1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam

122 543 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Hệ thống ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, sự vận động hiệu quả của hệ thống ngân hàng chính là một tiền đề quan trọng cho sự phát triền của nền kinh tế. Sự vận hành hiệu quả và lành mạnh của hệ thống ngân hàng chính là tiền đề để vốn được luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, là nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế. Cũng do tầm quan trọng đặc biệt này dẫn tới một trong những đòi hỏi quan trọng là tính hiệu quả trong hoạt động động của các ngân hàng. Mặt khác, đo dặc trưng nổi bật của ngân hàng thương mại là kinh doanh tiền tệ. do vậy việc một ngân hàng hoạt động không hiệu quả dẫn tới phá sản sẽ có ảnh hưởng mang tính hệ thống, lan truyền gây tác động xấu tới toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy, một trong những yêu cầu tiên quyết đặt ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại đó là đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn luôn được các Ngân hàng thương mại quan tâm và đó cũng là mục tiêu xuyên suốt trong hoạt động của bất cứ ngân hàng thương mại hay tổ chức tài chính nào. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tuy đã có quá trình 46 thành lập và đi vào hoạt động nhưng thực tế mới chính thức chuyển đổi sang mô hình ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động theo cơ chế thị trường từ năm 1994. Vietcombank đã từng được coi là con chim đầu đàn trong hệ thống ngân hàng và là bộ mặt của Việt Nam so với thế giới. Tuy nhiên là một trong những ngân hàng thương mại có quy mô và tên tuổi lớn tại Việt Nam nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam chính thức tiến sau hơn theo mô hình nền kinh tế thị trường một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra với Vietcombank đó chính là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, điều này không những có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà là của cả nền kinh tế Việt Nam. Với mong muốn tìm hiểu, phân tích một cách toàn diện và đánh giá đúng thực trạng hiệu quả sử dụng vốn, tìm hiểu những hạn chế, nguyên nhân, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho ngân hàng Vietcombank cũng là đơn vị công tác của tác giả, tác giả luận văn đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ.

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các dữ liệu đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Cao Minh Hồng

Trang 4

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn của

1.2.2 Thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 221.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của NHTM 31

Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP

2.1 Khái quát về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 37

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sứ dụng vốn của Ngân hàng

Trang 6

IFRS Báo cáo kiểm toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế

ROE Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (Returns on Equity)ROA Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (Returns on Assets)

CAR Hệ số an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequency Ration)

NPLs Tỷ lệ nợ xấu (Non Performing Loans)

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.01 2.1.2 Các công ty con 100% vốn trực thuộc 40Bảng 2.02 2.1.2 Các công ty VCB nắm quyền kiểm soát chi phối 41

Bảng 2.06a 2.2.1.1 Cơ cấu huy động vốn xét về giá trị 48Bảng 2.06b 2.2.1.1 Cơ cấu huy động vốn xét về tỷ trọng 49

Bảng 2.11a 2.2.1.2 Đầu tư chứng khoán phân theo loại hình 55Bảng 2.12a 2.2.1.2 Góp vốn liên doanh, liên kết, mua cổ phần 58Bảng 2.13a 2.2.1.2 Tổng dư nợ và cơ cấu dư nợ theo loại hình 59Bảng 2.13b 2.2.1.2 Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng 61Bảng 2.13c 2.2.1.2 Cơ cấu cho vay theo lĩnh vực 62

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hệ thống ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, sự vận động hiệuquả của hệ thống ngân hàng chính là một tiền đề quan trọng cho sự phát triềncủa nền kinh tế Sự vận hành hiệu quả và lành mạnh của hệ thống ngân hàngchính là tiền đề để vốn được luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả cácnguồn lực tài chính, là nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển bền vữngnền kinh tế

Cũng do tầm quan trọng đặc biệt này dẫn tới một trong những đòi hỏiquan trọng là tính hiệu quả trong hoạt động động của các ngân hàng Mặtkhác, đo dặc trưng nổi bật của ngân hàng thương mại là kinh doanh tiền tệ dovậy việc một ngân hàng hoạt động không hiệu quả dẫn tới phá sản sẽ có ảnhhưởng mang tính hệ thống, lan truyền gây tác động xấu tới toàn bộ nền kinhtế

Chính vì vậy, một trong những yêu cầu tiên quyết đặt ra trong hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng thương mại đó là đảm bảo hiệu quả sử dụngvốn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn luôn được các Ngân hàng thươngmại quan tâm và đó cũng là mục tiêu xuyên suốt trong hoạt động của bất cứngân hàng thương mại hay tổ chức tài chính nào

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tuy đã có quá trình 46 thànhlập và đi vào hoạt động nhưng thực tế mới chính thức chuyển đổi sang môhình ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động theo cơ chế thị trường từnăm 1994 Vietcombank đã từng được coi là con chim đầu đàn trong hệ thốngngân hàng và là bộ mặt của Việt Nam so với thế giới Tuy nhiên là một trongnhững ngân hàng thương mại có quy mô và tên tuổi lớn tại Việt Nam nhưngvẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam chính thức tiến

Trang 9

sau hơn theo mô hình nền kinh tế thị trường một trong những vấn đề cấp thiếtđặt ra với Vietcombank đó chính là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, điều nàykhông những có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà là của cả nền kinh tếViệt Nam

Với mong muốn tìm hiểu, phân tích một cách toàn diện và đánh giáđúng thực trạng hiệu quả sử dụng vốn, tìm hiểu những hạn chế, nguyên nhân,

từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngvốn cho ngân hàng Vietcombank - cũng là đơn vị công tác của tác giả, tác giả

luận văn đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân

hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:Vấn đề sử dụng vốn tại Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu những vấn đề về hiệu quả

sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong thời giangần đây (từ năm 2006 đến 30.6.2009 )

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, sửdụng hệ thống các phương pháp thống kê để nghiên cứu

Trang 10

5 Kết cấu của luận văn

Nội dung chính của luận văn này đã được trình bày thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam.

Trang 11

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm

Ngân hàng là một trong những ngành hình thành lâu đời nhất Ở giaiđoạn đầu hoạt động của mình, Ngân hàng mới chỉ thực hiện nghiệp vụ đơngiản phục vụ nhu cầu xã hội là giữ hộ của cải và thanh toán hộ Đến nay, hoạtđộng của Ngân hàng đã được hình thành và phát triển mạnh trên nhiều lĩnhvực kinh doanh, dịch vụ và công nghệ ngày càng hiện đại thông qua sự pháttriển không ngừng của nền kinh tế xã hội Ngân hàng trở thành một trung giantài chính không thể thiếu được của nền kinh tế Nó đóng vai trò môi giới cho

sự gặp gỡ giữa cung - cầu tiền tệ thông qua huy động vốn tạm thời nhàn dỗi

từ dân cư và các tổ chức trong xã hội, tiến hành cho vay lại với các cá nhân,

tổ chức có nhu cầu về vốn, góp phần đẩy mạnh tốc độ vòng quay vốn, nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh, qua đó đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tếcủa đất nước

Trong nền kinh tế hiện đại, NHTM được hiểu là doanh nghiệp đặc biệtkinh doanh trong những lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, là doanh nghiệp tiến hànhthường xuyên các nghiệp vụ huy động vốn và làm công tác tín dụng, cung cấpcác phương tiện thanh toán, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và các nghiệp vụtài chính khác

Bên cạnh các NHTM, trong nền kinh tế còn có các trung gian tài chínhkhác, đó là các tổ chức tài chính phi ngân hàng như bảo hiểm, công ty tàichính, công ty cho thuê tài chính,… được thực hiện một số hoạt động ngân

Trang 12

hàng Nhưng điểm khác biệt giữa NHTM với các trung gian tài chính đó là sựchuyên môn hoá của các tổ chức này trong từng lĩnh vực.

Tóm lại, NHTM là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnhvực tiền tệ - tín dụng, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay

và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế quốc dân

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, số lượng và loại hìnhNHTM ngày càng tăng lên qua mỗi thời kỳ Căn cứ hai tiêu thức phân chiaphổ biến, NHTM gồm những loại hình NHTM như sau:

- Căn cứ vào tiêu thức sở hữu và góp vốn, NHTM được chia thành:

+ NHTM nhà nước là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, được thànhlập bằng 100% vốn của ngân sách nhà nước cấp

+ NHTM cổ phần là NHTM được thành lập dưới hình thức một công ty

cổ phần Nguồn vốn ban đầu hình thành nên ngân hàng là do các cổ đông gópdưới hình thức góp vốn cổ phần để tạo nên vốn điều lệ của Ngân hàng

+NHTM liên doanh là Ngân hàng được thành lập dưới hình thức gópvốn liên doanh giữa các đối tác sở hữu khác nhau

+ NHTM nước ngoài là Ngân hàng được thành lập theo pháp luật vàthuộc sở hữu của nước ngoài, được Chính phủ nước sở tại cấp phép hoạt động

và tuân thủ theo pháp luật của nước đó

- Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động: bao gồm ngân

hàng chuyên doanh và ngân hàng kinh doanh tổng hợp (đa năng)

+ Ngân hàng hoạt động theo hướng chuyên doanh: Loại ngân hàng này

chỉ tập trung cung cấp một số dịch vụ ngân hàng ví dụ như chỉ cho vay đốivới xây dựng cơ bản, hoặc đối với nông nghiệp; hoặc chỉ cho vay (không bảolãnh hoặc cho thuê)… Tính chuyên môn hóa cao cho phép ngân hàng có đượcđội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, tinh thông nghiệp vụ Tuy nhiên, loại ngânhàng này thường gặp rủi ro lớn khi ngành hoặc lĩnh vực hoạt động mà ngân

Trang 13

hàng phục vụ sa sút

+ Ngân hàng đa năng: là ngân hàng cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng

cho mọi đối tượng Đây là xu hướng hoạt động chủ yếu hiện nay của cácNHTM Ngân hàng đa năng thường là ngân hàng lớn (hoặc sở hữu công ty)

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu vềhoạt động sử dụng vốn của VCB thuộc loại hình NHTM đa năng

1.1.1.2 Đặc trưng hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại

Phần lớn hoạt động kinh doanh của một NHTM thể hiện qua bảng cânđối kế toán Đó là bản kê các tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ luôn đảm bảo:

Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + nợHay

Tổng sử dụng vốn = Tổng nguồn vốnBảng cân đối kế toán thể hiện nguồn vốn và tài sản (sử dụng vốn) củangân hàng Ngân hàng huy động vốn để cho vay Để có nguồn vốn, các ngânhàng nhận tiền gửi và đi vay sau đó cho vay, đầu tư chứng khoán, đầu tư liênngân hàng Thu nhập từ các hoạt động sau khi đã bù đắp chi phí tạo ra lợinhuận cho ngân hàng Với vai trò là trung gian tín dụng, trung gian thanh toáncủa nền kinh tế, ngân hàng có những dịch vụ trung gian thu lợi nhuận khácngoài hoạt động kinh doanh nói trên

Là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, so với hoạt độngcủa ngân hàng Trung ương hoặc các doanh nghiệp hoặc thương mại khác,hoạt động kinh doanh của NHTM có những đặc trưng cơ bản sau:

a) Thứ nhất, hoạt động kinh doanh của NHTM là kinh doanh tiền tệ

Trên thị trường tài chính, NHTM là các tổ chức trung gian tài chínhquan trọng nhất chuyển tải những khoản vốn huy động được trong xã hội đếnnhững người có nhu cầu chi tiêu và đầu tư Với chức năng ban đầu là nhậntiền gửi của xã hội, sau đó NHTM đã trở thành các chủ thể chuyên mua bánquyền sử dụng vốn Tuỳ theo trình độ phát triển của nền kinh tế-xã hội cũng

Trang 14

như công nghệ ngân hàng mà cơ cấu và chủng loại các sản phẩm khác nhau.Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoahoạ và công nghệ, các sản phẩm mới đã ra đời như ATM, Homebanking,Phonebanking, Internet Banking Cũng xuất phát từ nhu cầu của khách hàng,

có nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng ra đời và phát triển Song người

ta vẫn phân biệt NHTM với các tổ chức tín dụng (TCTD) khác ở chỗ NHTM

là ngân hàng kinh doanh tiền gửi và các dịch vụ thanh toán

b)Thứ hai, hoạt động kinh doanh của NHTM có tính nhạy cảm cao và luôn chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng dựa trên niềm tin, vì vậy tínhnhạy cảm trong kinh doanh rất cao, chỉ cần có một biến động nhỏ cũng có thểgây tác động đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng (một thay đổi nhỏ

về lãi suất cũng có thể dẫn đến sự dịch chuyển khách hàng từ ngân hàng nàysang ngân hàng khác)

Nếu ngân hàng hoạt động tốt, sẽ góp phần tiết kiệm các nguồn lực,giảm thiểu chi phí cho xã hội, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng vàphát triển bền vững Ngược lại, khi ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng trực tiếpđến những người gửi tiền, và sự phá sản của ngân hàng luôn có hiệu ứng dâychuyền, lây lan rất lớn và tác động xấu đến đời sống kinh tế xã hội Do hậuquả từ việc phá sản ngân hàng đến nền kinh tế, cho nên hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng phải được giám sát chặt chẽ thường xuyên bằng các luật định.Những quy chế giám sát phổ biến là: Quy chế về an toàn trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng; Quy chế về phân phối tín dụng; Quy chế về bảo vệ nhàđầu tư; Quy chế về thành lập và cấp giấy phép kinh doanh cho các NHTM Vìvậy, trong các quy định của Luật Đầu tư thì đầu tư thành lập các NHTM đượcxếp vào loại đầu tư có điều kiện

c) Thứ ba, các sản phẩm, dịch vụ của NHTM mang tính tương đồng, dễ

Trang 15

bắt chước và gắn chặt với yếu tố thời gian

Các sản phẩm, dịch vụ mà NHTM cung cấp cho khách hàng rất đa dạng.Song phần lớn các sản phẩm của mỗi ngân hàng này lại tương đồng với các sảnphẩm của các NHTM khác, đặc biệt là các sản phẩm truyền thống như: huyđộng vốn , cho vay, thanh toán Nếu một NHTM vừa thực hiện một loại hìnhdịch vụ nào đó có hiệu quả thì ngay lập tức có thể bị các ngân hàng khác thựchiện theo, hay gọi là “ bắt chước” Như vậy, khái niệm sản phẩm dịch vụ mớicủa NHTM phải được hiểu là sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đó đưa ra thịtrường trước các đối thủ cạnh tranh

Mặt khác, thời gian chính là yếu tố quan trọng thực hiện giá trị của sảnphẩm, đồng thời cũng là một trong những yếu tố quyết định giá cả của sảnphẩm dịch vụ ngân hàng Vì vậy, các NHTM thường xây dựng chiến lượckinh doanh, trong đó có những điểm khác biệt để nâng cao khả năng cạnhtranh

d) Thứ tư, khách hàng của NHTM rất đa dạng

Khách hàng của NHTM đông đảo và đa dạng, đòi hỏi của khách hàngđối với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng rất khác nhau Vì vậy mỗi ngânhàng cần phải nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng phù hợp

Nhu cầu sản phẩm dịch vụ ngân hàng có ở mọi đối tượng, tầng lớptrong xã hội Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu về vốn, dịch vụthanh toán, tư vấn… mà các tổ chức xã hội có nhu cầu rất lớn về dịch vụ ngânhàng: thanh toán, gửi tiền, bảo lãnh…Cá nhân, hộ gia đình người làm kinhdoanh, bà nội trợ, sinh viên đều cần nhu cầu sản phẩm ngân hàng

Trong chiến lược marketing ngân hàng xác định khách hàng là trungtâm, hướng tới phục vụ thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng

e)Thứ năm, hoạt động kinh doanh của ngân hàng gắn liền với yếu tố rủi ro

Rủi ro có thể xảy ra đối với bất kỳ loại hình kinh doanh nào Tuy nhiên

Trang 16

rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng có những điểm khác biệt với các lĩnhvực kinh doanh khác về mức độ và nguyên nhân Rủi ro trong kinh doanh củangân hàng có tính lan truyền và để lại hậu quả to lớn, không chỉ bao gồm rủi

ro nội tại của ngành, mà còn của tất cả các ngành khác trong nền kinh tế,không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn trong phạm vi nhiều quốc giakhác Những rủi ro thường bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán, rủi rohối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động Từ đặc điểm tiềm ẩn rủi ro cao tronghoạt động, các NHTM thường phải duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc và có chínhsách về tài sản đảm bảo trong hoạt động cho vay đối với khách hàng

Từ đặc điểm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đặt ra yêu cầu đốivới hoạt động sử dụng vốn của NHTM Hoạt động sử dụng vốn đòi hỏi gắnvới kinh doanh tiền tệ, hướng tới khách hàng, đảm bảo hiệu quả và an toàntrong hoạt động và tuân thủ pháp luật Từ đó đặt ra yêu cầu cụ thể về cơ cấu,chất lượng tài sản, hiệu quả hoạt động kinh doanh, an toàn trong hoạt động

1.1.2 Nguồn vốn của NHTM

Nguồn vốn kinh doanh của NHTM là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tàisản có của Ngân hàng Vốn kinh doanh của NHTM được hình thành từ nhiềunguồn khác nhau: Vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn vay, vốn trong thanhtoán…

Một cách tổng thể, vốn của NHTM cũng bao gồm hai bộ phận: Vốnchủ sở hữu và các khoản nợ phải trả Tuy nhiên, do đặc thù của lĩnh vực kinhdoanh cho nên các nguồn hình thành nên vốn hoạt động của NHTM có những

sự khác biệt, được xem xét cụ thể qua các nguồn vốn của ngân hàng sau đây:

1.2.1.1 Nguồn vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM, bao gồm:Vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản nợ khác của ngân hàng theo quyđịnh

Trang 17

- Vốn điều lệ:

Vốn điều lệ là số vốn được ghi trong điều lệ hoạt động của các NHTM.Ngoài ra, NHTM có mức vốn pháp định là mức vốn tối thiểu theo quy địnhcủa pháp luật để các NHTM đi vào hoạt động Do yêu cầu an toàn vốn vànâng cao năng lực tài chính, vốn điều lệ thông thường lớn hơn mức vốn phápđịnh

Tuỳ theo hình thức sở hữu mà vốn điều lệ của NHTM được hình thành

từ các nguồn khác nhau Ở NHTM nhà nước vốn này do nhà nước cấp

- Các quỹ dự trữ:

+ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ:

Là phần lợi nhuận để lại được trích theo tỷ lệ nhất định vào quỹ dự trữ

bổ sung vốn điều lệ Theo nghị định số 166/1999/NĐ-CP của Chính phủ banhành ngày 19/11/1999, mức trích lập hiện nay là 5% lợi nhuận sau thuế, mứctối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ thực có

Đối với NHTM cổ phần: phần chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu vàmệnh giá theo quy định hiện hành được hạch toán vào quỹ dự trữ bổ sung vốnđiều lệ

+ Quỹ dự phòng tài chính: là khoản dự phòng tổn thất tín dụng phảiđược xem như một bộ phận của vốn bởi nó bù đắp sự thua lỗ Theo Nghị định

số 166/1999/NĐ-CP của Chính phủ hàng năm NHTM được trích lập 10% lợinhuận sau thuế Số dư quỹ này không được vượt quá 25% vốn điều lệ củangân hàng

+ Các quỹ khác: quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ phát triển nghiệp

vụ ngân hàng… các quỹ này cũng được trích lập và sử dụng theo quy định củapháp luật

- Các nguồn vốn khác: tài khoản vốn còn bao gồm: Vốn đầu tư xâydựng và mua sắm tài sản do Nhà nước cấp (nếu có); Các khoản chênh lệch do

Trang 18

đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá; Lợi nhuận được để lại chưa phân bổcho các quỹ.

+ Tiền gửi có kỳ hạn: Các tổ chức và cá nhân có thu nhập tạm thờichưa sử dụng đến trong một thời gian nhất định có thể gửi tiền vào ngân hàngdưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn

+ Tiền gửi tiết kiệm: đây là hình thức huy động vốn truyền thống củangân hàng Với loại tiền gửi này người gửi được ngân hàng giao cho một sổtiết kiệm, trong thời gian gửi tiền sổ tiết kiệm có thể dùng làm vật cầm cốhoặc được chiết khấu để vay vốn ngân hàng

+ Tiền gửi khác:ngoài các loại tiền gửi nêu trên, tại các NHTM còn cómột số khoản tiền gửi khác như: tiền gửi của các TCTD khác, tiền gửi củaKho bạc nhà nước, tiền gửi của các tổ chức đoàn thể xã hội…

- Vốn huy động thông qua phát hành các chứng từ có giá khác:

Đây là phần vốn mà NHTM có được qua việc phát hành các giấy tờ cógiá như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng để huyđộng vốn

Trang 19

Đối tượng mua kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi làcác tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế, ngoài việc dùng số vốn nhàn rỗi hayphần thu nhập tạm thời chưa sử dụng đến để mua, trên thực tế đây còn là mộtkênh đầu tư của người có vốn trong xã hội khi họ không có khả năng và cơhội đầu tư trực tiếp Các kỳ phiếu, trái phiếu này có khả năng chuyển đổi dễdàng ra tiền khi cần thiết bằng cách mua bán chuyển nhượng trên thị trườngvốn hoặc chiết khấu tại ngân hàng.

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộvốn kinh doanh của NHTM Đây là nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn đến chiphí và khả năng mở rộng kinh doanh của ngân hàng Nguồn vốn này có xuhướng ngày càng gia tăng phù hợp với xu hướng tăng trưởng và ổn định củanền kinh tế, việc cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng, vớiviệc gia tăng nhu cầu thanh toán của dân cư

1.2.1.3 Nguồn vốn vay

Trong quá trình kinh doanh của các TCTD có tình trạng tạm thời thừa

và thiếu vốn, các Ngân hàng sử dụng quan hệ vãng lai, vay và cho vay vốn đểtận dụng cơ hội kinh doanh hoặc đảm bảo khả năng thanh toán NHTM có thểvay vốn ở NHTM khác hoặc vay vốn ở NHNN

- Vốn vay của TCTD:

Hầu hết các NHTM được tổ chức thành hệ thống gồm nhiều chi nhánh

và hạch toán kinh doanh toàn ngành, thực hiện điều chuyển vốn giữa các chinhánh qua Hội sở chính, khi thừa vốn các chi nhánh điều chuyển về Hội sởchính và khi thiếu vốn các chi nhánh nhận được vốn điều chuyển từ Hội sởchính về Cho nên việc vay vốn của TCTD khác trong nước thông thường chỉthực hiện ở NHNN của từng hệ thống Khi cần thiết có thể vay vốn tại cácTCTD nước ngoài

- Vốn vay của NHNN:

Trang 20

NHNN là người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế, vì vậy cácNHTM có thể được NHNN cho vay vốn khi cần thiết.

Vốn vay của TCTD khác và vay của NHNN thường chiếm tỷ trọngkhông lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của NHTM, nhưng nó góp phầngia tăng nguồn vốn, mở rộng kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt nó còn có ýnghĩa trong việc đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên và nâng cao hiệusuất sử dụng vốn của NHTM

1.2.1.4 Các nguồn vốn khác

Bên cạnh các nguồn vốn nêu trên trong quá trình hoạt động các NHTM

có thể tạo lập vốn cho mình từ nhiều nguồn khác

- Vốn trong thanh toán: vốn trong thanh toán là số vốn có được do

ngân hàng làm trung gian thanh toán trong nền kinh tế Cụ thể:

+ Số vốn trong thời gian đã trích khỏi tài khoản của người phải trảnhưng chưa ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng do phải luân chuyển, xử

lý chứng từ

+ Số vốn trong thời gian khách hàng phải lưu ký tiền tại ngân hàngnhưng chưa thanh toán trong một số hình thức thanh toán

- Vốn uỷ thác đầu tư, tài trợ của Chính phủ hoặc của các tổ chức trong

và ngoài nước cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã

hội:

Đây là nguồn vốn mà ngân hàng có được do làm đại lý nhận uỷ tháccủa các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện đầu tư cho những chươngtrình, dự án Thực hiện nghiệp vụ này ngân hàng sẽ được hưởng hoa hồngphí Tuy nhiên trong thời gian vốn đã được ngân hàng tiếp nhận nhưng chưagiải ngân hết theo kế hoạch, hoặc vốn cho vay đã thu hồi về dần nhưng chưađến hạn chuyển lại cho chủ đầu tư, ngân hàng sẽ có một số vốn để kinhdoanh

Trang 21

Các nguồn vốn khác của ngân hàng có thể không nhiều, thời gian sửdụng đôi khi rất ngắn nhưng điều đáng quan tâm là nguồn vốn này ngân hàngkhông phải tốn kém chi phí huy động, thậm chí còn thu được phí từ các dịch

vụ đó nên xét trên giác độ hiệu quả các ngân hàng rất quan tâm đến nguồnvốn này

1.1.3 Sử dụng vốn của NHTM

1.1.3.1 Khái niệm sử dụng vốn của NHTM

Sử dụng vốn là hoạt động của ngân hàng với nội dung chuyển hoá

nguồn vốn (tiền gửi, tiền vay, vốn chủ sở hữu…) thành các loại tài sản như

ngân quỹ, tín dụng, chứng khoán, tài sản khác theo một phương thức thíchhợp, nhằm thoả mãn các mục tiêu mà ngân hàng đặt ra

Mục tiêu sử dụng vốn của NHTM cũng chính là mục tiêu quản lý ngânhàng, đó là hoạt động nhằm tối đa hoá lợi ích của chủ ngân hàng trên cơ sởđảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng

Sử dụng vốn khác biệt với quản lý nguồn vốn ở chỗ: kết cấu bảng tổngkết tài sản ngân hàng luôn đảm bảo: Tổng Tài sản có = Tổng tài sản nợ Theo

đó, bên Tài sản nợ bao gồm các nguồn vốn của Ngân hàng Bên Tài sản cóbao gồm sử dụng vốn Quản lý nguồn vốn là quản lý bên Tài sản nợ Sử dụngvốn là khoản mục bên Tài sản có của ngân hàng Quản lý nguồn vốn là cácbiện pháp huy động vốn theo quy mô, cơ cấu nhất định với chi phí hợp lý đápứng yêu cầu về cho vay và đầu tư Sử dụng vốn là từ nguồn vốn huy độngđược Ngân hàng phân bổ sử dụng cho các khoản mục tài sản có đảm bảo hiệuquả (sinh lời) và an toàn Ngân hàng lựa chọn danh mục tài sản đầu tư sinh lờiđồng thời duy trì tỷ trọng tài sản thanh khoản nhất định (tiền mặt tại quỹ, tiềngửi tại NHNN, TCTD khác, đầu tư tín phiếu, trái phiếu…) là các khoản mụckhông sinh lời hoặc có mức sinh lời thấp để đảm bảo khả năng chi trả cho cáckhoản nợ bên TS nợ

Trang 22

Như vậy sử dụng vốn và quản lý nguồn vốn là 2 mảng nghiệp vụ cơbản của ngân hàng và có quan hệ biện chứng với nhau Sử dụng vốn dựa trênnguồn vốn của ngân hàng Sử dụng vốn hiệu quả đem lại thu nhập đảm bảochi phí huy động vốn, từ đó có thể duy trì và phát triển hoạt động huy độngvốn.

1.1.3.2 Yêu cầu sử dụng vốn của ngân hàng thương mại

Trong quá trình sử dụng vốn, các ngân hàng đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Bảo toàn và phát triển nền vốn

Trong cơ cấu nguồn vốn của NHTM chủ yếu là vốn huy động từ dân cư

và tổ chức kinh tế và nguồn vốn vay thực chất đều là các khoản nợ phải trả.Trong bảng tổng kết tài sản, nguồn vốn được ghi bên tài sản nợ theo trật tựnghĩa vụ phải trả từ cao xuống thấp Đầu tiên là các khoản nợ phải trả Bộ Tàichính, NHNN; tiếp đến là tiền gửi và tiền vay của TCTD khác; các khoản tiềngửi của dân cư và tổ chức kinh tế; các khoản phát hành giấy tờ có giá; nguồnvốn vay khác; tài sản nợ khác và cuối cùng là vốn chủ sở hữu Do vậy, khi sửdụng nguồn vốn này điều đầu tiên phải đảm bảo thu hồi đầy đủ nguồn vốn đểđảm bảo nghĩa vụ thanh toán đối với các khoản vốn huy động tức là bảo toànnền vốn Nếu hoạt động sử dụng vốn không bảo toàn được nền vốn sẽ dẫn tớimất khả năng trả thanh toán

Mặt khác, để có nguồn vốn, ngân hàng bỏ ra chi phí là chi phí trả lãi,chi phí phi lãi khác Đồng thời khi sử dụng vốn ngân hàng bỏ ra chi phí: chiphí đầu tư, chi phí quản lý, tiền lương nhân viên, hệ thống công nghệ…Từ đóđòi hỏi việc sử dụng vốn không những bảo toàn nền vốn mà còn tạo ra lợinhuận bù đắp chi phí huy động và chi phí sử dụng vốn, tạo ra nguồn dự trữ dựphòng cho rủi ro có thể xảy ra do đặc trưng của hoạt động ngân hàng là tiềm

ẩn rủi ro cao Tạo ra lợi nhuận để lại chính là tăng vốn chủ sở hữu, phát triển

Trang 23

nền vốn cho ngân hàng Do vậy, yêu cầu bảo toàn vốn và phát triển nền vốn làyêu cầu hàng đầu khi sử dụng vốn.

b) Đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và hợp pháp

Hoạt động ngân hàng là hoạt động đầu tư có điều kiện do đặc trưngtrong hoạt động kinh doanh ngân hàng, do vậy sử dụng vốn phải đảm bảođúng mục đích và hợp pháp Sử dụng vốn để cấp vốn cho nền kinh tế, không

sử dụng vốn trong hoạt động bị cấm như không trực tiếp kinh doanh bất độngsản, không cấp vốn cho lĩnh vực bị hạn chế pháp luật cấm, sử dụng vốn đúnggiới hạn theo quy định như giới hạn về đầu tư, góp vốn, giới hạn cho vaytrong lĩnh vực nhạy cảm như chứng khoán, bất động sản Sử dụng vốn đúngmục đích và hợp pháp là yêu cầu về mặt pháp lý mà các NHTM phải tuântheo

c) Đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả

NHTM có nhiều hình thức sử dụng vốn và có thể duy trì cơ cấu sửdụng vốn nhằm tạo ra hiệu quả ở mức tối ưu Sử dụng vốn hiệu quả sẽ giúpbảo toàn và phát triển nền vốn đồng thời đảm bảo an toàn trong hoạt động vàtuân thủ pháp luật Sử dụng vốn hiệu quả giúp mở rộng quy mô hoạt động,nâng cao vị thế, uy tín hình ảnh của NHTM Có thể khẳng định sử dụng vốnhiệu quả là yêu cầu cao nhất đối với hoạt động sử dụng vốn của NHTM

1.1.3.3 Các hoạt động sử dụng vốn của NHTM

Sử dụng vốn là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM.Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sử dụng vốn ngày càng đa dạng vàđược thực hiện dưới nhiều hình thức, thông qua các hoạt động cơ bản sau

a) Hoạt động ngân quỹ

Ngân quỹ của ngân hàng là những tài sản có tính thanh khoản caonhất, được thiết lập nhằm duy trì khả năng chi trả và đáp ứng các yêu cầu vềđảm bảo dự trữ bắt buộc của NHNN

Trang 24

Trước hết, mỗi ngân hàng đều cần duy trì dự trữ bắt buộc (dự trữ phápđịnh) theo quy định của NHNN Dự trữ bắt buộc được tính dựa trên nguồnhuy động trong kỳ và tính tỷ lệ dự trữ bắt buộc cụ thể NHTM phải đảm bảo

dự trữ bắt buộc bằng cách duy trì số dư trên tài khoản tiền gửi mở tại NHNNtối thiểu bằng số tiền dự trữ bắt buộc theo quy quy định trong từng thời kỳ

Thứ hai, ngân quỹ ngoài đảm bảo dự trữ bắt buộc còn đáp ứng yêu cầuchi trả Ngân hàng phải duy trì khả năng chi trả bằng cách duy trì ngân quỹvới tỷ lệ thích hợp với nhu cầu thanh toán của khách Tính toán nhu cầu chitrả chủ yếu dựa vào các nguồn tiền gửi ngắn hạn với các tỷ lệ chi trả dự tính

và nhu cầu cho vay mà các ngân hàng đã cam kết, khả năng huy động vốn cácnguồn tiền rẻ để chi trả,…

b) Hoạt động tín dụng

Đây là hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của NHTM, chiếm tỷ trọng lớnnhất trong tổng tài sản và đem lại thu nhập nhiều nhất trong tổng thu nhậpđồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao nhất

Đối với các Ngân hàng, khoản mục tín dụng thường chiếm tỷ trọng rấtlớn trong tổng tài sản của ngân hàng (khoảng 70% tổng tài sản) Với quy mônhư vậy, tín dụng ảnh hưởng tới rất nhiều chiến lược hoạt động của ngânhàng như dự trữ, vay, đầu tư,…Khi chứng khoán thanh khoản chưa có hoặckhan hiếm hoặc khi khả năng gia tăng huy động bị hạn chế, nhiều ngân hàngphải sử dụng tín dụng như tài sản đảm bảo thanh khoản Ngân hàng thườngnghiêng về nắm giữ các khoản tín dụng ngắn hạn, hoặc các khoản tín dụng cóthể chuyển đổi nhanh Chiết khấu thương phiếu có chất lượng cho phépNHTM có thể tái chiết khấu Các khoản vay ngắn hạn nhanh chóng sẽ đượcthu hồi để đáp ứng nhu cầu chi trả Trong điều kiện ngân hàng chuyển hoán

kỳ hạn nguồn vốn, việc thu hồi nợ nhiều lần trong kỳ (nhiều kỳ hạn nợ) sẽgóp phần tăng tính thanh khoản của khoản cho vay

Trang 25

Hoạt động tín dụng mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng Thunhập từ hoạt động tín dụng phụ thuộc vào quy mô, thời gian, lãi suất và cả 3yếu tố này có mối liên hệ khăng khít với nhau

Bên cạnh việc mang lại thu nhập thì rủi ro từ hoạt động tín dụng là rấtlớn Tổn thất chủ yếu nếu xảy ra sẽ làm giảm thu nhập dự tính và có thể gâythua lỗ hoặc pháp sản cho ngân hàng Do vậy, an toàn tín dụng là nội dungchính trong quản lý rủi ro của mọi NHTM Có hai mối quan hệ giữa rủi ro vàsinh lợi trong hoạt động tín dụng Trước khi tài trợ, mối quan hệ có thể là: rủi

ro càng cao, sinh lợi kỳ vọng càng lớn; cho vay trung và dài hạn, cho vay tiêudùng rủi ro cao hơn thì lãi suất danh nghĩa sẽ cao hơn so với lãi suất cho vayngắn hạn, hoặc cho vay đối với doanh nghiệp Tuy nhiên sau khi tài trợ, quan

hệ đó lại là tổn thất càng cao thì sinh lợi càng thấp Ngân hàng có thể theođuổi chiến lược tài trợ rủi ro cao hoặc thấp trong ngắn hạn, song đều phải xáclập mối liên hệ rủi ro và sinh lời nhằm đảm bảo gia tăng thu nhập cho chủ sởhữu trong dài hạn

Ngân hàng thường phân loại rủi ro tín dụng dựa trên thông kê kinhnghiệm và phân tích các điều kiện thị trường Phân loại này cho phép nhàquản lý xác định các tỷ lệ rủi ro liên quan tới từng nhóm khách hàng, cácnguyên nhân gây rủi ro và môi trường nảy sinh rủi ro Phân loại cũng giúpnhà quản lý xác định các phép đo rủi ro tín dụng một cách hợp lý và ngưỡngrủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận

Nghiên cứu và tìm các giải pháp để hạn chế rủi ro phát sinh, giải quyết

và bù đắp tổn thất đã xảy ra là một trong những nội dung chính của quản lýtín dụng Xây dựng quy trình phân tích tín dụng và phổ biến rộng rãi quy trình

đó cho mọi khách hàng sẽ góp phần làm cho khách hàng hiểu yêu cầu và nộidung công việc của ngân hàng khi tài trợ

c) Hoạt động đầu tư

Trang 26

Hoạt động đầu tư của NHTM thực hiện dưới ba hình thức chủ yếu:

- Đầu tư tiền gửi: ngân hàng đầu tư trên thị trường liên ngân hàng thôngqua tiền gửi có kỳ hạn và cho vay đối với các TCTD khác Đầu tư tiền gửi làhoạt động sinh lời đồng thời là công cụ hỗ trợ thanh khoản khi cần thiết docác khoản đầu tư trên thị trường liên ngân hàng có kỳ hạn ngắn (kỳ hạn ngắnnhất là cho vay qua đêm) và có tính thanh khoản cao Lãi suất trên thị trườngliên ngân hàng thông thường cao hơn mức lãi suất cơ bản do ngân hàng nhànước công bố và thấp hơn so với lãi suất cho vay khách hàng Các ngân hàngluôn phải đảm bảo dự trữ bắt buộc, vào thời kỳ căng thẳng vốn các khoản chovay liên ngân hàng có mức lãi suất cao vì đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn tứcthời đáp ứng dự trữ bắt buộc

- Đầu tư và kinh doanh chứng khoán: Ngân hàng mua chứng khoán vàtrở thành người sở hữu chứng khoán, tùy theo mục đích nắm giữ chia ra làchứng khoán kinh doanh:

+ Chứng khoán kinh doanh: Là chứng khoán nợ hoặc chứng khoán vốnđược mua và nắm giữ ngắn hạn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệnh giá.Chứng khoán kinh doanh được ghi nhận ban đầu theo giá gốc Sau đóchứng khoán kinh doanh được ghi nhận theo nguyên tắc thấp hơn giữa giátrị sổ sách và giá thị trường Lãi hoặc lỗ từ việc bán chứng khoán kinhdoanh được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn: Là các chứng khoán nợ có

kỳ hạn cố định và các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định được,

và ngân hàng có ý định và có khả năng giữ đến ngày đáo hạn Chứngkhoán này không được bán hẳn trước ngày đáo hạn, hoặc chuyển sangchứng khoán kinh doanh hoặc chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán Chứngkhoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn được ghi nhận theo giá gốc sau đó nếu

Trang 27

có dấu hiệu suy giảm giá trị lâu dài, chứng khoán này được ghi nhận theonguyên tắc thấp hơn giữa giá trị trên sổ sách và giá thị trường

+ Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán: là loại chứng khoán ngoài 2 loạinêu trên Các chứng khoán này được ghi nhận theo giá gốc cộng lãi dự thutrừ lãi chờ phân bổ Giá trị phụ trội hoặc chiết khấu (nêu có) được phảnánh vào giá trị ghi sổ của khoản đầu tư Mục đích năm giữ chứng khoánnày là thu lãi nhưng có thể bán khi có cơ hội về chênh lệch giá

Chứng khoán mà ngân hàng có thể mua là tín phiếu kho bạc ngắn hạn, tráiphiếu Chính phủ, cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp Mua chứng khoánmang lại lợi ích cho ngân hàng, đó là ngân hàng sử dụng tối đa nguồn vốn đãhuy động được để thu lợi nhuận, mặt khác tăng cường khả năng thanh khoảncho các khoản dự trữ của mình Tuy nhiên, NHTM chỉ được đầu tư chứngkhoán ở một giới hạn nhất định theo quy định của pháp luật Nhà nước

- Đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết: là việc ngân hàng bỏ vốn ra đểliên doanh, liên kết với các NHTM, TCTD khác hoặc các doanh nghiệp thuộccác lĩnh vực sản xuất thương mại, dịch vụ để tăng phần vốn góp, tạo ra lợi thếcho ngân hàng và nền kinh tế

d) Hoạt động tài sản có khác: ngoài các khoản mục chủ yếu trên,

NHTM còn quản lý một số tài sản khác:

- Tài sản uỷ thác của khách hàng giao cho ngân hàng theo dõi và quảnlý

- Các tài sản là trang thiết bị, nhà cửa ngân hàng

- Các tài sản ngoại bảng: Các tài sản này mang lại thu nhập cho ngânhàng đồng thời cũng gắn liền với rủi ro

e) Hoạt động dịch vụ ngân hàng

Hoạt động dịch vụ ngân hàng được phát triển mạnh mẽ trong điều kiệnkinh tế thị trường và đưa lại nguồn thu đáng kể cho các NHTM Hoạt động

Trang 28

dịch vụ ngân hàng được thực hiện dưới các hình thức sau: dịch vụ thanh toán,dịch vụ bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ và vàng, môi giới và kinh doanh chứngkhoán, hoạt động ủy thác, hoạt động thông tin tư vấn.

1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NHTM

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn

Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả là mối tương quan giữa đầu vào

là các yếu tố chi phí của các yếu tố khan hiếm với đầu ra là yếu tố hàng hoádịch vụ, mối tương quan này có thể đo lường theo hiện vật được gọi là hiệu quả

kỹ thuật; khi sử dụng thước đo tiền tệ gọi là hiệu quả kinh tế Khái niệm hiệuquả được dùng làm một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được phân phối,

sử dụng đạt yêu cầu đề ra

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sửdụng các nguồn nhân, tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả caonhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất

Trong hoạt động kinh doanh, vốn được sử dụng nhằm thu được lợinhuận trong tương lai Nói cách khác, mục đích của việc sử dụng vốn là thulợi nhuận, cho nên hiệu quả sản xuất kinh doanh thường được đánh giá dựatrên sự so sánh tương đối giữa lợi nhuận và vốn bỏ ra hay hiệu quả sử dụngvốn

Theo Peter S.Rose, về bản chất NHTM cũng là một tập đoàn kinhdoanh được tổ chức vì mục đích tối đa hoá lợi nhuận với mức rủi ro có thểchấp nhận được Các ngân hàng cần kết hợp hài hoà giữa mục tiêu tăng lợinhuận với thu nhập cao giúp bảo toàn vốn, cung cấp cơ sở cho sự sống còn vàtăng trưởng trong tương lai của các NHTM

Hiệu quả sử dụng vốn của NHTM là một phạm trù kinh tế phản ánhtrình độ khai thác, sử dụng vốn nguồn vốn của ngân hàng vào hoạt động tài

Trang 29

sản có (ngân quỹ, đầu tư, cho vay…) nhằm mục tiêu sinh lợi tối đa và đảmbảo an toàn trong hoạt động với chi phí nhỏ nhất.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu hàng đầu của mọi ngânhàng Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không những đảm bảo cho ngân hàng

an toàn về mặt tài chính, hạn chế rủi ro, tăng thu nhập cho cán bộ công nhânviên, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận mà còn giúp ngânhàng tăng uy tín, nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của ngân hàng Cóthể nói rằng hiệu quả sử dụng vốn thực chất là thước đo trình độ sử dụngnguồn lực tài chính của ngân hàng, đó là vấn đề cơ bản gắn liền với sự tồn tại

và phát triển của ngân hàng

1.2.2 Thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thương mại

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của NHTM là đi đánh giá trình độ sửdụng vốn thông qua lợi nhuận đem lại, đảm bảo tăng trưởng đi kèm chấtluợng tài sản, đa dạng hóa hoạt động và mức độ an toàn vốn Hiệu quả sửdụng vốn được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau nhưng nhìnchung có thể phân các chỉ tiêu này thành nhóm cơ bản hướng tới việc đolường việc đạt được mục tiêu tối đa hoá mức sinh lời của đồng vốn và đảmbảo an toàn của đồng vốn

1.2.2.1 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá tốc độ tăng trưởng vốn

Nhóm chỉ tiêu này đo lường khả năng mở rộng hoạt động sử dụng vốnsinh lời Hoạt động sử dụng vốn sinh lời là hoạt động đem lại thu lãi của ngânhàng gồm có: đầu tư tiền gửi, đầu tư & kinh doanh chứng khoán, cho vaykhách hàng, góp vốn liên kết liên doanh mua cổ phần Các hoạt động sử dụngvốn không sinh lời như hoạt động ngân quỹ, tài sản cố định và tài sản có khácngân hàng chỉ nên duy trì ở mức độ hợp lý để trách lãng phí vốn Do vậy chỉ

Trang 30

đánh giá tốc độ tăng trưởng đối với hoạt động sử dụng vốn sinh lời là hoạtđộng đem lại hiệu quả cao.

Chỉ tiêu 1: Tốc độ tăng trưởng của hoạt động sử dụng vốn sinh lời

Tốc độ tăng trưởng được tính riêng cho từng hoạt động sử dụng vốnsinh lời cụ thể: đầu tư tiền gửi, đầu tư & kinh doanh chứng khoán, cho vaykhách hàng và đầu tư góp vốn dài hạn

Tốc độ tăng trưởng dương cho thấy các hoạt động sử dụng vốn sinh lờiđược mở rộng, tốc độ tăng trưởng âm phản ánh các hoạt động bị thu hẹp

Đối với hoạt động cho vay khách hàng là hoạt động sử dụng vốn sinhlời chủ yếu của NHTM, theo qui định tại Thông tư số 49/2004/TT-BTC ngày3/6/2004, tốc độ này cần ≥ 10% Đồng thời, khi đánh giá tốc độ tăng trưởng,việc đảm bảo tuân thủ các giới hạn về hạn mức tín dụng đã đề ra trong từngthời kỳ cần được xem xét

Đối với hoạt động đầu tư góp vốn mua cổ phần: ngân hàng chỉ đượcdùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để tham gia góp vốn.Tăng trưởng phải đảm bảo tuân thủ các giới hạn theo quy định Theo Quyếtđịnh số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của NHNN ban hành qui định

về việc góp vốn, mua cổ phần của TCTD, Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN,Quyết định số 34/2008/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung Quyết định 457:

- Mức đầu tư góp vốn, mua cổ phần của TCTD trong một doanhnghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư hoặc tổ chức tín dụng khác tối đa khôngvượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quĩ đầu tưm dự án đầu tư, tổchức tín dụng đó

Trang 31

- Tổng mức đầu tư góp vốn, mua cổ phần của TCTD trong tất cả cácdoanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác không được vượtquá 40% vốn điều lệ và quĩ dự trữ của TCTD.

Trường hợp đầu tư vào một khoản đầu tư thương mại vượt quá tỷ lệtrên phải được NHNN chấp thuận bằng văn bản với điều kiện khoản góp vốn,mua cổ phần đó là hợp lý và tổ chức tín dụng đó chấp hành các tỷ lêh khác về

an toàn trong hoạt động ngân hàng, có tỷ lệ nợ xấu (NPL) từ 3% trở xuống

1.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

Nhóm chỉ tiêu này đánh giá khả năng sinh lời, kết quả lợi nhuận đemlại từ các hoạt động sử dụng vốn là căn cứ để so sánh hiệu quả của sử dụngvốn của NHTM với các hình thức đầu tư khác, bao gồm các chỉ tiêu về quy

mô và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, tỷ suất sinh lời, tỷ lệ lãi cận biên

Chỉ tiêu 2: Quy mô và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

Lợi nhuận cuối kỳ được xác định:

Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu nhập từ các hoạt động – Chi phí quản

lý kinh doanh – Chi dự phòng rủi ro

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập

Lợi nhuận của NHTM không chỉ chịu ảnh hưởng bởi các khoản thunhập và chi phí phát sinh của từng hoạt động mà còn chịu chi phí dự phòngrủi ro – khoản chi phí có tính chất đặc thù trong hoạt động kinh doanh ngânhàng Khoản chi phí này lớn và phải trích cho nhiều hoạt động: hoạt động tíndụng có chi dự phòng rủi ro tín dụng, hoạt động đầu tư chứng khoán có chi dựphòng giảm giá chứng khoán, chi dự phòng cho các cam kết ngoại bảng, chi

dự phòng hoạt động thanh toán…Trên thực tế khoản chi phí khi trích lập hìnhthành nên quỹ (nguồn tiền) để xử lý rủi ro trong trường hợp cần thiết do hoạtđộng kinh doanh ngân hàng tiềm ẩn rủi ro cao Do vậy, khi đánh giá quy môlợi nhuận cần xem xét ngân hàng đã hạch toán đủ hay chưa đủ chi phí dự

Trang 32

phòng phải trích

Chỉ tiêu 3: Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu - ký hiệu ROE

ROE đo lường hiệu quả sinh lời trên một đồng vốn chủ sở hữu của ngânhàng Các cổ đông của ngân hàng luôn mong muốn chỉ số ROE ở mức càngcao càng tốt Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ tham khảo tối thiểu là 15%/năm.Ngoài ra, ROE của NHTM cũng được so sánh với tỷ suất sinh lời của lĩnhvực khác và so sánh với mức lạm phát trong kỳ để biết hiệu quả sinh lời thực

tế trên đồng vốn

Chỉ tiêu 4: Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng tài sản - ký hiệu ROA

ROA cho biết tỷ lệ sinh lời trên một đồng tài sản Theo thông lệ quốc

tế, tỷ lệ tham khảo ở mức ≥ 1%/năm

Tỷ lệ ROA cao phản ánh kết quả hiệu quả trong sử dụng vốn, ngânhàng duy trì cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạngmục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế ROA thấp có thể làkết quả của một chính sách đầu tư hay cho vay không năng động hoặc có thểchi phí hoạt động của ngân hàng cao quá mức Tuy nhiên, nếu mức sinh lợiquá cao ngân hàng phải đối đầu với những rủi ro lớn do thực hiện các hoạtđộng đầu tư quá mạo hiểm hoặc giảm dự trữ xuống quá mức cần thiết

Đi sâu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, ngoài việc tính toán các chỉ sốROE, ROA cần thiết xem xét mối liên hệ giữa hai chỉ số này:

Trang 33

Khi đánh giá ROE, ROA cần xem xét đến các yếu tố liên quan như cơcấu vốn chủ sở hữu, cơ cấu tổng tài sản để đánh giá hiệu quả sinh lời củangân hàng có thực sự bền vững.

Chỉ tiêu 5: Chênh lệch lãi suất biên - ký hiệu NIM (Net interest

3%-1.2.2.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của từng hoạt động sử dụng vốn

a) Hoạt động tín dụng: bao gồm 2 chỉ tiêu là tỷ lệ nợ xấu và tỷ suất

sinh lời của hoạt động tín dụng:

Chỉ tiêu 6: Tỷ lệ nợ xấu - ký hiệu NPLs (Non-performing Loans)

Trang 34

NPLs là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng Theo Quyếtđịnh 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ và trích lập dựphòng rủi ro tín dụng của các TCTD và Quyết định sửa đổi bổ sung số18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về sửa đổi bổ sung QĐ493: các TCTDphải thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tíndụng trong hoạt động ngân hàng Căn cứ trình trạng quá hạn và các yếu tốđịnh tính khác, các khoản cho vay được phân loại theo các mức độ rủi ro nhưsau:

Ngoài ra, để đánh giá chất lượng tín dụng còn tham chiếu thêm chỉ tiêu

tỷ lệ nợ nhóm 2:

Nợ nhóm 2 gần kề nhóm 3 nên có khả năng cao rơi xuống nhóm 3 biếnthành nợ xấu khi có biến động trong nền kinh tế Tỷ lệ nợ nhóm 2 cao phản

Trang 35

ánh nguy cơ phát sinh nợ xấu cao của TCTD Moody's khuyến nghị tỷ lệ nợnhóm 2 nên ở mức dưới 10%.

Chỉ tiêu 7: Tỷ suất sinh lời của hoạt động tín dụng

Tỷ lệ này đánh giá khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, được đolường bằng thu nhập từ hoạt động tín dụng sau khi trừ dự phòng rủi ro phảitrích trừ đi chi phí vốn đầu vào tính theo tổng dư nợ tín dụng Tỷ suất sinh lờicàng cao cho thấy hoạt động tín dụng hiệu quả

b) Hoạt động đầu tư tiền gửi

Chỉ tiêu 8: Tỷ suất sinh lời của hoạt động đầu tư tiền gửi

Tỷ lệ này đánh giá khả năng sinh lời của hoạt động đầu tư tiền gửi, được đo lường bằng thu lãi từ tiền gửi có kỳ hạn và cho vay TCTD khác trừ

đi chi phí vốn đầu rồi chia cho số dư tiền gửi có kỳ hạn và cho vay TCTD khác

Tỷ suất sinh lời cao phản ánh hiệu quả của hoạt động đầu tư Tỷ suấtsinh lời từ đầu tư tiền gửi thấp hơn hoạt động cho vay do hoạt động đầu tưtiền gửi bên cạnh mục tiêu sinh lời còn là công cụ dự trữ thanh khoản thôngthường do hội đồng ALCO của ngân hàng quy định trong từng thời kỳ

c) Hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán

Trang 36

Chỉ tiêu 9: Tỷ suất sinh lời của hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng

và kinh doanh chứng khoán

Tỷ suất sinh lời cao đem lại hiệu quả cho ngân hàng Hoạt động đầu tư

và kinh doanh chứng khoán bao gồm 2 bộ phận là đầu tư chứng khoán hưởnglãi từ công cụ đầu tư là các giấy tờ có giá Thông thường các giấy tờ có giánày có mức lợi tức cao hơn chi phí vốn đầu vào của ngân hàng Bộ phận thứhai là kinh doanh chứng khoán hưởng chênh lệch từ giá mua-giá bán chứngkhoán, hoạt động này đem lại thu nhập cao cho ngân hàng đồng thời tiềm ẩnrủi ro lớn khi thị trường chứng khoán có biến động mạnh về giá, vì vậy cácNHTM phải trích dự phòng rủi ro giảm giá chứng khoán Đầu tư và kinhdoanh chứng khoán cũng được xem như công cụ hỗ trợ thanh khoản khi cầnthiết

d) Tỷ suất đầu tư từ góp vốn liên kết, liên doanh mua cổ phần

Chỉ tiêu 10 : Tỷ suất đầu tư góp vốn, liên kết, liên doanh, mua cổ

phần:

Trang 37

Tỷ lệ này đánh giá hiệu quả các khoản đầu tư góp vốn, liên kết, liêndoanh, mua cổ phần, cho biết lợi nhuận sau thuế thu được trên 1 đồng vốnđầu tư.

Ngân hàng sử dụng vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ đểgóp vốn, mua cổ phần Để so sánh hoạt động góp vốn với các hoạt động sửdụng vốn khác của ngân hàng, tỷ suất đầu tư tối thiểu cũng phải đạt ≥ tỷ suấtlợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

1.2.2.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn trong sử dụng vốn

Chỉ tiêu 11: Hệ số an toàn vốn tối thiểu - ký hiệu CAR

Hệ số CAR đo lường mức độ đảm bảo an toàn tài sản của Ngân hàng.Vốn tự có bao gồm vốn cấp 1, vốn cấp 2, các khoản giảm trừ Vốn cấp 1 gồmvốn điều lệ, các quỹ dự trữ và lợi nhuận để lại; vốn cấp 2 là các khoản dựphòng chung, công cụ nợ dài hạn có tính chất vốn và tài sản tăng thêm khiđánh giá lại theo giá thị trường; khoản giảm trừ bao gồm các khoản góp vốnmua cổ phần của các TCTD khác hoặc tổ chức hoạt động trong lĩnh vựcchứng khoán, bảo hiểm Các tài sản nội bảng và ngoại bảng được quy đổi theocác mức độ rủi ro

Theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN, TCTD phải duy trì tỷ lệ tốithiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro

Theo hiệp ước về vốn mới (BASEL II) ban hành bởi Ủy Ban giám sátngân hàng của ngân hàng thanh toán quốc tế BIS và được các nước thuộcnhóm G10 thông qua thì yêu cầu mức tối thiểu hệ số CAR là 8% Tuy nhiêncách xác định tài sản có rủi ro khác với Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN,theo đó mỗi khoản mục tài sản được điều chỉnh theo mức độ rủi ro thực tếdựa trên hệ thống định hạng rủi ro nội bộ thay vì điều chỉnh theo mức độ rủi

ro cố định (là 0%, 20%, 50%, 100%, 150%, 250%) như trong Quyết định 457

Trang 38

Chỉ tiêu 12: Tỷ lệ khả năng chi trả

Theo qui định của NHNN tại Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày19/4/2005, TCTD phải thường xuyên đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả đốivới từng loại đồng tiền:

- Tối thiểu 25% giữa giá trị tài sản Có có thể thanh toán ngay và các tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo

- Tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản Có có thể thanh toán ngay trongkhoản thời gian 7 ngày tiếp theo và tổng tài sản Nợ phải thanh toán trong thờigian 7 ngày tiếp theo

Bốn nhóm chỉ tiêu trên đảm bảo phản ánh hiệu quả sử dụng vốn mộtcách toàn diện trên các giác độ: tốc độ tăng trưởng về quy mô song vẫn đảmbảo khả năng sinh lời Tính ổn định trong khả năng sinh lời được đánh giáthông qua chất lượng tài sản Hiệu quả sử dụng vốn luôn đảm bảo an toàn vốn

và khả năng chi trả cho ngân hàng

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

1.3.1 Yếu tố khách quan

1.3.1.1 Biến động của nền kinh tế

Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng chịu sự chi phối bởi các yếu tốtrong môi trường kinh doanh: kinh tế, kỹ thuật, luật pháp, tâm lý và tập quán xãhội… Đây là những nhân tố bên ngoài song có tác động mạnh mẽ đến hoạtđộng kinh doanh của từng ngân hàng mà ngân hàng hoàn toàn không chủ độngkiểm soát được Vào giai đoạn nền kinh tế hưng thịnh, hoạt động sử dụng vốncủa ngân hàng nhiều thuận lợi Ngược lại, vào giai đoạn nền kinh tế suy thoáihoạt động sử dụng vốn gặp nhiều khó khăn Cuộc khủng hoảng tài chính tiền

Trang 39

tệ vừa qua bắt nguồn từ Mỹ là minh chứng rõ nét về biến động môi trườngkinh tế ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

1.3.1.2 Điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước

Các chính sách về tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, mức cung tiền, lãi suất cơ bản,lãi suất tái chiết khấu, biên độ tỷ giá…có tác động trực tiếp và gián tiếp đến

sử dụng vốn của NHTM Chính sách dự trữ bắt buộc buộc ngân hàng có quản

lý ngân quỹ phù hợp (tăng tỷ lệ tiền mặt, tiền gửi tại NHNN) làm giảm vốnkhả dụng cho vay và đầu tư Lãi suất cơ bản tác động trực tiếp đến lãi suấtđầu ra (lãi suất cho vay) của ngâng hàng Tương tự mức cung tiền ảnh hưởngđến chỉ số giá, đáp ứng vốn cho nhu cầu đầu tư của nền kinh tế gián tiếp ảnhhưởng đến hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng Hệ thống chính sách cótính ổn định hay thường xuyên biến động, hoặc phù hợp với thực tiễn và bảnchất hoạt động kinh doanh ngân hàng hay không có tác động rất lớn một cáchtích cực hay trở thành rào cản đối với hiệu quả sử dụng vốn của NHTM

1.3.1.3 Áp lực cạnh tranh

Dưới ảnh hưởng của công nghệ và toàn cầu hoá, đồng thời sản phẩmngân hàng có đặc thù là tính dị biệt thấp nên NHTM đối mặt áp lực cạnh tranhngày một lớn trong môi trường kinh doanh hội nhập Cạnh tranh làm thu hẹp

tỷ suất sinh lời của NHTM và buộc NHTM phải đổi mới công nghệ, đa dạngcác loại dịch vụ và tìm kiếm thị trường mới Đối với hoạt động sử dụng vốn yếu

tố hội nhập thu hẹp lãi lề trên một đồng tài sản của ngân hàng, đồng thời tạo ra cơhội tiếp xúc với công nghệ hiện mới, thông lệ quốc tế trong hoạt động kinh doanhngân hàng, chính sách quản lý tiên tiến, cơ hội mở rộng hoạt động … Hội nhập điliên với cạnh tranh vừa là cơ hội đồng thời là thách thức đối với ngân hàng

1.3.2 Yếu tố chủ quan

1.3.2.1 Năng lực về tài chính

Vốn là điều kiện tiền để cho hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt

Trang 40

động sử dụng vốn nói riêng Năng lực về vốn tự có có ảnh hưởng trực tiếpđến hoạt động sử dụng vốn của NHTM dưới các giác độ:

- Vốn tự có được xem là tấm đệm chống đỡ rủi ro cho NHTM Đối vớihoạt động sử dụng vốn, cùng với quỹ dự phòng rủi ro, vốn tự có được xemnhư nguồn đảm bảo cho các hoạt động sử dụng vốn

- Rất nhiều các chỉ tiêu về sử dụng vốn của ngân hàng bị ràng buộc vớivốn:

+ Giới hạn cho vay một khách hàng (tối đa 15% Vốn tự có), một nhómkhách hàng có liên quan (tối đa 30% Vốn tự có); giới hạn cho vay và bảo lãnhđối với một khách hàng (tối đa 25%), đối với một nhóm khách hàng có liên quan(60% Vốn tự có);

+ Giới hạn đầu tư góp vốn liên kết liên doanh mua cổ phần: tối đa 40%Vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;

+ Giới hạn cho vay trong lĩnh vực nhạy cảm như chứng khoán: tối đa20% Vốn điều lệ, cho vay kinh doanh bất động sản…

Như vậy nếu năng lực về vốn thấp hạn chế các ngân hàng phát triểnhoạt động sử dụng vốn, mở rộng các dịch vụ và quy mô hoạt động

1.3.2.2 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn

Hoạt động ngân hàng là huy động vốn để cho vay và đầu tư, để có thểtriển khai các hoạt động sử dụng vốn ngân hàng trước hết cần huy động đượcnguồn vốn đầu vào Do vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồnvốn của ngân hàng, nên chủ yếu hoạt động sử dụng vốn nhờ vào nguồn vốnhuy động Không có nguồn vốn huy động thì không thể triển khai hoạt động sửdụng vốn

Cơ cấu và tính ổn định về kỳ hạn của nguồn vốn ảnh hưởng đến cácquyết định sử dụng vốn do ngân hàng lợi dụng độ chênh về kỳ hạn của cáckhoản tiền gửi để đầu tư cho vay sinh lời Tương quan về kỳ hạn và độ nhạy

Ngày đăng: 04/05/2015, 13:40

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w