1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay

75 1,4K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 637 KB

Nội dung

Để phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề đất đai và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý, điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo kịp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó Đảng và Nhà nước luôn khuyến khích động viên các đối tượng sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm đạt hiệu quả cao theo pháp luật. Tuy vậy, đất đai là sản phẩm của tự nhiên và nó tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế xã hội, do đó các quan hệ đất đai luôn chứa đựng trong nó những vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có sự giải quyết kịp thời đảm bảo được các lợi ích của người sử dụng đất. Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Nhà nước có hiệu lực đã dần di vào đời sống nhân dân, song do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do tác động của cơ chế thị trường, công tác quản lý nhà nước về đất đai vẫn còn bị buông lỏng, chưa được quan tâm đúng mức. Thêm vào đ󬬬¬, ý thức pháp luật và hiểu biết pháp luật đất đai của nhiều đối tượng sử dụng còn hạn chế dẫn đến những vi phạm pháp luật trong việc quản lý, sử dụng đất gây hậu quả đến sự phát triển nền kinh tế xã hội. Đối với huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, yêu cầu đặt ra về công tác quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả đầy đủ, hợp lý là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện. Mục tiêu đó đã và đang được Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Dũng quyết tâm thực hiện và đã đạt được những kết quả không nhỏ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang. Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: Nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay làm Luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận Chính trị Hành chính.

Trang 1

NGUYỄN HÀ GIANG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG TỈNH BẮC GIANG TRONG

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

TS HOÀNG VĂN HOAN PHÓ TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ KINH TẾ

H NÀ N ỘI, NĂM 2011

Trang 2

1 Lý do chọn đề tài.

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặcbiệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân

bố khu dân cư, xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội, an ninh, quốc phòng

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra những yêu cầu to lớn đốivới công tác quản lý nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong

đó quản lý nhà nước về đất đai là một nội dung quan trọng nghiên cứu cácquan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức, hộ giađình, cá nhân Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cácmối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai ngày càng nóng bỏng,phức tạp, liên quan trực tiếp tới lợi ích của từng đối tượng sử dụng đất Cácquan hệ đất đai chuyển từ chỗ là quan hệ khai thác chinh phục tự nhiênchuyển thành các quan hệ kinh tế xã hội về sở hữu và sử dụng một loại tư liệusản xuất đặc biệt quan trọng

Để phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước luôn quantâm đến vấn đề đất đai và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý,điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo kịp với tình hình thực tế Bên cạnh đóĐảng và Nhà nước luôn khuyến khích động viên các đối tượng sử dụng đấtđúng mục đích, tiết kiệm đạt hiệu quả cao theo pháp luật Tuy vậy, đất đai làsản phẩm của tự nhiên và nó tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế xã hội,

do đó các quan hệ đất đai luôn chứa đựng trong nó những vấn đề phức tạp,đòi hỏi phải có sự giải quyết kịp thời đảm bảo được các lợi ích của người sửdụng đất Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Nhànước có hiệu lực đã dần di vào đời sống nhân dân, song do nhiều nguyênnhân, đặc biệt là do tác động của cơ chế thị trường, công tác quản lý nhà nước

về đất đai vẫn còn bị buông lỏng, chưa được quan tâm đúng mức Thêm vào

đó, ý thức pháp luật và hiểu biết pháp luật đất đai của nhiều đối tượng sửdụng còn hạn chế dẫn đến những vi phạm pháp luật trong việc quản lý, sửdụng đất gây hậu quả đến sự phát triển nền kinh tế xã hội

Đối với huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, yêu cầu đặt ra về công tácquản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả đầy đủ, hợp lý là mục tiêu quantrọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mục tiêu đó đã và

Trang 3

đang được Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Dũng quyết tâm thực hiện và đãđạt được những kết quả không nhỏ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế

xã hội của tỉnh Bắc Giang

Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: Nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước

về đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay làm Luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.

- Mục tiêu: Trên cơ sở làm rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về

quản lý nhà nước về đất đai; vai trò của Nhà nước trong việc quản lý đất đai

từ đó vận dụng để phân tích làm rõ thực trạng công tác quản lý nhà nước vềđất đai và đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhànước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạnhiện nay

- Nhiệm vụ:

Một là, Khái quát cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đất đai.

Hai là, Phân tích và làm rõ thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất

đai trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang

Ba là, Kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quả

quản lý nhà nước về đất đai một cách hợp lý hơn trên địa bàn huyện YênDũng, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng Quản lý nhà nước về đất đai trênđịa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2010 và đề ra một sốgiải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địabàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài này dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật; quan điểm, đườnglối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta về xây dựng và phát triểnnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt nội dung quản lýnhà nước về đất đai trong giai đoạn hiện nay

Trang 4

Phương pháp chủ yếu để nghiên cứu đề tài này là phương pháp duy vậtbiện chứng, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phươngpháp so sánh, phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn để làm rõ những vấn

đề nghiên cứu

5 Kết cấu của Luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, phần nộidung của Luận văn được cấu thành 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đất đai

Chương II: Thực trạng của công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địabàn huyện Yên Dũng (2006-2010)

Chương III: Một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả quản lý nhànước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạnhiện nay

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

1 Đất đai và vai trò của đất đai.

1.1 Khái niệm, đặc điểm của đất đai:

Trang 5

"Đất đai" về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng nhưsau: "Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả cáccấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm khíhậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (sông, hồ, suối, đầm, lầy )các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòngđất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, nhữngkết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nướchay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa )”.

Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiềuthẳng đứng (gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thựcvật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản tronglòng đất), theo chiều ngang (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình thuỷvăn )” giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuấtcũng như cuộc sống của xã hội loài người

Các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn của xãhội loài người được thể hiện qua các mặt sau: Sản xuất, môi trường, cân bằngsinh thái, tàng trữ và cung cấp nguồn nước, dự trữ, không gian sự sống bảotồn, bảo tàng sự sống, vật mang sự sống

Đất đai là một loại tài sản đặc biệt, trước hết ở chỗ quyền sở hữu loại tàisản đất đai không giống với quyền sở hữu bất kì loại tài sản nào khác Quyền

sở hữu bất kì loại tài sản nào đều thể hiện trên ba loại quyền: Quyền chiếmhữu bao gồm quyền nắm giữ và quản lí tài sản đó; Quyền sử dụng bao gồmquyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản đó; Quyềnđịnh đoạt bao gồm quyền chuyển giao quyền sở hữu hoặc từ bỏ quyền sở hữutài sản đó1 Quyền sở hữu đất đai với đầy đủ ba quyền trên, trong đó đặc biệt

là “quyền định đoạt” luôn luôn thuộc về xã hội, Do vậy quyền định đoạt –với đầy đủ ý nghĩa là chuyển giao quyền sở hữu hoặc từ bỏ quyền sở hữu đấtđai chỉ thực sự có ý nghĩa với quốc gia, là sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia Khi

mà quyền định đoạt chỉ thực sự có ý nghĩa trên phạm vi quốc gia, trong quan

hệ giữa các quốc gia với nhau, thì với các chủ thể liên quan đến đất đai trong

xã hội, kể cả Nhà nước quyền sở hữu đất đai chủ yếu chỉ còn là quyền chiếmhữu và quyền sử dụng – một loại quyền sở hữu không đầy đủ Và dù việc nắmgiữ, quản lí, sử dụng đất như thế nào, thì “đất” vẫn là của “nước”, lãnh thổ

Điều 164, 182, 192, 195 Luật dân sự Nước công hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005

Trang 6

quốc gia vẫn toàn vẹn Có những việc làm liên quan đến đất đai nếu xét bềngoài dễ cảm nhận là thuộc “quyền định đoạt” như Nhà nước ra quyết địnhthu hồi đất ở khu vực này, giao đất cho dự án này, công trình kia…, nhưng vềthực chất vẫn nằm trong “quyền sử dụng”, đó chỉ là định đoạt trong sử dụng

mà thôi, bởi thông qua những quyết định đó Nhà nước không từ bỏ hoặcchuyển giao quyền sở hữu đất của mình Vì vậy sự phức tạp về đất đai trong

xã hội đều tập trung vào việc giải quyết vấn đề “quyền sở hữu không đầy đủđất đai như thế nào?” – nói cách khác là vấn đề “quyền quản lí, sử dụng đất”như thế nào trên cả hai mặt: thời hạn quản lí, sử dụng trong bao lâu ?; vàtrong thời hạn đó, họ được quyền sử dụng đất như thế nào?

Đất đai là " Tư liệu sản xuất" tuy nhiên cần lưu ý các tính chất đặc biệtcủa loại tư liệu sản xuất là đất so với khác như sau:

- Đặc điểm tạo thành: Đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ý chí và nhận thứccủa con người, là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động là điều kiện tựnhiên của lao động Chỉ tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội, dưới tácđộng của lao động đất đai mới trở thành tư liệu xản xuất Trong khi đó các tưliệu sản xuất khác là kết quả của lao động có trước của con người (do conngười tạo ra)

- Tính hạn chế về số lượng: Đất đai là tài nguyên hạn chế, diện tích đất(số lượng) bị giới hạn bởi ranh giới đất liền trên bề mặt địa cầu Các tư liệusản suất khác có thể tăng về khối lượng, chế tạo lại tuỳ theo nhu cầu của xãhội

- Tính không đồng nhất: Đất đai không đồng nhất về chất lượng, hàmlượng chất dinh dưỡng, các tính chất lý hoá (quyết định bởi các yếu tố hìnhthành đất cùng chế độ sử dụng đất khác nhau), các tư liệu sản xuất khác có thểđồng nhất về mặt chất lượng, quy cách tiêu chuẩn (mang tính tương đối doquy trình công nghệ quyết định )

- Tính không thay thế: Thay thế đất bằng tư liệu sản xuất khác là việckhông thể làm được Các tư liệu sản xuất khác phải tuỳ thuộc vào mức độphát triển của lực lượng sản xuất có thể được thay thế bằng tư liệu sản xuấtkhác hoàn thiện hơn có hiệu quả kinh tế hơn

Trang 7

- Tính cố định về vị trí: Đất đai hoàn toàn cố định vị trí trong sử dụng.Các tư liệu sản xuất khác được sử dụng ở mọi, chỗ mọi nơi có thể di chuyểntrên các khoảng cách khác nhau tuỳ theo sự cần thiết.

1.2 Vai trò của đất đai:

Đất đai là vật báu thiên nhiên ban tặng cho con người Đất đai khôngphải do lao động của con người tạo ra, mà nó là nguồn cội, nền tảng của hầuhết các hoạt động của con người Đất cùng với sức lao động cung cấp cho conngười lương thực, thực phẩm, tạo nên chỗ ở, chỗ làm việc, nơi vui chơi, giảitrí Vì thế đất có tác động trực tiếp đến con người từ thể xác đến tâm lý, tìnhcảm

Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, đất đai luôn xuất hiệnnhư một vấn đề kinh tế - xã hội sống còn, nó là nguyên nhân của nhiều cuộcđấu tranh quyết liệt giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với conngười Đất đai của một lãnh thổ quốc gia là một trong những dấu hiệu để xácđịnh sự tồn tại của quốc gia, dân tộc đó Trong lịch sử phát triển của dân tộc

ta, từ mấy ngàn năm đến nay, đất đai đã gắn bó với vận mệnh con người ViệtNam, là yếu tố cơ bản để tạo thành Tổ quốc, trong đó có giới hạn về lãnh thổ

và chủ quyền quốc gia Ông, Cha ta từ lâu đã có câu: "Tấc đất, tấc vàng", thểhiện rõ nhận thức giá trị to lớn của đất đai trong đời sống và yêu cầu phải bảo

vệ đất đai Đất đai đã nuôi sống và mang lại sự tồn tại và phát triển của dântộc ta Các thế hệ đã đấu tranh không mệt mỏi để chế ngự thiên nhiên bằng rấtnhiều công trình to lớn như đê, đập để ngăn sông, lấn biển, thiết kế đồngruộng phù hợp để bảo vệ đất phục vụ sản xuất, hy sinh bao xương máu trongchiến đấu chống giặc ngoại xâm để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổquốc

Trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và có ý nghĩađặc biệt quan trọng, là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của mọi quátrình sản xuất, là nơi tìm đươc công cụ lao động, nguyên liệu lao động và nơisinh tồn của xã hội loài người

Đất đai là điều kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất trong cácngành kinh tế quốc dân và họat động của con người Điều này có nghĩa làthiếu đất thì không một ngành nào, xí nghiệp nào có thể bắt đầu công việc vàhoạt động được Nói cách khác không có đất sẽ không có sản xuất cũng như

Trang 8

không có sự tồn tại của chính con người Tuy nhiên, vai trò của đất đai đốivới từng ngành rất khác nhau.

- Trong các ngành phi nông, lâm nghiệp Đất đai giữ vai trò thụ độngvới chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao đông,

là khoảng dự trữ trong lòng đất Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo rakhông phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thựcvật và các tính chất tự nhiên sẵn có trong đất

- Trong các ngành nông, lâm nghiệp Đất đai là yếu tố tích cực của quátrình sản xuất, điều kiện vật chất, không gian, đồng thời là đối tượng lao động

và công cụ lao động Quá trình sản xuất nông lâm nghiệp luôn liên quan chặtchẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất

2 Quản lý nhà nước về đất đai, vai trò và sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai.

2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai.

Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hộicủa lao động Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của conngười Cho đến nay về cơ bản mọi người đều cho rằng: Quản lý chính là cáchoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những ngườikhác nhằm thu được kết quả mong muốn

Quản lý nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy của Nhà nước trên

cơ sở quyền lực của Nhà nước Quản lý nhà nước mang tính quyền lực Nhànước đối với các quá trình xã hội, được tiến hành một cách liên tục để thựchiện các quá trình phát triển xã hội Quản lý nhà nước có thể hiểu đó là toàn

bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước bao gồm các lĩnh vực lập pháp, tư pháp

và hành pháp Theo nghĩa hẹp là hoạt động hành pháp, thực chất là các hoạtđộng chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước (như ở nước

ta gồm Chính phủ, các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,UBND các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước trên các lĩnh vực trực thuộcUBND các cấp) Những chủ thể khác như các tổ chức xã hội quần chúng, tổchức chính trị - xã hội cũng tham gia quản lý nhà nước khi được Nhà nướcgiao quyền

Trang 9

Về mặt lý luận, Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực củagiai cấp thống trị, có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiệnchức năng quản lý xã hội bằng các công cụ: pháp luật, quy hoạch, kinh tế vàhành chính, nhằm thể hiện và bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị trong xãhội có giai cấp đối kháng Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước củadân do dân và vì dân, vì vậy, Nhà nước pháp quyền XHCN còn có chức năngphục vụ nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Nhà nướcthực hiện quyền lực tập trung của nhân dân để tổ chức và quản lý các hoạtđộng của xã hội vì hạnh phúc chung của nhân dân.

Quản lý là chức năng và hoạt động của hệ thống tổ chức, quản lý tồn tạitrong mọi xã hội để duy trì tổ chức và phân công lao động xã hội, điều hoàcác mối quan hệ xã hội giữa những người trong một tổ chức và giữa các tổchức xã hội trong quá trình sản xuất vật chất, trong các hoạt động xã hộinhằm đạt được mục tiêu nhất định Trong hệ thống quản lý xã hội, QLNN vềkinh tế có vai trò và vị trí quan trọng hàng đầu, đặc biệt trong điều kiện pháttriển nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Vấn đề đặt ra khôngchỉ đơn thuần là sự lựa chọn nhà nước hay thị trường Nói cách khác, mốiquan tâm hàng đầu là xác định sự phân công hợp lý giữa Nhà nước và thịtrường nhằm khai thác triệt để những lợi thế, đồng thời tránh được hoặc giảmthiểu những thất bại của cả Nhà nước lẫn thị trường WB cho rằng: Nhà nướcnên ít tham gia vào những lĩnh vực mà thị trường vận hành tốt; và nên thamgia nhiều vào các lĩnh vực không thể dựa vào thị trường Khi các hành động

là cần thiết, chúng nên đi cùng hoặc thông qua các lực lượng thị trường chứkhông phải chống lại thị trường

QLNN đối với đất đai là một nội dung quan trọng của QLNN về kinh

tế, do vai trò và vị trí đặc biệt của đất đai với tính chất là tài nguyên quốc gia

vô cùng quý giá, TLSX không thể thay thế trong sản xuất nông lâm nghiệp, làmặt bằng để tổ chức sản xuất của nhiều ngành kinh tế…, đồng thời đất đaicòn là hàng hoá đặc biệt có giá trị cao QLNN đối với đất đai trong nền KTTT

ở nước ta hiện nay chính là chức năng của Nhà nước thực hiện quyền đại diện

sở hữu toàn dân, tham gia trực tiếp vào vận hành thị trường đất đai

Hệ thống các công cụ QLNN đối với đất đai đang được triển khai thựchiện ở nước ta hiện nay gồm:

Trang 10

- Pháp luật: Đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai doNhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh quan hệ đất đai trong xã hội bằng phápluật và thông qua pháp luật.

- Quy hoạch: Đó là hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và thôngqua quy hoạch để quyết định mục đích sử dụng đất, thông qua quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất để thực hiện quyền định đoạt về đất đai như: cơ chế giaođất, thu hồi đất, ban hành chính sách tài chính về đất

- Kinh tế: Hệ thống tài chính đất đai thể hiện thông qua các chính sách

về thu tiền sử dụng đất, các loại thuế, phí và lệ phí về đất, quản lý giá đất vàchính sách đền bù, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

- Hành chính: Thông qua hệ thống hồ sơ địa chính, hệ thống thông tinđất đai, hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về đất đai và hệ thống dịch vụ đấtđai

Xét về mặt pháp lý, QLNN về đất đai được phân ra thành chủ thể quản

lý và khách thể quản lý, đối tượng quản lý

Chủ thể quản lý: là Nhà nước, đại diện sở hữu toàn dân về đất đai trựctiếp tham gia vận hành thị trường; thực hiện chức năng quản lý như mọi nhànước khác, thông qua hoạt động của bộ máy các cơ quan nhà nước

Khách thể quản lý: là các tổ chức (bao gồm các tổ chức chính trị, tổchức chính trị xã hội, tổ chức phi chính trị, tổ chức tôn giáo, các cơ quan nhànước, các tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế được Nhà nước cho phéphoạt động, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài hoạt động kinh tế tại Việt Nam),

hộ gia đình, cá nhân và các hành vi của họ trong qúa trình SDĐ

Đối tượng quản lý: là toàn bộ tài nguyên đất đai thuộc lãnh thổ (baogồm đất liền, mặt nước, lãnh hải, không phận, tài nguyên khoáng sản dướilòng đất, môi trường thiên nhiên…) của quốc gia

Hoạt động trên thực tế của các cơ quan Nhà nước nhằm bảo vệ và thực

hiện quyền sở hữu Nhà nước về đất đai rất phong phú và đa dạng, bao gồm 13 nội dung đã quy định ở Điều 6, Luật Đất đai 2003, đó là:

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai

và tổ chức thực hiện các văn bản đó;

Trang 11

- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hànhchính, lập bản đồ hành chính;

- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản

đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sửdụng đất;

- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất;

- Thống kê, kiểm Kế đất đai;

- Quản lý tài chính về đất đai;

- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bấtđộng sản;

- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụngđất;

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đấtđai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;

- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các viphạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;

- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Mười ba nội dung trên nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu Nhànước về đất đai, được tập trung vào 4 lĩnh vực cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Nhà nước nắm chắc tình hình đất đai, tức là Nhà nước biết rõ

các thông tin chính xác về số lượng đất đai, về chất lượng đất đai, về tình hìnhhiện trạng của việc quản lý và sử dụng đất đai Cụ thể:

- Về số lượng đất đai: Nhà nước nắm về diện tích đất đai trong toànquốc gia, trong từng vùng kinh tế, trong từng đơn vị hành chính các địaphương; nắm về diện tích của mỗi loại đất như đất nông nghiệp, đất phi nôngnghiệp, đất chưa sử dụng ; nắm về diện tích của từng chủ sử dụng và sự phân

bố trên bề mặt lãnh thổ

Trang 12

- Về chất lượng đất: Nhà nước nắm về đặc điểm lý tính, hóa tính củatừng loại đất, độ phì của đất, kết cấu đất, hệ số sử dụng đất v.v , đặc biệt làđối với đất nông nghiệp.

- Về hiện trạng sử dụng đất: Nhà nước nắm về thực tế quản lý và sửdụng đất có hợp lý, có hiệu quả không? có theo đúng quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất không? cách đánh giá phương hướng khắc phục để giải quyết các bấthợp lý trong sử dụng đất đai

Thứ hai: Nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai

theo quy hoạch và kế hoạch chung thống nhất Nhà nước chiếm hữu toàn bộquỹ đất đai, nhưng lại không trực tiếp sử dụng mà giao cho các tổ chức, cánhân sử dụng

Trong quá trình phát triển của đất nước, ở từng giai đoạn cụ thể, nhucầu sử dụng đất đai của các ngành, các cơ quan, tổ chức cũng khác nhau Nhànước với vai trò chủ quản lý đất đai thực hiện phân phối đất đai cho các chủ

sử dụng; theo quá trình phát triển của xã hội, Nhà nước còn thực hiện phânphối lại quỹ đất đai cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể Để thựchiện việc phân phối và phân phối lại đất đai, Nhà nước đã thực hiện việcchuyển giao quyền sử dụng đất giữa các chủ thể khác nhau, thực hiện việcđiều chỉnh giữa các loại đất, giữa các vùng kinh tế Đồng thời, Nhà nước cònthực hiện và quản lý việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sửdụng đất, thu hồi đất; quản lý việc chuyển quyền sử dụng đất; thực hiện việclập quy hoạch, kế hoạch và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thứ ba: Nhà nước thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và

sử dụng đất đai Hoạt động phân phối và sử dụng đất do các cơ quan Nhànước và do người sử dụng cụ thể thực hiện Để việc phân phối và sử dụngđược phù hợp với yêu cầu và lợi ích của Nhà nước, Nhà nước tiến hành kiểmtra giám sát quá trình phân phối và sử dụng đất Trong khi kiểm tra, giám sát,nếu phát hiện các vi phạm và bất cập trong phân phối và sử dụng, Nhà nước

sẽ xử lý và giải quyết các vi phạm, bất cập đó

Thứ tư Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.

Hoạt động này được thực hiện thông qua các chính sách tài chính về đất đainhư: thu tiền sử dụng đất (có thể dưới dạng tiền giao đất khi Nhà nước giaođất có thu tiền sử dụng đất, có thể dưới dạng tiền thuê đất, có thể dưới dạng

Trang 13

tiền chuyển mục đích sử dụng đất), thu các loại thuế liên quan đến việc sửdụng đất (như thuế sử dụng đất, thuế thu nhập có nguồn gốc từ đất ) nhằmđiều tiết các nguồn lợi hoặc phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tưcủa người sử dụng đất mang lại

Các mặt hoạt động trên có mối quan hệ trong một thể thống nhất vàmang tính liên tục, có định hướng mục tiêu của bộ máy Nhà nước lên đốitượng sử dụng đất, nhằm thực hiện mục tiêu chung đề ra trong những điềukiện và môi trường kinh tế nhất định, trên nguyên tắc cao nhất Nhà nước làđại diện sở hữu toàn dân về đất đai trực tiếp tham gia vận hành thị trường, đểthực hiện quyền về kinh tế của sở hữu và các chức năng khác của Nhà nước.Khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, đồng thời cóbiện pháp bảo vệ đất và môi trường sống theo hướng bền vững

Từ sự phân tích các hoạt động quản lý nhà nước đối với đất đai nhưtrên, có thể đưa ra khái niệm quản lý nhà nước về đất đai như sau:

Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết và sử dụng các nguồn lợi từ đất đai.

2.2 Vai trò và sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai:

Cơ chế quản lý kinh tế mới hiện nay ở nước ta là cơ chế thị trường có

sự quản lý của Nhà nước bằng các công cụ kế hoạch, pháp luật, chính sách…Nhà nước đóng vai trò điều tiết vĩ mô nhằm phát huy những mặt tích cực, hạnchế những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường Cơ chế thị trường không làmgiảm nhẹ vai trò quản lý của Nhà nước mà đòi hỏi tăng cường quản lý Hơnnữa chúng ta đang thực hiện quá trình đổi mới, mở rộng hội nhập quốc tếtrong bối cảnh thế giới đang có nhiều thay đổi thì càng đòi hỏi phải tăngcường vai trò quản lý của Nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai vìnhững vai trò to lớn và quan trọng của đất đai như đã nói Vấn đề đăt ra làNhà nước phải có phương thức quản lý để phù hợp với sự vận động của lựcsản xuất và quan hệ sản xuất, phương thức quản lý như thế nào để có thể vận

Trang 14

dụng đầy đủ các quy luật khách quan của nền kinh tế như quy luật giá trị, quyluật cạnh tranh, quy luật cung cầu

Trong điều kiện kinh tế bao cấp, các mối quan hệ về sử dụng đất thật sựchưa gắn bó với kết quả sản xuất, hiệu quả sử dụng đất Giá trị to lớn của đấtđai chưa được phát huy đầy đủ, sản phẩm làm ra là tự cấp tự túc, chưa có sựtrao đổi hàng hóa Sau khi chuyển đổi cơ chế kinh tế, do chú trọng gắn lợi íchvới trách nhiệm của người sử dụng đất cho nên đất đai được sử dụng ngàycàng hiệu quả hơn

Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt, là phương tiện để phát triển sảnxuất liên quan mật thiết đến các hoạt động kinh tế xã hội và liên quan đến quyhoạch tổng thể chung của cả nền kinh tế

Vai trò của Nhà nước trong quản lý đất đai là một yêu cầu cần thiết đểđiều hòa các mối quan hệ giữa chủ thể quản lý là Nhà nước và người sử dụngđất Vai trò quản lý của Nhà nước về đất đai như sau:

Một là, thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phân bổ

đất đai có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho các mục đích kinh tế xã hội củađất nước Bằng các công cụ đó, Nhà nước sẽ đảm bảo cho việc sử dụng đấtđúng mục đích, đạt hiệu quả cao, giúp cho Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai,giúp cho người sử dụng đất có biện pháp hữu hiệu để khai thác đất

Hai là, thông qua công tác đánh giá phân hạng đất, Nhà nước nắm chắc

toàn bộ quỹ đất đai cả về số lượng và chất lượng làm căn cứ cho các bịênpháp kinh tế xã hội có hệ thống, có căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất đaihiệu quả và hợp lý

Ba là, thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai,

Nhà nước tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổchức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân trong quan hệ về đất đai Bằng hệ thốngpháp luật và các văn bản pháp quy, Nhà nước xác định địa vị pháp lý cho cácđối tượng sử dụng Trên cơ sở đó Nhà nước điều chỉnh hành vi của các đốitượng sử dụng đất, hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là không hợp pháp

Bốn là, thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về

đất đai như chính sách giá cả, chính sách thuế, đầu tư, chính sách tiền tệ, tíndụng… Nhà nước kích thích các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ

Trang 15

hợp lý đất đai, tiết kiệm đất nhằm nâng cao khả năng sinh lời của đất, để gópphần thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của cả nước và để bảo vệ môi trường.Các chính sách đất đai là những công cụ để Nhà nước thực hiện vai trò quản

lý trong từng giai đoạn nhất định Nhà nước tạo môi trường thông thoáng, cảicách các thủ tục đầu tư, điều chỉnh các công cụ quản lý đó để tăng đầu tư vàođất

Năm là, thông qua việc kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng đất, Nhà

nước nắm chắc tình hình diễn biến về sử dụng đất đai, phát hiện những viphạm và giải quyết những vi phạm đó Với vai trò này, Nhà nước đảm bảocho các quan hệ sử dụng đất đai được vận hành theo đúng quy định của Nhànước Với việc kiểm tra giám sát, Nhà nước có nhiệm vụ phát hiện kịp thờicác sai sót ách tắc, các vi phạm trong sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cánhân Vai trò này được Nhà nước tiến hành với nhiều nội dung khác nhau:

+ Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch của các ngành các cấp

+ Kiểm tra giám sát việc chấp hành thực hiện các văn bản pháp lý, chủtrương chính sách của Nhà nước

+ Kiểm tra kiểm soát việc sử dụng đất của cả nước cũng như của từng

hộ gia đình cá nhân

+ Kiểm tra các công cụ và chính sách quản lý

+ Kiểm tra việc thực hiện các vai trò, chức năng quản lý của các cơquan Nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai

Đối với nước ta, xuất phát là từ một nước có nền kinh tế nghèo nàn lạchậu Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục tiêu xây dựng Việt Nam thànhmột nước có nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủnghĩa Chúng ta phải xây dựng Nhà nước pháp quyền để quản lý mọi lĩnhvực, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai

Khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, đất đai có sự thay đổi căn bản:

Từ là tư liệu sản xuất, điều kiện sống chuyển sang là tư liệu sản xuất chứađựng yếu tố sản xuất hàng hóa, phương diện kinh tế của đất trở thành yếu tốchủ đạo quy định sự vận động của đất đai theo hướng ngày càng nâng caohiệu quả Đặc biệt trong tình hình hiện nay, giá đất cũng như lợi nhuận khiđầu tư vào đất tăng cao đã khiến cho tình trạng tranh chấp lấn chiếm đất đai

Trang 16

xảy ra, làm ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội Trong sảnxuất nông nghiệp, khi tham gia vào cơ chế thị trường đất đai cũng chứa đựngnguy cơ quay về sản xuất tự cấp tự túc nếu người sử dụng đất không đủ nănglực, nếu thị trường bất lợi kéo dài Hơn nữa, đất đai cũng là một nguồn vốntham gia vào sản xuất hàng hóa, việc sử dụng đất lại rất cần có vốn cho nênhình thành thị trường đất đai là một động lực quan trọng để góp phần hoànthiện hệ thống thị trường quốc gia Chính vì vậy việc quản lý nhà nước về đấtđai là hết sức cần thiết nhằm phát huy những ưu thế của cơ chế thị trường vàhạn chế những khuyết tật của thị trường khi sử dụng đất đai, ngoài ra còn làmtăng tính pháp lý của đất đai.

Tóm lại, việc khai thác những ưu điểm và hạn chế những khuyết tật của

cơ chế thị trường đặc biệt là các quan hệ đất đai vận động theo cơ chế thịtrường thì không thể thiếu được sự quản lý của Nhà nước với tư cách là chủthể của nền kinh tế quốc dân Như vậy, Nhà nước thực hiện chức năng quản

lý là một đòi hỏi khách quan, là nhu cầu tất yếu trong việc sử dụng đất đai.Nhà nước không chỉ quản lý bằng công cụ pháp luật, các công cụ tài chính màNhà nước còn kích thích khuyến khích đối tượng sử dụng đất hiệu quả bằngbiện pháp kinh tế Biện pháp kinh tế tác động trực tiếp đến lợi ích của người

sử dụng đất và đây là một biện pháp hữu hiệu trong cơ chế thị trường, nó làmcho các đối tượng sử dụng đất có hiệu quả hơn, làm tốt công việc của mình,vừa bảo đảm được lợi ích cá nhân cũng như lợi ích của toàn xã hội

3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất đai.

3.1 Nhân tố pháp luật:

Thực tiễn và kết quả của công cuộc đổi mới mang lại ngày càng chứngminh không thể thiếu được pháp luật trong đời sống xã hội Bởi vì đường lốicủa Đảng không thể thực hiện được nếu đường lối đó không được Nhà nướcthể chế thành pháp luật Nhà nước không thể tổ chức thực hiện đường lối củaĐảng và quản lý xã hội một cách có hiệu quả nếu không thực hiện quản lýbằng pháp luật, các quyền tự do dân chủ của công dân không thể thực hiệnnếu không có pháp luật ghi nhận và bảo vệ Đảng ta xác định Nhà nước quản

lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựngNhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân Chính vì thế, pháp luật sẽ có

Trang 17

tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý Một hệ thống pháp luật đồng bộ, rõràng, cụ thể làm cho công tác quản lý được hiệu quả và thuân lợi Vì các cơquan quản lý theo đúng pháp luật quy định mà thực hiện, không gặp nhữngvướng mắc trở ngại nào nếu như văn bản pháp luật đó mang tính khoa học và

cụ thể Pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với mọi lĩnh vực của đời sống xãhội Cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sảnxuất kinh doanh đa dạng cùng với các mối quan hệ sử dụng đất đai phức tạpđòi hỏi pháp luật nói chung và Luật Đất đai nói riêng phải tạo nên một môitrường pháp lý thuận lợi cho hoạt động tự do kinh doanh phát triển, tạo cơ hộicho mọi người làm ăn sinh sống theo pháp luật Bên cạnh đó, pháp luật còntạo điều kiện để Nhà nước thực hiện được vai trò người điều hành nền kinh tếthị trường, pháp luật còn là công cụ để Nhà nước kiểm tra các hoạt động kinhdoanh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật Ngoài ra, pháp luật còn xác lập,củng cố và hoàn thiện những cơ sở pháp lý của Nhà nước, đặc biệt là tronglĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai nhằm phát huy cao nhất hiệu lực của cơquan quản lý Để đạt được điều đó, pháp luật phải xác định rõ các nguyên tắc

tổ chức và hoạt động cũng như thẩm quyền của cơ quan Nhà nước Pháp luậtcủa Nhà nước ta hiện nay phải là cơ sở để hoàn thiện bộ máy Nhà nước phùhợp với cơ chế mới mà trước hết phải cải cách một bước nền hành chính quốcgia Nhưng thực tế Luật Đất đai hiện nay cho thấy vẫn còn có một số hạn chếlàm giảm hiệu lực của cơ quan Nhà nước Đó là do Luật Đất đai được xâydựng trong điều kiện nền kinh tế đang được từng bước vận hành theo kinh tếthị trường có sự quản lý của Nhà nước, chưa lường hết được khó khăn bất cập

vì vậy luật còn có những quy định chung chung, mặt khác việc hướng dẫnthực hiện luật còn chậm, thiếu đồng bộ và cụ thể làm cho các cấp lúng túngtrong tổ chức thi hành, bởi vậy hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai còn chưacao Từ đó ta có thể thấy nhân tố pháp luật có tác động mạnh đến công tácquản lý đất đai Nó có thể làm nâng cao hiệu quả hoặc làm giảm hiệu lực quản

lý của Nhà nước Chính vì vậy, kiện toàn hệ thống pháp luật là vấn đề cấpbách hiện nay

3.2 Nhân tố xã hội:

Nhân tố xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức điều hànhquản lý xã hội và tăng cường chức năng quản lý của Nhà nước về mọi lĩnhvực nói chung cũng như về lĩnh vực đất đai nói riêng Một chính sách quản lý

Trang 18

đất đai đúng đắn phải đề cập đến các yếu tố xã hội, từ đó nó không những làm

ổn định xã hội mà còn tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước và cơ quanquản lý Các yếu tố xã hội như việc làm, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc bảo

vệ sức khỏe cho nhân dân, ưu đãi người có công với cách mạng, văn hóa, y tế,dân tộc, vấn đề lao động và việc làm cũng ảnh hưởng đến công tác quản lýnói chung và quản lý đất đai nói riêng Giải quyết được việc làm sẽ góp phầnđảm bảo trật tự an ninh trong xã hội, giảm bớt các tệ nạn xã hội do thiếu việclàm gây ra, điều đó sẽ thể hiện rõ bản chất của một chế độ do con người, vìcon người và tạo mọi điều kiện để con người tự do sáng tạo nuôi sống mình,đóng góp cho sự công bằng và tiến bộ xã hội Yếu tố này làm cho công tácquản lý đất đai được nhẹ nhàng hơn và hiệu lực quản lý từng bước được nângcao Bởi vì các tệ nạn xã hội sẽ được giảm bớt, công bằng xã hội được thiếtlập và đảm bảo cho cơ quan quản lý thực hiện trách nhiệm quản lý dễ dànghơn Việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng như tặng nhàtình nghĩa, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất … là công việc quản lýthể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta Tập trung đầu tưcho giáo dục, văn hóa để nâng cao nhận thức về pháp luật cho mọi người làviệc làm quan trọng, để cho mọi người thấy rõ được chủ trương, đường lốichính sách của Đảng trong công tác quản lý Sự ổn định về mặt xã hội là yếu

tố để nâng cao hiệu quả quản lý đất đai Yếu tố quan trọng khác cũng có ảnhhưởng đến quản lý đất đai đó là phong tục tập quán của người dân cũng nhưtâm lý của họ trong đời sống xã hội, nhất là ở khu vực nông thôn hiện nay

3.3 Nhân tố kinh tế:

Công tác quản lý nói chung và quản lý nhà nước về đất đai nói riêngphải có cơ sơ vật chất kỹ thuật, máy móc hiện đại để đáp ứng cho yêu cầuquản lý hiện nay

Đào tạo nhân lực là cốt lõi để thực hiện quản lý Thực hiện công việcnày phải có một nguồn kinh phí lớn Sự phát triển của nền kinh tế với nhịp độcao và ổn định tạo ra được giá trị sản phẩm to lớn từ đó có thể tập trungnguồn lực để đầu tư cho viẹc đào tạo nhân lực Măt khác một nền kinh tế pháttriển sẽ kích thích sự phát triển của khoa học công nghệ, kích thích sự pháttriễn sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất vàphân công lao động xã hội… giúp cho công tác quản lý được thuận lợi hơn,giảm bớt được những khó khăn phức tạp trong quản lý

Trang 19

Việc chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước tác động rất lớn đến quản

lý và sử dụng đất Trên phạm vi cả nước cũng như ở huyện Yên Dũng, từ khichưa tiến hành đổi mới thì hầu hết đều sống dựa vào nông nghiệp là chính vớiviệc trồng lúa, hoa màu… còn công nghiệp- dịch vụ – thương mại vẫn cònnhỏ lẻ chưa phát triển Diện tích đất được tập trung để phục vụ cho sản xuấtnông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản Nhưng từ khi thực hiện cơ chế mở cửa, đổimới đối với nền kinh tế, cơ cấu kinh tế của huyện Yên Dũng cũng đã chuyểnđổi theo hướng nông - công nghiệp - dịch vụ Đó là điều đáng mừng vì kếtquả của sự chuyển dịch đã đóng góp không nhỏ trong quá trình phát triển kinh

tế Vấn đề đặt ra là sự chuyển dịch cơ cấu như vậy đã tác động không nhỏ tớiquỹ đất của Yên Dũng Một phần lớn diện tích đất nông nghiệp đã được lấy đi

để sử dụng cho sản xuất công nghiệp như xây dựng các nhà máy, khu côngnghiệp, sản xuất gạch ngói đồ gốm, vật liệu xây dựng… làm cho diện tích đấtnông nghiệp giảm đi và nó tác động tới nguồn cung cấp lương thực cho ngườidân Giá cả các mặt hàng nông sản tăng lên vì nguồn cung bị ảnh hưởng do

đó, song song với việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì cũng cần phảichú ý đến an toàn lương thực cho người dân

Để phục vụ cho phát triển kinh tế, nhu cầu sử dụng đất cho tất cả cácngành kinh tế là rất lớn và có thể thấy rõ sự bù trừ lẫn nhau giữa các loại đất.Khi loại đất này tăng lên làm cho loại đất kia giảm đi đồng thời sẽ có một loạiđất khác được khai thác để bù vào sự giảm đi của loại đất đó Mọi loại đấtđược khai thác tiềm năng mạnh mẽ để phục vụ cho nhu cầu sử dụng đất mởrộng sản xuất, làm văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng dịch vụ Sự luân chuyểnđất thuận lợi sẽ là xúc tác tích cực cho các hoạt động kinh tế, là cơ sở để tạo

ra các sản phẩm xã hội Công tác quản lý đất đai cũng phải đổi mới để chophù hợp với cơ chế kinh tế mới đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai trước tìnhhình thực tế Quá trình đổi mới kinh tế làm cho vấn đề sử dụng đất đai cónhiều biến động vì vậy không thể áp dụng mô hình quản lý cũ được Việc đầu

tư cơ sở hạ tầng mở mang đô thị đã kàm cho giá đất tăng lên một cách đáng

kể Một con đường mới mở do Nhà nước đầu tư sẽ mang lại sự gia tăng giá trịcho các lô đất hai bên đường Đất nông nghiệp trước khi chưa được lấy đểphục vụ cho phát triển đô thị thì giá đất đó chỉ tính theo giá đất nông nghiệptrong khung giá do Nhà nước ban hành, nhưng khi đã chuyển sang để phục vụ

Trang 20

cho phát triển đô thị thì giá đất đã tăng gấp nhiều lần so với trước Nhất là ởcác khu phố có hoạt động kinh tế buôn bán sầm uất thì giá đất đã tăng lên gấpnhiều lần so với trước kia Tại các vùng ven đô trước kia là khu nông thônnhưng hiện nay quá trình đô thị hóa đã đẩy giá đất tăng cao vùn vụt và đócũng là nguyên nhân của những cơn sốt đất trên địa bàn thành phố thời gianqua Từ sự phân tích trên có thể thấy yếu tố kinh tế có tác động mạnh đếnquản lý sử dụng đất, đến giá trị của đất nhất là trong sự phát triển kinh tế vớinhịp độ cao như hiện nay.

II MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

Nội dung quản lý nhà nước về đất đai gồm 13 nội dung được quy địnhtại Điều 6 Luật Đất đai 2003 Trong đó chế độ quản lý đất đai gồm những nộidung cơ bản sau:

1 Ban hành văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó.

Đây là nội dung hết sức quan trọng trong quản lý đất đai Nó là cơ sởquan trọng cho các nội dung khác bởi lẽ các nội dung khác về quản lý đất đaiđều phải được dựa trên các quy định của pháp luật Văn bản quy phạm phápluật bao gồm các văn bản luật và dưới luật Như: Hiến pháp, Luật, Nghị định,Quy định, Chỉ thị, Thông tư…

Văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất là những văn bản không chỉcung cấp thông tin mà còn thể hiện ý chí mệnh lệnh của các cơ quan quản lýđối với người sử dụng đất nhằm thực hiện các quy định, luật lệ của Nhà nước.Dựa trên việc ban hành các văn bản pháp luật này, Nhà nước buộc các đốitượng sử dụng đất phải thực hiện các quy định về sử dụng theo một khuônkhổ do Nhà nước đặt ra Văn bản pháp luật quản lý sử dụng đất biểu hiệnquyền lực của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, nhằm lập lại một trật

tự pháp lý theo mục tiêu của các cơ quan quản lý Văn bản pháp luật nóichung và văn bản pháp luật quản lý sử dụng đất nói riêng mang tính chất Nhànước Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân Vì vậy văn bảnpháp luật đất đai vừa thể hiện được ý chí của Nhà nước vừa thể hiện đượcnguyện vọng của đối tượng sử dụng đất

Trong lĩnh vực đất đai, công tác quản lý sử dụng đất được thực hiệnthống nhất từ Luật Đất đai; Nghị định của chính phủ, Thông tư của Bộ Tài

Trang 21

nguyên và Môi trường, các hướng dẫn liên ngành có liên quan Căn cứ LuậtĐất đai và các văn bản của cấp trên, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cụthể hóa chính sách đất đai tại địa phương mình bằng Quyết định của Ủy bannhân dân cấp tỉnh Cấp huyện là cấp trực tiếp tổ chức tuyên truyền, phổ biến,thực hiện các văn bản chính sách đất đai của trung ương và của tỉnh đến cácđối tượng sử dụng đất

Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai từ trung ương đếnđịa phương cấp tỉnh đã lên tới hàng nghìn văn bản, tạo ra một hệ thống phápluật đất đai tương đối đầy đủ, bước đầu đã đáp ứng được các mối quan hệ đấtđai mới hình thành trong giai đoạn công nghiệp hóa và đô thị hóa Hệ thốngpháp luật đất đai luôn đổi mới, ngày càng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh

tế và ổn định chính trị-xã hội Nhưng cũng do tốc độ phát triển kinh tế - xãhội như hiện nay và xu hướng tiếp theo thì quan hệ đất đai trong đời sốngcàng hết sức phức tạp, luôn nảy sinh những vấn đề, những mâu thuẫn cần phảigiải quyết Đòi hỏi việc nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm, sửa đổi LuậtĐất đai, ban hành chính sách đất đai phù hợp với tình hình mới là nhiệm vụhết sức quan trọng

2 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất là công việc quantrọng của công tác quản lý đất đai Thông qua công tác này Nhà nước mớinắm chắc được toàn bộ vốn đất đai cả về số lượng lẫn chất lượng trong lãnhthổ quốc gia Mặt khác Nhà nước mới có thể đánh giá được khả năng đất đai

ở từng vùng, từng địa phương để có mục đích sử dụng đất phù hợp Đối vớiđất có tiềm năng lớn cho sản xuất nông nghiệp, thông qua công tác này Nhànước sẽ quy hoạch đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp Cũng nhờ côngtác này mà Nhà nước mới có biện pháp và phương hướng sử dụng các loạiđất có khoa học và hệ thống

Để nắm được diện tích đất đai, Nhà nước phải tiến hành khảo sát đođạc Việc đánh giá và phân hạng đất là một công việc rất phức tạp Đối vớiphân hạng đất, Nhà nước phải căn cứ vào 5 yếu tố đó là: Điều kiện địa hình,khí hậu, chất đất, điều kiện tưới tiêu, vị trí của khu đất so với đường giaothông hoặc nơi tiêu thụ sản phẩm

Trang 22

Luật Đất đai 2003 quy định việc phân loại đất được thực hiện căn cứvào mục đích sử dụng, đất đai được phân làm ba nhóm chính:

- Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: Đất trồng cây hàng nămgồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng nămkhác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừngđặc dụng; Đất nuôi trồng thuỷ sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác theoquy định của Chính phủ;

- Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất: Đất ở gồm đất ở tạinông thôn, đất ở tại đô thị; Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình

sự nghiệp; Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; Đất sản xuất, kinhdoanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằngxây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; Đất sử dụng vào mục đích côngcộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế,giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tíchlịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình côngcộng khác theo quy định của Chính phủ; Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; Đất làm nghĩatrang, nghĩa địa; Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;

- Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích

sử dụng

Căn cứ để xác định loại đất trên thực địa được thực hiện theo hiện trạng

sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền xét duyệt; theo quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phépchuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo đăng

ký chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp không phải xin phépchuyển mục đích sử dụng đất

Việc khảo sát, đo đạc, lập và quản lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản

đồ quy hoạch sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo thực hiệntrong phạm vi cả nước Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập năm năm mộtlần gắn với việc kiểm kê đất đai quy định tại Điều 53 của Luật Đất đai 2003

để phục vụ cho việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Bản đồ quy

Trang 23

hoạch sử dụng đất được lập mười năm một lần gắn với kỳ quy hoạch sử dụngđất quy định tại Điều 24 Luật Đất đai 2003 Bản đồ quy hoạch sử dụng đấtcủa xã, phường, thị trấn được lập trên bản đồ địa chính gọi là bản đồ quyhoạch sử dụng đất chi tiết Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm thực hiện việckiểm kê đất đai ở địa phương nào thì tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hiệntrạng sử dụng đất của địa phương đó Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm tổ chứcthực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất của địa phương nào thì tổ chức thựchiện việc lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất của địa phương đó Đây là căn cứ

để hạn chế, ngăn chặn các hiện tượng tranh chấp đất đai hiện nay

3 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kĩthuật và pháp lý của Nhà nước về tổ chức sử dụng quản lý đất đai một cáchđầy đủ hợp lý khoa học và có hiệu quả cao nhất, thông qua việc tính toánphân bổ quỹ đất cho các ngành, các mục đích sử dụng, các tổ chức và cá nhân

sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và tạo điều kiện bảo vệđất đai, môi trường sinh thái

Kết quả của công tác quy hoạch phải đảm bảo 3 điều kiện: Kỹ thuật,kinh tế và pháp lý Điều kiện về mặt kinh tế được thể hiện ở hiệu quả của việc

sử dụng đất, điều kiện về mặt kỹ thuật thể hiện ở các công việc chuyên mônnhư điều tra, khảo sát đo đạc, xây dựng bản đồ địa chính, điều kiện về mặtpháp lý là quy hoạch phải tuân thủ các quy định của pháp luật, theo sự phâncông phân cấp của Nhà nước đối với công tác quy hoạch

Quy hoạch sử dụng đất bao gồm quy hoạch tổng thể sử dụng đất trênphạm vi cả nước, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấphuyện và quy hoạch sử dụng đất cấp xã Quy hoạch sử dụng đất cấp trên làcăn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất của cấp đơn vị hành chính cấp dưới trựctiếp Nội dung của công tác quy hoạch là khoanh định các loại đất trong từngđịa phương và trong phạm vi cả nước, điều chỉnh việc khoanh định nói trêncho phù hợp với giai doạn phát triển kinh tế xã hội Vấn đề chú ý khi lập quyhoạch là phải đảm bảo tính dự báo, tính thống nhất và khoa học, quy hoạchphải được công bố rộng rãi cho công chúng biết

Kế hoạch sử dụng đất là chỉ tiêu cụ thể hóa quy hoạch Công tác kếhoạch tập trung những nguồn lực tối thiểu vào giải quyết có hiệu quả những

Trang 24

vấn đề trọng tâm của kế hoạch trong từng thời kì Nội dung của kế hoạch sửdụng đất là khoanh định việc sử dụng từng loại đất trong từng thời kì kếhoạch và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với quy hoạch sử dụngđất

Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, căn cứ vào những thuộctính tự nhiên của đất như vị trí, diện tích mà các loại đất được sử dụng theotừng mục đích nhất định và hợp lý Các thành tựu khoa học công nghệ khôngngừng được áp dụng để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất Hiệu quả sửdụng đất được thể hiện ở hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường mà quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để đạt được hiệu quả đó Chính vì vậy,quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò rất quan trọng và được thể hiệnnhư sau:

+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo sự quản lý thống nhất củaNhà nước, nó không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn lâu dài Nhờ có quyhoạch, tính chủ động sáng tạo trong sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình

cá nhân được nâng cao khi họ được giao quyền sử dụng đất

+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tạo cơ sở pháp lý cho việc giao đất,cho thuê đất để đầu tư phát triển kinh tế xã hội, góp phần chyển dịch cơ cấukinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóađất nước Thông qua quy hoach, đất đai từng bước được hoạch định chiếnlược để sử dụng cho mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, phát triển côngnghiệp, đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội pphù hợp với quỹ đấtcủa một quốc gia, một vùng hay một địa phương nào đó

+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhànước nắm chắc được quỹ đất mà xây dựng chính sách đất đai một cách đồng

bộ, hạn chế sự chồng chéo trong quản lý đất đai, ngăn chặn các hiện tượngchuyển mục đích sử dụng tùy tiện

Nguyên tắc, căn cứ, nội dung, thẩm quyền lập, xét duyệt, điều chỉnh vàthực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định tại Mục 2, từ Điều

21 đến Điều 30 Luật Đất đai 2003

Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiệnthống nhất từ trung ương đến cơ sở Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

từ khâu lập đến công bố và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kiểm

Trang 25

tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kịp thời phát hiệnnhững bất hợp lý để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

4 Quản lý việc giao đất, cho thuê, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hànhchính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất Cho thuê đất là việc Nhà nướctrao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sửdụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lýtheo quy định của Luật Đất đai

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các mốiquan hệ xã hội trong lĩnh vực đất đai phát triển đa dạng hơn, phức tạp hơn.Mối quan hệ đó được xây dựng trên cơ sở sự phát triển của quan hệ sản xuấtphù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất Thực hiện chủtrương chính sách của Đảng, Nhà nước đã giao đất đến từng hộ gia đình cánhân sử dụng lâu dài và ổn định để sản xuất nông nghiệp, Nhà nước giao đất,cho thuê đất để khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội Tổ chức, hộ gia đình,

cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, chothuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, bảo lãnh, thế chấp, góp vốn bằng giá trịquyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật

Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sửdụng đất nhằm làm cho việc sử dụng đất hiệu quả, đúng quy định và theođúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt Là cơ sở cho việc kiểm

kê, thống kê đất đai và xác định, phân bổ nguồn tài chính từ đất

Nhà nước có quy định cho từng trường hợp Nhà nước giao đất có thutiền sử dụng đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đấtđối với đất đang có người sử dụng cho người khác, cho thuê đất trả tiền thuêđất hàng năm hoặc cho cả thời gian thuê, quy định hạn mức giao đất cho từngvùng miền, từng địa phương, từng loại đất và thời gian cụ thể Nhà nước cũngquy định việc thu hồi đất trong đó có xem xét đến việc bồi thường, hỗ trợ saukhi thu hồi đất để người dân có điều kiện ổn định đời sống, quy định trườnghợp nào được bồi thường, hỗ trợ và trường hợp nào không được bồi thường,

hỗ trợ khi thu hồi đất Căn cứ và thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, thu hồi

Trang 26

đất, chuyển mục đích sử dụng đất Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mụcđích sử dụng đất được quy định tại Mục 3, từ Điều 31 đến Điều 37; thu hồiđất được quy định tại Mục 4, từ Điều 38 đến Điều 45 Luật Đất đai 2003

5 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý sổ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợppháp đối với mỗi thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền

và nghĩa vụ của người sử dụng đất Việc đăng ký đất đai được thực hiện tạiVăn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong các trường hợp:

- Người sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa

kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, gópvốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

- Người nhận chuyển quyền sử dụng đất;

- Người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơquan nhà nước có thẩm quyền cho phép đổi tên, chuyển mục đích sử dụngđất, thay đổi thời hạn sử dụng đất hoặc có thay đổi đường ranh giới thửa đất;

- Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhândân, quyết định thi hành án cảu cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranhchấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành

Đăng ký đất có hai hình thức là đăng ký ban đầu và đăng ký biến động

Đó là thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước thực hiện đối với các đốitượng sử dụng đất là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Thông qua việc đăng kýđất đai, Nhà nước có thể nắm chắc tình hình sử dụng đất, những biến động vềđất trên cả nước; xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước vớingười sử dụng đất làm cơ sở để quản lý đất đai một cách chặt chẽ theo phápluật và cũng là để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất, tạo ra cơ sở pháp

lý để phát huy các quyền của người sử dụng đất Đăng ký đất đai phải đượcthực hiện thường xuyên liên tục để có thể phản ánh kịp thời cập nhật nhữngbiến động đất đai

Luật Đất đai quy định việc lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, là cơ sở để bảo vệ các quyền của người sử dụng đất khi

Trang 27

xảy ra tranh chấp cũng như xác định nghĩa vụ tài chính mà họ phải tuân thủtheo pháp luật Luật cũng quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đượccấp cho người sử dụng đất theo mẫu thống nhất do Bộ Tài nguyên và Môitrường phát hành trong cả nước đối với mọi loại đất; Quy định các trường hợpđược cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục, thẩm quyềncấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

6 Quản lý tài chính về đất đai.

Đây là nội dung thể hiện điểm mới cơ bản của pháp luật đất đai ViệtNam kể từ năm 2003 đến nay

Những vấn đề tài chính về đất đai đã được pháp luật quy định tương đốihoàn thiện như giá đất và khung giá các loại đất, tiền sử dụng đất, tiền thuêđất, thuế nhà đất, thuế thu nhập, phí và lệ phí, bồi thường hỗ trợ khi thu hồiđất

Khung giá đất do chính phủ quy định, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương quy định giá các loại đất và được công bố, có hiệu lựcthi hành vào ngày 01 tháng 01 hàng năm Giá đất đảm bảo sát với giá chuyểnnhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường.Với những quy định về đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án trong đó

có quyền sử dụng đất đã tạo điều kiện cho quan hệ đất đai được vận hành theo

cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước

Chính sách tài chính về đất đai đã khắc phục tình trạng bao cấp về giáđất và cơ chế xin cho, huy động số lượng lớn nguồn thu từ đất vào ngân sáchNhà nước, đồng thời là động lực thúc đẩy các đối tượng sử dụng đất phải tìmtòi, sáng tạo để có biện pháp sử dụng đất thích hợp, tiết kiệm và hiệu quả

7 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật

về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai.

Quản lý nhà nước về đất đai không thể thiếu được hoạt động này Nộidung thanh tra, kiểm tra đất đai gồm:

Thanh tra, kiểm tra việc quản lý nhà nước về đất đai của các cơ quanquản lý nhà nước và của Ủy ban nhân dân các cấp;

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Luật Đất đai của người sử dụng đất

và của các tổ chức, cá nhân khác

Trang 28

Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thanhtra, kiểm tra đất đai trong phạm vi cả nước; Cơ quan quản lý đất đai ở địaphương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra đất đai tại địaphương Công tác thanh tra đất đai được thực hiện theo định kỳ, kế hoạchhoặc có thể bất thường, công tác kiểm tra đất đai được thực hiện thườngxuyên, liên tục đặc biệt là đối với cấp huyện, cấp xã

Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đất đai sẽ phát hiện những nhân

tố tích cực, những khuyết tật của hệ thống chính sách và những vi phạm trongquản lý sử dụng đất, từ đó chính sách động viên, hoàn thiện tổ chức, pháp luậtđồng thời ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật đất đai để góp phần đưa côngtác quản lý và sử dụng đất đi vào nền nếp Về xử lý các vi phạm trong việcquản lý sử dụng đất tùy theo tính chất nghiêm trọng, mức độ tác hại và hậuquả của các trường hợp vi phạm mà các cơ quan Nhà nước có thẩm quyềnthực hiện biện pháp cho phù hợp

8 Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết các khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất.

Tranh chấp đất đai là những bất đồng, mâu thuẫn phát sinh hoặc giữacác chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai hoặc giữa họ với những tổchức, cá nhân có liên quan về quyền lợi và nghĩa vụ trong quá trình quản lý

và sử dụng đất Quá trình sử dụng đất không thể không xảy ra các tranh chấp,khiếu nại, kiện tụng giữa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân với nhau Việc nàyxảy ra khi các đối tượng sử dụng đất bị xâm phạm đến lợi ích của mình.Chính vì vậy, vai trò của Nhà nước là rất lớn trong việc giải quyết những vấn

đề này Nhà nước khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp đất đai trongnhân dân, đảm bảo trật tự công bằng xã hội đôi bên cùng có lợi Công tác giảiquyết các tranh chấp đất đai được quy định theo chức năng thẩm quyền của

cơ quan quản lý từ Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên

Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về đất đai

là tìm ra một giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết các bấtđồng, các mâu thuẫn, các vi phạm về đất đai trong nội bộ nhân dân, tổ chức.Trên cơ sở đó phục hồi các quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại, đồng thờitruy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật về đấtđai

Trang 29

Các cấp chính quyền cần chú trọng vấn đề này, các khiếu kiện, tranhchấp cần được làm rõ nguyên nhân và giải quyết triệt để, thấu tình đạt lý ngay

từ đầu Có như vậy mới có thể tạo ra sự ổn định trong đời sống xã hội của địaphương Để giải quyết vấn đề một cách triệt để cần phải có các quy định luậtpháp rõ ràng, hệ thống thông tin, lưu trữ, các sơ đồ, bản đồ được đo đạc vớimức độ chính xác cao, sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền với các cơ quan

tư pháp như Toà án, Viện kiểm sát theo một phương thức quản lý khoa học vàthực sự dân chủ

Trang 30

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG (2005-2010)

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1 Điều kiện tự nhiên.

1.1 Vị trí địa lý:

Huyện Yên Dũng nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, có vị tríđịa lý như sau:

- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương qua sông Thương;

- Phía Đông Bắc giáp huyện Lục Nam;

- Phía Tây giáp huyện Việt Yên;

- Phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh qua sông Cầu;

- Phía Bắc giáp huyện Lạng Giang và thành phố Bắc Giang

Huyện Yên Dũng nằm liền kề với khu tam giác kinh tế phía Bắc và gầnmột số trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TháiNguyên; trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng

1.2 Địa hình, địa mạo:

Địa hình của huyện Yên Dũng chia thành 02 vùng rõ rệt: Vùng đồi núi

và vùng đồng bằng Phần lãnh thổ có địa hình phức tạp nhất là dãy núi NhamBiền chạy cắt ngang địa bàn huyện, qua các xã Nội Hòang, Yên Lư, TiềnPhong, Nham Sơn, Đồng Sơn, Tân Liễu, Cảnh Thuỵ, Tiến Dũng và thị trấnNeo Đỉnh cao nhất của dãy Nham Biền có độ cao là 254 m so với mặt nướcbiển

Phần lớn diện tích canh tác của huyện Yên Dũng nằm ở mức địa hìnhvàn, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại câylương thực, cây công nghiệp ngắn ngày Với địa hình đa dạng đã tạo điều kiệnthuận lợi để huyện có thể phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng đa dạnghóa với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị sản phẩm cao Tuy vậy địa

Trang 31

hình cũng ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng đất phi nông nghiệp, đặc biệt làđất xây dựng các công trình ở những khu vực có độ dốc lớn.

1.3 Khí hậu:

Yên Dũng nằm trong vùng chịu khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõrệt Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9 khí hậu thường nóng, ẩm, mưa nhiều Mùađông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Khí hậu thường khô hanh có kèm theomưa phùn làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân

Nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện là 23,30C, nhiệt độ trung bìnhtháng cao nhất là 28,8oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là16,40C (tháng 1) Biên độ dao động nhiệt giữa tháng cao nhất và tháng thấpnhất là 12,00C Nhiệt độ cao tuyệt đối ghi nhận được ở vùng này là 41,20C,nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3,30C Lượng mưa trung bình hàng năm là 1553

mm, năm cao nhất đạt tới 2358 mm Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng6,7,8,9 là nguyên nhân gây ra ngập lụt Tháng 8 có lượng mưa trung bình caonhất tới 297 mm, cá biệt có năm lên tới 756 mm, tháng 12 có lượng mưa thấpnhất (16 mm) Cá biệt có những năm vào tháng 11, 12 hòan toàn không mưa

Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất là 85%, thấp nhất là77% Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.722 giờ, thuộc loại tương đối cao,thích hợp để canh tác 3 vụ trong năm

Với đặc điểm khí hậu như trên, cho phép trên địa bàn huyện có thể pháttriển nền nông nghiệp đa dạng với các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, tuy nhiêncần lựa chọn hệ thống cây trồng hợp lý để tránh tình trạng úng ngập trongmùa mưa ở các vùng trũng ven sông và tình trạng khô hạn trong mùa khô ởvùng đồi núi

1.4 Thuỷ văn:

Huyện Yên Dũng được bao bọc bởi 3 con sông: Sông Cầu chạy dọcranh giới giữa huyện Yên Dũng và huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, với tổngchiều dài 25 km Sông Thương chạy cắt ngang lãnh thổ huyện theo chiều

từ Tây Bắc xuống Đông Nam có chiều dài 34 km Sông Lục Nam chạy dọcranh giới của huyện Yên Dũng với huyện Lục Nam, có chiều dài 6,7 km

Cả 3 dòng sông này đều thuộc hệ thống Lục Đầu Giang, hợp lưu vớinhau ở phần ranh giới phía Đông của huyện Đây là nguồn cung cấp nước

Trang 32

chính cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời cũng là hệ thống tiêu thoát nướccủa phần lớn các xã, thị trấn trong huyện

Chế độ thủy văn của các con sông phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa

và khả năng điều tiết của lưu vực Mùa lũ thường từ tháng 6 đến tháng 9(chậm hơn so với thời gian mùa mưa 1 tháng Lượng nước trên các sông trongmùa lũ thường chiếm khoảng 75 - 85% tổng lượng dòng chảy trong năm, tuynhiên phân bố không đều giữa các tháng, lưu lượng lớn nhất thường xuất hiệnvào tháng 7 Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượngnước trên sông chỉ chiếm 15 - 25% tổng lượng nước trong năm, tháng có lưulượng nhỏ nhất trong năm thường xảy ra vào các tháng 1, 2, 3 và tùy từngsông

Nhìn chung các sông chảy qua địa bàn huyện đều có hàm lượng phù salớn bồi đắp nên những vùng đất phù sa màu mỡ dọc 2 bên sông Ngoài ra trênđịa bàn huyện còn có hệ thống các hồ, đầm đóng vai trò điều hòa dòng chảy,cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân

2 Các nguồn tài nguyên.

2.1 Tài nguyên đất:

Đất đai huyện Yên Dũng được chia thành các nhóm đất chính sau:

- Đất phù sa được hình thành do sự bồi lắng của sông, suối, có diện tíchkhoảng 1.665,18 ha, chiếm tỷ lệ trên 8,00% tổng diện tích, phân bố chủ yếuthuộc các xã Trí Yên, Lãng Sơn, Thắng Cương và đất ngoài đê của một số xãkhác

- Đất phù sa ít được bồi và không được bồi hàng năm Đây là loại đấtchủ yếu của huyện, phân bố ở tất cả các xã, thị trấn

- Đất bạc màu phân bố rải rác ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện

- Đất Feralitic biến đổi do trồng lúa phân bố ở các xã Nội Hoàng, Yên

Lư, Nham Sơn, Trí Yên

- Đất Feralitic nâu vàng, vàng nâu, vàng đỏ phân bố ở các xã Tân An,Quỳnh Sơn, Xuân Phú, Tiền Phong, Yên Lư, Nham Sơn, Tân Liễu

Trang 33

- Đất Feralitic xói mòn mạnh trơ sỏi đá phân bố chủ yếu ở vùng gò đồi

và núi sót, được hình thành do quá trình rửa trôi, xói mòn do dòng chảy bềmặt

Nhìn chung, đất đai của huyện Yên Dũng có hàm lượng dinh dưỡng

từ trung bình đến nghèo, đất thích hợp để trồng nhiều loại cây ngắn ngàynhư lúa, ngô, khoai lang, các loại rau, đậu đỗ, lạc và trồng một số loại cây ănquả như nhãn, vải, táo, cam, quýt

2.2 Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt: Sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam là nguồncung cấp nước ngọt chủ yếu cho sản xuất của huyện, tổng chiều dài trên phầnlãnh thổ huyện Yên Dũng là 65,7 km, trữ lượng nước rất dồi dào Ngoài ra,toàn huyện còn có 762 ha ao, hồ, đầm các loại với trữ lượng nước khá lớn,phục vụ trực tiếp cho các nhu cầu sản xuất tại chỗ

- Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có đủ tài liệu điều tra khảo sát về trữlượng nước ngầm trên toàn huyện, nhưng theo kết quả khảo sát sơ bộ thì mựcnước ngầm ở vào khoảng 15-25 m, chất lượng khá tốt, có thể khai thác để sửdụng trong sinh hoạt và sản xuất

2.3 Tài nguyên rừng:

Huyện Yên Dũng có 1.753,72 ha rừng sản xuất và 276,76 ha rừngphòng hộ Rừng Yên Dũng sau nhiều năm khai thác trữ lượng rừng không cònnhiều, rừng chủ yếu là rừng mới trồng theo chương trình 327 của Chính Phủ.Diện tích đất trống có thể phát triển trồng rừng còn ít Do vậy cần có nhữngbiện pháp bảo vệ và chăm sóc nguồn tài nguyên rừng hiện có khai thác hiệuquả, hợp lý, đảm bảo môi trường bền vững

2.4 Tài nguyên khoáng sản:

Dọc theo sông Cầu và sông Thương có khoáng sét chất lượng khá tốt lànguyên liệu sản xuất gạch ngói Nhờ vậy mà ở các xã ven bờ hai con sông nàynghề sản xuất vật liệu xây dựng rất phát triển, tiêu biểu nhất là xã Yên Lư.Ngoài khoáng sét, huyện Yên Dũng hầu như không có loại khoáng sản nào cógiá trị và trữ lượng khai thác công nghiệp

2.5 Tài nguyên nhân văn:

Trang 34

Yên Dũng nằm trong vùng thuộc nền văn minh lúa nước, tập quán sảnxuất nông nghiệp có từ lâu đời Nhân dân có truyền thống lao động cần cù,sáng tạo Trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, hàng vạn người con củaquê hương Yên Dũng đã anh dũng lên đường chiến đấu chống giặc ngoạixâm.

Toàn huyện có 49 điểm di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng trong

đó nổi tiếng nhất là chùa Đức La thuộc xã Trí Yên (còn gọi là chùa VĩnhNghiêm), được xây dựng từ thời Lý, là nơi vua Trần Nhân Tông xuất gia,thống nhất các dòng đạo Phật giáo Việt Nam và trở thành tổ của dòng thiềnTrúc Lâm, được rất nhiều du khách tham quan, lễ viếng

Huyện Yên Dũng có cảnh quan thiên nhiên tương đối đa dạng Dãy núiNham Biền là một dãy núi thấp nằm giữa vùng đồng bằng có sông Cầu, sôngThương và sông Lục Nam bao bọc Trong tương lai có thể trở thành vùng cócảnh quan thiên nhiên đẹp, thu hút nhiều khách du lịch

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nôngthôn, hiện nay tại một số xã trên trên địa bàn huyện Yên Dũng đã và đang córất nhiều nhà máy sản xuất, những khu công nghiệp lớn như cụm công nghiệpSong Khê - Nội Hoàng, Cụm công nghiệp thị trấn Neo, … Với những đầu tưlớn từ các khu, cụm công nghiệp này đã góp phần cải thiện đời sống, môitrường cảnh quan của huyện, nhưng mặt trái là gây lên ô nhiễm môi trường.Việc xử lý nguồn nước thải, bụi và khí thải chưa tốt đã gây ô nhiễm môitrường xung quanh những khu vực này Đặc biệt một số nơi ô nhiễm còn gâyảnh hưởng tới đời sống của nhân dân, làm thiệt hại về hoa màu cùng với một

số loại cây ăn quả là nguồn thu chủ yếu của người dân nơi đây

Hiện nay đánh giá theo tiêu chuẩn TCVN 5942-1995, loại A thì nướctại lưu vực Sông Cầu (sông Cầu chảy qua các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên,Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang và Bắc Ninh) hầu như đang bị ô nhiễm

Trang 35

Nguyên nhân chính là do một số tỉnh nằm phía thượng lưu, trung lưu của sôngCầu có sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp nhất là công nghiệp khaikhóang, cán thép, rửa quặng… đã thải ra môi trường một lượng lớn nước thảichưa qua xử lý hoặc đã xử lý nhưng hiệu quả chưa cao Mặt khác, ngoài cáccây lương thực truyền thống, địa phương còn chú trọng đến phát triển các loạicây được coi là thế mạnh của vùng Để tăng năng suất cây trồng, thuốc bảo vệthực vật và phân bón đã được sử dụng ngày càng nhiều Người dân sử dụngthuốc từ 3 – 5 lần trong một vụ lúa hoặc màu, lượng dư thừa hầu như không

có hướng xử lý đã được thải ra môi trường… Sự ô nhiễm này không nhữnggây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người mà còn ảnh hưởng tới nguồnnước cấp và hệ sinh thái trên các lưu vực…

Tất cả những vấn đề về môi trường trên cần phải được giải quyết tốttrong giai đoạn tiếp theo để đưa huyện Yên Dũng đạt được hiệu quả cao

cả về kinh tế và môi trường

II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1 Kinh tế.

Trong giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ phát triển kinh tế đạt 16,17%

Cơ cấu các ngành kinh tế như sau: Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm41,83%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 42,30%; Thương mại - dịch vụ chiếm 15,87% Giá trị tổng sản lượng năm 2010 (theo giá thực tế) ước đạt2.273.928 tỷ đồng, đạt 826.348 tỷ đồng (theo giá cố định), tăng 97,26% so vớinăm 2006

Năm2008

Năm2009

Năm2010Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

1 Nông nghiệp, 57,00 56,20 54,34 51,73 41,83

Trang 36

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội)

Những năm qua, cơ cấu kinh tế của Yên Dũng có sự chuyển dịch theohướng ngày càng tăng đối với tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảmdần tỷ trọng đối với ngành nông nghiệp Trong giai đoạn 2006 – 2010 tỷ trọngngành nông nghiệp tăng 0,14%, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng cơbản giảm 2,82%, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng 2,68% Trên địa bàn huyện có

01 khu công nghiệp của tỉnh là KCN Song Khê – Nội Hòang và một số cụmcông nghiệp khác (Cụm công nghiệp thị trấn Neo, cụm công nghiệp TânAn…) đã tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế theo hướng đa dạng các sảnphẩm công nghiệp, tập trung phát triển các ngành nghề dịch vụ… Thêm vào

đó là sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Kinh tế ngoài quốc doanhphát triển mạnh từng bước khai thác tiềm năng về vốn, nguồn nhân lực củađịa phương…

1.1 Về trồng trọt, chăn nuôi: Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7

(khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, huyện Uỷ đã ban hành vàtriển khai thực hiện Đề án “Xây dựng nông thôn mới” Trong 5 năm huyện đãđầu tư kinh phí trên 10 tỷ đồng để hỗ trợ, khuyến khích nông dân đưa cácgiống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất Bướcđầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng sản xuất lúa thơm,khoai tây chất lượng cao, nấm, rau màu thực phẩm… Đến năm 2010 toànhuyện hiện có trên 9.309,87 ha đất trồng cây hàng năm Những loại cây trồngchủ yếu là: Lúa, ngô, sắn, khoai lang, lạc, mía, các loại cây họ đậu và rausạch Sản lượng lương thực có hạt đạt 78.346,0 tấn; giảm 3020,6 tấn so vớinăm 2006, trung bình hàng năm giảm 604,13 tấn Năng xuất lúa đạt 53,1tạ/ha; giá trị sản xuất/01 ha canh tác đạt 70 triệu đồng/ha Bình quân lươngthực trên một nhân khẩu đạt 574,65 kg/năm

Trang 37

Công tác trồng, chăm sóc bảo vệ rừng được chú trọng Đã trồng mới

758 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất, đến nay tỷ lệ che phủ rừng đạt10,8% Hiện tại do sự suy giảm về diện tích rừng cũng như trữ lượng củarừng trên địa bàn Yên Dũng nên khả năng khai thác rừng tại đây hầu như không có Trong tương lai cần chú trọng đầu tư về cây giống, khoanh nuôibảo vệ những nơi rừng có khả năng khai thác

Ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển, chương trình cải tạo chất lượng đàn

bò, đàn lợn được triển khai rộng rãi Tính đến năm 2010, đàn bò có 6962 con,đàn trâu có 1206 con; đàn lợn 66591 con; đàn gia cầm có 781 nghìn con.Toàn huyện có 150 trang trại chăn nuôi tập trung với quy mô từ 0,50 ha –2,50 ha Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nôngnghiệp chiếm 40,28%, tăng 1,09% so với năm 2006

Thủy sản tiếp tục được khuyến khích phát triển, hàng năm huyện đềuquan tâm hỗ trợ và chủ động cung ứng các loại giống đến nông dân, đồngthời tạo thuận lợi cho chuyển đổi diện tích cấy lúa trũng sang nuôi trồng thủysản Đến năm 2010 diện tích nuôi thủy sản là 762,00 ha, sản lượng ước1371,6 tấn, tăng 254,1 tấn so với năm 2006

1.2 Về công nghiệp, dịch vụ:

Năm 2010 giá trị ngành công nghiệp của toàn huyện theo giá thực tế là606.636 tỷ đồng Trong đó: Khu vực kinh tế Nhà nước 151.505.000 triệuđồng; Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 225.275.000 triệu đồng Tổng mứcbán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2010 đạt 309.926 tỷ đồng, chiếm15,87% cơ cấu nền kinh tế

Trên địa bàn huyện có 01 khu công nghiệp của tỉnh là KCN Song Khê –Nội Hòang và một số cụm công nghiệp khác (Cụm công nghiệp thị trấn Neo,cụm công nghiệp Tân An…) đã tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế theohướng đa dạng các sản phẩm công nghiệp, tập trung phát triển các ngành nghềdịch vụ… Thêm vào đó là sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Kinh tếngoài quốc doanh phát triển mạnh từng bước khai thác tiềm năng về vốn,nguồn nhân lực của địa phương… Dịch vụ bưu chính viễn thông của huyệnnhững năm qua được đầu tư phát triển mạnh, toàn huyện có 21/21 xã, thị trấn

có cơ sở bưu điện văn hóa; 34,75 máy/100 hộ dân, bảo đảm 100%

số xã trong huyện có thư, báo trong ngày

Ngày đăng: 03/09/2014, 09:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. CTQG, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Nhà XB: Nxb. CTQG
7.Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Đất đai Khác
8. Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư Khác
9. Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 02 thang 11 năm 2009 về việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Khác
10. Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17 tháng 03 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Khác
11. Quyết định 141/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2009 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 Khác
13. Quyết định 2019/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2007 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội huyện Yên Dũng giai đoạn 2007-2020 Khác
14. Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Yên Dũng lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2011-2016 Khác
14. Số liệu thống kê, kiểm kê hàng năm huyện Yên Dũng Khác
15. Đỗ Hậu, Nguyễn Đình Bồng (2005), Quản lý đất đai và BĐS đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội Khác
16. Phạm Ngọc Côn (1999), Kinh tế học đô thị, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội Khác
17. Võ Kim Cương (2004), Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi, Nxb Xây dựng, Hà Nội Khác
19. Võ Kim Cương (2006), Chính sách đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội Khác
20. Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội Khác
21. Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 Khác
22. Phan Đại Doãn (1996), Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay-Một số vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
23. Trần Minh Đạo (1998), Marketing, Nxb Thống kê, Hà Nội Khác
24. Harold Koontz; Cyril Odonnel; Heinz Weihrich (1993), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w