Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa (Trang 27)

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội nói chung, các cơ quan và doanh nghiệp nói riêng thì nhân tố con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Các cơ quan, doanh nghiệp cần đưa ra bộ tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực phải cụ thể, trong đề tài luận văn“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa”tác giả tập trung đi nghiên cứu, đánh giá các tiêu chí về chất lượng nguồn nhân lực như sau:

1.3.4.1 Tiêu chí về chất lượng nguồn nhân lực theo trình độ văn hóa, tư cách đạo đức và phẩm chất chính trị của người lao động

- Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa của người lao động là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội, được thể hiện qua các tiêu chí sau:

Số lượng người biết chữ, không biết chữ

Số lượng tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông Số người tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học

Trình độ văn hóa phản ánh thực chất về chất lượng nguồn nhân lực và ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế xã hội nói chung và sự phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng.

- Tư cách đạo đức và phẩm chất chính trị

Tư cách đạo đức và phẩm chất chính trị của người lao động phản ánh trình độ nhận thức về tư tưởng chính trị, chấp hành chủ trương, đường lối

chính trị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những nội quy của tổ chức, doanh nghiệp người lao động đang công tác. Trong quá trình lao động đòi hỏi người lao động phải có những phẩm chất như: tính kỷ luật, tính tự giác, tinh thần hợp tác, tác phong lao động, tinh thần trách nhiệm. Những phẩm chất này liên quan tới tâm lý cá nhân và gắn liền với những giá trị văn hóa của con người, người Việt Nam có truyền thống cần cù, chịu thương chịu khó nhưng về kỷ luật và tinh thần hợp tác còn nhiều nhược điểm, gây hạn chế cho tiến trình hội nhập thế giới của nước ta.

Như vậy, phẩm chất đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân cũng như đối với người khác trong xã hội. Vì thế, phẩm chất đạo đức là khuôn mẫu, là tiêu chuẩn để xây dựng cách làm việc, lối sống và lý tưởng của mỗi con người.

1.3.4.2 Tiêu chí về chất lượng nguồn nhân lực theo năng lực, trình độ chuyên môn và khả năng hoàn thành nhiệm vụ

Đây là một trong số những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, phản ánh mức độ tính chuyên nghiệp của đội ngũ lao động trong quá trình thực hiện công việc. Mỗi người lao động cần phải có những kỹ năng làm việc đáp ứng với nhu cầu và nhiệm vụ được giao để hoàn thành công việc sao cho hiệu quả, các kỹ năng chính của người lao động bao gồm: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổng hợp phân tích, tư duy trong công việc. Với các kỹ năng trên, người lao động phải tương ứng vào từng vị trí công việc của đơn vị đang công tác như: Khả năng nhìn nhận, đánh giá, bao quát công việc, giải quyết các vấn đề sao cho hợp lý, sáng tạo, nhanh gọn….

Chất lượng hoàn thành công việc của người lao động sẽ là tiêu chí đánh giá đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ khi được cấp trên giao việc, để đánh giá được chất lượng nguồn nhân lực đó phải dựa vào kết quả công việc của người lao động. Kết quả đánh giá công việc cho phép phân tích và đánh giá được chất lượng nguồn nhân lực, nếu người lao động không hoàn thành được công

việc trong một thời gian dài nhưng không phải do lỗi của tổ chức, doanh nghiệp thì khi đó người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc. Dẫn đến chất lượng công việc của người lao động thấp, không đáp ứng nhiệm vụ được giao.

1.3.4.3 Tiêu chí về chất lượng nguồn nhân lực theo thời gian làm việc và sức khỏe của người lao động

Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực thì một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng chính là yếu tố kinh nghiệm làm việc và yếu tố sức khỏe của người lao động.

Yếu tố kinh nghiệm làm việc là vốn kiến thức, kinh nghiệm của người lao động tích lũy được trong quá trình công tác, kinh nghiệm góp phần rất lớn trong việc hình thành năng lực mà từ đó tạo ra những thành quả của người lao động, kinh nghiệm còn phụ thuộc vào thời gian công tác của người lao động nói chung và từng công việc cụ thể nói riêng.

Yếu tố sức khỏe:

Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO- World Health Organization):

"Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế"

Như vậy, sức khỏe gồm sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.

Tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực theo yếu tố kinh nghiệm và sức khỏe chính là những quy định bắt buộc của tổ chức, doanh nghiệp khi tuyển dụng nguồn nhân lực vào công tác và cống hiến cho công việc.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w