CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN YÊN DŨNG

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 38)

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘ

CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN YÊN DŨNG

Đơn vị tính: (%) TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1 Nông nghiệp, 57,00 56,20 54,34 51,73 41,83

thuỷ sản

2 Công nghiệp

và xây dựng

29,50 29,70 31,35 32,70 42,30

3 Dịch vụ 13,50 14,10 14,31 15,57 15,87

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội)

Những năm qua, cơ cấu kinh tế của Yên Dũng có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng tăng đối với tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng đối với ngành nông nghiệp. Trong giai đoạn 2006 – 2010 tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng 0,14%, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản giảm 2,82%, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng 2,68%. Trên địa bàn huyện có 01 khu công nghiệp của tỉnh là KCN Song Khê – Nội Hòang và một số cụm công nghiệp khác (Cụm công nghiệp thị trấn Neo, cụm công nghiệp Tân An…) đã tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế theo hướng đa dạng các sản phẩm công nghiệp, tập trung phát triển các ngành nghề dịch vụ… Thêm vào đó là sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh từng bước khai thác tiềm năng về vốn, nguồn nhân lực của địa phương….

1.1. Về trồng trọt, chăn nuôi: Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, huyện Uỷ đã ban hành và triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng nông thôn mới”. Trong 5 năm huyện đã đầu tư kinh phí trên 10 tỷ đồng để hỗ trợ, khuyến khích nông dân đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng sản xuất lúa thơm, khoai tây chất lượng cao, nấm, rau màu thực phẩm… Đến năm 2010 toàn huyện hiện có trên 9.309,87 ha đất trồng cây hàng năm. Những loại cây trồng chủ yếu là: Lúa, ngô, sắn, khoai lang, lạc, mía, các loại cây họ đậu và rau sạch. Sản lượng lương thực có hạt đạt 78.346,0 tấn; giảm 3020,6 tấn so với năm 2006, trung bình hàng năm giảm 604,13 tấn. Năng xuất lúa đạt 53,1 tạ/ha; giá trị sản xuất/01 ha canh tác đạt 70 triệu đồng/ha. Bình quân lương thực trên một nhân khẩu đạt 574,65 kg/năm.

Công tác trồng, chăm sóc bảo vệ rừng được chú trọng. Đã trồng mới 758 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất, đến nay tỷ lệ che phủ rừng đạt 10,8%. Hiện tại do sự suy giảm về diện tích rừng cũng như trữ lượng của rừng trên địa bàn Yên Dũng nên khả năng khai thác rừng tại đây hầu như không có. Trong tương lai cần chú trọng đầu tư về cây giống, khoanh nuôi bảo vệ những nơi rừng có khả năng khai thác.

Ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển, chương trình cải tạo chất lượng đàn bò, đàn lợn được triển khai rộng rãi. Tính đến năm 2010, đàn bò có 6962 con, đàn trâu có 1206 con; đàn lợn 66591 con; đàn gia cầm có 781 nghìn con. Toàn huyện có 150 trang trại chăn nuôi tập trung với quy mô từ 0,50 ha – 2,50 ha. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 40,28%, tăng 1,09% so với năm 2006.

Thủy sản tiếp tục được khuyến khích phát triển, hàng năm huyện đều quan tâm hỗ trợ và chủ động cung ứng các loại giống đến nông dân, đồng thời tạo thuận lợi cho chuyển đổi diện tích cấy lúa trũng sang nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2010 diện tích nuôi thủy sản là 762,00 ha, sản lượng ước 1371,6 tấn, tăng 254,1 tấn so với năm 2006.

1.2. Về công nghiệp, dịch vụ:

Năm 2010 giá trị ngành công nghiệp của toàn huyện theo giá thực tế là 606.636 tỷ đồng. Trong đó: Khu vực kinh tế Nhà nước 151.505.000 triệu đồng; Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 225.275.000 triệu đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2010 đạt 309.926 tỷ đồng, chiếm 15,87% cơ cấu nền kinh tế.

Trên địa bàn huyện có 01 khu công nghiệp của tỉnh là KCN Song Khê – Nội Hòang và một số cụm công nghiệp khác (Cụm công nghiệp thị trấn Neo, cụm công nghiệp Tân An…) đã tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế theo hướng đa dạng các sản phẩm công nghiệp, tập trung phát triển các ngành nghề dịch vụ… Thêm vào đó là sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh từng bước khai thác tiềm năng về vốn, nguồn nhân lực của địa phương…. Dịch vụ bưu chính viễn thông của huyện những năm qua được đầu tư phát triển mạnh, toàn huyện có 21/21 xã, thị trấn có cơ sở bưu điện văn hóa; 34,75 máy/100 hộ dân, bảo đảm 100% số xã trong huyện có thư, báo trong ngày.

Toàn huyện có 16 chợ nông thôn (5 chợ xây kiên cố và 11 chợ tạm) và 1.970 cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại, du lịch và khách sạn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện đang phát triển các làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống như mây tre nan ở xã Tiến Dũng, gốm làng Ngòi ở xã Tư Mại, sản xuất đồ mộc ở xã Lãng Sơn; khai thác sản xuất vật liệu xây dựng ở các xã Trí Yên, Quỳnh Sơn, Đồng Việt... hàng năm đã giải quyết số lượng lớn lao động dư thừa và mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình, cá nhân.

Tuy vậy, khu vực kinh tế dịch vụ còn mang tính tự phát, chưa hình thành nên những ngành dịch vụ có tính chất quyết định cho sự phát triển của huyện như các ngành dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ thương mại... mà còn tập trung vào các ngành dịch vụ có chất lượng và trình độ phục vụ thấp, sử dụng nhiều lao động chưa qua đào tạo như: bán buôn, bán lẻ, vận tải…

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 38)