Về cơ chế, chính sách và tổ chức bộ máy.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 66 - 68)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG

1. Về cơ chế, chính sách và tổ chức bộ máy.

Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn huyện theo Đề án 30 của chính phủ. Mở rộng công khai hóa các thủ tục hành chính về đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về đất đai của huyện Yên Dũng. Công tác quản lý nói chung cũng như QLNN về đất đai nói riêng, là một hoạt động quản lý mang tính liên tục, thường xuyên mà chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý. Từ đó có thể nhận thấy, muốn thực hiện tốt QLNN về đất đai, UBND huyện cần xây dựng kế hoạch tổng thể về QLĐĐ nhằm sử dụng hợp lý các công cụ quản lý, thống nhất phối hợp các biện pháp quản lý. Kế hoạch cần phân tích và gắn được quyền lợi, trách nhiệm, mối quan tâm của các bên có liên quan đến QLNN của huyện như: các đối tượng sử dụng đất, các tổ chức chính trị- xã hội, các đơn vị quản lý thuộc huyện, tỉnh và các cơ quan trung ương từ đó phối hợp thực hiện tốt các nội dung QLNN về đất đai được quy định tại Luật Đất đai 2003 một cách khoa học.

Đổi mới công tác cán bộ, nâng cao trình độ năng lực của người làm công tác đất đai. Bởi vì, cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân cho nên cần phải đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác đất đai của huyện Yên Dũng là yêu cầu cấp bách.

+ Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ làm công tác địa chính trên địa bàn huyện, trong đó chú trọng cả hai phẩm chất đạo đức chính trị và trình độ năng lực chuyên môn. Việc xây dựng và tiêu chuẩn hóa cán bộ có ý nghĩa lớn đối với việc đào tạo bồi dưỡng, lựa chọn và sử dụng có hiệu quả cán bộ công chức địa chính trong quản lý nhà nước về đất đai, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý.

+ Đào tạo và đào tạo lại cán bộ địa chính các cấp trên địa bàn huyện, trang bị kiến thức quản lý đất đai trên bình diện rộng, làm cho cán bộ địa chính thấy vai trò vô cùng quan trọng của đất đai đối với nền kinh tế - chính trị - xã hội của huyện Yên Dũng nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung.

+ Đặc biệt chú trọng công tác địa chính ở cấp xã, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ địa chính ở cấp này bởi vì họ là những người hiểu sâu sắc các vấn đề quản lý và sử dụng đất đai trong quá khứ cũng như ở hiện tại, các tâm tư nguyện vọng của người sử dụng đất, các trường hợp lấn chiếm đất đai, tranh chấp đất đai, vi phạm pháp luật đất đai

trong địa phương mình quản lý. Cán bộ địa chính cấp xã còn là người đầu tiên xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai nên nếu trình độ của họ yếu kém thì công tác quản lý đất đai sẽ không đạt hiệu quả. Mặt khác cần phải xác định họ là những công chức nhà nước và làm việc lâu dài trong ngành địa chính, vừa chịu sự quản lý của cơ quan địa chính vừa chịu sự quản lý của UBND xã. Điều đó sẽ đảm bảo tính hệ thống và tính khách quan trong quản lý đất đai tại địa bàn cấp xã. Thường xuyên bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ địa chính xã về khoa học quản lý và sử dụng đất, về pháp luật đất đai trong cơ chế thị trường.

Đào tạo đội ngũ cán bộ địa chính, nâng cao năng lực của họ sẽ làm cho việc giải quyết các quan hệ đất đai được hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đất đai hiên nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w