1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội liên hiệp phụ nữ quảng xương trong giai đoạn hiện nay

76 3,3K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 405 KB

Nội dung

Trong thành tựu chung của các cấp Hội phụ nữ cả nước, công tác hội và phong trào phụ nữ huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa những năm qua đã có sự phát triển, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ trong huyện. Việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà có sự đóng góp không nhỏ của các tầng lớp phụ nữ. Đặc biệt, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ngày nay, vai trò của phụ nữ càng trở nên quan trọng. Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đang là yêu cầu bức thiết hiện nay. Là một cán bộ của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quảng Xương, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của địa phương, sau khi học xong chương trình cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị khu vực I, tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quảng Xương trong giai đoạn hiện nay”

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I



TRẦN THỊ HUỆLỚP CCLL CT- HC: B11 -13

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ HUYỆN QUẢNG XƯƠNG

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ – HÀNH CHÍNH

Giảng viên hướng dẫn

TS TRƯƠNG VĂN HUYỀN

Khoa Chính trị học

HÀ NỘI, THÁNG 6 NĂM 2014

Trang 2

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

Xã hội chủ nghĩa XHCN

Hội đồng nhân dân HĐND

Ủy ban nhân dân UBND

Dân số kế hoạch hóa gia đình DS-KHHGĐ

Giáo dục Trung học cơ sở GD THCS

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian làm việc nghiêm túc, đề tài luận văn tốt nghiệp “Nâng

cao chất lượng hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quảng Xương trong giai đoạn hiện nay” đã được hoàn thành Với tình cảm chân thành, tôi

xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Lê Văn Huyền, người đã tận

tình, hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám đốc học viện; các Thầy, Cô giảng viên của học viện Chính trị khu vực I đã luôn sẵn lòng giúp đỡ và động viên cũng như tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Và cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học và luận văn này.

Mặc dù thời gian hạn hẹp, bản thân đã có nhiều cố gắng khi thực hiện

đề tài, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Bản thân rất mong được sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy cô trong Hội đồng đánh giá luận văn cùng toàn thể quý vị và các bạn, những người quan tâm tới đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 6 năm 2014

Tác giả luận văn

Trần Thị Huệ

Trang 4

1.2 Vị trí, vai trò của phụ nữ và Hội LHPN trong sự nghiệp cách mạng

1.3 Thời đại ngày nay và những yêu cầu đối với phụ nữ và công tác

phụ nữ

Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ

nữ huyện Quảng Xương

2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương

2.2 Chất lượng hoạt động của hội phụ nữ huyện Quảng Xương thời

gian qua

Chương 3: Mục tiêu, phương hướng và một số giải pháp chủ yếu

nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ

huyện Quảng Xương thời gian tới

3.1 Mục tiêu, phương hướng

3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của

Hội LHPN huyện Quảng Xương thời gian tới

Trang 5

của phụ nữ là người mẹ, người lao động và người bảo vệ đất nước , tuỳ theoảnh hưởng của phụ nữ đối với từng quốc gia.

Đối với Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, phụ

nữ luôn đóng một vai trò trọng yếu Vốn sinh ra trong một đất nước với nềnvăn minh nông nghiệp dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước, phụ nữ ViệtNam trở thành lực lượng lao động chính Với truyền thống yêu nước, laođộng cần và sáng tạo, phụ nữ Việt Nam là lực lượng quần chúng hùng hậucủa cách mạng Phụ nữ Việt Nam luôn có khát vọng tự do, hòa bình, tin tưởngtuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và đồng hành cùng sự phát triển, đi lêncủa dân tộc

Trong công cuộc đổi mới của đất nước, phụ nữ Việt Nam đóng vai tròquan trọng tạo nên sự thành công trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá

xã hội Tuy nhiên, trước yêu cầu tình hình mới ở trong nước và thế giới,người phụ nữ cần phải đổi mới tư duy nhận thức, nâng cao trình độ mọi mặt

để làm tròn trách nhiệm, vai trò của người phụ nữ và nâng cao vị thế củamình trong gia đình cũng như ngoài xã hội Trong những năm qua, nhữngthành tựu về phát triển kinh tế xã hội của đất nước đã giúp cho đại bộ phậncác gia đình Việt Nam nâng cao mức sống, cải thiện đời sống gia đình; nhiềugia đình đã thoát khỏi đói nghèo, một bộ phận gia đình có mức sống khá giả;phụ nữ đã dần được bình đẳng với chồng con trong gia đình, với nam giớingoài xã hội Tuy nhiên, nhiều vấn đề xã hội bức xúc như: vấn đề khám chữabệnh và học hành của con cái, tệ nạn xã hội gia tăng đang là mối lo của nhiềugia đình Việc bảo vệ gia đình khỏi các tệ nạn xã hội, lo liệu nuôi dạy con cáinên người, tạo dựng cuộc sống gia đình no ấm bình đẳng tiến bộ hạnh phúc đòihỏi người phụ nữ với vai trò người mẹ người vợ không chỉ bằng tình thươngtrách nhiệm, sự nhân hậu hy sinh mà phải cả ở tri thức, sự hiểu biết và gươngmẫu

Trang 6

Trong thành tựu chung của các cấp Hội phụ nữ cả nước, công tác hội vàphong trào phụ nữ huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa những năm qua đã

có sự phát triển, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của cáctầng lớp phụ nữ trong huyện Việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế -

xã hội của huyện nhà có sự đóng góp không nhỏ của các tầng lớp phụ nữ Đặcbiệt, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thônngày nay, vai trò của phụ nữ càng trở nên quan trọng Đứng trước yêu cầu của

sự nghiệp đổi mới đất nước, việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động củaHội đang là yêu cầu bức thiết hiện nay

Là một cán bộ của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quảng Xương, xuất

phát từ yêu cầu thực tiễn của địa phương, sau khi học xong chương trìnhcao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị khu vực I, tôi chọn đề tài:

“Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ huyện

Quảng Xương trong giai đoạn hiện nay” làm chuyên đề tốt nghiệp Cao

cấp lý luận chính trị của mình

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

Mục tiêu của đề tài: Trên cơ sở lý luận, đề tài đánh giá, phân tích thực

trạng phong trào phụ nữ huyện trong những năm qua, từ đó đề xuất giải phápnhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quảng

Xương trong thời gian tới

Nhiệm vụ của đề tài: Để đạt mục tiêu nghiên cứu, luận văn khái quát

một số vấn đề lý luận về phụ nữ; phân tích thực trạng chất lượng hoạt độngcủa Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Quảng Xương thời gian qua, đặc biệt là đánhgiá được những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế để trên cơ sở đó,

đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội liên hiệp phụ

nữ huyện Quảng Xương trong những năm tiếp theo.

3 Phạm vi nghiên cứu

Trang 7

Đề tài đi sâu nghiên cứu chất lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ

và công tác vận động phụ nữ trên địa bàn huyện Quảng Xương Số liệu thamkhảo chủ yếu từ năm 2006 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu.

Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –Lênin, đó làphương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Ngoài ra để đạt mục đíchnghiên cứu, luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể khác như: phân tích,tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học trong quá trình nghiên cứu

5 Kết cấu của đề tài.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đềtài gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vị trí, vai trò của phụ nữ trong sự

nghiệp cách mạng

Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ

huyện Quảng Xương

Chương 3: Mục tiêu, phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm

nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Quảng

Xương thời gian tới

B NỘI DUNG

Trang 8

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ

CỦA PHỤ NỮ TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG

1.1 CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ

1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vị trí, vai trò của phụ nữ

Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng xoá bỏ tận gốc chế độ người bóclột người, xây dựng một xã hội mới tự do, bình đẳng Cuộc cách mạng to lớn

và triệt để như vậy, không thể thiếu lực lượng phụ nữ tham gia

Chủ nghĩa Mác - Lênin, học thuyết cách mạng tiên tiến của thời đại ngàynay đã chỉ ra nguồn gốc của bất công, của áp bức, bóc lột, của sự bất bìnhđẳng giữa nam và nữ, đồng thời chỉ ra con đường giải phóng phụ nữ, độngviên lực lượng phụ nữ tham gia vào sự nghiệp cách mạng Với hơn một nửadân số, phụ nữ đã và đang góp phần không nhỏ vào sự nghiệp cách mạng củamỗi nước và trên toàn thế giới Bất cứ ở nơi đâu và giai đoạn lịch sử nào, phụ

nữ trên toàn thế giới cũng ra sức đoàn kết, đấu tranh cho bình đẳng và tiến bộcủa phụ nữ, vì mục tiêu hội nhập và phát triển

Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng, sự tiến bộ của xã hội sẽchậm lại nếu trong xã hội có một bộ phận đông đảo người bị áp bức bóc lột,

bị hạn chế hoặc bị loại trừ Vì vậy vấn đề giải phóng phụ nữ đã được đặt ra từrất lâu Từ giữa thế kỷ thứ XIX chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời đã góp phần rấtquan trọng trong việc giải phóng phụ nữ Thực hiện bình đẳng nam nữ là mộttrong những nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng xãhội, giải phóng con người Trong sự nghiệp cách mạng đó không thể thiếu vaitrò của phụ nữ Chủ nghĩa Mác - Lênin đánh giá cao vị trí, vai trò của phụ nữtrên phương diện này; theo đó, trong lịch sử nhân loại, không có một phongtrào lớn nào của những người bị áp bức mà lại không có phụ nữ lao động

Trang 9

tham gia Phụ nữ lao động là những người bị áp bức nhất trong tất cả nhữngngười bị áp bức Bởi vậy, không bao giờ họ đứng ngoài và không thể đứngngoài cuộc đấu tranh giải phóng con người Từ thực tế lịch sử đó, Các Mác đãkhái quát: Ai đã biết lịch sử thì biết rằng, muốn sửa sang xã hội mà không cóphụ nữ giúp vào thì chắc chắn không làm nổi.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ: Sự nghiệp giảiphóng phụ nữ là bộ phận khăng khít, gắn liền với sự nghiệp giải phóng giaicấp, với cuộc đấu tranh cách mạng để xoá bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chủ

nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản Ph.Ăngghen nhấn mạnh: "Sự nghiệp giải phóng phụ nữ, quyền bình đẳng giữa nam và nữ đều không thể có được, chừng nào mà phụ nữ vẫn chưa được tự do, vẫn còn bị gạt ra ngoài lao động sản xuất xã hội và còn bị bó hẹp trong việc riêng tư của gia đình"(1).Vai trò to lớn của phụ nữ còn được đề cao trong công cuộc giải phónggiai cấp, giải phóng xã hội: muốn giải phóng giai cấp, xoá bỏ chế độ bóc lột,xây dựng chủ nghĩa xã hội thắng lợi, thì giai cấp vô sản phải tạo điều kiện giảiphóng phụ nữ Phụ nữ là một nửa của nhân loại, nếu phụ nữ chưa được giảiphóng thì sự nghiệp của giai cấp vô sản chưa thực hiện được Không huyđộng được phụ nữ tham gia thì cách mạng không thể thắng lợi

Là người bảo vệ và phát triển học thuyết của Mác - Ăngghen, Lênincũng đánh giá cao vai trò của phụ nữ với sự nghiệp cách mạng Người khẳng

định: "Chừng nào mà người phụ nữ không những không được quyền tự do tham gia đời sống chính trị nói chung, mà cũng chưa được gánh vác một công việc thường xuyên và chung cho cả mọi người thì chừng ấy chưa nói đến chủ nghĩa xã hội được, cũng chưa thể nói đến ngay cả một chế độ dân chủ toàn vẹn và bền vững"(2)

Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và con người, vấn

đề giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ là trách nhiệm của( 1) CMác - Ăngghen tuyển tập, tập 2, NXB Sự thật, Hà Nội, Tr 516

( 2) Lênin toàn tập, T24, NXB Sự thật, Hà Nội, 1976, tr 737.

Trang 10

toàn xã hội Hơn ai hết, phụ nữ là người trực tiếp đấu tranh bảo vệ quyền lợicho mình, đòi quyền bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc cho chính mình Lý luậncủa chủ nghĩa Mác - Lênin là ngọn đèn pha, là vũ khí sắc bén trên con đườngđấu tranh giành thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trò của phụ nữ

Chủ tịch Hồ Chí Minh với lòng yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc,trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình người đã viết nhiều, nóinhiều về vai trò của phụ nữ và đề ra các biện pháp hữu hiệu để giải phóng phụ

nữ Tiếp thu và vận dụng sáng tạo quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trò to lớn của phụ nữ với sự nghiệp

-cách mạng của dân tộc Người viết: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ"(3)

Hơn ai hết, người chứng kiến sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong thời

kỳ phong kiến, áp bức, bóc lột Chính những khổ đau của người mẹ, người chịthân yêu của Bác đã nhân lên thành yêu thương, mối cảm thông sâu sắc vớiphụ nữ, trẻ em, người già cô đơn Tuy chịu nhiều ảnh hưởng nho giáo, songngười cũng hiểu rằng "tam tòng", "tứ đức", là những gánh nặng đè lên tấm

thân gầy yếu của người phụ nữ Người khẳng định: "Nếu không giải phóng phụ nữ thì sẽ không giải phóng phần nửa loài người, nếu không giải phóng phụ nữ tức là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có một nửa"(4)

Người đã chỉ rõ chính phụ nữ là lực lượng cách mạng to lớn tự giải

phóng mình và giải phóng đất nước Bác nói: "Xem trong lịch sử cách mệnh, chẳng có lần nào mà chẳng có đàn bà con gái tham gia Vậy nên, muốn thế giới cách mạng thành công thì phải vận động đàn bà, con gái công nông các nước"(5)

( 3) HCM toàn tập, T6, NXB Chính trị Quốc gia, 1995, tr 431.

( 4) HCM toàn tập, T6, NXB Chính trị Quốc gia, 1995, tr 47.

( 5) HCM toàn tập, T2, NXB Chính trị Quốc gia, 1984, tr 217.

Trang 11

Khi cách mạng tháng Tám thành công, người soạn thảo Hiến pháp 1946,

đã ghi rõ "Phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông, được hưởng chung mọi quyền tự do của công dân"(6)

Trong đường lối lãnh đạo của mình, Hồ Chủ tịch luôn quan tâm đến việcđào tạo, bồi dưỡng, đề bạt phụ nữ vào các chức vụ lãnh đạo kinh tế, xã hội.Người đã kế thừa quan điểm giải phóng phụ nữ của các nhà kinh điển mà đặtnền móng cho việc giải phóng phụ nữ Việt Nam thành hiện thực Người luônquan tâm chỉ đạo Đảng và Chính phủ cần có kế hoạch thiết thực để bồidưỡng, cân nhắc và giúp đỡ, để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọicông việc, kể cả việc lãnh đạo Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lêntrong mọi cuộc cách mạng thực sự đưa đến quyền bình đẳng cho phụ nữ.Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Hồ Chủ tịch, Đảng ta đã có nhiều chủtrương, đường lối, ra nhiều Chỉ thị, Nghị quyết để lãnh đạo công tác phụ nữ.Đảng ta coi vấn đề giải phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp giải phóng dântộc, bảo vệ tổ quốc Ngay từ khi mới ra đời, với luận cương 1930, Đảng đãchỉ rõ: Đảng cần tổ chức ra đoàn thể phụ nữ Hiệp hội, mục đích là mưu quyềnlợi cho phụ nữ, triệt để giải phóng họ Quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ

một lần nữa lại được khẳng định trong Hiến pháp 1992: "Công dân nam - nữ

có quyền ngang nhau về mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, gia đình… Nhà nước tạo điều kiện nâng cao trình độ về mọi mặt để phụ nữ có thể không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội".

Trải qua quá trình cách mạng, tùy theo từng thời kỳ mà Đảng đề ra chủtrương, đường lối phù hợp với phong trào phụ nữ cũng như sự phát triển củaphụ nữ Nghị quyết 152 – 153 năm 1967 có nội dung: tăng cường sự lãnh đạocủa các cấp ủy đảng đối với công tác phụ vận; tăng cường bảo vệ sức khỏe bà

mẹ, trẻ em; tăng cường công tác cán bộ nữ, mạnh bạo đề bạt, sử dụng cán bộ

nữ, kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng phong kiến hẹp hòi trong việc đề bạt,

sử dụng cán bộ Nghị quyết 31 của Hội đồng chính phủ năm 1967 đề cập đến( 6) HCM toàn tập, T4, NXB Chính trị Quốc gia, 1995, tr 440.

Trang 12

vấn đề bồi dưỡng lực lượng lao động nữ; không sử dụng lao động nữ trongmôi trường độc hại không phù hợp với điều kiện sinh lý của phụ nữ; sử dụnglao động nữ phải đi đôi với bồi dưỡng và bảo vệ sức khỏe Chỉ thị 44 (ngày7/6/1984) của Ban bí thư trung ương Đảng đề cập đến công tác đào tạo bồidưỡng cán bộ phụ nữ Nghị quyết 176a (1985) của Hội đồng bộ trưởng nay làChính phủ về phân bổ sử dụng đào tạo bồi dưỡng và bảo hộ lao động nữ; pháthuy vai trò của phụ nữ trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội Quyết định 163/HĐBT ngày 19/10/1988 của Hội đồng bộ trưởng được thay thế bằng Nghị

định 19/2003/NĐ-CP ngày 7/3/2003 của Chính phủ về “Qui định trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc đảm bảo cho Hội phụ nữ tham gia quản lý Nhà nước” Đặc biệt Nghị quyết 04 (NQ - TW) ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về “Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới” Chỉ thị 37-CT/TW ngày 16/5/1994 của Ban bí

thư trung ương Đảng khóa VII về nâng cao nhận thức quan điểm của Đảng vềvấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộchính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóađất nước đã đưa ra mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng caotrình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêucầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm,được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham giangày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đónggóp ngày càng nhiều hơn công việc xã hội và gia đình Phấn đấu để nước

ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất khuvực

Các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng đã thể hiện sâu sắc quan điểm củađảng ta về vai trò phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng của đất nước, nhằm tạođiều kiện cho mọi tầng lớp phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống

vẻ vang của mình, phấn đấu vươn lên xứng đáng là một lực lượng cách mạng

to lớn, một lực lượng lao động quan trọng không thể thiếu được trong xã hội

Trang 13

Các chỉ thị nghị quyết đó cũng nói lên rằng, sự nghiệp giải phóng phụ

nữ không chỉ là việc riêng của phụ nữ mà bao gồm tổng hợp nguồn lực củaĐảng, chính quyền, các đoàn thể, toàn xã hội đến từng gia đình Đây là quanđiểm rất mới của Đảng trong việc giải quyết những vấn đề của phụ nữ và giảiphóng phụ nữ trong giai đoạn hiện nay Đây cũng là sự phối hợp giữa các lựclượng thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ trên hai phương diện Trước hết

là sự xem xét lại chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức cụ thể đối với sựnghiệp giải phóng phụ nữ và phong trào phụ nữ, thể hiện bằng chương trìnhhành động cụ thể của đoàn thể mình Mặt khác, đó là sự liên kết, hỗ trợ nhaucùng tiến hành nhằm những mục tiêu chung theo yêu cầu của từng thời kỳ đặt

ra đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

Bước sang giai đoạn mới, công cuộc đổi mới toàn diện của nước ta diễn

ra với nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, tuy nhiên dưới sự lãnhđạo của Đảng thể hiện qua các nghị quyết, chỉ thị Đảng ta xác định nội dung,phương thức, nhiệm vụ công tác phụ vận của những thời điểm lịch sử khácnhau đã phát huy cao độ tiềm năng của lực lượng phụ nữ để họ đóng góp mộtcách xứng đáng vào sự thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta

1.2 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ VÀ HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG

1.2.1 Vị trí, vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp phát triển đất nước

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, phụ nữ Việt Nam giữ một vị trí vàvai trò hết sức quan trọng Là con cháu của Bà Trưng, Bà Triệu, phụ nữ Việt

Nam luôn phát huy truyền thống: “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang” Ngày nay, truyền thống đó của phụ nữ đang được phát huy, rèn luyện

với những yêu cầu, chuẩn mực mới Phụ nữ Việt Nam đã góp phần không nhỏvào thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mụctiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Với 51,48%dân số và chiếm 52% lực lượng lao động xã hội, phụ nữ Việt Nam đã và đang

là nguồn lao động có tiềm năng to lớn, thực sự là đã trở thành động lực mạnh

Trang 14

mẽ trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Với vai trò to lớn và truyền thống tốt đẹp đó, phụ nữ Việt Nam đã và đangvượt qua khó khăn, thử thách, đóng góp xứng đáng công sức của mình vào sựnghiệp phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực Trên lĩnh vực chính trị, phụ nữluôn vượt lên những hoàn cảnh khó khăn, tham gia công tác Đảng, quản lýNhà nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao cho Trong lĩnhvực kinh tế, nhiều chị em phụ nữ là những doanh nhân giỏi, là những nhàquản lý giỏi, có đầu óc sáng tạo, góp phần làm giàu cho đất nước Trên lĩnhvực khoa học công nghệ, chị em phụ nữ là những nhà nghiên cứu khoa họcnhiệt tình, thông minh và có nhiều công trình nghiên cứu được đưa vào ứngdụng có hiệu quả Đặc biệt là trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, phụ nữ làlực lượng hùng hậu, tham gia vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mạnhdạn áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa năng suất lúa tăng cao, góp sức làm chocác loại cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển Phụ nữ Việt Nam còn thamgia tích cực vào việc giữ gìn nếp sống văn hoá và bản sắc dân tộc Việt Nam,lưu truyền các giá trị tinh hoa văn hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bên cạnh chức năng xã hội, các chức năng gia đình của phụ nữ cũng hếtsức quan trọng Phụ nữ bao giờ cũng giữ vai trò trung tâm ảnh hưởng trực tiếpđến đời sống kinh tế, tinh thần, tình cảm, lối sống, nếp sống văn hoá của mọithành viên trong gia đình Họ là người vợ hiền, người con hiếu thảo, người

mẹ yêu thương Họ nâng đỡ tình cảm cho chồng con, tạo điều kiện cho chồngcon lao động, công tác, học tập và cống hiến Ngoài ra, người phụ nữ còn cómột thiên chức đặc biệt, đó là thiên chức làm mẹ và là người thầy đầu tiên củacon người Đánh giá vai trò của phụ nữ bao giờ cũng phải xét trên hai khíacạnh xã hội và gia đình Cả hai chức năng này, phụ nữ đều có vị trí hết sứcquan trọng Để hoàn thành nó, người phụ nữ phải nỗ lực hơn nam giới nhiều

Vì thế, có ý kiến cho rằng, giáo dục một người đàn ông thì chỉ được mộtngười, còn giáo dục một người phụ nữ thì được cả một gia đình Nhiều giađình tốt thì sẽ được một xã hội tốt

Trang 15

1.2.2 Vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng

Hội LHPN Việt Nam là một tổ chức chính trị xã hội, dưới sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng đã sớm nhận rõ vai trò phụ nữ là lựclượng quan trọng của cách mạng, từ đó đưa ra nhiệm vụ giải phóng phụ nữgắn với giải phóng giai cấp Được thành lập ngày 20 tháng 10 năm 1930, trảiqua các thời kỳ cách mạng với các tên khác nhau như: Hội phụ nữ giải phóng(năm 1930 - 1931), Hội phụ nữ dân chủ (1934 - 1936), hội phụ nữ phản đế(1939), Hội phụ nữ cứu quốc (1941) và ngày nay được gọi là Hội Liên hiệpphụ nữ Việt Nam

Từ khi thành lập đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội LHPN ViệtNam đã viết lên những trang sử vô cùng vẻ vang và oanh liệt Hội luôn luônphấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ Hội LHPNViệt Nam là một bộ phận nằm trong hệ thống chính trị, cùng các tổ chức,đoàn thể có trách nhiệm đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, đại diệncho quyền, lợi ích hợp pháp cho phụ nữ và trẻ em

Hoạt động của Hội LHPN Việt Nam trong những năm qua luôn bám sátchủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.Những định hướng và chỉ tiêu cơ bản được xác định thông qua 6 chương trìnhtrọng tâm của công tác Hội đề ra cho các cấp Hội thực hiện

Hội xây dựng nội dung cụ thể, sát thực với từng thời kỳ, với nhiều hìnhthức sinh hoạt phong phú, đa dạng đã mang lại hiệu quả cao, đáp ứng với yêucầu, tâm tư nguyện vọng của cán bộ, hội viên

Với những chương trình ngắn hạn, dài hạn và những nội dungchuyên đề riêng do Trung ương Hội đề ra, đã có tác dụng cổ vũ thi đua vàlàm cơ sở cho các cấp Hội vận dụng linh hoạt, tuỳ khả năng, hoàn cảnhcủa từng địa phương Nhờ vậy, phong trào phụ nữ nước ta với động lực làyêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, trong những năm qua đã hoạt động cóhiệu quả thiết thực

Trang 16

Trong quá trình hoạt động, Hội LHPN Việt Nam luôn giành nhiều nguồnlực cho cơ sở Đặc biệt là đào tạo cán bộ, tạo vốn để sản xuất, giúp cho phụ

nữ nghèo tạo việc làm, tăng thu nhập Với quan điểm nhất quán phải coi trọngvai trò hạt nhân của cơ sở và coi trọng yếu tố con người nên trong hoạt độngcủa Hội luôn có sự tìm tòi, khai thác, điều tiết hợp lý các nguồn vốn cho cáccấp Hội, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và các dự án quốc gia

để thu hút các nguồn vốn cho hội viên sản xuất, chăm sóc sức khoẻ cho phụ

nữ và trẻ em, nâng cao kiến thức về mọi mặt cho phụ nữ, tập trung thúc đẩyphong trào của cơ sở đi lên Các hình thức sinh hoạt của hội viên khá hấp dẫn

Do vậy, chương trình hoạt động của Hội LHPN Việt Nam đã thực sự đi vàocuộc sống Hội LHPN Việt Nam đã tích cực tham mưu cho Đảng, Nhà nướcsớm ban hành được các Chỉ thị, Nghị quyết về công tác phụ nữ và công táccán bộ nữ Nhờ vậy, phong trào phụ nữ và tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.Các chương trình hoạt động của Hội luôn được hội viên hưởng ứng và xã hộicông nhận, ủng hộ, đã góp phần tích cực vào kết quả thực hiện chương trình,mục tiêu, nhiệm vụ chung của Đảng và Nhà nước giao cho

Sự trưởng thành của phong trào phụ nữ cả nước được gắn liền với sựnghiệp đổi mới của đất nước Thành công ấy, trước hết là do sự lãnh đạo củaĐảng, sự tạo điều kiện của chính quyền các cấp, sự ủng hộ của các tổ chứcđoàn thể nhưng quan trọng là sự nỗ lực trong tổ chức hoạt động của các cấpHội LHPN Việt Nam

1.3 THỜI ĐẠI NGÀY NAY VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ CÔNG TÁC PHỤ NỮ

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình quốc tế đang có những diễn biếnphức tạp tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức Cáchmạng khoa học công nghệ phát triển với tốc độ cao, thực sự trở thành lựclượng sản xuất trực tiếp, đưa thế giới bước vào giai đoạn phát triển mới vớinhững bước nhảy vọt Lực lượng sản xuất tăng nhanh, toàn cầu hoá trở thànhmột xu thế, kinh tế tri thức xuất hiện, vị thế con người được đề cao hơn bao

Trang 17

giờ hết Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học công nghệ cũng để lại nhữnghậu quả nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, dân sốtăng quá tải, nạn ma tuý, bệnh tật… Đó là những vấn đề cấp bách màkhông một quốc gia nào tự giải quyết được Trong xu thế hoà nhập vào sựphát triển chung của nhân loại, đòi hỏi phụ nữ cần phải nâng cao trình độ

về mọi mặt, tổ chức Hội phải không ngừng đổi mới nội dung, phương thứchoạt động, phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo để bắt kịp xu thế chung đó

Trong những năm qua, các tầng lớp phụ nữ nước ta đã phát huy

truyền thống "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang", đoàn kết, đổi

mới, sáng tạo trong lao động, đạt nhiều thành tích suất sắc trên các lĩnhvực kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam cónhiều cơ hội và điều kiện phấn đấu vươn lên cùng với sự phát triển chungcủa đất nước Đa số phụ nữ đã thích ứng với sự đổi mới về phân công laođộng, chủ động tiếp cận đào tạo ngành nghề mới, bồi dưỡng kỹ năng laođộng, kiến thức sản xuất, năng lực quản lý Ngày càng có nhiều phụ nữquan tâm và tham gia vào các hoạt động xã hội, các phong trào thi đua yêunước Chị em đã và đang vượt qua những khó khăn của cuộc sống, nhữngmặc cảm tâm lý, bền bỉ sáng tạo vươn lên, khẳng định vị trí của mìnhtrong gia đình và xã hội

Tuy nhiên công cuộc đổi mới và phát triển đất nước đang đứng trướckhông ít khó khăn thách thức: Vấn đề việc làm, phân hoá giầu nghèo, trình

độ học vấn thấp đã ảnh hưởng tới sự phấn đấu vươn lên của phụ nữ trongcuộc đấu tranh cho sự bình đẳng, phát triển và tiến bộ của phụ nữ Thời đạimới đặt ra những yêu cầu mới về những chuẩn mực của người phụ nữ ViệtNam Vì vậy, cần tạo cơ hội và động lực cho phụ nữ tích cực rèn luyện,phấn đấu vươn lên; tạo điều kiện để phụ nữ được bình đẳng và phát triển,động viên và phát huy khả năng của các tầng lớp phụ nữ đóng góp tíchcực, có hiệu quả vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước nói chung và từng địa phương nói riêng

Trang 18

Ngoài sự quan tâm tạo điều kiện của Đảng, nhà nước, chị em phụ nữcũng như các cấp lãnh đạo Hội cần phải cố gắng vươn lên, bởi vậy, công tácphụ nữ phải được đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động Đó cũng là cơ sở

để giải quyết những vấn đề có tính chiến lược lâu dài nhằm đạt mục tiêu "Vì

sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ".

Trang 19

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG

CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ HUYỆN QUẢNG XƯƠNG

2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN QUẢNG XƯƠNG

Quảng Xương là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hóa;phía Đông giáp thị xã Sầm Sơn và vịnh Bắc Bộ, phía Nam giáp huyện TĩnhGia và huyện Nông Cống, phía Tây giáp huyện Nông Cống và huyện ĐôngSơn, phía Bắc giáp thành phố Thanh Hóa và Hoằng Hóa Từ năm 1971 đếnnăm 2012, sau khi chia tách địa giới, sáp nhập 11 xã về Thành phố ThanhHóa và Thị xã Sầm Sơn, đến nay, Quảng Xương còn 36 xã, Thị trấn với198,20 km² và 227.971 người

Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộhuyện, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân đã đoàn kết,quyết tâm vượt lên trên khó khăn, thử thách, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, phấnđấu đạt được nhiều kết quả cao và toàn diện trên các lĩnh vực

Trên lĩnh vực kinh tế:

Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường đáng kể Tốc độ tăng trưởng kinh tếbình quân hàng năm đạt 13.3%, đạt mục tiêu đề ra, cao hơn nhiệm kỳ trước là2,3% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; đến năm 2010, Nông, lâm,thuỷ sản: 40,0%,; công nghiệp - xây dựng: 27,2%; dịch vụ - thương mại:32,8% (KH: 44% - 24% - 32%), Nông – Lâm – Thủy sản tăng trưởng bìnhquân hàng năm đạt 6,9% Công nghiệp - thủ công nghiệp – đầu tư xây dựng cơbản tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 20,8%; dịch vụ - thương mại pháttriển đa dạng, phong phú cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng Tốc độ tăngtrưởng bình quân hàng năm đạt 16,2% GDP bình quân đầu người đạt 12,2triệu đồng Các giải pháp tích cực về phát triển kinh tế được triển khai tươngđối hiệu quả:

Trang 20

Trên lĩnh vực Văn hoá – xã hội:

Văn hóa – xã hội có chuyển biến tiến bộ; đời sống vật chất tinh thần củanhân dân được cải thiện rõ rệt

Công tác giáo dục – đào tạo: quy mô giáo dục tiếp tục ổn định và phát

triển theo hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học; tỷ lệ huy động họcsinh trong độ tuổi ra lớp ở tất cả các cấp học, bậc học ngày càng tăng 100%

số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập GDTHCS(trong nhiệm kỳ có thêm 3 xã đạt chuẩn phổ cập GDTHCS)

Chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến tích cực; chất lượng đại tràđược nâng lên; chất lượng mũi nhọn được chú trọng Công tác đào tạo, bồidưỡng, luân chuyển cán bộ quản lý, điều chuyển giáo viên được coi trọng,100% giáo viên các cấp học có trình độ đạt chuẩn, trong đó 38,9% GV trênchuẩn Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường Việc ứng dụngCNTT trong dạy học và quản lý giáo dục được đẩy mạnh Hết năm học 2009-

2010 có 49 trường học đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 39,2%, (tăng 17,2% sovới năm 2005)

Các hoạt động văn hoá – thông tin – TDTT được đẩy mạnh Quy mô,

chất lượng tuyên truyền theo chủ đề, chủ điểm ngày càng tốt hơn Tiếp tục

đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” Đến

nay, đã có 368 làng, cơ quan văn hoá được khai trương đạt 63,8%, trong đó 244làng, đơn vị đạt danh hiệu văn hoá cấp huyện trở lên, có 72,5% gia đình đạt tiêuchuẩn gia đình văn hoá, tăng 11% Tăng cường chỉ đạo thành lập các CLB vănhoá, CLB thể thao cơ sở Số người tập luyện TDTT thường xuyên đạt 30%,tăng 10,5% Số gia đình đạt gia đình thể thao là 18,5%, tăng 7,5% Thể thaothành tích cao luôn xếp hạng trong tốp các đơn vị dẫn đầu của tỉnh

Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em: Làm tốt công tác y tế dự

phòng, kịp thời bao vây và dập tắt dịch khi có dịch bệnh xảy ra Chất lượngchẩn đoán, điều trị, dịch vụ y tế được nâng lên, y đức của đội ngũ thầy thuốctiếp tục được bồi dưỡng và phát huy Chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại

Trang 21

cán bộ y tế xã, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ y tế thôn, thu hút bác sĩ về địaphương công tác, đã có 35 trạm y tế có bác sĩ (đạt tỷ lệ 88%) Triển khai thựchiện tốt chính sách bảo hiểm y tế đối với trẻ em và người nghèo Điều kiệnkhám, chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh ở các tuyến đều được nânglên; có 25 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, đạt tỷ lệ 60%.

Công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo được tổ chức thực hiện với nhiều biện pháp, đời sống nhân dân được cải thiện, đã giải quyết

việc làm cho 25.300 lao động (bình quân 6.100 lao động/năm), đưa được 2.610lao động đi xuất khẩu nước ngoài, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35,5% Tăngcường chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo; cơ bản xoá xong số nhà tạm bợ, dột nát cho

hộ nghèo, không có hộ đói, hộ nghèo giảm từ 32% năm 2005 xuống còn 15%; số

hộ khá và giàu tăng nhanh Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người cócông, đối tượng bảo trợ xã hội, các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo chínhxác, kịp thời

Công tác An ninh – Quốc phòng

An ninh – quốc phòng được tăng cường, trật tự ATXH được đảm bảo, hoạtđộng của các cơ quan nội chính ngày càng có hiệu quả

Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục các quan điểm, đường lối, chínhsách của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ Quốc phòng – An ninh; thực hiệntốt cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự, công anlàm tham mưu; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trongviệc thực hiện nhiệm vụ QP-AN Công tác bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng –

An ninh, huấn luyện quân sự, tuyển quân, diễn tập khu vực phòng thủ và côngtác hậu phương quân đội được triển khai đúng kế hoạch, hoàn thành chỉ tiêu,nhiệm vụ được giao; nhiệm vụ xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, an toànlàm chủ, SSCĐ và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được coi trọng

Công tác bảo vệ đảng, bảo vệ chính quyền, công tác đấu tranh phòngchống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội được quan tâm chỉ đạo quyết liệt,thường xuyên và có hiệu quả An ninh chính trị, an ninh nông thôn, an ninh

Trang 22

tuyến biển, an ninh tôn giáo được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảmbảo, 82% các vụ việc xảy ra được giải quyết từ cơ sở, nhiều vụ án phức tạp đãđược Công an huyện và các ngành chức năng giải quyết dứt điểm, đúng phápluật Công tác tuyên truyền, tuần tra kiểm soát và xử phạt các hành vi vi phạmtrật tự an toàn giao thông được tăng cường, góp phần hạn chế đáng kể các vụtai nạn giao thông trên địa bàn.

2.2 CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI PHỤ NỮ HUYỆN QUẢNG XƯƠNG THỜI GIAN QUA

2.2.1 Cơ cấu tổ chức của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quảng Xương

Hệ thống tổ chức Hội LHPN được thành lập tương ứng với hệ thống đơn

vị hành chính nhà nước, gồm: Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam,Hội liên hiệp phụ nữ Tỉnh, Hội liên hiệp phụ nữ huyện (thành phố), Hội liênhiệp phụ nữ xã (phường, thị trấn) Hội liên hiệp phụ nữ có mối quan hệ chặtchẽ với các tổ chức trong hệ thống chính trị, đồng thời cũng là một thành viêncủa hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của Hội LHPN huyện Quảng Xương được tổ chức theoqui định của điều lệ Hội và quy định về biên chế cán bộ hiện hành

Cơ quan thường trực: có 6 đ/c, trong đó 01 đồng chí Chủ tịch phụ trách

chung, 02 đồng chí Phó chủ tịch theo dõi các mảng hoạt động chuyên môn củaHội, 03 đồng chí cán bộ phụ trách trực tiếp các hoạt động chuyên môn Toànhuyện có 05 cụm thi đua do 05 đ/c cán bộ cơ quan thường trực phụ trách

- Về trình độ: Có 1 đ/c có trình độ Thạc sỹ, 05 đ/c có trình độ đại học

- Về chính trị: 03 đ/c có trình độ cao cấp, 03 đ/c có trình độ trung cấp

- Về độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 01 đ/c, từ 30 tuổi - dưới 45 tuổi: 04 đ/c, trên

45 tuổi: 01 đ/c

Ban thường vụ Hội phụ nữ huyện: gồm 9 đ/c, trong đó có 5 đồng chí

trong cơ quan Thường trực, 3 đồng chí đại diện các ngành, lĩnh vực tronghuyện và 1 đồng chí ở Hội phụ nữ cơ sở

Trang 23

Ban chấp hành Hội phụ nữ huyện: có tổng số gồm 33 đ/c trong đó, cán

bộ cơ quan Thường trực 5 đ/c, 4 đ/c đại diện các ngành, lĩnh vực của huyện,

24 đ/c là Chủ tịch Hội phụ nữ cơ sở Mỗi đ/c trong BCH được phân công phụtrách từ 1-2 đơn vị, trong đó có đơn vị mình công tác Hàng tháng đều có báocáo và phản ánh tình hình của các đơn vị được phụ trách

Cấp xã: Toàn huyện có 36 xã, thị trấn trong đó, có 7 xã có công giáo;

Có 359 chi hội phụ nữ và 16 tổ nữ công

Mỗi xã, thị trấn có 1 Ban chấp hành Hội từ 9 – 13 người, cơ cấu gồmcác chi hội trưởng và các ngành có liên quan như: Dân số, y tế, giáo dục, cáchội đoàn thể khác…

Ở các chi hội có cán bộ chi hội trưởng, các chi hội phó và cán bộ tổ phụ nữ

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Hội phụ nữ các cấp trong huyện như sau:

Hội Liên hiệpPhụ nữ huyện

Hội Liên hiệp phụ nữ Hội trực thuộc

Trang 24

- Tổng số hội viên: 29.088

- Hội viên tham gia sinh hoạt thường xuyên: 22.837

- Hội viên là công nhân viên chức : 6.350 hội viên

tâm là phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" và phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong các tầng

lớp PN Với lực lượng đông đảo, chiếm hơn 50% lao động trên địa bàn toànhuyện, PN Quảng Xương tích cực tham gia lao động sản xuất, hoạt động xãhội Phong trào PN đã có những đóng góp quan trọng vào các lĩnh vực pháttriển kinh tế - xã hội, AN - QP trên địa bàn huyện

* Trên lĩnh vực kinh tế

Với đức tính cần cù, sáng tạo, chị em phụ nữ tham gia tích cực vàonhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế; học tập, ứng dụng Khoa học kỹ thuật,đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, chăn nuôi; xâydựng các mô hình trang trại, gia trại, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá,tăng nhanh tỷ lệ lợn hướng nạc, đàn bò lai, ổn định đàn gia cầm tại các địaphương; thực hiện chương trình xây dựng cánh đồng đạt 50tr đồng/ha/năm,

đề án xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng cao, góp phần hoànthành mục tiêu 130.000 tấn lương thực/năm

Tích cực đầu tư mua sắm phương tiện, ngư cụ…phục vụ khai thác, chếbiến và nuôi trồng thuỷ sản, trong đó, nổi bật là các hoạt động: đánh bắt cá ởQuảng Đại, Quảng Hùng; nuôi thuỷ sản ở Quảng Chính, Quảng Trung; chếbiến thương phẩm nước mắm ở Quảng Nham, Quảng Vinh… thực hiện tốt Nghị

Trang 25

quyết 04/NQ/HU về việc phát triển sản xuất thuỷ sản trên cả 3 mặt, góp phầntăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong toàn huyện đạt bình quân6,9%/năm

Tham gia phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề trong nông thôn;tranh thủ tạo việc làm, tăng thu nhập bằng các hoạt động duy trì ngành nghềtruyền thống; nhiều chị chủ động tham gia lao động sản xuất trong các nhàmáy, xí nghiệp, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống Đặc biệt, một sốphụ nữ đã biết vươn lên làm giàu chính đáng, là chủ các doanh nghiệp tưnhân trên địa bàn huyện, có nhiều đóng góp về tinh thần và vật chất cho sựphát triển của quê hương, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp năm 2010 lên 2,5 lần so với năm 2005

Tham gia ngày càng hiệu quả và có tính chuyên nghiệp trong hoạt độngkinh doanh, dịch vụ Hệ thống chợ nông thôn trên địa bàn huyện được nâng cấp

và mở rộng, xây mới 3 chợ, bước đầu hình thành một số siêu thị và trung tâmthương mại, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hàng hoá, vật tư cho sản xuất vàđời sống; doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ ngày càng cao,tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16,2% Đời sống vật chất của nhândân và hội viên được cải thiện đáng kể

* Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội

Trong công tác GD&ĐT: Đội ngũ cán bộ, giáo viên nữ chiếm phần lớn

tổng số cán bộ công nhân viên chức trong ngành GD&ĐT Chị em khôngngừng học tập, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu và áp dụng sángkiến kinh nghiệm trong dạy- học và giáo dục học sinh; đẩy mạnh phong trào

thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung Chất lượng giáo dục toàn diện có nhiều

chuyển biến tích cực, chất lượng đại trà nâng lên, chất lượng mũi nhọn đượcchú trọng; số học sinh nữ đến trường đảm bảo công tác phổ cập giáo dục, tỷ

lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp THCS đạt trên 95%, số học sinh đạt giải họcsinh giỏi cấp tỉnh hàng năm luôn đứng trong tốp đầu của tỉnh, số học sinh thi

Trang 26

đậu Đại học, Cao đẳng trong 5 năm đạt trên 7.000 em, tăng bình quân11%/năm; nhiều chị đạt danh hiệu giáo viên giỏi các cấp, hàng nghìn chị đạt

danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Công tác Xã hội hoá giáo dục ngày càng có hiệu quả, các hoạt động xãhội hóa giáo dục đã và đang trở thành thói quen tốt đẹp trong các bậc làm mẹ,làm chị; nhận thức về vai trò của giáo dục trong các tầng lớp phụ nữ và nhândân ngày càng được nâng lên, hoạt động phối hợp tay 3: Gia đình- Nhà tr-ường- Xã hội duy trì bền vững Trong những năm qua, quy mô, chất lượnggiáo dục tiếp tục ổn định và phát triển Sự tiến bộ của nền GD&ĐT huyện nhà

có vai trò đóng góp quan trọng của các tầng lớp phụ nữ

Trong công tác y tế - dân số: Phụ nữ trong ngành y tế không ngừng phấnđấu, tận tâm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân, thực hiện tốt phương

châm: “Thầy thuốc như mẹ hiền”, xứng đáng với 12 điều y đức của nghề

Công tác chăm sóc, bảo vệ bà mẹ, trẻ em và công tác Dân số - Kế hoạchhoá gia đình ngày càng đạt hiệu quả hơn Trong 5 năm qua, tỷ lệ tăng dân số

tự nhiên bình quân đạt 0,81%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng năm 2010 còn 19,3%(giảm 5,4% so với đầu nhiệm kỳ); đặc biệt, các hoạt động về chăm sóc Sứckhoẻ sinh sản đã trang bị được những kiến thức cơ bản và cần thiết đối với nữthanh niên nói riêng và giới trẻ nói chung, đồng thời, giúp các bà mẹ có con ởlứa tuổi vị thành niên có kỹ năng nuôi dạy con tốt

Công tác văn hóa, thông tin, thể dục thể thao: Phụ nữ tích cực tham gia

các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT như: Duy trì các làn điệu dân ca, hátChèo( Quảng Lưu), hát Nhà trò (QHợp), hát Tú huần, hát Quánthuyền(Quảng Yên); thành lập các CLB văn hóa, TDTT ; tham gia đóng góptrùng tu, tôn tạo nhiều di tích, danh thắng, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá

quê hương; tích cực đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình “No ấm, bình

đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, gia đình "Ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, góp phần thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, cùng với đảng bộ và nhân dân trong huyện khai trương xây dựng

Trang 27

368 làng văn hoá, cơ quan văn hoá và có 72,5% gia đình đạt tiêu chuẩn giađình văn hoá (tăng 11% so với đầu nhiệm kỳ).

Công tác dạy - học nghề, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo:Tranh thủ sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, các ban ngành trong hoạt độngdạy nghề, tạo việc làm tại chỗ cho người lao động, tích cực học tập, phát triểnnghề phụ, nghề mới trong nông thôn Tỷ lệ lao động nữ được qua đào tạongày càng tăng, nhiều chị em tham gia xuất khẩu lao động, cải thiện đời sốngvật chất trong các gia đình, góp phần quan trọng vào kết quả chương trình xóađói giảm nghèo trong toàn huyện

Công tác vệ sinh môi trường: Phụ nữ là lực lượng đi đầu tham gia bảo vệmôi trường sinh thái, vận động nhân dân xây dựng các công trình nước sạch,

vệ sinh, nhà tắm, góp phần đưa tỷ lệ hộ gia đình dùng nước hợp vệ sinhtrong toàn huyện đạt 92% Hoạt động thu gom và xử lý rác thải tại các giađình, các địa bàn dân cư được đẩy mạnh, góp phần bảo vệ môi trường xanh-sạch - đẹp

Giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống tốt đẹpcủa người phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Quảng Xương đã phấn đấu thực hiện tốtchức năng của người mẹ, người vợ, người con trong gia đình và nghĩa vụngười công dân trong xã hội, không ít các chị vừa là dâu hiền, vợ đảm, người mẹmẫu mực vừa là người phụ nữ thành đạt, luôn hoàn thành tốt mọi công tác xãhội giao

* Trên lĩnh vực an ninh quốc phòng

Thực hiện Nghị quyết Liên tịch số 01 giữa Bộ Công an với Hội LHPNViệt Nam về giáo dục con em trong gia đình không vi phạm pháp luật và tệnạn xã hội, phụ nữ đã tích cực tham gia cảm hoá, giáo dục các đối tượng lầmlỗi trở về làm người lương thiện; vận động người thân trong gia đình thựchiện tốt chủ trương, Nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước, các nhiệm vụ QP - AN của địa phương; thực hiện tốt quy ước, hươngước của làng; tham gia các hoạt động của tổ an ninh trật tự xã hội; đấu tranh

Trang 28

phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; chống các đạo trái phép Tham gia tíchcực vào tổ hoà giải, linh hoạt giải quyết kịp thời nhiều vụ mâu thuẫn nhỏ tronggia đình, làng xóm, góp phần giữ vững sự bình yên trong cộng đồng dân cư,bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn huyện.

Trong công tác hậu phương quân đội, quán triệt sâu sắc luật nghĩa vụquân sự trong tình hình mới, hàng năm, phụ nữ tích cực tuyên truyền, độngviên con em hăng hái nhận nhiệm vụ, tham gia thâm nhập quân, sẵn sàngđóng góp tiền, quà tặng tân binh trước lúc lên đường; tích cực đóng góp xâydựng quỹ đền ơn, đáp nghĩa, thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng,góp phần cùng đảng bộ và nhân dân trong huyện thực hiện thắng lợi nhiệm vụQuốc phòng an ninh

* Trên lĩnh vực xây dựng Đảng, chính quyền, tham gia quản lý nhà nước

Phát huy quyền làm chủ, các tầng lớp phụ nữ đã tích cực thực hiện vàtham gia giám sát việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách, phápluật của đảng và nhà nước; tham gia giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ

ở địa phương, đơn vị; đóng góp ý kiến tại các buổi tiếp xúc cử tri, các kỳ họpHĐND; đóng góp ý kiến vào văn kiện đại hội Đảng các cấp, các văn bản luậtpháp chính sách của Nhà nước, đặc biệt là chính sách đối với phụ nữ nghèo;tích cực tham gia bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp góp phần xây dựngĐảng, chính quyền địa phương trong sạch vững mạnh

Tích cực tham mưu cho Đảng uỷ, chính quyền địa phương trong hoạt động

tổng kết thực hiện Nghị quyết 11/NQ-TW của Bộ chính trị về "Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước", Chỉ thị 16/ CT-BTV của Ban Thường

vụ Tỉnh uỷ về "Tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác cán bộ nữ trong thời kỳ mới" Trưởng thành từ phong trào phụ nữ, đội ngũ cán bộ nữ các cấp đã có sự

phát triển rõ rệt về số lượng, chất lượng, có nhiều đóng góp quan trọng tronglĩnh vực xây dựng Đảng, chính quyền và tham gia quản lý nhà nước

Các phong trào thi đua và nhiệm vụ trọng tâm công tác của Hội đã đượctập trung thực hiện đạt được nhiều kết quả tốt

Trang 29

Phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây

dựng gia đình hạnh phúc" được các cấp Hội tổ chức thực hiện một cách sáng

tạo, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, cụ thể hoá thành nhiều phongtrào với nội dung thi đua phong phú, đa dạng; phối hợp với các ban ngành,đoàn thể, đặc biệt là nữ công công đoàn triển khai sâu rộng đến các tầng lớpphụ nữ trong toàn huyện, gắn phong trào thi đua của Hội với phong trào thiđua yêu nước trong các ngành, các cơ quan, trường học Năm 2010 có 31.414chị đạt 3 tiêu chuẩn của phong trào thi đua, đạt 80% (tăng 12% so với năm2006) Trong các cơ quan, trường học, hàng năm có trên 5 nghìn nữ CNVC

đăng ký thi đua, trong đó có trên 80% đạt danh hiệu "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Năm 2010, Hội đã tổ chức thành công Hội nghị biểu dương điển hìnhtiên tiến trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước 5 năm (2005-2010), 100

cá nhân xuất sắc tiêu biểu cho phụ nữ trên các lĩnh vực trong toàn huyện đượcbiểu dương, khen thưởng, trong đó có 6 chị điển hình tiên tiến cấp tỉnh và Trungương Hội nghị đã tạo sức lan toả lớn trong phong trào phụ nữ và cộng đồng.Với vai trò là hạt nhân nòng cốt, hoạt động của Hội LHPN QuảngXương đã tích cực đẩy mạnh phong trào phụ nữ trong toàn huyện, các nộidung thi đua trở thành động lực giúp chị em vượt qua khó khăn, phát huyphẩm chất, năng lực, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH củahuyện nhà

Thực hiện cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", Hội PN

chỉ đạo điểm tại 2 xã (Quảng Hoà, Quảng Trạch), chỉ đạo những đơn vị cònlại triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; tổ chứccho 100% chi hội với 39.268 gia đình cán bộ, hội viên đăng ký thực hiện; sơkết, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình ra 41/41 xã, thị trấn Hội viên PNtrong toàn huyện là lực lượng đi đầu trong việc thực hiện công tác VSMT,bảo vệ môi trường sinh thái Nhiều đơn vị xây dựng được mô hình có hiệuquả như: Hội PN xã Quảng Cát vận động 100% hội viên dùng nguồn nước

Trang 30

sạch, nước máy để sinh hoạt Hội PN Quảng Châu, Quảng Nham duy trì các

tổ thu gom rác thải, làm tốt công tác VSMT tại các thôn, xóm và ở ven biểntrên địa bàn Ngoài ra, Hội còn tuyên truyền, hướng dẫn chị em làm tốt côngtác Vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi, không sử dụng các hoá chất

độc hại cho rau màu góp phần thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Phụ nữ cả nước thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khoẻ gia đình và cộng đồng”

do TW Hội phát động, cùng với ngành y tế nâng cao sức khỏe nhân dân

Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Ban thường vụ Hội LHPN huyện đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo

các đơn vị phối hợp tổ chức cho cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia học tập các

chuyên đề, thu hút 40.250 chị và hội thi “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thu hút 123 chị ở 41/41 xã, thị trấn, các cơ quan, trường học tham

gia Các cấp Hội phát động phong trào thực hành làm theo tấm gương của

Người: "Mỗi gia đình hội viên có một con lợn nhựa tiết kiệm" Qua 4 năm

thực hiện, đến nay, có100% các đơn vị với 27.839 hội viên tham gia, số tiền tiếtkiệm đạt 4.552 triệu đồng Số tiền thu được giúp chị em giải quyết những khókhăn, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và trích một phần hỗ trợ các hộiviên phụ nữ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Thông qua thực hiện cuộc vận

động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cán bộ, hội viên

PN đã có những chuyển biến rõ nét trong nhận thức cũng như hành động.Công tác tuyên truyền, giáo dục của Hội có nhiều đổi mới cả về nội dung

và hình thức, ngày càng đáp ứng được những nhu cầu thiết thực và sự quantâm của phụ nữ: Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, quán triệt học tậpNghị quyết của Đảng các cấp; chính sách, pháp luật của nhà nước mới banhành, đặc biệt là chính sách và luật pháp có liên quan đến quyền, lợi ích chínhđáng của phụ nữ và trẻ em, vận động PN tham gia học tập, nâng cao trình độdưới nhiều hình thức Trong 5 năm qua, các cấp Hội phối hợp tổ chức đượcgần 1.000 lớp với 989.705 lượt cán bộ, hội viên PN tham gia bồi dưỡng kiếnthức về KHKT, công nghệ mới trong SX nông nghiệp; quản lý và sử dụng

Trang 31

vốn; kiến thức về sức khoẻ sinh sản, DS-KHHGĐ, vệ sinh môi trường, phòngchống TNXH; kiến thức về giới gắn với bồi dưỡng, giáo dục truyền thống,phẩm chất người PN thời kỳ mới; kiến thức tổ chức cuộc sống gia đình vànuôi dạy con gắn với việc tôn vinh PN điển hình tiên tiến trên nhiều lĩnhvực Công tác tuyên truyền, giáo dục được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phùhợp với từng địa phương, đơn vị ở từng thời điểm bằng nhiều hình thứcphong phú như: tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, hội thi, giao lưu, chiến dịchtruyền thông; hội nghị biểu dương gương người tốt, việc tốt… Trong nhiệm

kỳ, nhiều cơ sở Hội đã tổ chức cho chị em đi tham quan, học tập các mô hìnhhoạt động của Hội, các di tích lịch sử BCH huyện Hội đã tổ chức được 1 đợttham quan cho toàn thể chị em trong BCH mở rộng Sau chuyến tham quan,Hội phát động đợt quyên góp ủng hộ tôn tạo đền Bà Triệu đạt hiệu quả cao.Phối hợp với các ngành chức năng có liên quan, các cơ quan thông tấn,báo chí và đài truyền thanh đăng tải thông tin về chương trình hoạt động và

các nội dung tuyên truyền của Hội Tham gia viết bài dự thi "Tìm hiểu 80 năm xây dựng và trưởng thành của Hội LHPN Việt Nam", toàn huyện đã có

3.102 bài tham dự của cán bộ, hội viên PN đến từ các đơn vị BCH hội LHPNhuyện đã tổ chức trao 3 giải nhất, nhì, ba cấp huyện và 1 bài đạt giải cấp tỉnhvào dịp tổng kết năm

Các cấp Hội tăng cường xây dựng và mở rộng mạng lưới báo cáo viên,tuyên truyền viên; phát động phong trào xây dựng tủ sách, tổ chức các hoạtđộng sinh hoạt, học tập và làm theo sách báo của Hội; gần 40% chi hội có tủsách, thường xuyên mua và đọc báo Hội đã cung cấp 104 cuốn hỏi đáp, sổtay tuyên truyền về luật Bình đẳng giới làm cẩm nang cho 100% các xã, thịtrấn, hơn 3.000 tờ thông tin PN hàng năm làm tài liệu sinh hoạt ở hơn 400 chihội PN, nữ công các đơn vị trực thuộc.Về cơ bản, hoạt động tuyên truyền đãđạt được mục tiêu mà Nghị quyết đề ra: 100% cán bộ, 75% hội viên PN đượctiếp cận các nội dung tuyên truyền của Hội, góp phần quan trọng trong việc

Trang 32

nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực mọi mặt cho PN, đáp ứng yêu cầu tìnhhình mới.

Hội PN Phối hợp với UBND các cấp kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ, đi vào hoạt động thường xuyên, thúc đẩy hiệu quả việc thực hiện

chính sách, luật pháp liên quan đến PN; tham mưu cho các cấp uỷ Đảng về

việc thực hiện Nghị quyết 11/NQ-TW của Bộ chính trị về "Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước", Chỉ thị 16/ CT-BTV của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về "Tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác cán bộ nữ trong thời kỳ mới", công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ

trong huyện Nhiệm kỳ 2010 – 2015, số nữ tham gia cấp uỷ: 103/ 687 (đạt tỷ lệ

15 %); cấp huyện: 7/45 đ/c (đạt tỷ lệ 15%) Số nữ tham gia vào HĐND cấphuyện: 10/52 chị (đạt tỷ lệ 19,2%); cấp xã là:164/1.035 (đạt tỷ lệ 15,9%) Số cán

bộ nữ được đề bạt, giữ cương vị quản lý ngành không ngừng tăng lên: 17 chị làtrưởng, phó phòng cấp huyện Riêng ngành GD có 223/307 cán bộ quản lý nữ,trong đó: 01 Phó Trưởng phòng, 77 Hiệu trưởng, 145 P.Hiệu trưởng

Công tác giáo dục, bồi dưỡng, giới thiệu cán bộ, hội viên phụ nữ tiêubiểu để xem xét, kết nạp Đảng viên ngày càng có hiệu quả Trong thời gianqua, có 703 chị/961 đảng viên mới (chiếm 73%), góp phần tạo nguồn cán bộ

nữ cho Đảng

Phối hợp với UB MTTQ, các tổ chức đoàn thể thường xuyên giám sátviệc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, các cơchế của huyện, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; tham gia làthành viên của ban giám sát cộng đồng, giám sát các công trình xây dựng cơ

sở hạ tầng của địa phương; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốtcông tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự

án trên địa bàn huyện như: Quốc Lộ 45, QL 47, QL1A; Đại lộ Nam Sông Mã,đường Ba Voi-Sầm Sơn; Khu Biệt thự Hùng Sơn…; phối hợp với các banngành, đoàn thể hoà giải 369 vụ, thành công 329 vụ, giải quyết các vụ việc

Trang 33

ngay từ cơ sở, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của PN, giữ gìnANTT, an toàn xã hội.

Các cấp Hội tập trung nâng cao chất lượng công tác hỗ trợ PN giảmnghèo, thoát nghèo bền vững, khuyến khích các hộ vươn lên làm giàu chínhđáng Thực hiện khảo sát, nắm bắt 4.234 hộ nghèo do PN làm chủ hộ (năm2006), lên kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ đối với 100% số hộ bằng nhiều hình thức,

trong đó có 1.808 hộ thoát nghèo (đạt tỷ lệ 42,7%) Các phong trào: "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế", "Mái ấm tình thương", tiết kiệm theo gương Bác đã được phát huy hiệu quả Thực hiện nhân rộng mô hình CLB “Phụ

nữ giảm nghèo”, từ 2 xã chỉ đạo điểm của Tỉnh hội (Quảng Khê, Quảng Hùng), đến nay đã có 100% các đơn vị ra mắt được CLB với tổng số 2.046

thành viên Hoạt động của CLB đã tạo cơ hội để các hộ nghèo do PN làm chủ

hộ có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi và các hoạt động chuyển giaotiến bộ KHKT, tạo việc làm, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.Hội phối hợp, tín chấp với NHCSXH, NHNN, Quỹ tình thương (nay là

Tổ chức Tài chính quy mô nhỏ) cho chị em vay vốn phát triển kinh tế giađình Tổng các nguồn vốn Hội đang quản lý: 222.741 triệu đồng cho 25.585lượt PN vay Nhờ có các nguồn vốn này, đã giúp PN, đặc biệt là PN nghèo cóđiều kiện phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần tích cựcvào kết quả xoá đói giảm nghèo trên địa bàn toàn huyện

Hội PN các cấp thường xuyên phối hợp với các ban ngành, đoàn thể vàTrung tâm học tập cộng đồng tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT…

Từ việc tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ mới trong sản xuất nông nghiệp,hội viên PN tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, quy hoạch vùnglúa, màu đạt hiệu quả cao

Hoạt động dạy nghề tiếp tục được các cấp Hội quan tâm củng cố vàphát triển.Với sự chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền,hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 6.000 người, trong đó có trên 3.000lao động nữ, chủ yếu là lao động làm trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất

Trang 34

tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ Ngành nghề chủ yếu: thêu ren mỹ nghệ, làmchiếu, đan hộp, thảm cói Các mô hình PN phát triển kinh tế được quan tâmxây dựng và phát triển đã có tác động tích cực, thúc đẩy hội viên PN vươn lênlàm giàu chính đáng, trong đó có nhiều mô hình nổi bật như: PN làm kinh tếtrang trại (Quảng Phong, Quảng Đức ), nuôi trồng thủy sản (Quảng Trung,Quảng Chính ), PN làm kinh tế doanh nghiệp (Quảng Thạch, Quảng Nham,Quảng Châu )… Đặc biệt, mô hình các làng nghề truyền thống đang đượckhôi phục, phát triển cả về số lượng và chất lượng: nghề chiếu cói (Quảng Vọng,Quảng Trường, Quảng Khê ); nghề mây tre đan truyền thống (Quảng Phong,Quảng Đức ) Các xã đã chủ động phối hợp với các doanh nghiệp trong vàngoài tỉnh để sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường, nâng caochất lượng sản phẩm.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm giàu chính đáng được quan tâmthực hiện Trong nhiệm kỳ, các cấp Hội đã phối hợp tổ chức 16 lớp nâng cao

với 480 thành viên, 25 lớp cơ bản với 750 thành viên được đào tạo về "Giới

và PN trong kinh doanh" cho các đơn vị có hoạt động Quỹ Tình Thương thụ hưởng dự án Tây ban Nha Dự án “Tín dụng- Tiết kiệm cho phụ nữ” của Đất

Lành- Thuỵ Sỹ tổ chức tập huấn cho Ban quản lý dự án và các thành viêntham gia vay vốn tại 3 xã trong huyện Tích cực tham gia các hoạt động cảithiện môi trường đầu tư, động viên, khuyến khích các doanh nghiệp phát triểnsản xuất kinh doanh, đóng góp tinh thần vật chất cho xã hội Hoạt động doanhnghiệp, trong đó có DN nữ đang ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng thúcđẩy nền kinh tế huyện nhà phát triển

Công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ, phòng chống suy dinhdưỡng cho trẻ em …được các cấp Hội quan tâm thực hiện tốt: phối hợp với

Trạm y tế, Ban dân số KHHGĐ thực hiện Đề án "Kiểm soát DS vùng biển, đảo và ven biển Việt Nam” tới 9 xã vùng biển, góp phần nâng cao chất lượng

dân số Hàng năm, mở ngày hội hạnh phúc từ 3 - 5 lần, khám và điều trị bệnhphụ khoa cho hàng nghìn lượt PN, làm dịch vụ KHHGĐ cho các đối tượng; tỷ

Trang 35

lệ PN trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai đạt 80% trở lên;các bà mẹ có thai được tiêm phòng, khám thai đạt 100%; 100% trẻ em dưới 5tuổi được tiêm phòng, uống vitamin đầy đủ; tỷ lệ trẻ em suy DD năm 2010 còn19,3% (giảm 5,4% so với đầu nhiệm kỳ); Hội cũng đã duy trì được mô hình tổ

PN không sinh con thứ 3; tỷ lệ người sinh con thứ 3 hàng năm giảm dần, gópphần giảm tỷ lệ tăng dân số năm 2010 xuống còn 0,81% (giảm 0,13% so vớinăm 2005)

Thực hiện cuộc vận động xây dựng quỹ "Mái ấm tình thương" giúp đỡ

PN nghèo, đặc biệt khó khăn, các cấp Hội phối hợp với các ngành, đồn Biênphòng, doanh nghiệp , phát động quyên góp được 119 triệu đồng, ủng hộxây dựng 14 căn hộ cho PN nghèo khó khăn về nhà ở; phối hợp hỗ trợnhiều gia đình PN nghèo xây, sửa nhà theo các chương trình khác, mỗi giađình từ 500.000đ-3.000.000đ Ngoài ra, Hội còn làm tốt công tác vận độngchị em giúp đỡ 2.582 ngày công đối với các gia đình hội viên PN gặp khókhăn, hoạn nạn

Công tác hậu phương quân đội, phong trào đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo

từ thiện được các cấp Hội quan tâm và có nhiều hoạt động thiết thực: phốihợp với MTTQ, các tổ chức, ban ngành thăm hỏi, tặng quà, động viên các giađình có con em lên đường làm nghĩa vụ quân sự; phối hợp với dự án Hỗ trợtrẻ em lang thang, ban DSKHHGĐ tổ chức các hoạt động giúp đỡ trẻ em cóhoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo vượt khó, tặng quà các cháu thiếu nhinhân dịp tháng hành động vì trẻ em, tết trung thu ; thăm hỏi, động viên, tặngquà các gia đình thương binh, liệt sỹ, mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình cócông với cách mạng nhân dịp lễ, tết số tiền gần 400 triệu đồng Đặc biệt,năm 2007, chia sẻ những mất mát với nhân dân vùng bị thiệt hại nặng nề saucơn bão số 5, các cấp Hội phối hợp với các ngành tổ chức vận động, quyêngóp, ủng hộ nhân dân vùng bị lụt bão số tiền gần 300 triệu đồng, riêng Hội

PN quyên góp 150 thùng quần áo, sách giáo khoa cũ giúp đỡ 3 huyện: Thạch

Trang 36

Thành, Vĩnh Lộc, Bá Thước, gần 100 bộ chăn màn mới giúp đỡ cán bộ hộicác xã bị bão lụt của 9 huyện

Công tác xây dựng tổ chức Hội vững mạnh được xác định là nhiệm vụtrọng tâm, then chốt Các cấp Hội đã tích cực đổi mới nội dung và hình thứcsinh hoạt, ngoài sinh hoạt thường kỳ còn tổ chức sinh hoạt chuyên đề, chủ đề,chủ điểm theo nguyện vọng của các lứa tuổi, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhucầu của hội viên phụ nữ, thu hút, nâng cao tỷ lệ tập hợp hội viên Toàn huyện

có 415 chi hội/41 xã, thị trấn Các chi hội tập trung phát triển hội viên theo hộgia đình, xây dựng và phát huy vai trò của hội viên nòng cốt Đến nay, cótổng số 39.268 hội viên, tỷ lệ thu hút HV đạt 83%

Công tác thu nộp hội phí được thực hiện nghiêm túc, tăng cường pháttriển nguồn quỹ hội ở các đơn vị thông qua nhiều hình thức: tổ chức cho cán

bộ, hội viên lao động gây quỹ, đóng góp trực tiếp Số dư quỹ Hội năm sauluôn cao hơn năm trước Năm 2006: tổng số quỹ hội toàn huyện: 1.897 triệuđồng; năm 2010: 2.250 triệu đồng (tăng 353 triệu đồng)

Việc cấp thẻ hội viên được thực hiện ở 100% đơn vị với hơn 40.000 thẻ,đảm bảo đúng quy trình, hỗ trợ tốt hơn cho công tác quản lý hội viên

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được coitrọng và đạt hiệu quả thiết thực Đến nay, toàn huyện có 40/41 cán bộ chủchốt của Hội đạt chuẩn chức danh công chức.Trong nhiệm kỳ, tham mưu, tạođiều kiện cho 01 chị được đi học lớp cao cấp; 05 chị học lớp trung cấp, 08 chịhọc lớp sơ cấp chính trị; 04 chị học lớp quản lý nhà nước, đặc biệt có 02 chịchủ tịch PN xã đang theo học lớp Đại học tại huyện; tổ chức 39 lớp tập huấnnghiệp vụ và kỹ năng công tác vận động cho 328 cán bộ Hội từ huyện tới chi,

tổ PN Năm 2009, tổ chức hội thi “Cán bộ hội cơ sở giỏi", nhiều chị đạt danh

hiệu cán bộ Hội cơ sở giỏi cấp huyện, trong đó có 7 chị được tỉnh Hội, 1 chịđược TW Hội tặng bằng khen Thông qua các buổi tập huấn và hội thi, năng lực

tổ chức các hoạt động thực tiễn, kỹ năng vận động quần chúng của đội ngũcán bộ Hội nâng lên rõ rệt

Trang 37

Công tác kiểm tra thực hiện Nghị quyết, Điều lệ đã được tăng cường,kiểm tra đến 100% các đơn vị, 40% chi hội và hội viên Qua kiểm tra, các chihội và hội viên đã bám sát Nghị quyết, thực hiện đúng Điều lệ Hội Công tácđánh giá, phân loại tổ chức Hội được chỉ đạo và triển khai nghiêm túc, đảmbảo nguyên tắc và hiệu quả Chất lượng tổ chức Hội năm sau cao hơn nămtrước, là cơ sở đề xuất khen thưởng hàng năm Trong nhiệm kỳ, có 23 lượt xãđược TW Hội, 16 lượt xã được tỉnh Hội tặng bằng khen; Hội LHPN huyện 5năm liền được Chính phủ, TW Hội LHPN Việt Nam, UBND tỉnh tặng Bằngkhen, tặng cờ thi đua; đặc biệt, năm 2010 được Nhà nước phong tặng Huânchương lao động hạng 3.

Hội thường xuyên quan tâm phối hợp tăng cường công tác tuyên truyềnchủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, và các hoạt động đốingoại của Hội PN các cấp; phối hợp với Đồn Biên phòng 122 tuyên truyền vềtình hình biển đảo, cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn diễn biến hoà bình của cácthế lực thù địch Các dự án quốc tế được các cấp Hội thực hiện đúng luật và cóhiệu quả

Có thể khẳng định, trong những năm qua phong trào PN huyện nhà vàhoạt động của các cấp hội đã có nhiều đóng góp quan trọng, dù ở bất cứ lĩnhvực nào trong đời sống xã hội, chị em cũng khẳng định được vai trò, vị trí củamình Phong trào PN huyện Quảng Xương phát triển cả bề rộng và chiềusâu; hoạt động của các cấp Hội đã có bước chuyển biến vững chắc, vai trò đạidiện của Hội được phát huy Các hoạt động của Hội đã giúp PN nâng caonhận thức, năng lực tổ chức cuộc sống, nâng cao vị thế của PN trong gia đình

và xã hội Phương thức hoạt động tiếp tục được đổi mới, linh hoạt, sáng tạo,phù hợp với từng nhiệm vụ, từng đối tượng, đáp ứng nguyện vọng của hộiviên PN và xu thế phát triển của xã hội trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước

2.2.2.2 Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, phong trào và hoạt động của Hội

PN trong những năm qua còn một số tồn tại, hạn chế, đó là:

Trang 38

- Phong trào phụ nữ chưa thật đồng đều giữa các xã trong huyện Mối

liên hệ giữa các lực lượng PN trong và ngoài tổ chức Hội chưa sâu sắc, việcphát huy sức mạnh tổng hợp cho phong trào chung còn hạn chế Công táctuyên truyền giáo dục có lúc, có nơi chưa kịp thời, nhất là việc giáo dục kiếnthức pháp luật, chưa có nội dung giáo dục, mô hình riêng cho từng đối tượngphụ nữ Vì vậy nhận thức, hiểu biết của một số chị em phụ nữ còn hạn chế Hoạt động tìm tạo việc làm ở một số cơ sở chưa năng động nhạy bén,việc tổng kết nhân điển hình còn chậm Việc tiếp thu khoa học kỹ thuật trongchuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm Chất lượng tham gia xâydựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kiểm tra giám sát việc thực hiện chế

độ chính sách có liên quan đến phụ nữ trẻ em còn hạn chế Ý thức phấn đấuvươn lên ở một bộ phận phụ nữ còn hạn chế, còn có biểu hiện tự ti, an phậnthủ thường, thiếu tin tưởng vào khả năng của chính mình vẫn còn phổ biến

Sự bất bình đẳng về giới và tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại

Vấn đề lao động, việc làm vẫn là điều gay gắt bức xúc đặt ra đối vớiphong trào phụ nữ huyện Việc đào tạo nghề mới và tạo việc làm tại chỗ cho

PN thiếu ổn định; một số chị em học nghề nhưng không duy trì và phát triểnnghề bền vững Trên địa bàn huyện, có nhiều doanh nghiệp nữ nhỏ và vừanhưng chưa tạo được sự liên kết giữa các doanh nghiệp để tạo nên sức mạnh xãhội sâu rộng

Hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện đến cơ sở còn mangtính hình thức, hiệu quả không rõ nét Việc tham mưu với cấp uỷ, chínhquyền trong việc giải quyết các chế độ chính sách có liên quan còn chậm chấtlượng cuộc sống của phụ nữ nhìn chung còn thấp Tư tưởng trọng nam khinh

nữ vẫn còn tồn tại, vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hộichưa thực sự được đánh giá đúng mức Tình trạng vi phạm luật hôn nhân giađình vẫn còn xảy ra

Tỷ lệ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử, tham gia lãnh đạo quản lý nhànước còn thấp, đội ngũ cán bộ hội các cấp tuy nhiệt tình có trách nhiệm

Ngày đăng: 27/08/2014, 12:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. C.Mác - Ăngghen tuyển tập, tập 2, NXB Sự thật, Hà Nội, 1981 2. Lênin toàn tập, T24, NXB Sự thật, Hà Nội, 1976 Khác
6. Chủ tịch Hồ Chí Mình với vấn đề giải phóng phụ nữ NXB ST, Hà Nội, 1970 Khác
7. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, H, 1996 Khác
8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H, 1996 Khác
9. Các nghị quyết của BCH Trung ương 8 khoá VI, Trung ương 3 (khoá VII), Trung ương 2, 3, 4 khoá VIII, Trung ương 7 (khoá IX) Khác
10. Văn kiện đại hội phụ nữ và điều lệ Hội LHPN Việt Nam khóa XI 11. Tập đề cương bài giảng về nội dung phương thức vận động tập hợp giáo dục phụ nữ trong giai đoạn hiện nay Khác
12. Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Xương khóa XXIV và báo cáo tổng kết các năm của BCH đảng bộ huyện Khác
13. Văn kiện Đại hội phụ nữ huyện Quảng Xương khóa XXIV và báo cáo tổng kết các năm của BCH Hội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Hội phụ nữ các cấp trong huyện như sau: - Nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội liên hiệp phụ nữ quảng xương trong giai đoạn hiện nay
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức bộ máy Hội phụ nữ các cấp trong huyện như sau: (Trang 23)
BẢNG PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG BCH PHỤ NỮ XÃ, THỊ TRẤN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG NHIỆM KỲ 2011-2016 - Nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội liên hiệp phụ nữ quảng xương trong giai đoạn hiện nay
2011 2016 (Trang 71)
BẢNG PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG BCH PHỤ NỮ HUYỆN QUẢNG XƯƠNG NHIỆM KỲ 2011-2016 - Nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội liên hiệp phụ nữ quảng xương trong giai đoạn hiện nay
2011 2016 (Trang 72)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w