Thể lực là trạng thái sức khỏe của con người, sự phát triển của con người về thể chất cũng như tinh thần, được biểu hiện ở sự phát triển của mỗi người thông qua sức khỏe để học tập và làm việc. Thể lực là điều kiện đảm bảo cho con người phát triển, trưởng thành một cách bình thường, hoặc có thể đáp ứng những tiêu thụ calo trong quá trình lao động, sản xuất của con người.
Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO- World Health Organization):
"Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế".
Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực về thể lực có nhiều yếu tố được đưa ra trong đó có 2 yếu tố cơ bản đối với người lao động như:
+ Chiều cao trung bình (đơn vị cm) + Cân nặng trung bình (đơn vị kg)
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng, sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [14;252] Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.