Về tổ chức thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 72)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG

2.Về tổ chức thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai.

Thời gian tới huyện Yên Dũng cần trú trọng các giải pháp sau:

2.1. Nâng cao ý thức pháp luật đất đai đến người sử dụng đất:

Hiện nay, ý thức pháp luật của cán bộ và nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện còn có những hạn chế làm ảnh hưởng tới quản lý nhà nuớc về đất đai. Do đó, phải nâng cao ý thức pháp luật đất đai cho các chủ thể này.

Việc nâng cao ý thức pháp luật đất đai của các cán bộ quản lý nhà nước về đất đai trên địa ban huyện Yên Dũng và người sử dụng đất trên địa bàn huyện có tác dụng tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi, đảm bảo các quy phạm pháp luật đất đai được thực hiện tốt hơn từ giai đoạn ban hành quy phạm pháp luật đất đai cho tới lúc áp dụng các quy phạm này.

Để nâng cao ý thức pháp luật đất đai, đảm bảo cho ý thức pháp luật đất đai trở thành nhân tố tác động có hiệu quả tới công tác quản lý thì cần phải tiếp tục tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đất đai cho toàn thể cán bộ và nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là một biện pháp rất ưu việt vì nó có ưu thế về mặt không gian, thời gian và liên tục, đưa pháp luật đất đai đến các đối tượng trong xã hội làm cho mọi người hiểu sâu sắc pháp luật đất đai, các nghị định của chính phủ, các quy định quản lý đất đai, các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất từ đó làm cho người sử dụng

đất nhận thức rõ được vai trò quan trọng của pháp luật đất đai trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của họ.

Mặt khác để nâng cao ý thức pháp luật đất đai, góp phần quản lý đất đai có hiệu quả thì cũng phải đổi mới và tăng cường công tác hòa giải các vụ tranh chấp đất đai ở cấp phường xã thị trấn. Bởi vì, thông qua hòa giải mà các cán bộ hòa giải đã vận dụng các quy phạm pháp luật đất đai để thuyết phục phân tích đúng sai. Trên cơ sở đó làm cho người sử dụng đất hiểu sâu hơn và có thái độ đúng đắn đối với pháp luật đất đai từ đó nâng cao ý thức pháp luật đất đai của họ.

2.2. Giải pháp về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất:

Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là công cụ để nhà nước quản lý đất đai, đảm bảo cho đất đai được sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm. Công tác quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất đã được các ngành quan tâm và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên vấn đề quy hoạch kế hoạch vẫn còn nhiều hạn chế như quy hoạch sử dụng đất chưa gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tiến hành quy hoạch chậm lại thiếu công bố rộng rãi nên có một số đối tượng nắm được quy hoạch, kế hoạch đã lợi dụng để làm giàu. Quy hoạch, kế hoạch thiếu nghiên cứu một cách đồng bộ nên chắp vá sửa đi sửa lại nhiều lần … Những khiếm khuyết này đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể về quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất đai.

Bổ sung thêm một số quy định vào luật đất đai hiện hành để xác định rõ hơn trách nhiệm và nghĩa vụ lập và thực hiện quy hoạch – kế hoạch của UBND các cấp.

Bổ sung những quy định pháp lý để đảm bảo cho quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được công khai hóa, thực hiện được nguyên tắc dân chủ công khai trong quản lý và sử dụng đất. Xác định nghĩa vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước quản lý đất đai và các tổ chức cá nhân được trao quyền trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện lập quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất.

Xác định ranh giới cụ thể giữa các vùng để có quy chế đối với việc quy hoạch các vùng, các xã, của huyện. Từ đó có sự kết hợp giữa tỉnh với huyện để có thể thực hiện tốt công tác quy hoạch tổng thể trên toàn địa bàn huyện Yên Dũng cũng như quy hoạch từng vùng trên địa bàn.

Có sự phân cấp mạnh hơn trong việc sử dụng các công cụ điều tiết như hạn ngạch, thuế, lệ phí và nghĩa vụ tài chính để đảm bảo cho huyện Yên Dũng có một chế độ thực hiện quy hoạch. Sự phân cấp hợp lý sẽ đảm bảo được sự lựa chọn việc sử dụng đất đúng đắn và thực hiện có kết quả các chiến lược phát triển của huyện.

2.3. Đẩy mạnh đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất

Quản lý chặt chẽ đất đai trên địa bàn thành phố theo pháp luật quy định đảm bảo mục tiêu quản lý đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất thông qua việc cấp giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời theo dõi cập nhật thường xuyên biến động về đất đai là một trong những nhiệm vụ chiến lược của ngành địa chính và công tác quản lý đất đai của chính quyền địa phương các cấp. Hiện nay việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Dũng vẫn chưa đồng bộ, một số xã thuộc huyện vãn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, gây lực cản trong giao dịch dân sự về mua bán nhà đất của các chủ thể trong thị trường bất động sản. Bởi vậy, để đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần thực hiện những giải pháp sau:

- Cần phải đơn giản hóa căn cứ và thủ tục cấp giấy chứng nhận theo hướng coi trọng hiện trạng sử dụng đất hơn là tìm hiểu về ngọn ngành về lịch sử hình thành và phát triển của nó. Thực tế sử dụng đất ổn định, không tranh chấp, hòa thuận với xóm giềng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước là một cơ sở quan trọng chứng nhận quyền sử dụng đất chính đáng của người đó. Để làm được điều này nên đẩy mạnh hơn nữa vai trò của đơn vị chính quyền nhỏ nhất là UBND xã, thị trấn cùng với hệ thống cụm dân cư và tổ dân phố cũng như cảnh sát khu vực, những người hàng ngày lăn lộn với cuộc sống và biết rõ nhất tình hình sử dụng đất đai ở khu vực mình. Mặt khác trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế, để có thể đẩy nhanh cấp giấy chứng nhận thì không nên trông chờ vào sự hoàn hảo ngay từ đầu, nôn nóng muốn đạt thành tích cao mà phải đi từng bước một và đảm bảo thực hiện đúng tiến độ đề ra.

- Về tài chính để phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Để kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm phục vụ công

tác quản lý đất đai được tốt cần phải đưa công nghệ thông tin vào trong quá trình kê khai đăng ký. Để hoàn thiện hệ thống hồ sơ quản lý về đất đai thì công tác cấp giấy chứng nhận phải được tiến hành trên quy mô lớn, khối lượng hồ sơ sẽ tăng lên rất nhiều và quản lý hồ sơ cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó đầu tư tài chính vào công tác này là rất cần thiết, nó vừa đáp ứng được khối lượng công việc và nhu cầu quản lý được nhanh gọn, thông tin được lưu trữ an toàn. Bởi vậy, để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận, các cơ quan quản lý đất đai cũng như UBND các xã cần tập trung tài chính cho công tác này và xin hỗ trợ về tài chính của cấp trên.

- Ngoài ra phải có sự phối hợp, giúp đỡ của cơ quan địa chính với UBND các xã về chuyên môn, thủ tục cấp giấy chứng nhận nhằm giải quyết nhanh các thủ tục, đơn giản hóa các thủ tục để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy. Phòng Tài Nguyên Môi trường phải tập trung chỉ đạo tới cấp cơ sở, đôn đốc các cơ sở thực hiện công tác này, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn để có thể thực hiện được mục tiêu hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận trên toàn địa bàn huyện Yên Dũng.

Thực hiện giải pháp này sẽ giúp cho cơ quan địa chính hoàn thành được công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, làm ổn định tình hình kinh tế chính trị xã hội và cuộc sống của người sử dụng đất.

2.4. Thanh tra kiểm tra việc chấp hành luật pháp và giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai: trong quản lý và sử dụng đất đai:

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất đai của chính quyền địa phương các cấp và các cơ quan chuyên môn của huyện. Kiểm tra việc giao đất sản xuất nông, lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để giải quyết các khiếu nại tố cáo đất đai, đồng thời đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai kéo dài nhằm ổn định tình hình chính trị xã hội.

Tăng cường và tạo chuyển biến mới trong công tác giải quyết khiếu kiện, khiếu nại về lĩnh vực đất đai, góp phần quản lý trật tự đô thị, thống kê và phân loại các vụ tranh chấp đất đai để giải quyết các vụ nổi cộm, điểm nóng. Đẩy mạnh việc phân cấp và làm rõ trách nhiệm của các cấp các ngành trong công tác giải quyết tranh chấp khiếu nại đất đai.

Tiến hành kiểm tra thanh tra về các hoạt động nghiệp vụ như đo đạc, quy hoạch, thực hiện các chế độ chính sách, quy trình quy phạm kĩ thuật thống nhất của Cục Địa chính ban hành về công tác này.

Kiên quyết xử lý các vi phạm trong quản lý đất đai để tăng cường pháp chế, thi hành nghiêm luật đất đai đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và đối với cả cán bộ công chức trong bộ máy quản lý, làm trong sạch bộ máy quản lý đất đai.

Mặt khác khi thanh tra kiểm tra cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể, xây dựng nội dung thanh tra rõ ràng, đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cấp chính quyền một cách chặt chẽ đồng bộ. Cần phải tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra thường xuyên, toàn diện, phát huy được vai trò của pháp luật, vai trò quản lý cua nhà nước đối với các vi phạm trong quản lý sử dụng đất.

Thực hiện giải pháp này, sẽ làm cho hoạt động quản lý và sử dụng đất được trong sạch theo đúng các quy định của pháp luật, lấp kín được những kẽ hở trong pháp luật đất đai mà các đối tượng xấu có thể lợi dụng để đầu cơ trục lợi, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang trong giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 72)