớn trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, khoahọc công nghệ, xây dựng gia đình hạnh phúc:

Phong trào “tích cực học tập”, giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng caonăng lực và trình độ mọi mặt của phụ nữ được đông đảo chị em hưởng ứng.Mặt bằng dân trí, chất lượng nguồn lao động nữ huyện Tuần Giáo khôngngừng được nâng lên, tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo tăng dần từ 9% (năm2006) lên 15% (năm 2010) Đội ngũ trí thức ngày một phát triển, nhiều đề tàinghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm của chị em được ứng dụngvào sản xuất và đời sống

Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo lao động nữ chiếm trên 85% lực lượngtoàn ngành, các chị có vai trò quan trọng trong công tác xã hội hóa giáo dục,

mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng các cấp học, ngành học Huyện

đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập bậc Trung học cơ sở vào năm 2008 Cáctrung tâm học tập cộng đồng ở các xã và thị trấn thu hút phần lớn là chị emphụ nữ tham gia, tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái được tiếp cận với giáo dục ngàycàng tăng Học sinh nữ đạt danh hiệu học sinh giỏi các cấp và thi đỗ vào cáctrường cao đẳng, đại học luôn chiếm tỷ lệ trên 55% so với nam

Với phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” đội ngũ cán bộ

nữ giáo viên có đóng góp quan trọng trong việc phát triển, bồi dưỡng học sinhgiỏi, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố

Trang 31

Trong lĩnh vực y tế chị em chiếm gần 60% lực lượng lao động trongngành là lao động nữ Phần đông chị em giữ vững y đức, tích cực học tập,nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn, áp dụng khoa học tiên tiến trongkhám và điều trị, phòng chống dịch bệnh, góp phần bảo vệ sức khỏe nhândân Tích cực hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các dịch vụ y tế, giảm tỷ lệ trẻ em suydinh dưỡng xuống còn 20,6%, phòng chống HIV - AIDS, thực hiện kế hoạchhóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số đápứng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của quận.Trong lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao quần chúng chị em phụ nữ đềutham gia tích cực và là nòng cốt Hầu hết các chương trình văn nghệ quầnchúng tại địa phương đều do các chị em tổ chức và thực hiện Qua các hoạtđộng văn hóa, văn nghệ chị em đã tham gia tích cực và luôn hướng tới mụctiêu giáo dục đạo đức, lối sống, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực của

xã hội, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương

Trong hoạt động xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc gia đình thương binhliệt sĩ, người có công với cách mạng, bảo vệ môi trường, phụ nữ luôn giữ vaitrò quan trọng Bằng những việc làm cụ thể thiết thực, phụ nữ Tuần Giáo đã

tổ chức phát động các phong trào: “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”; “Xâydựng mái ấm tình thương” cho các hội viên nghèo, hội viên có hoàn cảnh đặcbịêt khó khăn, gia đình có công với cách mạng; chăm sóc mẹ Việt Nam anhhùng; hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam; giúp đỡ người tàn tật, trẻ em có hoàncảnh đặc biệt khó khăn, nhân dân các vùng bị thiên tai đã được toàn dânhưởng ứng mạnh mẽ và có kết quả tích cực Với số tiền ủng hộ trị giá hàngtrăm triệu đồng

Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp Hội triển khai đồng bộ Môhình phụ nữ tự quản vệ sinh môi trường được triển khai rộng khắp địa bànhuyện, mô hình bếp ít khói, tiết kiệm nhiên liệu cũng được các chị em hưởngứng tích cực

Trang 32

Cùng với việc đóng góp hiệu quả trong các lĩnh vực, với thiên chức caoquý của người mẹ, người vợ trong gia đình, các tầng lớp phụ nữ huyện TuầnGiáo luôn nỗ lực vươn lên tổ chức tốt cuộc sống gia đình, nuôi dạy con vàlàm tròn trách nhiệm của người công dân đối với xã hội Nhiều chị em bằngnghị lực và ý chí đã vượt lên số phận, chắt chiu tần tảo kiếm sống nuôi con ănhọc thành tài.

Hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ởkhu dân cư”, các tầng lớp phụ nữ Tuần Giáo đã phát huy phẩm chất trung hậu,đảm đang, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ gia đình trước các

tệ nạn xã hội, góp phần tích cực trong thực hiện mục tiêu xây dựng gia đìnhtheo 4 chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”

Phụ nữ Tuần Giáo tham gia tích cực hiệu quả trong công tác xây dựngĐảng, chính quyền, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, đẩy mạnh hoạtđộng đối ngoại nhân dân:

Phát huy quyền làm chủ và xác định rõ ý thức trách nhiệm trong công tácxây dựng Đảng, chính quyền, giữ gìn sự bình yên, ổn định xã hội… các tầnglớp phụ nữ Tuần Giáo thường xuyên học tập, tham gia đóng góp ý kiến vàocác văn kiện của Đại hội Đảng các cấp và những văn bản dự bảo pháp luậtchính sách của Nhà nước, các quy định, quy ước, hương ước của khu dân cư,nội quy quy chế làm việc của cơ quan… Trong bầu cử Hội đồng nhân dân cáccấp, tỷ lệ chị em tham gia bầu cử đạt tỷ lệ cao, tỷ lệ phát triển đảng viên nữ vàphụ nữ tham gia chính ngày càng tăng, nhất là các cơ quan dân cử tại cơ sở Nữđại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2011 - 2016 cấp huyện đạt 17,25%,cấp xã đạt 13,3% Nữ cấp ủy nhiệm kỳ 2005 - 2010 cấp huyện đạt 21,2%cấp xã đạt 10,2%

Với ý thức trách nhiệm của người công dân, phụ nữ đã vận động chồngcon và người thân thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự, làm tốt công tác hậuphương quân đội, đền ơn đáp nghĩa

Trang 33

Trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội: phụ nữ tronglực lượng vũ trang góp phần không nhỏ vào cuộc đấu tranh chống tiêu cực và

tệ nạn xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội Phụ nữ tôngiáo góp phần tích cực vào khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng thế trận quốcphòng an ninh nhân dân

Trong lĩnh vực đối ngoại: trước xu thế phát triển và hội nhập, phụ nữtích cực tham gia tuyên truyền đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, chị

em khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ các quốc gia, các tổchức quốc tế tạo điều kiện cho phong trào phụ nữ phát triển Uy tín của phụ

nữ đối với các đối tác ngày càng được nâng cao, góp phần thúc đẩy quá trìnhhội nhập quốc tế của đất nước

Phong trào phụ nữ những năm qua đã góp phần nâng cao nhận thức,củng cố niềm tin về vị trí, vai trò, khả năng của phụ nữ đối với nhân dân vớiĐảng và chính quyền

2.2.3 Các chương trình trọng tâm công tác mà Hội liên hiệp phụ nữ huyện Tuần Giáo đã thực hiện

2.2.3.1 Chương trình giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt của phụ nữ.

Đây là chương trình có ý nghĩa quan trọng, giúp phụ nữ thực hiện quyềnbình đẳng và có cơ hội để hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước Quacác hình thức sinh hoạt câu lạc bộ các cấp Hội, các tổ nữ công luôn coi trọnggiáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc và phụ nữ Việt nam; tuyên truyềnphổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

và của Hội, phổ biến tư vấn trợ giúp pháp lý cho phụ nữ nghèo, phụ nữ ít có

cơ hội tiếp cận thông tin Nâng cao nhận thức về giới, kinh nghiệm tổ chứccuộc sống gia đình, nuôi dạy con, chăm sóc sức khỏe phụ nữ trẻ em, dân số kếhoạch hóa gia đình, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, hướng dẫnchuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi

Công tác tôn giáo luôn được các cấp Hội quan tâm, thường xuyên tuyêntruyền, giúp đỡ cho hội viên tôn giáo thực hiện đúng Nghị định của Chính

Trang 34

phủ và quy định của địa phương Tổ chức các lớp chuyên đề với phụ nữ vùngcông giáo, tín chấp giúp họ vay vốn phát triển kinh tế gia đình.

Để thực hiện chương trình có hiệu quả, các cấp Hội đã kết phối hợp chặtchẽ với các ngành chức năng vận dụng sáng tạo các hình thức tuyên truyềnnhư:

Tổ chức sinh hoạt tổ phụ nữ, câu lạc bộ, hội thi, liên hoan văn nghệ, tiếpxúc, tọa đàm biểu dương, tham quan nghiên cứu học tập kinh nghiệm tại cácvùng miền trong cả nước Thực hiện tốt chương trình 1 đã giúp cho chị emnâng cao được nhận thức, trình độ trong cuộc sống gia đình và xã hội Từ đóvao trò của phụ nữ trong gia đình được nâng cao góp phần vào xây dựng đờisống văn hóa ở khu dân cư

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính

sách pháp luật của Nhà nước, của Hội và Nghị quyết 11/NQ-TW về “Công

tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước” tới 14

xã, thị trấn; các chi, tổ Hội và cán bộ, hội viên, phụ nữ các dân tộc được 196buổi có 9.886 lượt chị tham gia học tập

Hằng năm, vào các dịp tết cổ truyền của dân tộc Hội tổ chức tuyên

truyền vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ thực hiện tốt đón xuân “An toàn và

tiết kiệm” Đồng thời, tổ chức thăm hỏi các gia đình chính sách, các đồng chí

nguyên là Chủ tịch Hội nghỉ hưu với số tiền trên 6 triệu đồng Điển hình như:Hội phụ nữ xã Pú Nhung, Quài Nưa, Mường Mùn, thị trấn Tuần Giáo

Xây dựng kế hoạch chỉ đạo tổ chức tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớnnhư: Kỷ niệm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954); 100 năm ngàythành lập tỉnh Điện Biên (28/6/1909 - 28/6/2009); 60 năm thành lập Đảng bộtỉnh Điện Biên (10/10/1949 - 10/10/2009) và các ngày lễ lớn của Đảng vàNhà nước tới 100% cơ sở xã, thị trấn và vận động cán bộ, hội viên phụ nữtham gia giao lưu văn nghệ - thể thao do huyện tổ chức, có 4 đội văn nghệ của

Trang 35

xã Quài Cang, Quài Nưa, Quài Tở và Thị trấn Tuần Giáo với 145 lượt hộiviên tham gia.

Chỉ đạo Hội phụ nữ cơ sở tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 vàngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930) Kết quả có 14/14 xã, thịtrấn tổ chức triển khai tới 430 chi, tổ Hội tọa đàm có 10.123 hội viên sinhhoạt và 29/29 tổ nữ công tổ chức kỷ niệm với 1.319 nữ công nhân viên chứctham gia, ngoài ra một số tổ nữ công tổ chức cho chị em đi thăm quan du lịch,học tập kinh nghiệm ở các tỉnh, huyện bạn

Kết hợp với Hội LHPN tỉnh mở lớp tập huấn nâng cao kỹ năng lãnh đạocho cán bộ phát triển cộng đồng là các đồng chí phó Bí thư Đảng uỷ, phó Chủtịch UBND, Chủ tịch, phó Chủ tịch các đoàn thể của 14 xã, thị trấn với tổng

số là 45 đồng chí tham gia Đồng thời mở 2 lớp tập huấn phòng chống tộiphạm cho cán bộ, hội viên, phụ nữ 2 xã: Quài Cang và Chiềng Sinh, có 160chị em tham dự

Hội kết hợp với ban quản lý dự án, phòng nông nghiệp tổ chức mở lớptập huấn về Bình Đẳng giới; Phòng chống bạo lực trong gia đình; phòngchống HIV/AIDS cho các đồng chí lãnh đạo xã, trưởng bản, chi Hội trưởngphụ nữ các bản, thành viên nhóm sở thích của 5 xã dự án được 27 lớp có 695người tham gia

Xây dựng chương trình kế hoạch tổ chức hội thi “Chủ tịch Hội phụ nữ cơ

sở giỏi” cấp huyện năm 2009 có 9 đ/c chủ tịch Hội tham gia đã thành công tốt

đẹp và chọn 2 thí sinh đạt giải cao tham dự hội thi cấp tỉnh đạt kết quả

Trong những năm qua, huyện đã chỉ đạo Hội phụ nữ các xã, thị trấn kếthợp với nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên,phụ nữ, học sinh tham gia các lớp học bổ túc THCS, có 18 lớp với 421 họcsinh đạt 99,5% từ trung bình trở lên (trong đó 33 chị là cán bộ Hội ở các chi,

tổ Hội phụ nữ) Đồng thời chỉ đạo Hội phụ nữ các cơ sở duy trì và nâng caochất lượng hoạt động của 8 tủ sách cộng đồng ở các xã

Trang 36

Bảng 3: Kết quả công tác tuyên truyền các năm 2006-2010

2.2.3.2 Chương trình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế.

Nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước,Hội thường xuyên tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên tích cực tham gialao động sản xuất trên nương dưới ruộng, gieo cấy đúng thời vụ, chuyển đổigiống mới, đầu tư phân bón, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất,

chăn nuôi Đồng thời vận động phụ nữ thực hiện phong trào “Phụ nữ giúp

nhau phát triển kinh tế gia đình” bằng nhiều hình thức như: Giúp nhau về các

loại giống được 1.852 con giống (gà vịt, lợn,…); giống cây trồng 2.875 kg(thóc, ngô, đậu đỗ, lạc các loại); giúp 3.230 ngày công lao động và tiền mặttrên 28 triệu đồng, đã giúp đỡ cho 4.262 chị em phụ nữ Đồng thời Hội xâydựng các mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi trên địa bàn các xã, thị trấn

Kết hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện xuống các xã tổ chức tậphuấn về quản lý sử dụng vốn, triển khai việc đổi sổ, phát hành biên lai thu lãi,việc điều chỉnh mức phí uỷ thác, đôn đốc thu hồi vốn quá hạn ở các xã, thịtrấn Chỉ đạo các cơ sở Hội kiểm tra, giám sát việc thực hiện duy trì, quản lýtốt các nguồn vốn uỷ thác từ Ngân hàng chính sách xã hội Hiện Hội đang

Trang 37

quản lý vốn vay tính đến 31/12/2010 là 59 tổ có 2.304 hộ vay với tổng số dư

nợ là: 24 tỷ 127 triệu đồng, các hộ vay đã sử dụng vốn vay đúng mục đích, cóhiệu quả, đôn đốc thu hồi các nguồn vốn đến hạn, quá hạn, thu nộp lãi đầy đủ.Thu hồi nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ nghèo tại xã Pú Nhung với số tiền là 100triệu đồng, vốn thuỷ sản đến hạn đạt 100%

Thực hiện Quyết định 167 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèolàm nhà ở cho hộ chưa có nhà ở, huyện Hội phụ trách 2 xã Quài Nưa, PúNhung chỉ đạo khảo sát, rà soát các hộ nghèo; lập kế hoạch từ nay đến hếtnăm 2010 đề nghị Nhà nước hỗ trợ để làm nhà ở Chỉ đạo Hội phụ nữ các xã,thị trấn tiếp tục khảo sát hộ phụ nữ nghèo, phụ nữ nghèo làm chủ hộ cần hỗtrợ vay vốn, mái ngói, làm nhà ở Trong năm qua Hội phụ nữ các cơ sở đã tổchức giúp đỡ phụ nữ nghèo được 415 hộ (trong đó: Có 51 hộ phụ nữ nghèolàm chủ hộ) Huyện Hội phát động ủng hộ quỹ tình thương mỗi hội viên ủng

hộ 1.000đ trở lên, để giúp đỡ phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn đến nay

đã có: 14/14 xã, thị trấn thu nộp được số tiền là: 18.179.000đ; tiến hànhnghiệm thu 4 nhà tình thương ở xã Chiềng Sinh và Tênh Phông, Quài Cang,Mường Mùn

Năm 2010 được sự quan tâm của Hội LHPN Thành phố Hà Nội hỗ trợkinh phí làm nhà ở cho 1 hộ phụ nữ nghèo làm chủ hộ ở bản Sáng xã QuàiCang không có nhà ở, Hội vận động hội viên trong xã giúp đỡ thêm về ngàycông, nguyên vật liệu để làm ngôi nhà sàn tình thương với số tiền là 15 triệuđồng Đồng thời, tặng 6 xuất quà cho phụ nữ nghèo của xã, mỗi xuất quà trịgiá là 700.000đ

Chỉ đạo Hội phụ nữ thị trấn tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên tham

gia vào câu lạc bộ “Doanh nghiệp nữ” ở khối Trường Xuân thị trấn Tuần

Giáo bước đầu đã tổ chức thành lập, xây dựng quy chế và ra mắt hoạt độngthu hút được 21 thành viên tham gia và xây dựng quỹ để hoạt động với số tiềntrên 20 triệu đồng

Tạo điều kiện cho 19 cháu - con em của hội viên, phụ nữ có việc làm tạicông ty may xuất khẩu Hiệp Hưng huyện Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh

Trang 38

Tiến hành khảo sát phân loại đối tượng, đặc biệt quan tâm tới phụ nữnghèo, gia đình chính sách, phụ nữ đơn thân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

để có biện pháp giúp đỡ phù hợp Hàng năm kết hợp với các tổ chức đoàn thể,các ngành liên quan, các công ty nhà máy, xí nghiệp trạm trại và các trungtâm học tập cộng đồng, tổ chức tập huấn từ 18 đến 20 chuyên đề thu hút từ75% đến 80% hội viên với nội dung chuyển giao khoa học kỹ thuật nâng caotrình độ mọi mặt cho hội viên Đẩy mạnh việc mở rộng và đổi mới hoạt độngtín chấp với ngân hàng thông qua hoạt động ủy thác nhằm hỗ trợ phụ nữnghèo, phụ nữ lao động chính, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Ngoài việc thế chấp tạo điều kiện cho hội viên vay vốn, Hội phụ nữ các

xã, thị trấn củng tiếp tục củng cố và nhân rộng các mô hình hoạt động hiệuquả, phù hợp như: câu lạc bộ gia đình hạnh phúc bền vững, nhóm nhỏ kếhoạch hoá gia đình, câu lạc bộ bạn gái, Tổ phụ nữ đăng ký cam kết không cóchồng, con vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội, câu lạc bộ phụ nữ vớipháp luật, câu lạc bộ nữ doanh nghiệp, câu lạc bộ nữ thanh niên khu vực nhàtrọ, câu lạc bộ phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, và 86 tổ nhóm hùnvốn tiết kiệm đã hình thành đi vào hoạt động hiệu quả thiết thực, thu hút đôngđảo tầng lớp phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội, góp phần tăng tỷ lệ thu hút hộiviên từ 61% năm 2006 lên 70% đầu năm 2010 Nhiều phụ nữ nghèo chậmtiến bộ, ít có điều kiện tiếp cận thông tin nay được vay vốn uỷ thác, được sinhhoạt thường xuyên, đã dần thay đổi nhận thức, được hướng dẫn cách làm kinh

tế, tăng thu nhập, từng bước ổn định và nâng cao cuộc sống Đồng thời, giảiquyết việc làm cho hàng ngàn lượt người lao động góp phần hoàn thành cácchỉ tiêu thi đua được ký kết hàng năm của hội viên và cơ sở Hội; đạt kết quảcao thực hiện nhiệm vụ “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm tăngthu nhập” cùng với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể dưới sự lãnh đạocủa các cấp uỷ đảng tích cực tham gia hoạt động xoá đói, giảm nghèo, bảođảm an sinh xã hội

Trang 39

Thực hiện quy định về cơ chế uỷ thác, tổ tiết kiệm-vay vốn được hưởnghoa hồng, tổ chức Hội được nhận phí uỷ thác; 5 năm qua đã hỗ trợ quan trọngcho công tác tập huấn và quản lý kiểm tra, giám sát, khen thưởng và phụ cấptrách nhiệm; tạo điều kiện kinh phí cho các cấp Hội hoạt động, nâng cao chấtlượng hiệu quả vay vốn và các chương trình lồng ghép khác.

Thông qua chương trình vay vốn uỷ thác cán bộ Hội và tổ trưởng vayvốn được nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý tín dụng và công tác tổ chứcHội đồng thời chị em có điều kiện sâu sát hơn trong chi, tổ phụ nữ và hộiviên, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng, điều kiện, hoàn cảnh và tình hình

sử dụng vốn vay phát triển kinh tế gia đình, phát hiện và sử lý kịp thời cáctrường hợp rủi ro không để nợ quá hạn

Từ nguồn vốn ưu đãi qua các kênh nhiều gia đình chị em đã sử dụngquay vòng kinh doanh, sản xuất, có thu nhập cao, kết hợp với kinh nghiệmphát triển kinh tế, một số chị em vượt khó khăn, vươn lên làm giàu chínhđáng, tâm huyết, trách nhiệm xây dựng câu lạc bộ gia đình hạnh phúc bềnvững và các mô hình khác của Hội

Thực hiện Quyết định của chính phủ về cho vay chương trình vốn họcsinh sinh viên, từ quý IV/2007 các cấp Hội phụ nữ đã tập trung khảo sát, tạođiều kiện thuận lợi cho các con em hội viên được vay vốn kịp thời, yên tâmhọc tập, 2 năm đã có 342 hộ gia đình được vay số vốn là 2 tỷ 112 triệu đồng.Các cấp Hội phối hợp với ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho 765

hộ vay vốn nước sạch vệ sinh môi trường với số tiền là 2 tỷ 332 triệu đồnggóp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo vệ sinh nguồn nước sinhhoạt cho chị em 452 triệu vốn tạo việc làm đã giúp 78 hộ gia đình có điềukiện phát triển kinh tế gia đình, có thu nhập ổn đinh

Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ xóa đói giảm nghèo và giúp phụ nữnghèo có địa chỉ bằng nhiều biện pháp: hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ dạy nghềmiễn phí và giúp nhau không lấy lãi về vốn, giống, ngày công Từ năm 2006đến nay các cấp Hội đã xây dựng được 08 “Mái ấm tình thương” với số tiền

Trang 40

ủng hộ 864 triệu đồng 5 năm qua, Hội phụ nữ các cấp đã giúp được 135 giađình có phụ nữ là chủ hộ thoát nghèo.

Công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm cũng được các cấp Hội quan tâm,

đã giới thiệu việc làm ổn định cho 553 hội viên Tổ chức nhiều lớp tập huấn

kỹ năng lao động sản xuất

Từ những hoạt động trên các cấp Hội đã góp phần xóa hộ đói, giảm hộnghèo của toàn huyện từ 54% năm 2006 xuống còn 30,5% năm 2010

Biểu 4: Kết quả 5 năm hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

5 Giúp nhau không

lấy lãi số tiền

(triệu đồng), Ngày

công, con giống -

thóc

34.00187

766 kg

42.33293

942 kg

70.221189

1065 kg

103.987290

1030 kg

765.213341

Ngày đăng: 03/05/2015, 23:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Nghị quyết 04/NQ- TW của Bộ chính trị về "Đổi mới táng cường công tác vận động phụ nữ của Đảng" ra ngày 12/07/1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới táng cường côngtác vận động phụ nữ của Đảng
16. Chỉ thị 44/CT- TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về "Công tác cán bộ nữ" ra ngày 07/06/1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác cánbộ nữ
18. Chỉ thị 37/CT- TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về" Một số vấn đề Công tác cán bộ nữ trong tình hình mới" ra ngày 16/05/1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đềCông tác cán bộ nữ trong tình hình mới
19. Quyết định 163/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về“Đảm bảo cho các cấp Hội tham gia quản lý nhà nước” ra ngày 19/10/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảm bảo cho các cấp Hội tham gia quản lý nhà nước
1. C Mác - Ăng ghen tuyển tập, tập 3 - NXB sự thật Hà Nội, năm 1962 Khác
2. C Mác - Ăng ghen tuyển tập, tập 2 - NXB sự thật Hà Nội, năm 1982 Khác
3. Lênin toàn tập - Nhà xuất bản sự thật Hà Nội, năm 1970 Khác
4. Lênin toàn tập, tập 37 - Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mátxcơva 1975 Khác
5. Lênin toàn tập, tập 24 - Nhà xuất bản sự thật Hà Nội, năm 1976 Khác
6. Lênin toàn tập, tập 44 - Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mátxcơva 1978 Khác
7. Lênin với vấn đề giải phóng phụ nữ, NXB Hà Nội - 1970 Khác
8. Hồ Chí Minh toàn tập - Nhà xuất bản sự thật Hà Nội, năm 2002 Khác
9. Hồ Chủ tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ, Nhà xuất bản phụ nữ, Hà Nội - 1970 Khác
10. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Khác
11. Văn Kiện Đại Hội phụ nữ toàn quốc lần thứ X Khác
13. Hiến pháp Việt nam năm 1946 và 1992 nhà xuất bản quốc gia, Hà Nội 1995 Khác
14. Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng khóa VI, NXB sự thật - 1990 Khác
20. Báo cáo chính trị BCH Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6, NXB sự thật - 1987 Khác
21. Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu lần thứ VIII, tháng 6 - 1996 Khác
22. Báo cáo tổng kết năm 2010 của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tuần Giáo Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w