Tuy vậy, trong thời gian qua hoạt động quản lý nhà nước về PCCC củaUBND các phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm cũng còn nhiều mặt hạn chế,chưa phát huy hết sức mạnh của hệ thống chính tr
Trang 1BỘ CÔNG AN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
NGUYỄN MẠNH TUẤN
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ
MÃ SỐ: 60.86.01.13
HÀ NỘI - 2015
Trang 2
BỘ CÔNG AN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
NGUYỄN MẠNH TUẤN
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ
MÃ SỐ: 60.86.01.13
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đào Hữu Dân
Trang 3Chương 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH
VỰC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
15
1.1 Vị trí và nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường 15
1.1.1 Vị trí của Ủy ban nhân dân phường 15
1.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường 17
1.1.3 Cơ cấu tổ chức và các hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân
phường
20
1.2 Vị trí và nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường
trong quản lý Nhà nước về Phòng cháy và chữa cháy
26
1.2.1 Vị trí của Ủy ban nhân dân phường trong quản lý Nhà nước về
Phòng cháy và chữa cháy
26
1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường trong quản lý
Nhà nước về Phòng cháy và chữa cháy
28
1.3 Hiệu lực quản lý Nhà nước về Phòng cháy và chữa cháy của Ủy
ban nhân dân phường
36
1.3.1 Khái niệm hiệu lực quản lý Nhà nước về PCCC của UBND
phường
36
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý Nhà nước về Phòng
cháy và chữa cháy của Ủy ban nhân dân phường
36
Chương 2: TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN
PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
45
2.1.1 Vị trí địa lý và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quận Hoàn
Kiếm, Thành phố Hà Nội
45
2.1.2 Tình hình đặc điểm có liên quan đến công tác Phòng cháy và
chữa cháy trên địa bàn quận Hoàn Kiếm
47
2.1.3 Tình hình cháy và các yếu tố tác động đến tình hình cháy trên địa bàn 49
Trang 4quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2015
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
54
2.2 Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về Phòng cháy và chữa cháy của Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
59
2.2.1 Công tác chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư
59
2.2.2 Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn phường; xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy
67
2.2.3 Công tác tổ chức, quản lý lực lượng dân phòng 72
2.2.4 Công tác đầu tư cho các hoạt động Phòng cháy và chữa cháy và trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy
76
2.2.5 Công tác xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy 76
2.2.6 Tổ chức chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy 77
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về Phòng cháy
và chữa cháy của Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
90
3.2.1 Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy của Uỷ ban nhân dân các phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
90
3.2.2 Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, 92
Trang 5phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về Phòng cháy và chữa cháy
trên địa bàn, đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân tham
gia phòng cháy và chữa cháy
3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức chỉ đạo, quản lý lực lượng
dân phòng của Ủy ban nhân dân các phường trên địa bàn quận Hoàn
Kiếm
94
3.2.4 Đẩy mạnh công tác đầu tư kinh phí, trang bị phương tiện phòng
cháy và chữa cháy đáp ứng yêu cầu công tác trên địa bàn quận Hoàn
Kiếm
97
3.2.5 Tăng cường hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng cháy,
chữa cháy trong từng hộ gia đình
98
3.2.6 Nâng cao hiệu quả công tác xử lý hành chính về phòng cháy và
chữa cháy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường
100
3.2.7 Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Phòng Cảnh sát phòng
cháy và chữa cháy số 1 với Uỷ ban nhân dân các phường trên địa bàn
quận Hoàn Kiếm trong thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy
101
3.2.8 Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và thực tập phương án
chữa cháy tại các khu dân cư
102
PHỤ LỤC
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Mạnh Tuấn
Học viên lớp Cao học 3 – Trường Đại học PCCC
Thực hiện Quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học PCCC, tôi được
giao nhiệm vụ thực hiện đề tài Luận văn Thạc sỹ “Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy của Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội” Đến nay, tôi đã
hoàn thành luận văn Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luậnvăn là trung thực, thông tin trong luận văn đều có nguồn gốc trích dẫn Nếu saitôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và hình thức xử lý theo quy chế đào tạo trình
độ thạc sỹ hiện hành của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Công an và của TrườngĐại học PCCC
Người cam đoan
Nguyễn Mạnh Tuấn
Trang 7
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn các Giáo sư, Tiến sỹ, các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong suốt thời gian tôi học cao học tại Trường Đại học PCCC Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đang công tác tại Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát PCCC số 1 và các cán bộ, công chức của UBND các phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về tư liệu và góp ý cho tôi rất nhiều trong thời gian tôi viết luận văn này.
Với tình cảm chân thành nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đào Hữu Dân đã giảng dạy và tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi viết luận văn này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2015
NGUYỄN MẠNH TUẤN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 8CNCH Cứu nạn, cứu hộHĐND Hội đồng nhân dânPCCC Phòng cháy và chữa cháy
PCCC&CNCH Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộUBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ
1 Bảng 1 Tình hình cháy, nổ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm 108
Trang 92 Bảng 2 Thống kê số khu dân cư và phương án chữa cháy khu
dân cư
109
3 Bảng 3 Thống kê công tác tuyên truyền về PCCC 110
4 Bảng 4 Thống kê số đội dân phòng các phường trên địa bàn
quận Hoàn Kiếm
111
5 Bảng 5 Thống kê độ tuổi,giới tính, trình độ của đội dân phòng
các phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm
112
6 Bảng 6 Thống kê ngân sách đầu tư cho các hoạt động PCCC
của UBND phường
1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội có diện tích 5,4 km2.Đơn vị hành chính của quận gồm 18 phường, trong đó có 2 phường nằm ở ngoài
đê sông Hồng với 144 Khu dân cư, 860 tổ dân phố Về dân cư hiện có 41.898 hộvới 212.801 nhân khẩu, là quận có mật độ dân cư cao nhất thành phố với 39.830
Trang 10người/km2 Với vị trí là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của Thủđô; trên địa bàn tập trung nhiều các cơ quan đầu não của Trung ương, Quốc hội,Chính phủ; các Bộ, ngành; Thành uỷ, UBND thành phố và các sở, ban ngànhtrực thuộc; các Đại sứ quán nước ngoài, trụ sở các cơ quan ngoại giao, các tổchức quốc tế; nhiều di tích lịch sử, điểm tham quan du lịch, các chợ, trung tâmthương mại, dịch vụ, tuyến phố thương mại, phố nghề và là nơi thường xuyêndiễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội của Thủ đô và của cả nước
Quận Hoàn Kiếm với kiến trúc đô thị khu phố cổ, phố cũ được xây dựngnhà theo hình ống, nhỏ và hẹp, nhiều hộ gia đình ở chung 1 số nhà, đan xen giữacác khu tập thể, buôn bán nhỏ, thậm trí có công trình được xây dựng hàng trămnăm nay vẫn đang tồn tại và xuống cấp nghiêm trọng, người dân đã tự phát sửachữa, cải tạo chắp vá không theo qui định an toàn PCCC tạo lên nhiều nguy cơtiềm ẩn cao về cháy, nổ Ngoài ra, có 08 khu nhà gỗ được xây dựng từ giữa thế
kỷ trước với hàng trăm hộ gia đình với hàng nghìn nhân khẩu đang sinh sốngnhiều nguy cơ cháy nổ cao
Giao thông phục vụ chữa cháy và CNCH: Có 136 tuyến đường, phố xe
chữa cháy có khả năng tiếp cận; 875 ngõ, trong đó 30 ngõ xe chữa cháy ra vàokhó khăn và 845 ngõ xe chữa cháy không vào được; 01 ngõ dài trên 200m, 874ngõ có chiều dài dưới 200m Mật độ tham gia giao thông đông, thường bị ùn tắctại các nút giao thông, nhất là vào các giờ cao điểm; các ngõ xe chữa cháykhông vào được chiếm tỷ lệ cao, các tuyến phố ngắn, hẹp và có nhiều ngõ sâu
Nguồn nước phục vụ chữa cháy: Có 17 trụ cấp nước chữa cháy (11 trụ ba
họng; 6 trụ hộp, 14 trụ lấy được nước, 03 trụ không lấy được nước), 02 bể dự trữnước chữa cháy 100 m3(vườn hoa Cổ Tân và vườn hoa Lê Thạch), 02 bến lấynước tại hồ Hoàn Kiếm 75 Đinh Tiên Hoàng và số 1 Lê Thái Tổ xe chữa cháyhút được nước Áp lực nước tại các trụ ở nhiều khu vực tuyến phố không ổnđịnh, thậm trí không có nước, việc duy tu, bảo dưỡng chưa thực hiện thườngxuyên nhiều trụ bi mất nắp, kẹt ty Nhiều khu dân cư, khu phố cổ và một sốtuyến đường phố chính của quận chưa được lắp đặt các trụ cấp nước chữa cháy
Trang 11Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của quận Hoàn Kiếmkhông ngừng phát triển cả về qui mô và số lượng của các loại hình kinh tế, xâydựng nhiều nhà cao tầng, tổ hợp văn phòng, khách sạn lớn… đi kèm với quátrình phát triển đó là tiềm ẩn tính chất nguy hiểm về cháy, nổ ngày càng cao vàphức tạp Điều đó đã đặt ra yêu cầu về công tác PCCC ngày một cao hơn về tổchức lực lượng và phương tiện phục vụ chữa cháy và CNCH
Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của UBND các phường trên địa bànquận nên hiện nay trên địa bàn mỗi phường đã bước đầu tổ chức, thành lập mộtđội dân phòng được xây dựng, kiện toàn tổ chức hoạt động có hiệu quả, khắcphục được tình trạng gây lãng phí
UBND quận Hoàn Kiếm trích ngân sách về đầu tư, trang bị phương tiệnchữa cháy của lực lượng PCCC cơ sở, dân phòng các phường Vận động các hộkinh doanh tự mua sắm và sử dụng thành thạo bình chữa cháy Kết quả có gần30% số hộ kinh doanh tại một số phường tự trang bị phương tiện chữa cháy, tiêubiểu là phường Hàng Đào, Trần Hưng Đạo, Hàng Mã, Đồng Xuân, HàngBuồm… Phối hợp với doanh nghiệp lập dự án an toàn thoát nạn thoát hiểm nhà
và công trình cao tầng, triển khai video clip kỹ năng thoát nạn thoát hiểm; tiêulệnh thoát nạn, thoát hiểm nhà và công trình cao tầng trên địa bàn quận
Tuy vậy, trong thời gian qua hoạt động quản lý nhà nước về PCCC củaUBND các phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm cũng còn nhiều mặt hạn chế,chưa phát huy hết sức mạnh của hệ thống chính trị cơ sở trong công tác PCCC;công tác chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra PCCC tại các khu dân cư, hộ gia đình cònnhiều mặt lúng túng, hiệu quả chưa cao nên đã có nhiều vụ cháy xảy ra trongkhu dân cư; công tác xây dựng lực lượng dân phòng chưa đạt yêu cầu quy địnhcủa Luật PCCC; công tác xây dựng, thực tập phương án chữa cháy chưa được
chú tronhj đúng mức Do vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy của Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội” làm đề tài
luận văn là mang tính cấp thiết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trang 12Quản lý Nhà nước về PCCC không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thếgiới đều tiến hành nhưng chỉ khác nhau về quy mô, phạm vi, tính chất và hìnhthức quản lý tuỳ theo điều kiện và tình hình thực tế của mỗi nước Đây là vấn đềthu hút sự chú ý của nhiều cấp, nhiều ngành và của toàn xã hội Hiện nay, việcnghiên cứu đề tài nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về PCCC với chủthể là UBND cấp phường còn rất mới mẻ, chưa có nhiều nội dung đề tài và bàiviết nào đi sâu nghiên cứu, phân tích cụ thể.
Qua khảo sát của tác giả, hiện tại mới chỉ có một số đề tài nghiên cứu vềquản lý Nhà nước về PCCC với chủ thể thường trực, nòng cốt là lực lượng Cảnhsát PCCC&CNCH Một số công trình đã đề cập đến nội dung quản lý Nhà nước
về PCCC điển hình như:
Nhiệm vụ khoa học cấp Bộ của Đại tá, PGS.TS Đào Hữu Dân (2013),
Quản lý Nhà nước về phòng cháy và chữa cháy theo chức năng của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy trong giai đoạn hiện nay, Đề tài
khoa học cấp Bộ Trong đề tài này, Chủ nhiệm đề tài đã nghiên cứu nhữngvấn đề lý luận về công tác quản lý Nhà nước về PCCC cũng như thực tiễnquản lý Nhà nước về PCCC theo chức năng của lực lượng Cảnh sát PCCCđồng thời đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về
PCCC Hay như của tác giả Phạm Thu Hà (2012), Quản lý Nhà nước về
phòng cháy và chữa cháy đối với chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Ngành PCCC&CNCH Đặc
biệt, Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (2013), Hội thảo khoa học phòng cháy và
chữa cháy nhà cao tầng, Trường Đại học PCCC (2014), Tổ chức các hoạt động phòng cháy và chữa cháy chợ, siêu thị, trung tâm thương mại , Kỷ yếu
hội thảo khoa học…
Ngoài những công trình trên còn có một số công trình nghiên cứu trên cácbáo, tạp chí, báo cáo tổng kết liên quan, đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học vànhiều công trình đi sâu nghiên cứu về quản lý Nhà nước về PCCC với chủ thể làlực lượng Cảnh sát PCCC Nhìn chung, các công trình khoa học đều có nhữngđóng góp to lớn về mặt lý luận và thực tiễn công tác quản lý Nhà nước về
Trang 13PCCC Tuy nhiên, chưa có một tác giả nào nghiên cứu sâu sắc, toàn diện các nộidung quản lý Nhà nước về PCCC theo chức năng của UBND phường được quyđịnh trong Luật và các văn bản dưới Luật Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tàinày là rất cần thiết về mặt lý luận cũng như thực tiễn hiện nay.
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a) Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích khái quát lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng, luạnvăn đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về PCCC củaUBND phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
b) Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu phải thực hiện các nhiệm
vụ sau:
- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực
PCCC của UBND phường và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lýnhà nước về PCCC của UBND phường;
- Khảo sát, đánh giá thực trạng hiệu lực quản lý Nhà nước về PCCC củaUBND phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm từ năm 2011 đến tháng 6 năm
2015 Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhâncủa những hạn chế trong quản lý Nhà nước về PCCC của UBND phường trênđịa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội;
- Dự báo tình hình và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu lực quản lýNhà nước về PCCC của UBND phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm trong thờigian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý nhà nước vềPCCC theo chức năng của UBND phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thànhphố Hà Nội
b) Phạm vi nghiên cứu
- Về chủ thể: UBND phường
Trang 14- Về thời gian: nghiên cứu, khảo sát từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2015.
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu trách nhiệm của UBND phườngtrong quản lý nhà nước về PCCC được quy định tại khoản 2 điều 56 Nghị định
số 79/20014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ
Luận văn không nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về PCCC đối vớicác cơ sở nằm trong khu dân cư thuộc diện quản lý của Cảnh sát PCCC
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác Công
an nói chung và công tác PCCC nói riêng; các quan điểm chỉ đạo, phương châmchỉ đạo của Đảng, các quy định pháp luật của Nhà nước về công tácPCCC&CNCH; ngoài ra trong quá trình nghiên cứu đề tài còn sử dụng cácphương pháp cụ thể như sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễntình hình công tác quản lý Nhà nước về PCCC của UBND các phường trên địabàn quận Hoàn Kiếm, trưng cầu ý kiến bằng phiếu điều tra về công tác này, trên
cơ sở đó rút ra những kết luận cần thiết trong đề tài;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu, tài liệu: thu thập các thông tin,tài liệu số liệu về thực trạng công tác quản lý Nhà nước về PCCC của UBNDcác phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, từ đó nghiên cứu, phân tích, đánh giá
về công tác này, rút ra những kết luận cần thiết;
- Phương pháp tọa đàm: tổ chức trao đổi, tọa đàm vơí cán bộ công chứccủa UBND phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đặc biệt là Chủ tịch UBNDphường, Bộ phận Văn hoá thông tin phường, lực lượng dân phòng…;
- Phương pháp chuyên gia: tổ chức trao đổi, hỏi ý kiến chuyên gia về lĩnhvực này cũng như các cán bộ thực tiễn của Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội,Cục Cảnh sát PCCC&CNCH
6 Những đóng góp mới của đề tài luận văn
Đề tài luận văn làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về hiệulực quản lý Nhà nước về PCCC của UBND phường trên địa bàn quận Hoàn
Trang 15Kiếm, Thành phố Hà Nội qua đó bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận cũng nhưnâng cao thực tiễn công tác này góp phần đẩy mạnh hiệu lực quản lý Nhà nước
về PCCC của UBND phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nộigắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tiến tới “xã hội hóa” côngtác PCCC nhằm làm giảm số vụ cháy nổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, antoàn xã hội trên địa bàn phường
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Đề tài luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận vềcông tác quản lý Nhà nước về PCCC của UBND phường đồng thời hoàn thiệnnội dung, phương pháp đào tạo lực lượng Cảnh sát PCCC
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn giúp cho UBNDcác phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm thực hiện tốt nhiệm vụ PCCC và cóthể làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy và học tập trong Trường Đại họcPCCC Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này còn có thể làm tài liệu bồi dưỡngnghiệp vụ cho các cán bộ nghiệp vụ của Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội vàcác cán bộ, công chức của UBND cấp phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm,Thành phố Hà Nội trong thực hiện nhiệm vụ PCCC
8 Cấu trúc của đề tài luận văn
Nội dung chính của đề tài luận văn gồm có 3 chương ngoài phần mở đầu,kết luận và danh mục tài liệu tham khảo
Chương 1: Nhận thức chung về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực phòng
cháy và chữa cháy của Ủy ban nhân dân phường;
Chương 2: Đặc điểm tình hình và thực trạng quản lý Nhà nước về phòngcháy và chữa cháy của Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm,Thành phố Hà Nội;
Chương 3: Dự báo tình hình và giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý Nhà
nước về phòng cháy và chữa cháy của Ủy ban nhân dân phường trên địa bànquận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
Chương 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG
LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CỦA
UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
Trang 161.1 Vị trí và nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường
1.1.1 Vị trí của Ủy ban nhân dân phường
Để tổ chức quyền lực Nhà nước ở địa phương, Nhà nước ta đã phân chialãnh thổ thành các đơn vị hành chính và tổ chức cơ quan chính quyền ở đó đểđảm bảo mối liên hệ giữa Trung ương và địa phương cũng như việc thực hiệncác chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ởđịa phương
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Chính quyền địa phương ở nước
ta hiện nay bao gồm HĐND và UBND Trong đó HĐND là hình thức tổ chứcchính quyền địa phương kiểu mới, là cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước củaNhân dân, đây được coi là bộ phận hợp thành của quyền lực Nhà nước UBNDkhông phải là cơ quan hành chính của cấp trên đặt ra ở địa phương để “cai trị”
mà là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp được bầu ra để thực hiện nhiệm
vụ quản lý Nhà nước về các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương Nhưvậy, cả hai cơ quan này đều thuộc cơ cấu tổ chức của Chính quyền địa phương,cùng thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở địa phương theo quy định củaHiến pháp và pháp luật
Theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
năm 2003 thì UBND phường do HĐND phường bầu ra và là cơ quan chấp hành
của HĐND phường, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm công tác trước HĐND phường và cơ quan Nhà nước cấp trên (13, tr3) Từ
khái niệm trên cho thấy, vị trí của UBND được thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất: UBND phường là cơ quan chấp hành của HĐND phường
UBND phường chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc triển khai, tổ chứcthực hiện các Nghị quyết của HĐND phường, biến những quy định trong cácNghị quyết đó thành hiện thực Trong các kỳ họp, HĐND phường thảo luận vàquyết định các chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốcphòng, văn hoá, khoa học – kỹ thuật, giáo dục, y tế, chính sách an sinh xã hội
và căn cứ vào các Nghị quyết đó, UBND phường tiến hành bàn bạc, thảo luận để
tổ chức thực hiện các chủ trương, biện pháp nói trên để Nghị quyết của HĐND
Trang 17phường đi vào cuộc sống, góp phần củng cố và nâng cao quyền lực của cơ quanNhà nước ở địa phương.
UBND phường được bầu ra tại kỳ họp thứ nhất của HĐND phường dướihình thức bỏ phiếu kín Kết quả bầu cử các thành viên của UBND phường phảiđược sự phê chuẩn của Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp
UBND phường chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về mọi mặt của đờisống xã hội ở cấp phường, báo cáo kết quả công tác trước HĐND phường vàtrước cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên UBND phường chịu sự chỉ đạo,lãnh đạo của UBND cấp trên trực tiếp và sự lãnh đạo thống nhất của UBND cấptỉnh, thành phố Do đó, các văn bản của UBND phường khi ban hành ra khôngđược trái với Nghị quyết của HĐND phường cũng như các văn bản của cơ quanNhà nước cấp trên HĐND phường có quyền bãi nhiệm, miễn nhiệm các thànhviên của UBND phường, có quyền sửa đổi hay huỷ bỏ những quyết định khôngphù hợp hoặc trái pháp luật của UBND phường
Thứ hai, UBND phường là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật ở địa phương
UBND phường là cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung,thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương, góp phần bảođảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trungương tới cơ sở UBND phường chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, phápluật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐNDphường nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xãhội và thực hiện các chính sách khác của Nhà nước trên địa bàn
Quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất củaUBND phường Hoạt động này mang tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội về chính trị, văn hoá, an ninh – quốc phòng, khoa học – kỹthuật, tài nguyên – môi trường, an sinh xã hội… Hoạt động quản lý của các cơquan khác chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực cụ thể với những đối tượng nhấtđịnh nào đó Còn hoạt động quản lý hành chính của UBND phường thì chịutrách nhiệm quản lý mọi mặt của đời sống xã hội trên phạm vi địa bàn
Trang 18phường Tóm lại, UBND phường là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước cóthẩm quyền chung.
Hoạt động quản lý Nhà nước của UBND phường mang tính thống nhất vàchỉ giới hạn trong phạm vi một phường nhất định Khác với Chính phủ hoặcUBND cấp trên thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên phạm vi cả nướchoặc địa bàn cấp tỉnh, cấp huyện thì UBND phường chỉ thực hiện quản lý Nhànước trong phạm vi địa phương phụ trách đó là cấp phường Do đó, văn bản củaUBND phường phải phù hợp với các Nghị quyết của HĐND phường và văn bảncủa cơ quan Nhà nước cấp trên
1.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường
Là cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chung, UBND phường quản
lý tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trên địa bàn phường, do đóphạm vi hoạt động rất rộng, với những nhiệm vụ cần giải quyết rất khác nhautheo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm
2003 Có thể gộp những nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường thành từngnhóm như sau (13, tr9):
- Nhóm thứ 1: Trong thực hiện công tác quản lý Nhà nước
UBND phường thống nhất quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương Để thực hiệnquản lý các lĩnh vực đó, UBND phường xây dựng các kế hoạch, quy hoạch, đề
án phát triển nông- lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch
vụ, giao thông vận tải; lập dự án ngân sách địa phương trình HĐND phườngthông qua Sau khi được UBND cấp trên phê duyệt, UBND phường tiến hànhtriển khai, tổ chức thực hiện các dự án, kế hoạch, thực hiện kiểm tra đôn đốc chỉđạo các tổ chức hữu quan khi thi hành các dự án bảo đảm đúng tiến bộ, đúngpháp luật
UBND phường phối hợp với các cơ quan Nhà nước cấp trên trong quản
lý ngân sách Nhà nước theo lĩnh vực trên địa bàn chỉ đạo, kiểm tra các cơquan thuế và các cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách ở địaphương; tổ chức các chương trình khuyến ngư, khuyến nông, khuyến lâm,
Trang 19quản lý dử dụng đất đai, khai thác bảo vệ nguồn tài nguyên, khoáng sản ở địaphương; quản lý, bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi, công trình phòngchống bão lụt, các công trình giao thông; thực hiện quản lý thị trường ở địaphương, đảm bảo thực hiện chính sách xã hội, quản lý các hoạt động văn hóa,thông tin, thể thao…
Những hoạt động trên bao trùm toàn bộ các lĩnh vực của địa phương, làphần chủ yếu, cơ bản trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường
- Nhóm thứ hai: Trong lĩnh vực pháp luật
UBND phường tổ chức và chỉ đạo việc thi hành hiến pháp, pháp luật, cácvăn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết HĐND phường Đểthực hiện những nhiệm vụ này, UBND phường tổ chức tuyên truyền giáo dục ýthức pháp luật trong Nhân dân, đưa ra những biện pháp thiết thực để mọi tổchức cơ quan, cá nhân hiểu, nắm vững những nội dung yêu cầu của pháp luật,hoạt động theo pháp luật; tiến hành kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, vănbản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND phường trong các
tổ chức kinh tế xã hội, các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và mọicông dân; có các biện pháp xử lý đối với những vi phạm pháp luật diễn ra trênđịa bàn phường
Từ hoạt động tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp, pháp luật ở địaphương, UBND phường kiến nghị với HĐND phường xây dựng các quy chế,quy định cho hoạt động ở địa phương; kiến nghị với các cơ quan Nhà nước cấptrên kịp thời bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành các văn bản mới phù hợp với thực
tế địa phương, đảm bảo tính khả thi của các văn bản pháp luật
Từ thực tiễn hoạt động, trên cơ sở các quy định của văn bản Nhà nước cấptrên, UBND phường ban hành các Quyết định, Chỉ thị cụ thể văn bản đó vàohoạt động quản lý Nhà nước ở địa phương
UBND phường tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra Nhà nước, tiếp nhậngiải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng tinh thần pháp luật, giảiquyết thỏa đáng các yêu cầu công dân; tổ chức chỉ đạo công tác thi hành án ởđịa phương bảo đảm để các bản án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành
Trang 20đầy đủ, chính xác Ngoài ra, UBND phường phải thực hiện công tác côngchứng, giám định tư pháp, quản lý tổ chức luật sư, tư vấn pháp luật, quyết định
xử lý các hành vi vi phạm hành chính diễn ra trên địa bàn phường
- Nhóm thứ ba: Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền Nhà nước ở địa phương
UBND phường chịu trách nhiệm trong tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc bầu
cử đại biểu Quốc hội và HĐND tại địa phương Trong hoạt động này, UBNDphường phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND phường, Ủy ban mặt trận Tổquốc phường trong việc tuyên truyền, chuẩn bị các điều kiện vật chất cần thiếtcho bầu cử
UBND phường căn cứ vào những quy định của Chính phủ, những đặcđiểm thực tế trong quản lý ở địa phương, quyết định thành lập mới, sáng lậphoặc giải thể và quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho các cơ quan chuyênmôn, tổ chức sự nghiệp thuộc UBND phường, giúp UBND phường quản lý đốivới những ngành và lĩnh vực cụ thể ở địa phương
UBND phường xây dựng các đề án phân vạch, điều chỉnh các đơn vị hànhchính ở địa phương, trình HĐND phường thông qua để trình lên cơ quan cóthẩm quyền cấp trên xem xét, quyết định
UBND phường thực hiện quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động tiềnlương, theo phân cấp của Chính phủ và cơ quan Nhà nước cấp trên; tổ chức việckhen thưởng, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức Nhà nướctrên địa bàn lãnh thổ theo quy định của pháp luật
- Nhóm thứ tư: Trong lĩnh vực kiểm tra, giám sát
UBND phường giám sát việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bảncủa các cơ quan Nhà nước cấp trên và thực hiện Nghị quyết của HĐND phườngtrong các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị lựclượng vũ trang nhân dân ở địa phương
UBND phường phê duyệt dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách ở địaphương, kiểm tra thực hiện các quy hoạch, kế hoạch của các ban ngành
UBND phường tổ chức chỉ đạo công tác thanh tra Nhà nước, tổ chức tiếpdân, giải quyết các khiếu nại tố cáo và kiến nghị của công dân; thanh tra, kiểm
Trang 21tra các cơ quan thuế và cơ quan có chức năng thu ngân sách Nhà nước trên địabàn lãnh thổ; thanh tra giáo dục, đào tạo; kiểm tra việc thực hiện các quy địnhcủa pháp luật về đo lường và chất lượng sản phẩm nhằm ngăn chặn việc sảnxuất, lưu hành hàng giả, bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng.
UBND phường chỉ đạo quản lý hộ tịch, hộ khẩu, tổ chức kiểm tra việcthực hiện thể lệ, quy tắc, biện pháp PCCC, trật tự giao thông, an toàn xã hội ởđịa phương Chủ tịch UBND phường có quyền đình chỉ việc thi hành, bãi bỏnhững văn bản sai trái của Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của UBND; trựctiếp đề nghị với HĐND phường bãi bỏ các quyết định đó Trong xử lý vi phạmhành chính ở địa phương, Chủ tịch UBND phường có thẩm quyền thực hiệnbiện pháp xử phạt hành chính theo quy định ở Luật xử lý vi phạm hành chínhnăm 2013
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, UBND phường có thẩmquyền rất rộng rãi, bao trùm cả lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương Những thẩmquyền đó được quy định rõ ràng, cụ thể bằng pháp luật và là những căn cứ cho hoạtđộng có hiệu lực, hiệu quả của UBND phường và Chủ tịch UBND phường
1.1.3 Cơ cấu tổ chức và các hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân phường
a) Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân phường
UBND phường do HĐND phường bầu ra gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch
và các Uỷ viên UBND phường Chủ tịch UBND phường là đại biểu của HĐNDphường Các thành viên khác của UBND phường không nhất thiết phải là đạibiểu của HĐND phường
Kết quả bầu cử các thành viên của UBND phường phải được Chủ tịchUBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết Chủ tịchUBND phường thì Chủ tịch HĐND phường giới thiệu người ứng cử Chủ tịchUBND phường để HĐND phường bầu Người được bầu giữ chức vụ Chủ tịchUBND phường trong nhiệm kỳ này không nhất thiết là đại biểu của HĐNDphường (13, tr12)
Chủ tịch UBND phường
Trang 22Chủ tịch UBND phường là người lãnh đạo và điều hành công việc củaUBND phường, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn của mình theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhândân năm 2003 và cùng với tập thể UBND phường chịu trách nhiệm về hoạt độngcủa UBND phường trước HĐND phường và trước cơ quan Nhà nước cấp trên.
Chủ tịch UBND phường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Lãnh đạo công tác của UBND phường, các thành viên của UBNDphường, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND phường:
+ Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điềuhành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và đấu tranh chốngcác biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãngphí và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chínhquyền địa phương;
+ Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo củaNhân dân theo quy định của pháp luật
- Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của UBND phường;
- Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất,khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự vàbáo cáo UBND trong phiên họp gần nhất;
- Ra Quyết định, Chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theoquy định của pháp luật
Phó Chủ tịch UBND phường
Phó Chủ tịch UBND phường do HĐND phường bầu ra theo sư giới thiệucủa Chủ tịch UBND phường dưới hình thức bỏ phiếu kín và phải được quá nửatổng số đại biểu HĐND phường bỏ phiếu tán thành Các Phó Chủ tịch UBNDphường không nhất thiết phải là đại biểu của HĐNDphường, số lượng Phó Chủtịch UBND phường theo quy định của Chính phủ
Phó Chủ tịch UBND phường được Chủ tịch UBND phường phân côngphụ trách công việc nhất định, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND phường
và trách nhiệm cá nhân về công việc phụ trách Thông qua hoạt động của Phó
Trang 23Chủ tịch UBND phường giúp Chủ tịch UBND phường nắm được toàn bộ hoạtđộng của UBND phường.
Các Uỷ viên UBND phường
Ủy viên UBND phường được phân công phụ trách các lĩnh vực công việcnhư sau:
- Chủ tịch phụ trách chung các mặt công tác của UBND phường, trực tiếp phụtrách khối nội chính, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của phường
- Các ủy viên UBND phường:
+ Một ủy viên UBND phường phụ trách Công an phường, trong đó cónhiệm vụ PCCC&CNCH
+ Một ủy viên UBND phường phụ trách Quân sự phường
b) Các hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân phường
Phiên họp của UBND phường
Phiên họp của UBND phường là hình thức tham gia tập thể của các thànhviên UBND phường vào việc thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quan trọngcủa UBND phường Vì vậy, phiên họp của UBND phường được coi là hình thứchoạt động quan trọng nhất của UBND phường
Theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dânnăm 2003 thì UBND phường họp thường lệ mỗi tháng một lần do Chủ tịchUBND phường triệu tập và chủ toạ Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết UBNDphường có thể họp bất thường theo quyết định của Chủ tịch UBND phường hoặctheo đề nghị của ít nhất 2/3 tổng số các thành viên của UBND phường (13,tr15)
Để phiên họp diễn ra thực sự dân chủ, phát huy hiệu quả công tác quản lýNhà nước của UBND phường thì các thành viên của UBND phường có trách
Trang 24nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp, thảo luận và quyết định những vấn đềnằm trong chương trình cuộc họp Trường hợp vắng mặt phải được sự đồng ýcủa Chủ tịch UBND phường Trưởng các ban thuộc UBND phường không phải
là thành viên của UBND phường được mời tham dự cuộc họp về những vấn đề
có liên quan đến chuyên môn trong lĩnh vực phụ trách Tại phiên họp, tất cả cácthành viên của UBND phường đều có quyền phát biểu ý kiến, thảo luận và biểuquyết những vấn đề trong chương trình cuộc họp, riêng đối với các trường hợpđược mời tham dự cuộc họp của UBND phường thì có quyền phát biểu ý kiếnnhưng không có quyền biểu quyết về những vấn đề nằm trong phiên họp Việctham dự của những đại biểu đại diện cho các ban thuộc UBND phường, các tổchức quần chúng tại các phiên họp của UBND giúp UBND nắm vững thực tế, racác quyết định đúng đắn, bảo vệ lợi ích của các tổ chức quần chúng đồng thờitạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức quần chúng phối hợp hoạt động vớichính quyền để cùng thực hiện mục tiêu chính trị ở địa phương Pháp luật hiệnhành đã mở rộng thành phần tham dự phiên họp của UBND nhằm bảo đảm với
xu thế mở rộng dân chủ, đảm bảo tính minh bạch, công khai trong hoạt động củaUBND phường
Tại các phiên họp, UBND phường thảo luận tập thể và quyết định theo đa
số những nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng thuộc thẩm quyền của UBND phườngbao gồm:
- Chương trình hoạt động của UBND phường trong cả nhiệm kỳ và cả năm;
- Thông qua các dự án về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toánngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phương trìnhHĐND quyết định;
- Kế hoạch đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm ở địa phương;
- Kế hoạch huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấp báchcủa địa phương trình HĐND quyết định;
- Các biện pháp thực hiện Nghị quyết của HĐND về kinh tế - xã hội,thông qua báo cáo của UBND trước khi trình HĐND;
Trang 25- Điều hành, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chuyên môn thuộcUBND;
UBND phường tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ,tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách Các quyết định của UBND phường được thểhiện dưới hình thức Quyết định, Chỉ thị và phải được quá nửa tổng số thành viêncủa UBND biểu quyết tán thành Quyết định, Chỉ thị của UBND phường khôngđược trái với Nghị quyết của HĐND phường và các cơ quan Nhà nước cấp trên.HĐND phường có quyền bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ Quyết định, Chỉ thị tráipháp luật của UBND phường
Quyết định của UBND phường dùng để ban hành các chủ trương, biệnpháp cụ thể nhằm thực hiện pháp luật, các chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của HĐND phường, các cơ quan Nhànước cấp trên; quyết định về nhân sự thuộc thẩm quyền của UBND phường để
tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức trong việcchấp hành pháp luật của Nhà nước
Chỉ thị của Chủ tịch UBND phường dùng để truyền đạt và hướng dẫnthực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cácNghị quyết của HĐND phường
Hoạt động của Chủ tịch UBND phường
Là hoạt động thường xuyên và có tác dụng lớn đến hiệu quả của UBND.Với vị trí là người lãnh đạo và điều hành công tác của UBND, Chủ tịch UBNDphường lãnh đạo công tác của UBND và các thành viên của UBND phườngthông qua các hình thức: đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyênmôn thuộc cấp quản lý trong việc thực hiện pháp luật, áp dụng các biện pháp cảitiến lề lối làm việcquản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệuquả; ngăn ngừa và đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, háchdịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác của cán
bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương Tổ chức việc tiếp dân,xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo quy định củapháp luật Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của UBND phường Chỉ đạo và áp
Trang 26dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng,chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự và báo cáo UBND phườngtrong phiên họp gần nhất Ra Quyết định, Chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn của mình
Tại các phiên họp của UBND phường, Chủ tịch UBND phường hướngcuộc họp vào việc thảo luận và biểu quyết những vấn đề quan trọng thuộc nộidung chương trình phiên họp Căn cứ vào những quyết định mà UBND phườngthông qua, Chủ tịch UBND phường chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm traviệc thực hiện những quyết định đó
Với xu hướng kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng tronghoạt động quản lý hành chính nhà nước, pháp luật đã quy định rõ ràng giữa chế
độ trách nhiệm tập thể của UBND phường với trách nhiệm cá nhân của Chủ tịchUBND phường Trong quá trình thực hiện nếu có các ý kiến trái chiều giữa các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND phường thì Chủ tịch UBND phường sẽ xemxét, quyết định
Để thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền do pháp luậtquy định thì Chủ tịch UBND phường có quyền ra quyết định, chỉ thị và tổ chứcthực hiện việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cơ quan chuyên mônthuộc UBND phường
Hoạt động của các thành viên Ủy ban nhân dân phường
Đây là hình thức hoạt động thường xuyên và có tác dụng to lớn đến hiệuquả hoạt động của UBND phường Các thành viên của UBND phường là ngườiđứng đầu các ban thuộc UBND phường phụ trách những lĩnh vực, ngành nghề
cụ thể theo sự phân công của Chủ tịch UBND phường và phải chịu trách nhiệmtrước UBND phường về nhiệm vụ được giao
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND phường là cơ quan tham mưu giúpUBND phường thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước ở địa phươngtrong đó có lĩnh vực PCCC Người đứng đầu các cơ quan đó chịu trách nhiệmlãnh đạo toàn bộ các mặt công tác quản lý nhà nước theo nhiệm vụ luật định vàphải báo cáo trước UBND phường và cơ quan chuyên môn cấp trên trực tiếp
Trang 27Trường hợp cần thiết phải báo cáo trước Hội đồng nhân dân phường để cho ýkiến chỉ đạo Thông qua hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở cấp phườngtrong lĩnh vực chuyên môn của ngành mình, các thành viên UBND phường đãcùng với UBND phường thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước đồng thời cũng là hình thức quan trọng trong việc thựchiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Để phát huy hiệu quả hoạt động quản lý hành chính Nhà nước ở địaphương trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đối với tất cả các ngành, các cấpthì việc sắp xếp lại các đầu mối các cơ quan chuyên môn của UBND phường làvấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay
1.2 Vị trí, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân phường trong quản lý Nhà nước về phòng cháy và chữa cháy
1.2.1 Vị trí của Ủy ban nhân dân phường trong quản lý Nhà nước về phòng cháy và chữa cháy
UBND phường do HĐND phường bầu ra, là cơ quan chấp hành củaHĐND phường, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệmtrước HĐND phường và cơ quan Nhà nước cấp trên về toàn diện các mặt côngtác Từ đó cho thấy, vị trí của UBND phường trong quản lý Nhà nước về PCCCđược thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất: UBND phường là cơ quan chấp hành của HĐND phường
UBND phường chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc triển khai, tổ chứcthực hiện Nghị quyết của HĐND phường về công tác PCCC, biến những quyđịnh trong các Nghị quyết đó thành hiện thực Trong các kỳ họp, HĐND phườngthảo luận và quyết định chủ trương, biện pháp huy động sức mạnh của toàn dânvào công tác PCCC, căn cứ vào Nghị quyết đó, UBND phường tiến hành bànbạc, thảo luận để tổ chức thực hiện các chủ trương nói trên để Nghị quyết củaHĐND phường về công tác PCCC đi vào cuộc sống
UBND phường chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và báo cáo công tácPCCC trước HĐND phường và trước cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên vềtoàn diện các mặt công tác PCCC từ tổ chức lực lượng, trang bị phương tiện
Trang 28PCCC, đầu tư kinh phí UBND phường chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo của UBNDquận và sự lãnh đạo thống nhất của UBND tỉnh về công tác bảo đảm an toànPCCC Do đó, các văn bản của UBND phường có liên quan đến công tác PCCCkhi ban hành không được trái với Nghị quyết của HĐND phường cũng như cácvăn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên về công tác PCCC HĐND phường cóquyền sửa đổi hay huỷ bỏ những quyết định không phù hợp của UBND phường
có liên quan đến công tác PCCC
Thứ hai, UBND phường là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC
UBND phường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về mọi mặt ở địaphương trong đó có công tác PCCC, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lýthống nhất trong bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung ương tới cơ sở về côngtác PCCC UBND phường chịu trách nhiệm chấp hành pháp luật, các văn bảncủa cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND phường về công tácPCCC nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội
và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn phường
Quản lý nhà nước về PCCC là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất củaUBND phường về công tác PCCC Hoạt động này mang tính toàn diện trên tất
cả các nội dung của công tác PCCC Hoạt động quản lý Nhà nước của UBNDphường trong lĩnh vực PCCC mang tính thống nhất và chỉ giới hạn trong phạm
vi dơn vị hành chính là cấp phường Khác với Chính phủ thực hiện chức năngquản lý Nhà nước về PCCC trên phạm vi cả nước thì UBND phường chỉ thựchiện trong phạm vi địa phương phụ trách đó là cấp phường Do đó, văn bản củaUBND phường phải phù hợp với Nghị quyết của HĐND phường và văn bản củacác cơ quan Nhà nước cấp trên về công tác PCCC
UBND phường tổ chức chỉ đạo, lãnh đạo việc thực hiện các quy định củapháp luật về PCCC, xây dựng phong trào toàn dân PCCC, quản lý tổ chức vàhoạt động của lực lượng dân phòng, đầu tư kinh phí và trang bị phương tiện cholực lượng dân phòng trên địa bàn…
Trang 291.2.2 Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân phường trong quản lý Nhà nước
về phòng cháy và chữa cháy
Theo quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001, Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2013, Nghị định
số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ thì UBND phường thực hiệnnhiệm vụ quản lý Nhà nước về PCCC trên những nội dung cụ thể sau (5, tr5):
Thứ nhất: Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC; bảo đảm các điều kiện cần thiết về an toàn PCCC đối với khu dân cư, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC theo thẩm quyền
Cũng như các lĩnh vực khác, quản lý Nhà nước về PCCC của UBNDphường trước hết ở tầm vĩ mô thể hiện ở việc chỉ đạo thực hiện các quy định củapháp luật về PCCC Phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ công tác PCCC cho từnggiai đoạn phát triển của đất nước trong từng thời kỳ và theo kịp sự phát triển củatình hình kinh tế - xã hội, xây dựng mạng lưới các đội chữa cháy cơ sở, xâydựng lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC tự nguyện, từng bước hiện đại hoácông tác PCCC ở cấp phường
Hệ thống pháp luật về PCCC bao gồm nhiều văn bản quy phạm pháp luật
về công tác quản lý và hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC được các cơquan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định trong đó Luật phòngcháy và chữa cháy có giá trị pháp lý cao nhất Để các quy phạm pháp luật nàythực sự đi vào cuộc sống thì UBND phường phải ban hành những văn bản cụ thểhoá các yêu cầu của Luật phòng cháy và chữa cháy có tính khả thi cao, đồng bộ,đầy đủ và phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương Phải tiến hành ràsoát, thống kê các văn bản đã ban hành để bổ sung những quy định còn thiếutrong các văn bản đó như chế độ, chính sách đối với lực lượng dân phòng, lựclượng PCCC tự nguyện, người tham gia chữa cháy bị thương hoặc hi sinh
UBND phường trong phạm vi Quản lý nhà nước về PCCC có trách nhiệmđảm bảo các điều kiện an toàn PCCC đối với Khu dân cư đã được nêu tại Điều 8Nghị định số 79/2014/NĐ-CP Theo đó, UBND phường có trách nhiệm ban
Trang 30hành Quyết định nội quy PCCC, thành lập các đội dân phòng, đảm bảo giaothông, nguồn nước, lối thoát nạn, phương tiện PCCC tại khu dân cư [ 5 ].
UBND phường thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính về PCCC theoquy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2013 Trong quá trình thựchiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước của mình mà phát hiện có vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực PCCC thì Chủ tịch UBND phường ra quyết định xử phạt vi phạmhành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính
về PCCC gây ra theo quy định của pháp luật Để nâng cao hiệu quả công tác xử
lý vi phạm hành chính về PCCC của UBND phường đòi hỏi phải nắm vữngnhững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của Luật Xử lý
vi phạm hành chính năm 2013 và các quy định của pháp luật có liên quan Tổchức thi hành tốt các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịchUBND phường
Thứ hai: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC và xây dựng phong trào toàn dân PCCC
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC lànội dung đồng thời là biện pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong hoạt độngPCCC Mục đích chính của công tác này là làm cho mọi người dân, cán bộ, côngnhân viên và người đứng đầu cơ quan, tổ chức trên địa bàn hiểu rõ tầm quan trọngcủa công tác PCCC và tự giác thực hiện các quy định cuả pháp luật về PCCC
Về nội dung tuyên truyền thì lực lượng Cảnh sát PCC là lực lượng đượcgiao nhiệm vụ chuyên trách thực hiện Xây dựng nội dung, định hướng tuyêntruyền và giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC cho từng loại đối tượng bằngnhiều hình thức, phương pháp phù hợp Chủ động phối hợp với các cơ quantruyền thông, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình tổ chức các hoạt độngtuyên truyền về PCCC dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của UBND
Phong trào toàn dân PCCC là một hình thức hoạt động tự nguyện, tự giác,tích cực của quần chúng Nhân dân tham vào công tác đảm bảo an toànPCCC&CNCH ở khu dân cư Xây dựng phong trào toàn dân PCCC là mộtnhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược trong công tác PCCC nhằm huy động sức mạnh
Trang 31của toàn dân thực hiện nhiệm vụ PCCC Điều đó thể hiện vai trò của quần chúngNhân dân trong đấu tranh cách mạng nói chung, thể hiện tư tưởng của Hồ ChíMinh về tầm quan trọng của quần chúng Nhân dân Chính vì vậy mà ngày 4/10hằng năm được Thủ tướng Chính phủ quyết định là ngày toàn dân PCCC Yêucầu đặt ra là phải tổ chức tốt ngày toàn dân PCCC gắn với các phong trào thiđua khác tại địa bàn dân cư như phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hoá ở khu dân cư, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và phải cónhiều hình thức, biện pháp phù hợp tuyên truyền ngày toàn dân PCCC để Nhândân nhận thức sâu sắc, ý nghĩa của ngày toàn dân PCCC
Thứ ba: Tổ chức quản lý đội dân phòng tại các khu dân cư
- Về điều kiện thành lập đội dân phòng hoặc tổ dân phòng
Điều 44, Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định “Tại thôn phải thành lậpđội dân phòng Đội dân phòng do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thành lập,quản lý” [11] Do vậy, tổ chức quản lý đội dân phòng tại các khu dân cư lànhiệm vụ của UBND phường theo quy định của Chính phủ và cũng là biện pháp
có ý nghĩa chiến lược trong công tác PCCC Việc xây dựng lực lượng dân phòngphải đảm bảo các yêu cầu như: lực lượng này có khả năng tham mưu, đề xuấtban hành các nội quy, quy định về PCCC; thực hiện việc tuyên truyền, phổ biếngiáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC, biết tự kiểm tra an toàn PCCC, biết xử
lý ban đầu khi có cháy xảy ra, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong phong tràotoàn dân PCCC phải nhận thức rằng trách nhiệm tổ chức quản lý đội dânphòng thuộc về chính quyền địa phương mà cụ thể là UBND phường Tráchnhiệm đó thể hiện:
+ Nghiên cứu, hoàn chỉnh mô hình tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạtđộng của các đội dân phòng tại các khu dân cư dưới sự chỉ đạo chặt chẽ, sát saocủa UBND phường;
+ Nghiên cứu, đề xuất ban hành quy chế hoạt động của đội dân phòng,chế độ, chính sách đối với đội viên đội dân phòng;
+ Tăng cường kiểm tra, thanh tra của UBND phường đối với hoạt độngcủa đội dân phòng, phát hiện những thiếu sót trong tổ chức quản lý, chất lượnghoạt động để chỉ đạo khắc phục; phối hợp với chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát
Trang 32PCCC để nâng cao chất lượng hoạt động huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụPCCC cho đội dân phòng bảo đảm thời lượng, phù hợp với đặc điểm và tínhchất hoạt động của từng khu dân cư;
+ Thường xuyên tiến hành sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm công tác tổchức quản lý lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC tự nguyện và thực hiện việcxây dựng điển hình tiên tiến và nhân điển hình tiên tiến để triển khai sâu rộngcác phong trào khác trên địa bàn
Quyết định thành lập đội dân phòng phải được gửi tới cơ quan Cảnh sátPCCC quản lý địa bàn đó để quản lý và huấn luyện nghiệp vụ PCCC theo quyđịnh
- Về nhiệm vụ, quyền hạn của đội dân phòng
Theo quy định tại Điều 45 Luật Phòng cháy và chữa cháy thì lực lượngdân phòng có nhiệm vụ [11, tr17]:
+ Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về PCCC;
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC; xây dựngphong trào quần chúng tham gia PCCC;
+ Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn vềPCCC;
+ Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC;
+ Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiệnnhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sởkhác khi có yêu cầu [ 11]
Chủ tịch UBND phường căn cứ chức năng, nhiệm vụ của lực lượng dânphòng để tiến hành quản lý và chỉ đạo đội dân phòng
- Về tổ chức, biên chế của đội dân phòng
Theo quy định tại Điều 32, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ
và Thông tư số 66/2014/TT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an Đội dân phòngđược biên chế cụ thể như sau [2, tr4]:
Đội dân phòng có biên chế từ 10 người đến 20 người, trong đó có 01 độitrưởng và 01 đội phó; biên chế từ 20 người đến 30 người được biên chế thêm 01
Trang 33đội phó Đội dân phòng có thể được chia thành các tổ dân phòng; biên chế của
tổ dân phòng từ 05 đến 10 người, trong đó có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó; cán bộ,đội viên đội dân phòng là những người thường xuyên có mặt tại nơi cư trú; Chủtịch UBND phường ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội dân phòng,
tổ trưởng, tổ phó tổ dân phòng; Công an cấp phường có trách nhiệm tham mưu,giúp Chủ tịch UBND phường thành lập đội dân phòng và trực tiếp chỉ đạo hoạtđộng của đội dân phòng
Người ra quyết định thành lập đội dân phòng có trách nhiệm duy trì hoạtđộng, định kỳ hàng năm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC, tổchức phân loại chất lượng hoạt động của đội dân phòng theo quy định [ 4]
- Về thủ tục điều động lực lượng dân phòng
Đội dân phòng khi được điều động tham gia tuyên truyền, mít tinh, diễuhành, hội thao về PCCC, thực tập phương án chữa cháy; tham gia khắc phụcnguy cơ phát sinh cháy, nổ; khắc phục hậu quả vụ cháy và những hoạt độngPCCC khác có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu của Chủ tịch UBND phường.Thủ tục điều động lực lượng dân phòng tham gia hoạt động PCCC phải có quyếtđịnh bằng văn bản (mẫu số PC16); trong trường hợp khẩn cấp thì được điềuđộng bằng lời nói, nhưng chậm nhất không quá 03 ngày làm việc phải có quyếtđịnh bằng văn bản Khi điều động bằng lời nói, người điều động phải xưng rõ họtên, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ, số điện thoại liên lạc và nêu rõ yêu cầu về
số lượng người cần điều động, thời gian, địa điểm có mặt và nội dung hoạt động.Quyết định điều động được gửi cho đội dân phòng và có nghĩa vụ chấp hành vàlưu hồ sơ
Thứ tư: Đầu tư kinh phí cho hoạt động PCCC và trang bị phương tiện PCCC theo quy định
Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động PCCC bao gồm Ngân sách nhànước, thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc và đóng góp tự nguyện, tài trợ của các
tổ chức, cá nhân Bên cạnh đó, Nhà nước bảo đảm ngân sách cần thiết hàng năm
để đầu tư cho hoạt động PCCC, trong nhiệm vụ chi ngân sách quốc phòng – an
Trang 34ninh hàng năm của UBND phường phải có nội dung bảo đảm ngân sách chohoạt động PCCC và được sử dụng vào các nội dung sau:
- Trang bị, đổi mới và hiện đại hoá phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật vềPCCC;
- Hoạt động thường xuyên của lực lượng dân phòng;
- Trang bị Phương tiện PCCC bao gồm phương tiện cơ giới, máy móc,dụng cụ chuyên dùng cho hoạt động PCCC Nó có vai trò rất quan trọng, là yếu
tố không thể thiếu trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động PCCC Theo quy địnhtại Điều 50, Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001 thì UBND phường phảitrang bị phương tiện PCCC cho đội dân phòng Việc trang bị phương tiện PCCCcho đội dân phòng phải được quản lý, sử dụng để đảm bảo sẵn sàng chữa cháy,ngoài ra còn được sử dụng trong công tác bảo vệ an ninh chính trị, khắc phụchậu quả thiên tai theo quy định Hiện tại, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 quy định về trang bị phương tiện PCCC cholực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng PCCC chuyên ngành.Đây là cơ sở pháp lý cho việc trang bị phương tiện cho lực lượng dân phòng
Với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động PCCC của lựclượng tại chỗ, đảm bảo đủ điều kiện phương tiện tham gia chữa cháy trong giaiđoạn đầu và hỗ trợ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp, Thông tư số56/2014/TT-BCA của Bộ Công an quy định cụ thể về định mức, kinh phí trang
bị phương tiện và trách nhiệm của cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan đếnviệc trang bị phương tiện cho lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, lựclượng PCCC chuyên ngành trong công tác PCCC
Theo Thông tư số 56/2014/TT-BCA của Bộ Công an thì lực lượng dânphòng, lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành đã được trang bịphương tiện PCCC theo định mức bằng hoặc cao hơn quy định tại Thông tư,trước thời điểm Thông tư có hiệu lực thì tiếp tục sử dụng cho đến hết niên hạn.Những trường hợp chưa được trang bị hoặc trang bị thấp hơn mức quy định thìthực hiện theo định mức được cụ thể tại các Khoản 1, Điều 4, 5, 6 của Thông tư
Trang 35số 56/2014/TT-BCA của Bộ Công an quy định danh mục phương tiện PCCCcho đội dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành.
Thứ năm: Bảo đảm điều kiện về thông tin báo cháy, đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy
Theo Khoản 1, Điều 22, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định:
“Người phát hiện thấy cháy phải bằng cách báo cháy cho người xung quanh biết,cho một hoặc cho tất cả các đơn vị sau đây:
a) Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngànhtại nơi xảy ra cháy
b) Đơn vị Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy nơi gần nhất
c) Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất.”
Do vậy, khi tiếp nhận thông tin báo cháy, thông tin về cứu người, cứu hộ,UBND phường có trách nhiệm huy động các lực lượng tham gia công tác chữacháy và CNCH đồng thời báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đểphối hợp chữa cháy Đảm bảo các điều kiện về đường giao thông thông suốt cho
xe chữa cháy vào, các điều kiện về nguồn nước phục vụ chữa cháy, tổ chức chỉhuy chữa cháy theo quy định
Thứ sáu: Tổ chức chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy
Phương án chữa cháy là tài liệu nghiệp vụ dùng cho chỉ huy chữa cháytrong công tác chuẩn bị và quá trình dập tắt đám cháy Phương án chữa cháygiúp cho chỉ huy chữa cháy định hướng việc đánh giá tình hình diễn biến đámcháy và xác định hướng quyết định các hoạt động chữa cháy cũng như công tác
tổ chức các hoạt động của lực lượng chữa cháy và các lực lượng khác tham giavào quá trình cứu người, cưú tài sản, chống cháy lan và dập tắt đám cháy.Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi
về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ và các điều kiện liên quan đếnchữa cháy
Theo quy định của Điều 21, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủthì Chủ tịch UBND phường trong phạm vi quản lý của mình chịu trách nhiệm tổ
Trang 36chức xây dựng phương án chữa cháy và sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗđối với thôn, bản, khu dân cư UBND phường có trách nhiệm phối hợp với cơquan Cảnh sát PCCC xây dựng và thực tập phương án chữa cháy cho cơ sở, khudân cư do mình quản lý theo hướng dẫn của Bộ Công an và cung cấp tài liệu, bốtrí người tham gia và bảo đảm các điều kiện xây dựng phương án chữa cháy.
Về thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy: Chủ tịch UBND phườngphê duyệt phương án chữa cháy không thuộc danh mục tại Phụ lục II của Nghịđịnh số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ
Thứ bảy: Tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy
UBND phường khi nhận được tin báo về vụ cháy xảy ra trong địa bànđược phân công quản lý thì phải nhanh chóng đến tổ chức chữa cháy đồng thờibáo cho lực lượng Cảnh sát PCCC và các cơ quan, đơn vị cần thiết khác để chiviện chữa cháy; trường hợp cháy xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lýthì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các
cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy biết để xử lý, đồng thời báo choUBND cấp trên
Người chỉ huy chữa cháy là Chủ tịch UBND phường được quyền huyđộng lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cánhân trong phạm vi quản lý của mình, trường hợp cần huy động lực lượng,phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì phải báo cáo chongười có thẩm quyền huy động để quyết định Phương tiện, tài sản của cơ quan,
tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động để chữa cháy và phục vụ chữacháy phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc chữa cháy Trường hợp phươngtiện, tài sản được huy động mà bị mất, bị hư hỏng, nhà, công trình bị phá dỡ thìđược bồi thường theo quy định của pháp luật, kinh phí bồi thường đuợc cấp từngân sách Nhà nước
Thứ tám: Thống kê, báo cáo về PCCC lên UBND cấp huyện theo quy định
Đây là nhiệm vụ của UBND phường trong hoạt động PCCC Việc báocáo, thống kế về PCCC có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận định, phân tích
Trang 37đánh giá tình hình có liên quan đến công tác PCCC đồng thời đề ra các chủtrương, biện pháp phù hợp Đồng thời thông qua báo cáo lên UBND cấp trên mànắm được những mặt tích cực và hạn chế trong công tác PCCC từ đó rút kinhnghiệm, nâng cao hiệu quả công tác PCCC trên địa bàn, xây dựng lực lượngPCCC
1.3 Hiệu lực quản lý Nhà nước về phòng cháy và chữa cháy của Ủy ban nhân dân phường
1.3.1 Khái niệm hiệu lực quản lý Nhà nước về PCCC của UBND phường
Quản lý nhà nước về PCCC của UBND phường thuộc phạm vi của quản
lý Nhà nước về PCCC, vì vậy, hiệu lực quản lý Nhà nước về PCCC của UBNDphường cũng nằm trong khái niệm chung của hiệu lực quản lý Nhà nước vềPCCC
Hiệu lực quản lý Nhà nước về PCCC là sự tác động của chủ thể quản lýNhà nước đến các đối tượng thuộc diện quản lý Nhà nước về PCCC bằng quyềnlực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực PCCC
và sự tuân thủ, chấp hành pháp luật một cách nghiêm minh, duy trì trật tự, kỷcương trong hoạt động PCCC
Nói cách khác, hiệu lực quản lý Nhà nước về PCCC là sự tuân thủ trênthực tế pháp luật về PCCC và các quyết định quản lý của các cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền Các yêu cầu của Luật PCCC, các quy định trong các văn bảnhướng dẫn thi hành Luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC và các quyết địnhquản lý được các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thực hiện một cáchnghiêm túc
Như vậy, hiệu lực quản lý Nhà nước về PCCC của UBND phường là sự
thực hiện đúng, có kết quả chức năng quản lý Nhà nước về PCCC của UBND phường trên cơ sở các quy định của pháp luật về PCCC để đạt được mục tiêu
đề ra là thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn PCCC&CNCH.
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý Nhà nước về PCCC của UBND phường
Trang 38Trên thực tế, hiệu lực quản lý Nhà nước về PCCC có quan hệ chặt chẽđến quyền lực và năng lực Nhà nước Nhưng quyền lực Nhà nước trong quản lýxuất phát từ các quy định đúng đắn trong hệ thống pháp luật và năng lực Nhànước thể hiện bằng khả năng tổ chức thực hiện, đưa pháp luật về PCCC vàocuộc sống của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền Các yếu tố ảnhhưởng đến hiệu lực quản lý nhà nước về PCCC tại các UBND phường thuộcQuận Hoàn Kiếm:
là những người thường xuyên sinh sống, làm việc tại đây Do đó, ngay cả khi họ
đã được tập huấn, được trang bị đầy đủ các kiến thức về an toàn PCCC, nhưngkhông có hoặc ý thức chấp hành không triệt để thì nguy cơ xảy ra cháy vẫn tồntại và có thể xảy ra bất cứ khi nào Thực tế cho thấy, pháp luật về PCCC không
tự đi vào cuộc sống, pháp luật phải thông qua hoạt động tự giác của mọi thànhviên trong xã hội để biến những quy định thành hiện thực sinh động Chính vìvậy, việc giáo dục nhận thức, nâng cao ý thức chấp hành các quy định, nội quyđảm bảo an toàn PCCC của người dân có ảnh hưởng không hề nhỏ đối với việcnâng cao hiệu lực quản lý của công tác quản lý nhà nước về PCCC của UBNDphường Việc chấp hành pháp luật về PCCC phải được thể hiện qua việc thựchiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với công tác PCCC được pháp luật quyđịnh rất cụ thể, bao gồm: trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình
và các cá nhân sinh sống, làm việc tại các khu dân cư
- Trách nhiệm PCCC của người đứng cơ quan, tổ chức như sau:
Trang 39+ Ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về PCCC Các quy định,nội quy phải phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở và phải được niêm yếtcông khai ở những nơi thuận tiện (quy định về chế độ trách nhiệm của các bộphận, cá nhân trong PCCC; quy định sử dụng lửa trần );
+ Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp
về PCCC và yêu cầu đảm bảo an toàn PCCC theo quy định của pháp luật Đây lànhiệm vụ rất quan trọng của người đứng đầu cơ quan, tổ chức vì nó bảo đảm chocác yêu cầu về PCCC được thực hiện trên thực tế;
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức PCCC, huấnluyện nghiệp vụ PCCC; xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt độngPCCC; quản lý và duy trì hoạt động của đội PCCC cơ sở Về đội PCCC cơ sở,đội dân phòng: phải có quyết đinh thành lập; có phân công trách nhiệm của từngthành viên và lãnh đạo; quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn trong công táckiểm tra, hướng dẫn và tổ chức chữa cháy ;
+ Kiểm tra an toàn về PCCC; xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi viphạm quy định, nội quy về PCCC; tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, viphạm quy định an toàn về PCCC;
+ Trang bị phương tiện PCCC; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữacháy; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy; tổ chức chữa cháy vàgiải quyết hậu quả vụ cháy Khi lập phương án chữa cháy: có phương án tổngthể cho cơ sở, cho từng bộ phận của cơ sở;
+ Bảo đảm kinh phí cho hoạt động PCCC;
+ Tổ chức thống kê, báo cáo theo định kỳ về tình hình PCCC; thông báokịp thời cho cơ quan Cảnh sát PCCC trực tiếp quản lý, những thay đổi lớn cóliên quan đến bảo đảm an toàn về PCCC của cơ quan, tổ chức mình;
+ Phối hợp với các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình xung quanh trongviệc đảm bảo an toàn về PCCC; không gây nguy hiểm cháy, nổ đối với cơ quan,
tổ chức và hộ gia đình lân cận
- Trách nhiệm PCCC của chủ hộ gia đình:
Trang 40+ Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp, giảipháp về PCCC và yêu cầu về PCCC theo quy định của pháp luật; kiểm tra antoàn về PCCC; đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong gia đình thực hiện quyđịnh, nội quy, các điều kiện an toàn về PCCC; khắc phục kịp thời các thiếu sót,
vi phạm quy định an toàn về bảo đảm an toàn PCCC;
+ Mua sắm các phương tiện PCCC; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữacháy; phát hiện cháy, báo cháy, chữa cháy và tham gia khắc phục hậu quả vụcháy; phối hợp với các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc đảmbảo an toàn về PCCC; không gây nguy hiểm cháy, nổ đối với các hộ gia đình và
cơ quan, tổ chức lân cận; Tham gia các hoạt động PCCC khi có yêu cầu của cơquan có thẩm quyền;
- Trách nhiệm PCCC của cá nhân:
+ Chấp hành các quy định, nội quy về PCCC và yêu cầu về PCCC củangười hoặc cơ quan có thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ PCCC theo chức trách,nhiệm vụ được giao;
+ Tìm hiểu, học tập pháp luật và kiến thức về PCCC trong phạm vi tráchnhiệm của mình; bảo quản, sử dụng thành thạo các phương tiện PCCC thôngdụng và các phương tiện PCCC khác được trang bị;
+ Bảo đảm an toàn về PCCC trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồnnhiệt, các thiết bị dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử dụng chất cháy;kịp thời khắc phục các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về PCCC;
+ Tham gia các hoạt động PCCC nơi làm việc, nơi cư trú; tham gia độidân phòng, đội PCCC cơ sở hoặc đội PCCC chuyên ngành theo quy định; góp ý,kiến nghị với chính quyền địa phương nơi cư trú, với người đứng đầu cơ quan,
tổ chức nơi làm việc về các biện pháp đảm bảo an toàn về PCCC;
+ Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy và những hành vi vi phạmquy định an toàn PCCC; báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện thấy cháy;chấp hành nghiêm lệnh huy động tham gia chữa cháy và hoạt động PCCC khác
* Năng lực chỉ đạo, tổ chức quản lý của UBND Quận, UBND phường
và vai trò tổ chức thực hiện của đội dân phòng.