Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa

110 567 16
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố rất cần thiết, quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với một loại hình doanh nghiệp đặc biệt như ngân hàng thương mại thì nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có vị trí quan trọng hơn bao giờ hết. Với nhận thức đó NHNoPTNT chi nhánh Đống Đa đặc biệt chú trọng tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhờ đó những thành công mà chi nhánh đạt được là rất đáng kể. Tuy nhiên, so với yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực của chi nhánh vẫn được coi là thấp. Nếu như tình trạng này không sớm được cải thiện thì sự phát triển bền vững của chi nhánh sẽ khó được đảm bảo. Bởi vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một đòi hỏi cấp bách đối với chi nhánh. Xuất phát từ ý nghĩa và vai trò quan trọng trên, tác giả lựa chọn đề tài : “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại NHNoPTNT chi nhánh Đống Đa”làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ của mình.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN MAI QUỲNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN MAI QUỲNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60340102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS Đồng Xuân Ninh HÀ NỘI – 2015 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin sử dụng trong Luận văn là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Học viên Nguyễn Mai Quỳnh LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đồng Xuân Ninh, người đã dành nhiều thời gian để hướng dẫn tôi hoàn thành bài luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô trong Khoa Kinh tế - Quản lý, trường Đại học Thăng Long đã cung cấp cho tôi kiến thức trong suốt thời gian học tập tại trường và những ý kiến đóng góp cho luận văn này. Tôi xin cảm ơn các anh chị trong Phòng Sau đại học & Quản lý Khoa học, trường Đại học Thăng Long đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa đã cung cấp cho tôi số liệu và xin ý kiến về các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực tại chi nhánh Đống Đa để tôi toàn thành bài luận văn này. Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành bài luận văn. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHNN: Ngân hàng nhà nước NH: Ngân hàng CBCNV: Cán bộ công nhân viên NHTM: Ngân hàng thương mại GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo CNH-HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa TMCP: Thương mại cổ phần NNL: Nguồn nhân lực PGĐ: Phó giám đốc APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương DANH MỤC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa Error: Reference source not found LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố rất cần thiết, quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với một loại hình doanh nghiệp đặc biệt như ngân hàng thương mại thì nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có vị trí quan trọng hơn bao giờ hết. Với nhận thức đó NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa đặc biệt chú trọng tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhờ đó những thành công mà chi nhánh đạt được là rất đáng kể. Tuy nhiên, so với yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực của chi nhánh vẫn được coi là thấp. Nếu như tình trạng này không sớm được cải thiện thì sự phát triển bền vững của chi nhánh sẽ khó được đảm bảo. Bởi vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một đòi hỏi cấp bách đối với chi nhánh. Xuất phát từ ý nghĩa và vai trò quan trọng trên, tác giả lựa chọn đề tài : “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa”làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi đặt ra 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kiến nghị với cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm hỗ trợ chi nhánh. Để thực hiện mục tiêu đó, nhiệm vụ của luận văn là hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng nguồn nhân lực, nêu được thực trạng chất lượng nguồn nhân lực và phân tích thực trạng nguồn nhân lực tại NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa. Từ đó hoàn thiện các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của chi nhánh Đống Đa. 2.2 Câu hỏi nghiên cứu đặt ra 1 - Thế nào là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và được thể hiện ở ngành ngân hàng như thế nào? - Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Tại sao phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực? - Nguồn nhân lực của NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa có những đặc điểm gì? - Nguồn nhân lực chất lượng cao được thể hiện ở các tiêu chí nào? - Tác động của chính sách thu hút, đào tạo, phát triển và duy trì nguồn nhân lực đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực? - Những yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực? - Các giải pháp trực tiếp và gián tiếp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là các giải pháp gì? 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Là chất lượng nguồn nhân lực của NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa 3.2 Phạm vi nghiên cứu Chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa từ tháng 01/2011 đến tháng 01/2014 và kiến nghị đến những năm tới. 3.3 Phương pháp nghiên cứu Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp so sánh và chuyên khảo Phương pháp định tính và định lượng Phương pháp điều tra, chọn mẫu và kế thừa có chọn lọc 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài luận văn Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt, phân tích các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. 2 Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa. Phân tích những nguyên nhân cơ bản liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực của chi nhánh để đáp ứng với yêu cầu đặt ra. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và các phần khác. Luận văn được kết cấu 3 chương CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NHTM CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA TRONG GIAI ĐOẠN TỚI CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NHTM 1.1 Sự cần thiết của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và một số khái niệm cơ bản 3 1.1.1 Sự cần thiết của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của đất nước và sự sống còn của các doanh nghiệp. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của toàn xã hội trong đó có doanh nghiệp là tất yếu khách quan. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nội dung trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 đã được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển vào ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức” [11;214-215]. Trong từng giai đoạn mà nhận thức của Đảng ta về nguồn nhân lực có những khác biệt sao cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội, kế thừa ở các Đại hội trước đó là con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Tại 4 [...]... niệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một nội dung quan trọng của phát triển nguồn nhân lực, đó là hoạt động nâng cao về thể lực, trí lực và tâm lực của người lao động Qua đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao giá trị, trình độ và kỹ năng của nguồn nhân lực 10 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, về cơ bản là tăng giá trị của con người về phẩm chất. .. của chất lượng nguồn nhân lực và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các ngành như sau: Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước…Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn”[11;220-221] Nhằm kế thừa, phát triển. .. kia cùng phát triển Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải chú ý nâng cao cả ba mặt: Trí lực, thể lực và tâm lực Để có điều kiện nghiên cứu sâu và đề ra những giải pháp có tính khả thi nên luận văn sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng về mặt trí lực của nguồn nhân lực 1.3.4 Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Cùng với sự phát triển của... nói riêng thì nhân tố con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng Các cơ quan, doanh nghiệp cần đưa ra bộ tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực phải cụ thể, trong đề tài luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa tác giả tập trung đi nghiên cứu, đánh giá các tiêu chí về chất lượng nguồn nhân lực như sau: 1.3.4.1 Tiêu chí về chất lượng nguồn nhân lực theo trình... công tác quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp nắm vai trò đặc biệt quan trọng đến sự tồn tại và phát triển văn hóa doanh nghiệp 1.5 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ngân hàng và bài học kinh nghiệm cho NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa 1.5.1 Ngân hàng công nghiệp Hàn Quốc (IBK) Tuyển dụng nhân viên - Đối tượng cần tuyển dụng gồm: nhân viên chính thức, nhân viên hợp đồng (hàng năm ký lại... tồn tại tổ chức hay doanh nghiệp Bởi vậy cho nên chất lượng nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp sẽ phản ánh sự phát triển, vị trí của doanh nghiệp trên thương trường ở hiện tại cũng như trong tương lai 1.1.2.3 Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực 9 Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tiến bộ của khoa học công nghệ do đó chất lượng nguồn nhân lực không ngừng tăng lên Sự tăng lên của chất lượng. .. trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trong việc xem xét đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức là tập hợp các yếu tố về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm trong công việc, trình độ chính trị, giá trị đạo đức và lối sống của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Chất lượng nguồn nhân lực được biểu hiện ở thể lực, trí lực và tâm lực, trong đó: Thể lực, ... phát triển nhưng quan trọng nhất là nguồn nhân lực phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu, năng lực thực hiện công việc ứng dụng vào khoa học kỹ thuật hiện đại Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần chủ động hội nhập nền kinh tế quốc tế, qua đó phải đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa,... lực, trí lực nói lên trình độ văn hóa, chuyên môn làm việc và tâm lực thể hiện ở tinh thần, thái độ, ý thức trong công việc… Ba yếu tố cấu thành nên chất lượng nguồn nhân lực đó thì thể lực là nền tảng và cơ sở để phát triển được sức lao động, tâm lực là yếu tố chi phối hoạt động chuyển hóa trí lực vào thực tiễn, trí lực đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc cấu thành chất lượng nguồn nhân lực bởi... cho con người phát triển Vấn đề đặt ra là phát triển nguồn nhân lực phải đi đôi với sự phát triển của ứng dụng khoa học công nghệ vào lao động, sản xuất Đây là nội dung đặc biệt quan trọng trong chi n lược phát triển bền vững Trình độ chuyên môn kỹ thuật còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập và phát triển Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn . lực và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các ngành như sau: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu. VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NHTM CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT. lực Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một nội dung quan trọng của phát triển nguồn nhân lực, đó là hoạt động nâng cao về thể lực, trí lực và tâm lực của người lao động. Qua đó, nâng cao chất

Ngày đăng: 30/06/2015, 13:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan