1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ pot

85 940 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 2,75 MB

Nội dung

Thếmạnh của Ngân hàng là tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ,…Và trongnhững năm gần đây, Vietcombank Cần Thơ được đánh giá là Ngân hàng hoạtđộng có hiệu quả, luôn vượt chỉ tiêu k

Trang 1

CẦN THƠ - 2009

KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

- 

 -LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI

NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Mã số SV: 4054139Lớp: Kinh tế nông nghiệp 1, K31

Mã số Lớp: KT0523A1

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chânthành cảm ơn Quý Thầy cô của Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh

doanh cũng như Quý Thầy cô của Trường Đại Học Cần Thơ đã

tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức lẫn phương pháp cho tôi

trong suốt bốn năm học qua Đây là niềm tin và là cơ sở vững

chắc nhất để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Đặc biệt, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Mai Lê TrúcLiên, giáo viên hướng dẫn luận văn của tôi, người đã tận tình

hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này

Tôi xin kính lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc, các Cô, Chú,Anh, Chị ở các phòng ban Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam,

chi nhánh Cần Thơ Xin chân thành cảm ơn Chị Lê Yến Oanh,

Trưởng phòng Vốn, Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ,

cùng các Anh, Chị trong phòng Vốn đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo

điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực tập tại Ngân hàng

Tôi cũng kính lời biết ơn đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡtôi cũng như động viên suốt thời gian học tập và thực hiện luận

văn tốt nghiệp

Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của QuýThầy Cô, Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên

trong Ngân hàng Vietcombank Cần Thơ và các bạn sinh viên

nhằm góp phần nâng cao giá trị của đề tài luận văn này hơn

Xin chân thành cảm ơn,

Trần Thị Kim

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN



Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các sốliệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùngvới bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Ngày … tháng………năm ……

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Kim

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP



………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Ngày … tháng ……năm……

Thủ trưởng đơn vị

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



Họ và tên Giáo viên Hướng dẫn: MAI LÊ TRÚC LIÊN

Học vị: Cử nhân

Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng

Cơ quan công tác: Trường Đại Học Cần Thơ.

MSSV: 4054139

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp.

Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm…

Giáo viên hướng dẫn

Mai Lê Trúc Liên

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN



………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Ngày … tháng… năm……

Giáo viên phản biện

Trang 7

MỤC LỤC

 TRANG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN 4

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 6

2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại (NHTM) 6

2.1.2 Chức năng của NHTM 7

2.1.3 Vai trò của NHTM 8

2.1.4 Các nguồn vốn của NHTM 9

2.1.5 Những nguyên tắc trong việc quản lý tiền gửi của khách hàng 14

2.1.6 Lãi suất huy động vốn 15

2.1.7 Những rủi ro thường gặp trong huy động vốn 15

2.1.8 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn 16

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 20

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 20

CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ 22

3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH CẦN THƠ 22

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 22

Trang 8

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Vietcombank Cần Thơ 23

3.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự và nhiệm vụ chính của các bộ phận 24

3.1.3.1 Tình hình nhân sự 24

3.1.3.2 Cơ cấu tổ chức 25

3.1.3.3 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban 27

3.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA VIETCOMBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006 – 2008 30

3.2.1 Về thu nhập 31

3.2.2 Về chi phí 32

3.2.3 Về lợi nhuận 33

3.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VCB CẦN THƠ 34

3.3.1 Thuận lợi 34

3.3.2 Khó khăn 35

3.4 ĐỊNH HƯỚNG CỦA VCB CẦN THƠ TRONG NĂM 2009 35

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG TMCP VIỆT NAM, CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 37

4.1 PHÂN TÍCH CƠ CẤU VỐN CỦA VCB CẦN THƠ 37

4.1.1 Phân tích kết cấu nguồn vốn của VCB Cần Thơ 37

4.1.2 Kết quả huy động vốn của VCB Cần Thơ trong 3 năm 2006 – 2008 39

4.1.2.1 Vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng 41

4.1.2.2 Vốn huy động từ khách hàng 42

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA VCB CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 43

4.2.1 Tiền gửi không kỳ hạn 43

4.2.1.1 Tiền gửi thanh toán 43

4.2.1.2 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 45

4.2.1.3 Tiền gửi chuyên dùng 46

4.2.2 Tiền gửi có kỳ hạn 46

4.2.2.1 Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng 47

4.2.2.2 Tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng 47

P KTNB Tổ Chức

Trang 9

4.2.3 Tình hình phát hành giấy tờ có giá 48

4.2.4 Phân tích vốn huy động theo ngoại tệ và nội tệ 49

4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢHUY ĐỘNG VỐN CỦA VCB CẦN THƠ 50

4.3.1 Tỷ trọng từng phương thức huy động vốn trên tổng vốn huy động 50

4.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá về vốn huy động vốn của VCB Cần Thơ 52

4.3.2.1 Vốn huy động / tổng nguồn vốn 52

4.3.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của VCB Cần Thơ 52

4.3.2.3 So sánh tỷ trọng vốn huy động của VCB Cần Thơ trên tổng vốn huy động của các Ngân hàng trên địa bàn 56

4.3.2.4 Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động 57

4.4 PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ CẠNH TRANH LÃI SUẤT 58

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH CẦN THƠ 61

5.1 NHỮNG ĐIỂM MẠNH CỦA VCB CẦN THƠ 61

5.1.1 Tình hình nhân sự 61

5.1.2 Sản phẩm dịch vụ 61

5.1.3 Hoạt động Marketing 62

5.2 MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN 62

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69

6.1 KẾT LUẬN 69

6.2 KIẾN NGHỊ 69

6.2.1 Đối với ngân hàng Nhà nước 70

6.2.2 Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 70

6.2.3 Đối với Chính quyền Thành phố Cần Thơ 71

6.2.4 Đối với bản thân Vietcombank Cần Thơ 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

DANH MỤC BẢNG

Trang 10

 TRANG Bảng 01: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VCB GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 30

Bảng 02: CƠ CẤU VỐN CỦA VCB CẦN THƠ QUA CÁC NĂM 37

Bảng 03: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA VCB CẦN THƠ 40

Bảng 04: TÌNH HÌNH TIỀN GỬI KHÔNG KỲ HẠN QUA 3 NĂM 43

Bảng 05: TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH THẺ TÍN DỤNG 44

Bảng 06: TÌNH HÌNH TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN QUA 3 NĂM 47

Bảng 07: TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ QUA 3 NĂM– 2008 48

Bảng 08: VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO NGOẠI TỆ, NỘI TỆ 49

Bảng 09: TỶ TRỌNG CỦA TỪNG PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG TRÊN TỔNG VỐN HUY ĐỘNG 51

Bảng 10: TỶ TRỌNG VỐN HUY ĐỘNG TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN 52

Bảng 11: TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN 53

Bảng 12: VỐN HUY ĐỘNG CỦA VCB CẦN THƠ TRÊN TỔNG VỐN HUY ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN 56

Bảng 13: TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỔNG VỐN HUY ĐỘNG QUA 3 NĂM 2006 – 2008 57

Bảng 14: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM BẰNG VNĐ CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN NGÀY 26/12/2008 59

Trang 11

2006 -2008 38Hình 07: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TỪ TTLNH CỦA VCB CẦNTHƠ 41Hình 08: TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN VỀ SỐ LƯỢNG THẺ TÍN DỤNG CỦAVCB CẦN THƠ 44Hình 09: BIẾN ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM KHÔNG KỲ HẠN TẠI VCBCẦN THƠ 45Hình 10: VỐN HUY ĐỘNG CỦA VCB CẦN THƠ TRONG TỔNG VỐNHUY ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN 57

Trang 12

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

 ANZ (Autralia and Newzealand Banking Group): Tập đoàn Ngân hàng hữuhạng Autralia và Newzealand

ABC: Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu

ABBank: Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

Agribank: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

ATM (Automatic Teller Machine): Máy rút tiền tự động

ĐVT: Đơn vị tính

Eximbank: Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt NamHĐQT: Hội đồng quản trị

HSBC: Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương

Incombank: Ngân hàng Công Thương Việt Nam

L/C (Letter of Credit): Thư tín dụng

NHNN: Ngân hàng Nhà nước

NHTM: Ngân hàng thương mại

NHTW: Ngân hàng Trung ương

PDG: Phòng giao dịch

TMCP: Thương mại cổ phần

TCTD: Tổ chức tín dụng

TTLNH: Thị trường liên Ngân hàng

VCB (Vietcombank): Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương ViệtNam

VNĐ: Việt Nam đồng

WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại Thế giới

Trang 13

TÓM TẮT

Nguồn vốn kinh doanh của các Ngân hàng chủ yếu từ vốn huy động, songtrong nền kinh tế hội nhập hiện nay công tác huy động vốn càng trở nên khókhăn hơn do sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng và đặt biệt là có sự thamgia của các Ngân hàng nước ngoài Chính vì thế, việc phân tích thực trạng huyđộng vốn tại VCB Cần Thơ trong 3 năm 2006 – 2008 nhằm kịp thời đưa giảipháp cho công tác huy động vốn hiệu quả hơn với những mục tiêu cụ thể:

 (1) Phân tích và đánh giá hiệu quả trong công tác huy động vốn

(2) Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của VCB Cần Thơ trong huy động vốn.(3) Đề ra giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn.Trước hết, có thể khẳng định rằng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngânhàng trong 3 năm qua khá tốt tuy có sự biến động, cụ thể năm 2007 tăng 71,88%

so với năm 2006 và năm 2008 giảm 65,45% so với năm 2007 Lợi nhuận giảmtrong năm 2008 là do chi phí hoạt động tăng quá lớn so với tốc độ tăng thu nhập

Về tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng liên tục trong 3 năm với tỷ lệtăng năm sau so với năm trước trên 16% Kết quả này cho thấy Ngân hàng đãgiảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay từ Ngân hàng Trung ương Đánh giá vềviệc huy động vốn của VBC Cần Thơ được xem là khá hiệu quả Bởi vì Ngân thunhập từ một đồng vốn huy động của Ngân hàng trong năm 2008 chỉ còn 0,0108đồng lợi nhuận Thêm vào đó chi phí huy động tăng quá nhanh do lãi suất tăngcao trong năm 2008 Một điều đáng lưu ý là thị phần huy động vốn của Ngânhàng trên địa bàn bị giảm nhẹ và đang tiềm ẩn nguy cơ tiếp tục giảm do việccạnh tranh lãi suât đang diễn ra gay gắt.Với thực trạng trên nghiên cứu đưa ramột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại VCB Cần Thơ nhưsau:

Một là, Nâng cao và phát huy nguồn lực con người

Hai là, Đa dạng hoá về phương thức huy động vốn

Ba là, Tăng cường công tác tiếp thị, khuyến mãi và giữ mối quan hệ tốtvới khách hàng

Bốn là, Mở rộng mạng lưới, tăng cường công nghệ

Năm là, Áp dụng lãi suất huy động linh hoạt

Trang 14

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, cùng với chính sách mở cửa hộinhập quốc tế và khu vực, các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt độnggiao lưu thương mại của nước ta với các nước trên thế giới trong những năm gầnđây đã ngày càng mở rộng và phát triển

Việc gia nhập WTO là dấu ấn quan trọng trong tiến trình đổi mới nền kinh

tế của Việt Nam, đặt các định chế tài chính như Ngân hàng thương mại (NHTM)đứng trước một môi trường phát triển mới Vai trò của hệ thống Ngân hàngthương mại ngày càng trở nên hết sức quan trọng, nó trở thành môt kênh huyđộng và phân phối nguồn vốn chủ yếu cho nền kinh tế Huy động vốn đảm bảocho nhu cầu kinh doanh cho chính mình, đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn đầu tưcho nền kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của cácNgân hàng

Trong nền kinh tế mở, các Ngân hàng thương mại luôn đứng trước xu thếcạnh tranh gay gắt Vì thế, việc đảm bảo nguồn vốn hợp lý sẽ là vũ khí quantrọng để tạo một lòng tin vững chắc nơi khách hàng, khách hàng sẽ tin tưởng và

an tâm gởi tiền vào Ngân hàng và không lo ngại một sự rủi ro nào cho khoản tiềngửi của họ Song, sự diễn biến phức tạp của tình hình tài chính thế giới cùng vớinhững biến động mạnh mẽ của mức lãi suất trong nước làm cho việc huy độngvốn của các Ngân hàng trong nước gặp nhiều khó khăn hơn

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam nói chung và Ngân hàngTMCP Ngoại Thương Chi nhánh Cần Thơ (được gọi tắt là Vietcombank CầnThơ hay VCB Cần Thơ) nói riêng cùng hòa vào nhịp phát triển chung của hệthống Ngân hàng trong cả nước và đang khẳng định lại vị thế của mình Thếmạnh của Ngân hàng là tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ,…Và trongnhững năm gần đây, Vietcombank Cần Thơ được đánh giá là Ngân hàng hoạtđộng có hiệu quả, luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch do Ngân hàng Hội sở giao, đặc biệt

là công tác huy động vốn và sử dụng vốn Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế trênđịa bàn thành phố Cần Thơ chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công

Trang 15

nghiệp, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ nên người dân vẫn chưa nhận thức hết vai tròcủa Ngân hàng Đây là một trong những khó khăn mà Ngân hàng đang phải đốimặt nhất là trong việc huy động vốn Thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt giữacác Ngân hàng trên địa bàn buộc Chi nhánh phải nỗ lực rất lớn mới có thể hoạtđộng hiệu quả hơn, nhất là việc đảm bảo nguồn vốn kinh doanh nhằm đảm bảo

uy tín và độ an toàn cho khách hàng

Với những phân tích trên cho thấy việc phân tích tình hình huy động vốn

và tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn là một vấn đề màNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ rất quan tâm Đểgiúp Chi nhánh thấy rõ hơn về thực trạng huy động vốn như thế nào, đề tài:

“Phân tích tình hình huy động vốn, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ” được chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp Qua đề tài này giúp hiểu rõ về

Ngân hàng, cơ cấu tổ chức cũng như hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn củaChi nhánh trong 3 năm qua, từ đó có thể biết được nhu cầu về vốn của Chi nhánh

và đưa ra những giải pháp giúp nghiệp vụ huy động vốn ngày càng hiệu quả hơngóp phần vào sự phát triển của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích và đánh giá từ khái quát đến cụ thể tình hình huy động vốn Từ

đó rút ra những mặt tích cực cũng như hạn chế để Ngân hàng có những kế hoạch,giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- (1) Phân tích chung tình hình huy động vốn của VCB Cần Thơ

- (2) Đánh giá hiệu quả trong công tác huy động vốn của VCB Cần Thơ

- (3) Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của VCB Cần Thơ trong việchuy động vốn

- (4) Đề ra giải pháp và kiến nghị nhằm không ngừng nâng cao hiệu quảhuy động vốn cho VCB Cần Thơ

Trang 16

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề huy động vốn và những điểmmạnh cùng những tồn tại về công tác huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam, chi nhánh Cần Thơ

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Giới hạn về không gian

Đối với hoạt động của Ngân hàng thì rất phong phú và đa dạng, tham giatrong nhiều lĩnh vực kinh doanh Nhưng do kiến thức cũng như thời gian nghiêncứu còn hạn chế, đề tài chỉ nghiên cứu hoạt động huy động vốn của chi nhánhCần Thơ chứ không phân tích cho toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương ViệtNam Đề tài không phân tích quá chi tiết từng nghiệp vụ cụ thể mà phân tích tổngquát những khoản mục trong hoạt động huy động vốn và những nhân tố kháchquan, chủ quan tác động đến hoạt động huy động vốn của VCB Cần Thơ

1.4.2 Giới hạn về thời gian

Đề tài được tiến hành dựa trên việc phân tích số liệu của Ngân hàng 3 năm

2006, 2007, 2008 Đồng thời tham khảo các bài báo, các báo cáo kinh tế xã hộicủa Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2006 - 2008 để phục vụ thêm cho bàinghiên cứu

Đề tài được thực hiện bắt đầu tháng 2 năm 2009 đến tháng 4 năm 2009

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1 Dương Thị Tuyền (2004), Phân tích hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của Ngân hàng đầu tư và phát triển Hậu Giang, Trường Đại học Cần

Thơ

Tác giả đã đi sâu phân tích từng nghiệp vụ huy động vốn cụ thể của Ngânhàng, nêu lên những những nguyên nhân đã làm nên những biến động về nguồnvốn huy động trong giai đoạn phân tích Song song việc phân tích tình hình huyđộng vốn, tác giả đã khái quát và phân tích về tình hình cho vay của Ngân hàng

để thấy được hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Từ việc dựa vào số liệu sẳn

có để phân tích, tác giả cũng đề ra những giải pháp cụ thể để giúp Ngân hàngnâng cao hiệu quả trong việc huy động và sử dụng vốn

Tham khảo tài liệu này giúp tôi hiểu rõ hơn những vấn đề liên quan đếnnghiệp vụ huy động vốn cách thức huy động vốn, từ đây tôi có thể áp dụng và đi

Trang 17

sâu về nghiệp vụ huy động vốn trong bài nghiên cứu của mình Điểm mới củaluận văn là phân tích sâu hơn nghiệp vụ huy động vốn chứ không phân tích việc

sử dụng vốn Luận văn cụ thể hóa việc đánh giá hiệu quả huy động vốn bằngnhiều chỉ số hơn, từ đó việc đánh giá sẽ mang tích khách quan hơn

2 Huỳnh Thị Thúy Phượng (2007), Chiến lược huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn, chi nhánh tỉnh Cà Mau, Trường Đại học

Cần Thơ

Nội dung của bài phân tích này mang tính vĩ mô hơn tài liệu 1 Tác giảkhông chỉ phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng mà còn phân tíchnhững nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ này Từ việc áp dụng ma trận Swot, tácgiả đã xây dựng những chiến lược cụ thể và những biện pháp thực hiện các chiếnlược nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn

Điểm mới của luận văn là phân tích kỹ hơn về nghiệp vụ huy động vốn,đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thông qua các chỉ số cụ thể.Luận văn không đưa ra các chiến lược huy động vốn mà chỉ đề ra những giảipháp sát với thực trạng của Ngân hàng để giúp nâng cao hiệu quả huy động vốn

1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN

Luận văn được kết cấu thành từng chương và chia theo những khoản mụcnhỏ hơn trong từng chương, cụ thể gồm 6 chương và phần tài liệu tham khảo

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chinhánh Cần Thơ

Chương 4: Phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2006 - 2008

Chương 5: Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngânhàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ

Chương 6: Kết luận và kiến nghị

Điểm mới của luận văn: Chuyên sâu phân tích về hoạt động huy động

vốn của VCB Cần Thơ, tập trung vào những khoản mục huy động vốn chủ yếu.Đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm bằng những chỉ số cụthể Từ những phân tích tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả

Trang 18

huy động vốn cho Ngân hàng Điểm mới của luận văn là về thời gian và khônggian nghiên cứu - tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Cần Thơ Số liệu về cáctình hình huy động vốn, kết quả kinh doanh của Ngân hàng được lấy trong 3 nămgần đây nhất 2006, 2007 và 2008 để phân tích thực trạng và địa điểm nghiên cứuchính Ngân hàng Ngoại thương TMCP Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ.

Trang 19

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại (NHTM)

Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với nền sản xuất hànghoá, nó kinh doanh loại hàng hoá rất đặc biệt đó là “tiền tệ” Thực tế các NHTMkinh doanh “quyền sử dụng vốn tiền tệ” Nghĩa là các NHTM nhận tiền gửi củacông chúng, của các tổ chức kinh tế xã hội Sử dụng số tiền đó cho vay và làmphương tiện thanh toán với những điều kiện ràng buộc là phải hoàn lại vốn gốc

và lãi nhất định theo thời hạn đã thoả thuận

Theo pháp lệnh “các tổ chức tín dụng” (1990) của Việt Nam thì NHTMđược định nghĩa như sau:

“Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là thường xuyên nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả

và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.

Như vậy, có thể nói rằng Ngân hàng Thương mại là định chế tài chính trunggian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường Nhờ hệ thống địnhchế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tíndụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế

Hình 01: CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

-Công ty, XN -Hộ gia đình -Cá nhân -Các tổ chức

Nhận tiền gửi Tiết kiệm

Cho vay Cung cấp dịch

vụ Ngân hàng

Trang 20

2.1.2 Chức năng của NHTM

Tầm quan trọng của Ngân hàng Thương mại được thể hiện qua các chứcnăng của nó Các chức năng của NHTM có thể được nêu ra dưới nhiều khía cạnhkhác nhau, nhưng nhìn chung bao gồm ba chức năng chính sau:

2.1.2.1 Chức năng trung gian tài chính

NHTM là cầu nối giữa cung vốn và cầu vốn Nó tập trung những nguồn tiềnnhàn rỗi trong nền kinh tế để tài trợ lại cho nền kinh tế NHTM với vai trò làtrung gian tài chính đứng ra tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, điều hoà cung

và cầu vốn trong các doanh nghiệp của nền kinh tế, đã góp phần điều tiết cácnguồn vốn, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệpkhông bị gián đoạn Trung gian tài chính đã làm tăng thu nhập cho người tiếtkiệm, từ đó mà khuyến khích tiết kiệm, đồng thời giảm tín dụng cho người đầu

tư, từ đó mà khuyến khích đầu tư

2.1.2.2 Trung gian thanh toán

Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết cácquốc gia Thay mặt khách hàng, Ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoádịch vụ, thu hộ tiền, thanh toán hộ khách hàng Quá trình lưu thông chuyển vốn

từ tài khoản người mua sang tài khoản người bán có một đặc điểm phi vật chất,

vì không giống như tiền giấy được chuyển từ tay người này thực sự sang tayngười khác mà chính là đồng tiền ghi sổ, góp phần thích ứng với các nhu cầugiao dịch

Hiện nay, các loại phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt: séc, uỷnhiệm thu, uỷ nhiệm chi, L/C, thẻ thanh toán, cung cấp mạng lưới thanh toánđiện tử Các trung tâm thanh toán không chỉ trong phạm vi quốc gia mà vươn ratầm quốc tế đã làm tăng tính hiệu quả của thanh toán qua Ngân hàng, biến Ngânhàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lựccho nền kinh tế

2.1.2.3 Chức năng tạo tiền

Khi Ngân hàng thực hiện chức năng thứ nhất và thứ hai cũng là đang thựchiện chức năng tạo tiền

Quá trình tạo tiền của NHTM được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng

và thanh toán trong hệ thống Ngân hàng, trong mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống

Trang 21

Ngân hàng trung ương của mỗi nước Đó là khả năng biến tiền gửi ban đầu tạimột Ngân hàng đầu tiên nhận tiền gửi thành một khoản tiền lớn hơn gấp nhiềulần khi thực hiện các nghiệp vụ tín dụng thanh toán qua nhiều Ngân hàng KhiNgân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tănglên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ Hơn nữa, toàn bộ hệ thốngNgân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng

từ Ngân hàng này đến Ngân hàng khác trên cơ sở cho vay

2.1.3 Vai trò của NHTM

Vai trò của NHTM được xác định trên cơ sở các chức năng và trên cơ sởcác nhiệm vụ cụ thể của nó trong từng giai đoạn

2.1.3.1 Vai trò thực thi chính sách tiền tệ

Việc hoạch định chính sách tiền tệ thuộc về Ngân hàng Trung ương; đểthực thi chính sách tiền tệ đó phải sử dụng các công cụ như lãi suất, dự trữ bắtbuộc, tái chiết khấu, thị trường mở, hạn mức tín dụng…Chính các NHTM là chủthể chịu sự tác động trực tiếp của những công cụ này và đồng thời đóng vai tròcầu nối trong việc chuyển tiếp các tác động của chính sách tiền tệ đến khu vựcphi Ngân hàng và đến nền kinh tế Ngược lại, cũng qua NHTM và các định chếtài chính trung gian khác, tình hình sản lượng, giá cả, công ăn việc làm, nhu cầutiền mặt, tổng cung tiền tệ, lãi suất, tỷ giá… của nền kinh tế được phản hồi vềcho Ngân hàng Nhà nước để Chính phủ và NHNN có những chính sách điều tiếtthích hợp với tình hình cụ thể

Trong quá trình đổi mới, hệ thống Ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt, làkênh cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô củanền kinh tế Ngoài cho vay thương mại đối với các tổ chức và cá nhân, hệ thốngNgân hàng còn là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện các chủ trương, chínhsách của Đảng và Chính phủ như cho vay đối với hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa,góp phần hạn chế đáng kể sự chênh lệch phát triển giữa các nhóm thu nhập vàgiữa các vùng trong nước, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngCông nghiệp hóa, hiện đại hóa

NHTM cung cấp các dịch vụ trung gian tài chính và dịch vụ tài chính,không những góp phần tăng thêm thu nhập cho Ngân hàng mà còn giúp các chủthể tham gia thanh toán, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, đồng thời giúp

Trang 22

doanh nghiệp thu hồi tiền bán hàng nhanh để tiếp tục quá trình luân chuyển vốntiếp theo, tạo thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo an toàn, đẩynhanh tốc độ lưu chuyển vốn, góp phần tạo nên “văn minh tiền tệ” cho xã hội.

2.1.3.2 Vai trò góp phần vào hoạt động điều tiết vĩ mô

Chính sách tiền tệ là loại công cụ của chính sách can thiệp bằng kinh tế, dựatrên bản thân cơ chế thị trường và các quy luật vận động của nó Nhưng Ngânhàng Nhà nước không trực tiếp giao dịch với công chúng, do đó phải dựa vàothông tin phản hồi từ các định chế tài chính trung gian để làm căn cứ soạn thảochính sách tiền tệ Như vậy, rõ ràng là nếu không có hệ thống NHTM hoànchỉnh, không có thông tin phản hồi do hệ thống NHTM cung cấp, thì việc hoạchđịnh chiến lược và soạn thảo chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước sẽkhông hoàn hảo

Chính sách tiền tệ được thiết kế và khởi động từ NHNN lan ra đến mọingóc ngách của nền kinh tế thông qua hoạt động dây truyền của hệ thống NHTM

và các tổ chức tài chính trong nước Như vậy, nếu không có sự chấp hành của hệthống NHTM thì ý đồ và chính sách tiền tệ của NHNN sẽ không thực hiện được

2.1.4 Các nguồn vốn của NHTM

Nguồn vốn của Ngân hàng là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà Ngân hàng tạolập và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng

2.1.4.1 Vốn tự có

Vốn tự có hay còn gọi là vốn chủ sở hữu của Ngân hàng là bao gồm giá trịthực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số nguồn vốn khác của Ngân hàngtheo quy định của Ngân hàng Trung ương

+ Về khía cạnh kinh tế: Vốn chủ sở hữu do sở hữu Ngân hàng đóng góp

và lợi nhuận được tích lũy trong quá trình kinh doanh

+ Về khía cạnh quản lý: Căn cứ để tính các tỷ lệ an toàn trong hoạt độngNgân hàng nhằm đảm bảo tính thanh khoản vốn của Ngân hàng

Vốn tự có của Ngân hàng bao gồm: Vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và cácnguồn vốn khác

Trang 23

a) Vốn điều lệ

Là số vốn được ghi trong điều lệ hoạt động của NHTM Vốn điều lệ củaNgân hàng là do các chủ sở hữu Ngân hàng đóng góp vốn điều chuyển …Mứcvốn điều lệ và phương thức đóng góp vốn điều lệ của mỗi Ngân hàng được ghitrong điều lệ hoạt động của từng Ngân hàng và được Ngân hàng Trung ương phêduyệt Mức vốn điều lệ của mỗi Ngân hàng phụ thuộc vào mức góp vốn của cácchủ sở hữu Ngân hàng, song nhìn chung không được thấp hơn mức vốn phápđịnh mà Chính phủ quy định Trong quá trình hoạt động của các NHTM có thểtăng thêm vốn điều lệ của mình nhưng phải được sự đồng ý chấp nhận của Ngânhàng Trung ương

Các quỹ dự trữ sau khi đã được trích lập các NHTM được sử dụng theomục đích lập quỹ Tuy nhiên, khi số tiền của quỹ chưa sử dụng đến thì cácNHTM có thể tạm thời huy động theo nguyên tắc hoàn trả làm nguồn vốn kinhdoanh

c) Các nguồn vốn khác

Một số nguồn vốn khác được coi như vốn tự có của Ngân hàng, baogồm:

Lợi nhuận giữ lại

Thu nhập lớn hơn chi phí

Khấu hao tài sản cố định

Trang 24

2.1.4.2 Nguồn vốn huy động

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của các NHTM để hoạt động NHTMbằng nhiều hình thức có thể huy động từ tiền nhàn rỗi trong dân chúng và cácdoanh nghiệp bao gồm:

a) Huy động vốn tiền gửi

*Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

Là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanhcủa họ được gửi tại Ngân hàng Khoản tiền này bao gồm một bộ phận vốn tiềntạm thời nhàn rỗi được giải phóng ra khỏi quá trình luân chuyển vốn nhưng chưa

có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng cho những mục tiêu định sẵn vào một thờiđiểm nhất định (Các quỹ: đầu tư phát triển, quỹ dự trữ tài chính, quỹ phúc lợikhen thưởng…)

Tiền gửi không kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng gửi tiền

có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho Ngân hàng và Ngânhàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng

Mục đích của loại tiền gửi này là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản, thựchiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpcũng như các khoản thanh toán trong tiêu dùng của cá nhân đồng thời hạn chếđược chi phí tổ chức thanh toán, bảo quản tiền và vận chuyển tiền Đối với Ngânhàng, loại tiền gửi này thường có sự dao động lớn vì người gửi tiền có thể gửitiền và rút ra bất cứ lúc nào, do đó Ngân hàng chỉ có thể sử dụng tỷ lệ nhất định

để cho vay nên Ngân hàng thường áp dụng lãi suất thấp cho loại tiền gửi này

Trang 25

Khác với tiền gửi thanh toán, tiền gửi định kỳ, còn gọi là tiền gửi có kỳhạn, là tiền gửi tạm thời chưa sử dụng hoặc tiền để dành của cá nhân, vì mục đíchgửi tiền vào Ngân hàng là nhằm mục đích kiếm lợi tức Đối với Ngân hàng, tiềngửi định kỳ là nguồn vốn ổn định trong kinh doanh, do đó lãi suất mà Ngân hàng

áp dụng cho loại tiền gửi này cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán không kỳ hạn.Mặt khác, để khuyến khích khách hàng gửi tiền theo định kỳ dài hạn, thôngthường Ngân hàng áp dụng lãi suất cao đối với các khoản tiền gửi dài hạn (vì tiềngửi định kỳ giúp Ngân hàng có thể sử dụng vốn đó để kinh doanh qua việc chovay trung, dài hạn, mua sắm các thiết bị cũng như đầu tư vào một số lĩnh vực….)

*Tiền gửi tiết kiệm

Là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, đượcxác định trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiềngửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật và bảo hiểm tiền gửi

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Là loại tiền gửi không có thời hạn đáo hạn mà người gửi muốn rút ra phảithông báo cho Ngân hàng biết trước một thời gian Tuy nhiên, ngày nay cácNgân hàng cho phép khách hàng rút ra không cần báo trước Tiền gửi này chủyếu là tiền gửi của dân cư, các tổ chức kinh tế và Chính phủ Nhưng do nhu cầuchi tiêu không xác định được trước nên khách hàng chỉ gửi tiền không kỳ hạnnghĩa là có thể rút ra bất cứ lúc nào Do đó, Ngân hàng không chủ động đượcnguồn vốn nên loại tiền gửi này có mức lãi suất thấp

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Người ký thác tiền này ở Ngân hàng để sử dụng vào mục đích nhất địnhnhư mua sắm nhà cửa, trang trải chi phí học tập cho con cái Ngân hàng thườngcấp thêm tín dụng để bù đắp thêm phần thiếu hụt khi sử dụng vào mục đích củangười gửi tiền tiết kiệm

Về nguyên tắc, khách hàng chỉ được rút tiền khi đáo hạn Nếu rút vốntrước hạn thì phải được chấp nhận của lãnh đạo Ngân hàng và hưởng lãi suấtkhông kỳ hạn

Về hình thức, theo truyền thống, người gửi tiền được cấp một sổ gọi là sổtiết kiệm, trên sổ này ghi rõ tất cả các khoản tiền gửi vào rút ra và lãi suất Mỗilần gửi tiền hoặc rút tiền, khách hàng phải xuất trình sổ tiết kiệm cho Ngân hàng

Trang 26

để Ngân hàng ghi bút toán Ngày nay, nhiều Ngân hàng đã bỏ sổ tiết kiệm, thayvào đó cung cấp cho khách hàng bảng kê lúc gửi tiền đầu tiên và theo định kỳhàng tháng để phản ánh tất cả các số phát sinh.

Việc huy động vốn tiền gửi của khách hàng không những đem lại choNgân hàng một nguồn vốn với chi phí thấp để kinh doanh, mà còn giúp cho Ngânhàng có thể nắm bắt được thông tin, tư liệu chính xác về tình hình tài chính củacác tổ chức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, tạo điều kiệncho Ngân hàng có căn cứ để quy định mức vốn để đầu tư cho vay đối với nhữngkhách hàng đó Vốn tiền mà Ngân hàng huy động được trên các khoản tiền gửicủa khách hàng còn là cơ sở cho các tổ chức thanh tra, kiểm toán thực hiện đượcnhiệm vụ nhanh chóng, chính xác phát hiện kịp thời tham ô, trốn thuế, lừa đảocủa các doanh nghiệp làm ăn không chính đáng, xử lý kịp thời những kẻ vi phạmpháp luật

b) Nguồn vốn huy động thông qua các chứng từ có giá

Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy độngvốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhấtđịnh, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa các tổ chức tín dụng

và người mua

Giấy tờ có giá ngắn hạn: Là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một năm, bao

gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạnkhác

Giấy tờ có giá dài hạn: Là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên

kể từ khi phát hành đến hết hạn, bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn

và các giấy tờ có giá dài hạn khác

c) Nguồn vốn đi vay của các Ngân hàng khác

Nguồn vốn đi vay của các Ngân hàng khác là nguồn vốn được hình thànhbởi các mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau hoặc giữa các tổ chức tíndụng với Ngân hàng Nhà nước

Vay từ các tổ chức tín dụng khác

Trong quá trình kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào cũng có lúc phátsinh tình trạng tạm thời thừa vốn, và ngược lại cũng phát sinh tình trạng tạm thờithiếu vốn Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng không tránh khỏi tình

Trang 27

trạng đó Đối với Ngân hàng, cũng có lúc Ngân hàng tập trung huy động đượcvốn nhưng lại không cho vay hết, trong khi đó vẫn phải trả lãi tiền gửi Tương tự,

có thời điểm cho vay vốn lớn, nhưng khả năng nguồn vốn mà Ngân hàng huyđộng được không đáp ứng đủ Vì vậy, trong trường hợp đó Ngân hàng có thể tiếptục gửi vốn tạm thời chưa sử dụng vào Ngân hàng khác để lấy lãi, hoặc đi vaycác Ngân hàng khác

Vay từ Ngân hàng Trung ương

Ngân hàng Trung ương (NHTW) đóng vai trò là Ngân hàng của các Ngânhàng, là người cho vay cuối cùng của nền kinh tế Vì vậy, khi có nhu cầu cácNHTM sẽ được NHTW cho vay vốn

Việc cho vay vốn của NHTW đối với NHTM thông qua hình thức tái cấpvốn Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có đảm bảo của Ngân hàng nhằm cungứng vốn ngắn hạn và các phương tiện thanh toán cho các NHTM Ngoài ra,NHTW còn thực hiện cho vay bổ sung thanh toán bù trừ giữa các NHTM Trongtrường hợp đặc biệt, khi được Chính phủ chấp thuận, NHTW còn cho vay đối vớicác tổ chức tín dụng tạm thời mất khả năng thanh toán Khoản vay này sẽ được

ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của tổ chức tín dụng

2.1.5 Những nguyên tắc trong việc quản lý tiền gửi của khách hàng

Các nguyên tắc trong quản lý tiền gửi khách hàng ra đời nhằm đảm bảoquyền lợi cho người gửi tiền, tạo niềm tin cho khách hàng và góp phần tạo sựhoạt động kinh doanh ổn định Các nguyên tắc đó như sau:

- Ngân hàng phải đảm bảo thanh toán kịp thời cho khách hàng Để thựchiện được nguyên tắc này, Ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ phần trăm tiềngửi nhất định để cho vay, số còn lại làm quỹ dự trữ bảo đảm thanh toán chokhách hàng

Quỹ bảo đảm thanh toán bao gồm:

+ Tiền mặt tại quỹ

+ Ngân phiếu thanh toán

+ Tín phiếu kho bạc

+ Tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước

+ Tiền gửi dự trữ tối thiểu bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước

Trang 28

- Ngân hàng phải đảm bảo tương ứng về thời hạn giữa nguồn vốn và sửdụng vốn Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ có ý nghĩa tương đối.

- Ngân hàng chỉ được thực hiện các khoản giao dịch trên tài khoản củakhách hàng khi có lệnh của chủ tài khoản hoặc có sự uỷ nhiệm của chủ tài khoản Ngoại trừ trường hợp khách hàng vi phạm luật chi trả theo quy định của

cơ quan có thẩm quyền về thực hiện các nghiệp vụ thanh toán thì khi đó Ngânhàng mới có quyền tự động trích tài khoản thanh toán có liên quan

- Ngân hàng phải đảm bảo an toàn và bí mật cho chủ tài khoản

- Ngân hàng phải có trách nhiệm kiểm soát các giấy tờ thanh toán củakhách hàng, các chứng từ thanh toán phải được lập theo đúng quy định Ngânhàng phải kiểm tra con dấu và chữ ký của khách hàng, nếu không phù hợp thìNgân hàng có thể từ chối thanh toán

- Khi có các nghiệp vụ có liên quan đến tài khoản của khách hàng thì Ngânhàng phải kịp thời gửi giấy báo cho khách hàng Cuối tháng, Ngân hàng phải gửibản sao tài khoản hoặc giấy báo số dư cho khách hàng

2.1.6 Lãi suất huy động vốn

Là lãi suất mà các tổ chức tín dụng sử dụng để huy động vốn cho các mụctiêu hoạt động kinh doanh của mình như: lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, lãi suấttiền gửi có kỳ hạn, lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế, lãi suất tiền gửi củadân cư Các Ngân hàng thương mại thường dựa vào mức lãi suất cơ bản do Ngânhàng Nhà nước công bố để ấn định mức lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất chovay

2.1.7 Những rủi ro thường gặp trong huy động vốn

- Rủi ro thanh khoản: Những tác động bất ngờ có thể làm giảm đáng kểnguồn vốn của Ngân hàng Khi đó Ngân hàng phải đương đầu với sự sụt giảmNgân quỹ to lớn và buộc phải tìm vay nguồn khác với chi phí cao

- Rủi ro lãi suất: Qui mô và chi phí trả lãi của mỗi nguồn vốn tiềm năng

tỏ ra nhạy cảm như thế nào đối với những thay đổi của lãi suất thị trường? Nóicách khác, nhu cầu của khách hàng trong mỗi loại nguồn vốn có độ co giãn đốivới thay đổi lãi suất ra sao? Và mức chênh lệch lãi suất của Ngân hàng tươngquan giữa tỷ suất sinh lợi bình quân của tài sản sinh lợi và chi phí bình quân của

Trang 29

nguồn vốn huy động trả lãi sẽ chịu tác động ra sao trước bất kỳ sự thay đổi lãisuất thị trường nào?

- Rủi ro vốn chủ sở hữu: hỗn hợp các nguồn vốn như thế nào để có thểđóng góp nhiều nhất vào việc đạt được mức và sự ổn định của lợi nhuận thuần

mà các cổ đông của Ngân hàng mong muốn, cũng như hạn chế rủi ro kinh doanhcủa nó? Bởi vì nguồn vốn đi vay làm tăng rủi ro tín dụng và kinh doanh củaNgân hàng nên cần phải phân bổ kết cấu nguồn vốn đi vay và vốn chủ sở hữu.Khi tỉ lệ vốn đi vay so với vốn chủ sở hữu tăng lên thì liệu Ngân hàng có bịnhững người gởi tiền và các nhà đầu tư xem lại rủi ro cao hơn hay không Nếu cóliệu định chế có bị ép phải huy động vốn với chi phí lãi phải đắt hơn hay không

2.1.8 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn

Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từnền kinh tế, điều này cũng cho thấy sự khác nhau giữa ngành kinh doanh tiền tệvới các doanh nghiệp khác Vì vậy, việc nghiên cứu nguồn vốn huy động củaNgân hàng là việc làm quan trọng mà các nhà phân tích cần phải làm

2.1.8.1 Phân tích tổng quát nguồn vốn

Tỷ lệ % từng khoản nguồn vốn =

Chỉ số này sẽ giúp nhà phân tích biết được cơ cấu nguồn vốn của Ngânhàng Mỗi một khoản nguồn vốn để có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tínhthanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau…do đó Ngân hànrg cần phải quan sát,đánh giá từng loại nguồn vốn để kịp thời để có những chiến lược huy động tốtnhất trong từng thời kỳ nhất định

2.1.8.2 Phân tích nguồn vốn huy động

a) Phân tích về cơ cấu vốn huy động

Đây là chỉ số xác định cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng Mỗi loại tiềngửi có những yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản…Do đó, việc xác định

Trang 30

rõ cơ cấu vốn huy động sẽ giúp Ngân hàng hạn chế được những rủi ro có thể gặpphải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho Ngân hàng.

b) Vốn điều chuyển/Vốn huy động

Chỉ số này cho thấy một đồng vốn huy động cần so với một đồng vốn điềuchuyển Nếu chỉ số này càng thấp chứng tỏ Ngân hàng huy động vốn hiệu quả vàkhông cần phải có vốn điều chuyển để bù đắp thiếu hụt

c) Vốn huy động có kỳ hạn/ Tổng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này nhằm xem xét tỷ trọng của khoản vốn huy động có kỳ hạntrong tổng nguồn vốn, xem khuynh hướng huy động vốn của Ngân hàng đang tậptrung vào đối tượng nào

d) Vốn huy động trung dài hạn / Tổng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này xem xét nguồn vốn huy động trung và dài hạn của Ngân hàngnhằm so sánh tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn Qua đây Ngân hàng sẽ đưa

ra những quyết định về việc sử dụng các khoản vốn này

e) Tổng dư nợ/ vốn huy động

Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động Nógiúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng so với nguồnvốn huy động được

Trang 31

Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động (%) =

Tỷ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động Giúp nhàphân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy độngđược

f) Quy mô vốn huy động / chi phí vốn huy động

Vốn của Ngân hàng thương mại được chia làm hai loại: Vốn chủ sở hữu

và Nợ Vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngânhàng nhưng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa choNgân hàng và đặc biệt là được dùng để đảm bảo khả năng thanh toán của Ngânhàng

Nợ chiếm phần lớn trong nguồn vốn của Ngân hàng thương mại, nó lànguồn vốn hoạt động chính đối với mỗi Ngân hàng Cho nên hầu hết các khoản

nợ của Ngân hàng thương mại đều liên quan đến chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn của Ngân hàng bao gồm chi phí trả lãi và chi phíphi trả lãi Trong tổng số chi phí vốn huy động thì chi phí trả lãi là chủ yếu.Ngoài ra còn có các chi phí khác như: Chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí quản lý,

dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán, chi phí cho hoạt động marketing, quảng cáo

để thu hút khách hàng gửi tiền, chi phí để mở các quỹ tiết kiệm, chi phí mua máymóc thiết bị, và các chi phí khác liên quan đến hoạt động huy động vốn

Chi phí trả lãi mà Ngân hàng trả cho khách hàng là chi phí trả lãi dựa trênlãi suất danh nghĩa, lãi suất Ngân hàng công bố cho khách hàng Chi phí này phụthuộc vào rất nhiều yếu tố như kỳ hạn, loại tiền gửi, mục tiêu gửi tiền của kháchhàng, chiến lược kinh doanh của Ngân hàng trong từng thời kỳ, tiện ích kèmtheo, Tuy nhiên, lãi suất thực tế của từng nguồn vốn huy động đối với Ngânhàng là cao hơn bởi vì ngoài chi phí trả lãi, Ngân hàng còn phải bỏ ra nhiều loạichi phí khác nữa, chi phí phi trả lãi Vì vậy chỉ tiêu chi phí huy động vốn/ tổngvốn huy động được chia nhỏ ra làm hai chỉ tiêu khác Đó là:

Tổng nguồn vốn huy độngTổng dư nợ

* 100%

Trang 32

- Chi phí trả lãi/ tổng vốn huy động cho thấy để huy động được một đồng

vốn thì Ngân hàng cần phải trả bao nhiêu tiền dựa trên lãi suất công bố cho kháchhàng

- Chi phí phi lãi/ tổng vốn huy động cho thấy một đồng vốn huy động

được Ngân hàng bỏ ra chi phí là bao nhiêu cho việc quản lý, cất giữ, bảo quản,

Tóm lại, chi phí huy động vốn trên tổng vốn huy động được dùng để đánhgiá xem một đồng vốn Ngân hàng huy động được cần phải bỏ ra bao nhiêu chiphí

Như vậy, khi xem xét hiệu quả huy động vốn, chi phí cho một đồng vốnphải hợp lý, đảm bảo các khoản thu nhập có thể bù đắp được chi phí này và cólợi nhuận cho Ngân hàng Chỉ tiêu này càng thấp thì huy động vốn càng có hiệuquả

g) Chênh lệch thu chi lãi / chi phí trả lãi của Ngân hàng

Mối liên hệ nguồn vốn và tài sản là mối liên liên hệ giữa huy động vốn và

sử dụng vốn Đó là hai mặt của quá trình hoạt động của Ngân hàng Tuy nhiên,

để đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng, tức là khả năng đáp ứng kịpthời các nhu cầu về sử dụng vốn hay khả năng sinh lời từ đồng vốn huy độngđược thì các Ngân hàng cũng thường sử dụng chỉ tiêu chêch lệch thu chi lãi trênchi phí trả lãi của Ngân hàng để đánh giá mối liên hệ sinh lời của tài sản vànguồn vốn cũng như hiệu quả hoạt động huy động vốn

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Chênh lệch thu chi lãi Thu lãi – Chi lãi

Chi phí trả lãi = Chi phí trả lãiChỉ tiêu này cho thấy một đồng chi phí Ngân hàng bỏ ra để huy động vốn

sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ đồng vốn đó Chỉ tiêu này càng cao thìcho thấy Ngân hàng đã sử dụng rất hiệu quả đồng vốn huy động của mình trongviệc tối thiểu hóa chi phí huy động cho đồng vốn đó

Trang 33

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được sử dụng trong bài phân tích chủ yếu là số liệu thứ cấp, đượcthu thập như sau:

+ Thu thập những số liệu thực tế, trực tiếp có liên quan đến phân tích tìnhhình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2006 - 2008), được Ngân hàngcung cấp từ các nguồn:

 Bảng cân đối kế toán qua các năm

 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm

+ Bên cạnh, thu thập những thông tin từ một số nguồn khác như: các báocáo tình hình kinh tế xã hội của địa phương, các tạp chí Ngân hàng, bài báo,internet…để phục vụ thêm cho việc hoàn thành đề tài

+ Tham khảo văn bản Nhà nước về những qui định của Ngân hàng

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Trên cơ sở những số liệu đã thu thập được, sử dụng một số phương phápphổ biến để phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của đối tượng phân tích.Đối với từng mục tiêu cụ thể sẽ được thực hiện bằng từng phương pháp cụ thể

 Đối với mục tiêu (1) - áp dụng phương pháp so sánh, phương pháp tỷtrọng kết hợp đồ thị minh họa để phân tích tình hình huy động vốn của VCB CầnThơ

 Đối với mục tiêu (2) - áp dụng phương pháp tính các chỉ số và đồ thị đểđánh giá hiệu quả trong hoạt động huy động vốn của VCB Cần Thơ

 Đối với mục tiêu (3) - dựa trên những phân tích mục tiêu 1, 2 và kết hợpvới tình hình hoạt động thực tiễn của Ngân hàng để nhìn nhận những mặt mạnh,mặt yếu của VCB Cần Thơ trong việc huy động vốn

 Đối với mục tiêu (4)- dựa trên thực trạng đã phân tích để đưa ra giải phápsát thực với tình hình cụ thể ở VCB Cần Thơ để nâng cao hiệu quả huy động vốn

và việc sử dụng nguồn vốn huy động

- Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích

dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Phương pháp nàyđược dùng phổ biến trong việc phân tích hoạt động kinh doanh cũng như dự báo

Trang 34

các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô Tùy vào đối tượng phântích cụ thể mà ta sẽ chọn chỉ tiêu gốc thích hợp.

+ Phương pháp so sánh tuyệt đối: nhằm phản ánh quy mô, khối lượng của

đối tượng phân tích, được thể hiện bằng một con số tuyệt đối cụ thể kèm theo đạilượng Áp dụng phương pháp này nhằm phản ánh thực trạng huy động vốn củanăm thực hiện so với năm gốc, cụ thể là so sánh sự tăng giảm về các khoản mụctrong nguồn vốn huy động của năm 2007 so với năm 2006 (năm 2006 được chọn

là năm gốc trong trường hợp này) và năm 2008 so với năm 2007 (năm 2007 đượcchọn làm năm gốc trong trường hợp này)

Công thức:

Tăng (+), giảm (-) tuyệt đối = Số liệu thực tế - Số liệu năm trước

+ Phương pháp so sánh tương đối: nhằm phản ánh phần trăm thay đổi của

đối tượng phân tích so với chỉ tiêu cơ sở, hay nói khác hơn là phương pháp này

sẽ đo lường mức độ tăng giảm của đối tượng phân tích nhằm thể hiện tốc độ tăngtrưởng của đối tượng phân tích Kết quả tính theo phương pháp này sẽ có đơn vị

là % Phương pháp này cũng nhằm thực hiện mục tiêu 1 và mục tiêu 2

Ngoài ra luận văn còn sử dụng đồ thị, biểu bảng để thể hiện những biếnđộng của các số liệu qua các năm Sử sụng phần mềm Excel để tính toán các chỉ

số và tính toán sự biến động tăng giảm của các số liệu qua các năm

Trang 35

CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ

Ngày 25/01/1989, tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyếtđịnh số 16/NH-QĐ về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ và ngày 01/10/1989 chính thức hoạt động,chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ và là đạidiện pháp nhân của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tại Cần Thơ.Theo nghị quyết số 04/NQ-NHQT ngày 05/06/2007 của HĐQT Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ chính thứctrở thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Cần Thơ

Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chinhánh Cần Thơ

Tên tiếng Anh: Join Stock Commercial Bank for foreign trade of VietNam,Can Tho branch

Tên giao dịch: Vietcombank Cần Thơ (VCB Cần Thơ)

Trụ sở chính: Số 07, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.Tổng đài điện thoại: 84.0710.3 820445

Fax: 84.071.820694

Swift code: BFTVVNVX011

Telex: 711048 VCBCT VT

Website: http://www.vietcombankcantho.com.vn

Trang 36

Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ được xem là một trong những chi nhánhlớn vùng Đồng bằng sông Cửu Long với chức năng là một Ngân hàng TMCPngoại thương chuyên ngành.

Trong thời gian đầu thành lập cũng là thời điểm đầu của sự nghiệp đổi mớinền kinh tế đất nước, với nguồn vốn ban đầu là 70 tỷ đồng cùng với 18 cán bộcông nhân viên, chưa có trụ sở, phương tiện nghèo nàn so với Ngân hàng bạncùng hoạt động trên địa bàn, VCB Cần Thơ đã gặp không ít khó khăn Song,được sự quan tâm toàn diện của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam vàNgân hàng Nhà nước Cần Thơ, đặc biệt là sự lãnh đạo hiệu quả của Ban giámđốc cùng sự phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên mà sau hơn 15 nămhoạt động, VCB Cần Thơ đã được biết đến như một Ngân hàng thương mại hiệnđại, có uy tín nhất trong lĩnh vực tài trợ thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanhngoại tệ, bảo lãnh Ngân hàng và các dịch vụ tài chính Ngân hàng quốc tế, kể cảnghiệp vụ thẻ tín dụng quốc tế

Với phương châm hoạt động “luôn mang đến cho bạn sự thành đạt” VCB

Cần Thơ luôn phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ của Ngân hàng Ngoại

thương Việt Nam đề ra, nâng cao chữ “Tín” của mình đối với khách hàng, hoạt

động của chi nhánh không ngừng phát triển và trưởng thành

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Vietcombank Cần Thơ

Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ cũng giống như Ngân hàng Ngoại thươngtrung ương đều có chức năng chung là “kinh doanh ngoại hối, góp phần bảo vệtiền tệ và tài sản nhà nước, tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị vàvăn hóa với nước ngoài” Do đó, VCB Cần Thơ có các dịch vụ sau:

- Nhận tiền gửi thanh toán tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng đồng ViệtNam và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước, phát hànhcác loại trái phiếu, kỳ phiếu

- Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ như:

+ Dịch vụ bảo lãnh: bảo hành, thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn trong vàngoài nước, bảo lãnh thanh toán và tín dụng dự phòng…

+ Dịch vụ chiết khấu chứng từ

+ Dịch vụ mua bán ngoại tệ

Trang 37

+ Dịch vụ đại lý Ngân quỹ: VCB thiết lập một mạng lưới rộng lớn gồm hơn1.000 Ngân hàng và chi nhánh tại các nước trên thế giới VCB Cần Thơ cũngthực hiện đại lý Ngân quỹ.

+ Dịch vụ thẻ: VCB Cần Thơ trực tiếp phát hành và thanh toán các loại thẻnhư thẻ ghi nợ Connect 24 sử dụng trên địa bàn, thẻ tín dụng quốc tế như Visa,Master, Amex…và sản phẩm thẻ mới vừa được sử dụng ở Việt Nam vào ngày26/04/2006 là VCB-MTV dành cho giới trẻ với nhiều tiện ích và giải thưởng.Tiếp theo sau MTV thì VCB phát hành thêm loại thẻ ghi nợ nội địa với nhiều cảitiến và tiến bộ hơn là SG24, với SG24 không chỉ là phương thức thanh toán tiệndụng mà còn mang lại cho chủ thẻ nhiều tiện ích vượt trội Qua đó cho thấy cácsản phẩm, dịch vụ của VCB ngày càng đa dạng, phong phú và ngày càng đáp ứngtốt hơn nhu cầu khách hàng

3.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự và nhiệm vụ chính của các bộ phận

3.1.3.1 Tình hình nhân sự

VCB Cần Thơ hiện có tổng số 201 cán bộ công nhân viên Đa phần cán bộ vàcông nhân viên của chi nhánh luôn tích cực lao động, học tập và không ngừngbồi dưỡng đạo đức chuyên môn Trong số này có 127 cán bộ nhân viên là nữ, 71người còn lại là nam

Hầu hết cán bộ làm việc ở VCB Cần Thơ đều có trình độ đại học trở lên:

- Số có trình độ trên đại học: 3 người

Trang 38

- Bằng A: 28 người

3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức

Ngân hàng VCB Cần Thơ có cơ cấu tổ chức bao gồm 1 Giám đốc và 4Phó Giám Đốc và 11 phòng ban, tổng nhân sự trong Chi nhánh là 201 người, đaphần là đội ngũ nhân viên trẻ, mỗi phòng ban có một chức năng cụ thể

Giám đốc: Người trực tiếp điều hành mọi hoạt động trong Ngân hàng và chỉđạo công việc trực tiếp xuống 4 Phó Giám Đốc

Dưới Giám đốc là 4 Phó Giám Đốc phụ trách chỉ đạo trực tiếp các phòngban trong Ngân hàng và giám sát hoạt động của các Phòng Giao dịch trực thuộc.Các phòng ban cụ thể của Ngân hàng đảm nhận những chức năng cụ thể vàchịu sự giám sát chỉ đạo của cấp trên, bao gồm: Phòng quản lý nợ, phòng vốn,phòng thanh toán quốc tế, phòng khách hàng, phòng kinh doanh dịch vụ, phòng

kế toán, phòng vi tính, phòng hành chính, phòng Ngân quỹ, phòng kiểm tra nội

bộ và phòng tổ chức

Tính đến hết năm 2008, VCB Cần Thơ có 5 phòng giao dịch trực thuộc

- Phòng giao dịch Hậu Giang

- Phòng giao dịch Ninh Kiều

Cơ cấu tổ chức của VCB Cần Thơ được thể hiện chi tiết trong hình 02

Trang 39

Giang

Hỗ trợpháttriểnmạnglưới

P

Ngân quỹPGD

NinhKiều

P

Kinhdoanhdịch vụ

PGD

An Hòa

PGDCái Răng

PGDVĩnhLong

P.Kiểm tranội bộ

TổChức

Hình 02: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA VCB CẦN THƠ NĂM 2008

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự, VCB Cần Thơ)

Trang 40

3.1.3.3 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

a) Phòng vốn

Hằng ngày phải kiểm tra theo dõi số dư tài khoản vốn VNĐ và ngoại tệ cũngnhư tình hình biến động tỷ giá để chuyển đổi ngoại tệ kịp thời với Ngân hàngTrung ương

Thực hiện hoạch toán đầy đủ và quản lý các khoản vay, gửi vốn theo yêu cầucủa Ngân hàng Trung ương

Hàng ngày tham khảo tỷ giá mua và bán ngoại tệ của VCB Trung ương, VCB

TP Hồ Chí Minh, tỷ giá liên Ngân hàng, tỷ giá của các NHTM khác cùng địabàn để xây dựng tỷ giá mua bán ngoại tệ hợp lý và cập nhật lên mạng

Theo dõi và hoạch toán các khoản mục mua bán ngoại tệ giữa chi nhánh vàtrung ương, giữa chi nhánh với VCB Hồ Chí Minh, giữa chi nhánh và các đơn vịkhác

Thiết kế, điều chỉnh lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay phù hợp với tình hình vàcung cầu vốn tại địa bàn kinh doanh đầu tư, phối hợp với phòng kinh doanh dịch

vụ và phòng khách hàng đưa ra sản phẩm và chính sách hợp lý đẩy mạnh côngtác huy động vốn, xin hỗ trợ từ nguồn điều hòa của Trung ương đối với chinhánh để mở rộng hoạt động tín dụng

Báo cáo thống kê: thực hiện công tác báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý

và hàng năm theo nhiệm vụ của phòng vốn; chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo

về tính chính xác của công tác quản trị vốn, kinh doanh ngoại tệ và chất lượngcông tác

Ngày đăng: 22/03/2014, 15:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2. Hình thức: - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ pot
2. Hình thức: (Trang 5)
Hình 01: CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ pot
Hình 01 CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG (Trang 19)
Hình 02: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA VCB CẦN THƠ NĂM 2008 - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ pot
Hình 02 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA VCB CẦN THƠ NĂM 2008 (Trang 39)
Bảng 01: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VCB - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ pot
Bảng 01 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VCB (Trang 43)
Hình 03: SO SÁNH TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA VCB CẦN THƠ - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ pot
Hình 03 SO SÁNH TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA VCB CẦN THƠ (Trang 44)
Hình 04: SỰ BIẾN ĐỘNG KHOẢN MỤC CHI PHÍ CỦA VCB - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ pot
Hình 04 SỰ BIẾN ĐỘNG KHOẢN MỤC CHI PHÍ CỦA VCB (Trang 45)
Hình 05: SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA VCB CẦN THƠ - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ pot
Hình 05 SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA VCB CẦN THƠ (Trang 46)
Bảng 02: CƠ CẤU VỐN CỦA VCB CẦN THƠ QUA CÁC NĂM - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ pot
Bảng 02 CƠ CẤU VỐN CỦA VCB CẦN THƠ QUA CÁC NĂM (Trang 50)
Hình 06:  CƠ CẤU VỐN CỦA VCB CẦN THƠ QUA - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ pot
Hình 06 CƠ CẤU VỐN CỦA VCB CẦN THƠ QUA (Trang 51)
Bảng 03: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA VCB CẦN THƠ - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ pot
Bảng 03 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA VCB CẦN THƠ (Trang 53)
Hình 07: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TỪ TTLNH - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ pot
Hình 07 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TỪ TTLNH (Trang 54)
Bảng 05: TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH THẺ TÍN DỤNG - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ pot
Bảng 05 TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH THẺ TÍN DỤNG (Trang 57)
Hình 09: BIẾN ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM KHÔNG KỲ HẠN - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ pot
Hình 09 BIẾN ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM KHÔNG KỲ HẠN (Trang 58)
Bảng 06: TÌNH HÌNH TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN QUA 3 NĂM 2006 - 2008 - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ pot
Bảng 06 TÌNH HÌNH TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN QUA 3 NĂM 2006 - 2008 (Trang 60)
Bảng 08: VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO NGOẠI TỆ, NỘI TỆ - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ pot
Bảng 08 VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO NGOẠI TỆ, NỘI TỆ (Trang 62)
Bảng 09: TỶ TRỌNG CỦA TỪNG PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG TRÊN - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ pot
Bảng 09 TỶ TRỌNG CỦA TỪNG PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG TRÊN (Trang 64)
Bảng 11: TỔNG HỢP CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ pot
Bảng 11 TỔNG HỢP CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ (Trang 66)
Hình 10: VỐN HUY ĐỘNG CỦA VCB CẦN THƠ TRONG TỔNG VỐN HUY ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ pot
Hình 10 VỐN HUY ĐỘNG CỦA VCB CẦN THƠ TRONG TỔNG VỐN HUY ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 70)
Bảng 14: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM BẰNG VNĐ CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ pot
Bảng 14 LÃI SUẤT HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM BẰNG VNĐ CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 72)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w