Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa (Trang 30 - 31)

- Kinh tế: Có ảnh hưởng lớn tới chất lượng nguồn nhân lực, vừa là điều kiện cho sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới khả năng thu nhập, từ đó đầu tư cho học tập và chất lượng cuộc sống của người lao động. Tốc độ tăng trưởng kinh tế là mục tiêu không thể thiếu ở nhiều doanh nghiệp, sự thay đổi đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi khoa học công nghệ, kỹ thuật, thu hút và đào tạo những lao động có tay nghề cao có chuyên môn kỹ thuật để từ đó thúc đẩy nguồn nhân lực và doanh nghiệp phát triển.

- Lực lượng lao động: Là những người trong độ tuổi lao động, được pháp luật quy định theo độ tuổi, nam từ 15-60 tuổi, nữ từ 15-55 tuổi. Lực lượng lao động bao gồm những người đang có việc làm và những người thất nghiệp cơ cấu lao động thể hiện qua giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, số lượng và cơ cấu lao động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

- Pháp luật: Các văn bản quy định về luật có liên quan đến vấn đề lao động, về mặt pháp lý để giải quyết mối quan hệ của người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật buộc các doanh nghiệp quan tâm đến quyền và lợi ích của người lao động và tổ chức.

- Văn hóa là hệ thống chuẩn mực quy định thái độ, hành vi ứng cử của tất cả người lao động trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp chịu nhiều yếu tố như: Văn hóa xã hội, chính sách doanh nghiệp… Hoạt động quản trị nguồn nhân lực là yếu tố rất quan trọng và sẽ quyết định đến sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp, qua đó văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản trị của doanh nghiệp.

- Chính sách đãi ngộ: Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau về thương hiệu, sản phẩm mà quên đi sự cạnh tranh về nguồn nhân lực. Bởi con người là nhân tố trực tiếp tác động đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, để tồn tại và phát triển các nhà đầu tư, doanh nghiệp phải

quan tâm, duy trì và phát triển nguồn nhân lực, đưa ra những chính sách đãi ngộ lượng bổng sao cho hợp lý để giữ được lao động ở lại làm việc cho doanh nghiệp, nếu không có chế độ đãi ngộ tốt sẽ mất đi nguồn lao động có chuyên môn kỹ thuật.

- Khoa học công nghệ: Sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi trí tuệ của nguồn nhân lực ngày càng cao, trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của doanh nghiệp thu hút thêm nhiều lao động nhưng đòi hỏi lao động phải có chuyên môn kỹ thuật, sức khỏe tốt để phục vụ cho nghề nghiệp. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, thương mại quốc tế, sự cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, khả năng cạnh tranh chủ yếu bởi chất lượng nguồn nhân lực.

- Giáo dục đào tạo: Giáo dục đào tạo không những không trở thành nguồn lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội mà ngược lại, sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội trong việc giải quyết việc làm, thất nghiệp, sa thải, dẫn đến cản trở sự phát triển chung. Nhân tố giáo dục đào tạo ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực không chỉ ở hiện tại mà còn tác động lâu dài về sau.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w