1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh thái nguyên

67 3,4K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 324,5 KB

Nội dung

Đối với tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, những năm gần đây kinh tế xã hội có bước phát triển mạnh mẽ, cùng với sự phát triền thì nguy cơ xảy ra tham nhũng là rất lớn, trở thành nguy cơ mất ổn định chính trị, làm suy yếu hệ thống chính quyền. Vì vậy Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, các ngành, các cấp đã cùng vào cuộc thực hiện các biện pháp, giải pháp để phòng, chống tham nhũng và đạt được một số kết quả nhất định góp phần phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn diễn ra phức tạp và kéo dài, nguyên nhân của nó phải được xem xét, đánh giá và lý giải một cách nghiêm túc, khoa học để từ đó rút ra bài học, kiến nghị với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các cấp, các ngành có chính sách và biện pháp hữu hiệu đẩy lùi tệ nạn này. Chính những lý do trên, là người đang công tác tại Ban Nội chính Tỉnh ủy nên em chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hành chính

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH KHU VỰC I

TRẦN THỊ HỒNG NHUNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN THANH HÀ

PHÓ TRƯỞNG KHOA CHÍNH TRỊ HỌC

THÁI NGUYÊN, THÁNG 11 NĂM 2013

MỤC LỤC

Trang 2

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THAM NHŨNG VÀ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG 4

1.1- Khái niệm và những dấu hiệu đặc trưng về tham nhũng 4

1.2- Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước về phòng chống tham nhũng 8

1.3- Tính cấp thiết – yêu cầu của thực tiễn của nhân dân về đẩy mạnh công cuộc phòng, chống tham nhũng 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY 21

2.1 Khái quát đặc điểm, tình hình tỉnh Thái Nguyên 21

2 2- Khái lược thực trạng tham nhũng đang diễn ra ở nước ta hiện nay 25

2.3- Thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2005 đến nay 28

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI GIAN TỚI 37

3.1- Các giải pháp phát hiện tham nhũng 37

3.2- Các giải pháp xử lý tham nhũng 42

3.3- Các giải pháp phòng, chống tham nhũng 46

KẾT LUẬN 61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đến nay, thực hiệnđường lối đổi mới của Đảng, chúng ta đã co những bước tiến quan trọng vềmọi mặt, nổi bật nhất là trong các lĩnh vực An ninh chính trị và kinh tế - xãhội Kết quả đó đã nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, nâng caođời sống về vật chất và tinh thần cho nhân dân, củng cố niểm tin của các tầnglớp nhân dân đối với Đảng; đồng thời khẳng định sự đúng đắn trong đườnglối lãnh đạo của Đảng

Đại hội lần thứ IX của Đảng một lần nữa đã khẳng định những thànhtựu to lớn trong 15 năm đổi mới mà Đảng và nhân dân ta đã đạt được là kếtquả hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Tuynhiên, bên cạnh những nhân tố phát triển, đại hội cũng đã chỉ ra những nguy

cơ của đất nước, đó là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, nguy cơ chệchhướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ do kẻ địch thực hiện âm mưu “ diễn biếnhoà bình” và nguy cơ của nạn tham nhũng, quan liêu Trong đó, “ Điều cầnnhấn mạnh là: tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng, chính trị,đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trởviệc thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, gây bất bình vàlàm giảm lòng tin trong nhân dân”

Nhận thức đầy đủ tính nghiêm trọng và sự nguy hại của tham nhũng, trảiqua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương,giải pháp tích cực để phòng, chống tham nhũng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ X của Đảng đã xác định: “Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham

nhũng, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng

ta, nhằm xây dựng một bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ” Đại

Trang 4

hội đã đề ra những định hướng và chủ trương lớn cho công tác phòng, chống

tham nhũng, lãng phí, trong đó xác định: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng,

lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”

Tiếp theo, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba (khóaX) đã ban hành riêng một Nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo

của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trong đó xác định: “phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu

dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục”, nhằm: “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí”.

Đối với tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việtbắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, những nămgần đây kinh tế - xã hội có bước phát triển mạnh mẽ, cùng với sự phát triềnthì nguy cơ xảy ra tham nhũng là rất lớn, trở thành nguy cơ mất ổn định chínhtrị, làm suy yếu hệ thống chính quyền Vì vậy Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân,

Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm đã ban hành nhiều vănbản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, các ngành, các cấp đã cùng vào cuộc thựchiện các biện pháp, giải pháp để phòng, chống tham nhũng và đạt được một

số kết quả nhất định góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh,trật tự an toàn xã hội

Tuy nhiên cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn diễn ra phứctạp và kéo dài, nguyên nhân của nó phải được xem xét, đánh giá và lý giảimột cách nghiêm túc, khoa học để từ đó rút ra bài học, kiến nghị với Tỉnh uỷ,UBND tỉnh và các cấp, các ngành có chính sách và biện pháp hữu hiệu đẩylùi tệ nạn này Chính những lý do trên, là người đang công tác tại Ban Nội

chính Tỉnh ủy nên em chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả

công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” làm

luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hành chính

2- Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn

* Mục tiêu nghiên cứu

Trang 5

Trên cơ sở những vấn đề lý luận về tham nhũng, luận văn khái quátđánh giá thực trạng, tình hình tham nhũng và cuộc đấu tranh phòng chốngtham nhũng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua; nêu đượcnhững giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống thamnhũng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời gian tới.

*Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống được một số vấn đề lý luận về tham nhũng

- Đánh giá đúng tình hình tham nhũng và kết quả hạn chế về đấu tranhphòng chống tham nhũng ở tỉnh Thái Nguyên thời gian qua

- Đề ra một số giải pháp nhằm góp phần tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệuquả công tác phòng chống tham nhũng của tỉnh Thái Nguyên thời gian tới

3- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

Luận văn nghiên cứu tình hình và công tác phòng chống tham nhũngtrên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đánh giá thực trạng từ năm 2005 đến nay và đề

ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng trongthời gian từ nay về sau (chủ yếu đến năm 2020)

4- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quanđiểm chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam gắn với đề tài nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu:

- Dựa vào phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng củachủ nghĩa Mác – Lênin

- Các phương pháp cụ thể: Phân tích, tổng hợp, điều tra, khảo sát

5- Kết cấu của luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nộidung luận văn được chia làm 3 chương,

Trang 6

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THAM NHŨNG VÀ

CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG

1.1- Khái niệm và những dấu hiệu đặc trưng về tham nhũng.

1.1.1- Khái niệm tham nhũng

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội gắn liền với sự hình thành giaicấp và sự ra đời, phát triển của bộ máy nhà nước Tệ nạn tham nhũng diễn ra

ở tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, không kể quốc gia đógiàu hay nghèo, đang ở trình độ phát triển kinh tế như thế nào; tham nhũngdiễn ra ở mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa, nó tồn tại và phát triểnthường xuyên, hàng ngày, hàng giờ len lỏi vào mọi mặt của đời sống xã hội.Tham nhũng là một căn bệnh nguy hiểm, gây ra những hậu quả hết sức nguyhại về mặt kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội, cản trở sự phát triển đi lên của xãhội, thậm chí dẫn đến sự sụp đổ cả một thể chế Khái niệm tham nhũng gắn

bó chặt chẽ hữu cơ với sự tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước Về mặt

lý luận, không thể có tệ tham nhũng ngoài nhà nước, tách khỏi bộ máy quản

lý, cai trị Cũng như quan liêu, tham nhũng là căn bệnh đồng hành đặc trưngcủa mọi nhà nước, là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, đó là biểu hiện sựtha hóa quyền lực của Nhà nước, là căn bệnh không thể tránh khỏi của cácchế độ

Tham nhũng là hiện tượng mà không ai có thể phủ nhận về sự tồn tạicũng như tính nguy hại của nó đối với xã hội Tuy nhiên, khi nhìn nhận vấn

đề tham nhũng, không có một định nghĩa chung nhất và cụ thể về thamnhũng Theo Từ điển tiếng Việt thì “Tham nhũng là lợi dụng quyền hành đểnhũng nhiễu dân và lấy của” Mặc dù được thể hiện theo những cách khácnhau, song tham nhũng được hiểu khá thống nhất trong văn hóa pháp lý ở cácnước trên thế giới là việc lợi dụng vị trí, quyền hạn, thực hiện hành vi tráipháp luật nhằm trục lợi cá nhân, hay nói một cách khác tham nhũng là việc sử

Trang 7

dụng hoặc chiếm đoạt bất hợp pháp công quyền hay nguồn lực tập thể Có thểnhận xét một cách khái quát rằng khi nói đến tham nhũng với ý nghĩa là mộtkhái niệm chỉ một tệ nạn xã hội hay căn bệnh của quyền lực thì nó được hiểukhá rộng rãi so với khi đề cập đến nó như một loại hành vi vi phạm cụ thể củacông chức hay với tính cách là một loại tội phạm dưới góc độ luật pháp.

Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng cuộc đấu tranhchống tệ nạn tham nhũng và quá trình đấu tranh đó, các cơ quan có thẩmquyền của Nhà nước cũng nêu ra nhiều dấu hiệu đặc trưng để làm căn cứ xácđịnh hành vi tham nhũng, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phòng ngừa, pháthiện và xử lý tệ tham nhũng Những đặc trưng của hành vi tham nhũng đượcxác định rõ nét trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 và Bộ luậtHình sự năm 1999 Theo Điều 1 Luật Phòng, chống tham nhũng nêu rõ “…Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,quyền hạn đó vì vụ lợi” Các hành vi tham nhũng cụ thể cũng được nêu trongtrong Luật Phòng, chống tham nhũng và được quy định thành những tội phạmhình sự quy định từ Điều 278 đến Điều 284 của Bộ luật Hình sự năm 1999

1.1.2- Các dấu hiệu đặc trưng của hành vi tham nhũng

Qua việc nghiên cứu những quy định của pháp luật về hành vi thamnhũng và tội phạm tham nhũng cũng như từ thực tiễn của cuộc đấu tranhchống tham nhũng, thì tham nhũng có những dấu hiệu đặc trưng sau:

Thứ nhất, tham nhũng phải là hành vi của những người có chức vụ,

quyền hạn: những người giữ những vị trí nhất định trong bộ máy nhà nướchoặc người mà pháp luật quy định cho họ những quyền hạn nhất định, chẳnghạn quyền quản lý vật tư, tài sản, cấp phát ngân sách, quyền quản lý về mặtnhân sự, quyền cấp và thu hồi các loại giấy phép… thậm chí đó không phải lànhững cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước nhưng được nhà nước ủyquyền hoặc trao quyền thực hiện một nhiệm vụ hay một công vụ trong mộtthời gian nhất định Xét về phương diện lý luận thì ở nước ta, quyền lực nhànước thuộc về nhân dân và nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua

Trang 8

hoạt động của bộ máy nhà nước do chính nhân dân bầu ra một cách trực tiếphoặc gián tiếp Chính vì vậy, việc thực hiện quyền lực đó vừa là quyền vừa lànghĩa vụ của bộ máy nhà nước, các công chức nhà nước và phải thực hiện vìnhân dân Tuy nhiên, một số người đã coi đó như là quyền lực của riêng mình

và đã thực hiện hành vi tham nhũng để mưu lợi riêng Như vậy, hành vi thamnhũng trước hết là hành vi của những người có quyền lực

Bộ luật Hình sự năm 1999 định nghĩa “ Người có chức vụ … là người

do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởnglương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định

và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ” (Điều 277) Theo

Điều 1 Luật Phòng, chống tham nhũng nêu “Người có chức vụ, quyền hạnbao gồm:

a) Cán bộ, công chức, viên chức;

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơquan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ

sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộlãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanhnghiệp;

d) Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trongkhi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó ”

Như vậy, chủ thể của hành vi tham nhũng không chỉ có những người cóchức vụ mà cả những người có quyền hạn nhất định, không chỉ trong thực thicông vụ mà cả khi thi hành nhiệm vụ

Thứ hai, khi thực hiện hành vi tham nhũng thì người có chức vụ, quyền

hạn đã có sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để vi phạm pháp luật Lợidụng chức vụ, quyền hạn là việc người có chức vụ, quyền hạn sử dụng vị trícông tác, quan hệ công tác, danh nghĩa cơ quan, tổ chức mình hoặc sử dụng vịtrí công tác, ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn để thu lợi bất chính

Trang 9

hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật Can thiệp trái pháp luật là việc làm củangười có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tác động trựctiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền khi xem xét, giải quyết lợi ích cho mình hoặc cho người khác Lợidụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật không nhấtthiết là hành vi vi phạm do họ thực hiện liên quan trực tiếp đến chức vụ,quyền hạn đó mà có thể bao gồm cả việc lợi dụng ảnh hưởng của chức vụ,quyền hạn hay vị trí công tác để thực hiện.

Thứ ba, hành vi tham nhũng phải có động cơ vụ lợi, nhằm “thu lợi bất

chính” Người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn màpháp luật trao cho mình để mang lại những lợi ích có tính chất cá nhân Mộthành vi được coi là tham nhũng nhất thiết phải có yếu tố lợi ích ở trong đó, cóthể là lợi ích về vật chất, tinh thần cho mình hay cho người thân thích củamình Thu lợi bất chính là những lợi ích vật chất thu được từ việc lợi dụngchức vụ, quyền hạn của mình hoặc lợi dụng ảnh hưởng của người khác

Từ thực tiễn cuộc đấu tranh chống tham nhũng và từ những quy định vềđặc trưng của hành vi tham nhũng; Luật Phòng, chống tham nhũng nhữnghành vi sau đây thuộc nhóm hành vi và tội phạm tham nhũng:

1 Tham ô tài sản

2 Nhận hối lộ

3 Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

4 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ

vì vụ lợi

5 Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

6 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi

7 Giả mạo trong công tác vì vụ lợi

8 Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ,quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địaphương vì vụ lợi

Trang 10

9 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước

vì vụ lợi

10 Nhũng nhiễu vì vụ lợi

11 Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

12 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi viphạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra,thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi

1.2- Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước về phòng chống tham nhũng

1.2.1- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng.

Nhân lễ kỷ niệm 113 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chứctại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh

đã khẳng định: “Trong quá trình 17 năm đổi mới của đất nước chúng ta đã đạtđược nhiều thành tựu bởi chúng ta đã vận dụng và phát triển một cách sángtạo tư tưởng Hồ Chí Minh” “Để phát triển đất nước một cách bền vững thìchúng ta cần phải nghiên cứu, tiếp thu và lấy tư tưởng của người làm kim chỉnam cho đổi mới đất nước; coi học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh là nền móng cho hệ tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam và của cáchmạng” Trong vấn đề chống tham nhũng, Tổng bí thư nói: “Chủ nghĩa cánhân, tham nhũng và lạm quyền của các đảng viên và cán bộ, công chức đang

là mối đe doạ đối với Đảng, đối với đất nước; nếu hệ thống chính trị củachúng ta còn tồn tại những con người như vậy thì nền kinh tế sẽ bị đẩy lùi, tàisản của Nhà nước, của nhân dân bị chiếm đoạt, phá hoại tình đoàn kết vàquan trọng nhất là làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước

Do vậy, Đảng ta đã xác định cần tiếp thu tinh thần, tư tưởng của Chủ tịch HồChí Minh trong đấu tranh phòng chống tệ tham nhũng, quan liêu, để mọi hành

vi vi phạm của cán bộ, công chức dù ở vị trí nào đi chăng nữa cũng đều phải

bị xử lý nghiêm minh”

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm chỉ ra bản chất của tệ quan liêu, thamnhũng, nguồn gốc, nguyên nhân phát sinh, phát triển của tham nhũng cũng

Trang 11

như tính phức tạp của cuộc đấu tranh phòng, chống tệ nạn này Ngay trongquá trình đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã sử dụng diễn đàn công khai để vạch trần, lên án nạn tham nhũng trong bộmáy chính quyền thực dân ở Việt Nam Trong tác phẩm: “Bản án chế độ thựcdân Pháp”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết hẳn một chương về tệ nạn thamnhũng trong bộ máy cai trị, trong đó Người vạch trần những hành vi thamnhũng của những kẻ luôn tự xưng là “quan phụ mẫu” của dân Người đã chỉ

ra thói phung phí tiền của dân cho việc thăm quan, triển lãm, ăn uống, tiếpkhách, giải trí, mua sắm biệt thự ; những thủ đoạn nhằm bòn rút tiền từ việcnhận thầu các công trình xây dựng, làm đường, khai man để chi tiêu, sử dụngcủa nhân viên nhà nước vào làm việc riêng Chính thói tham lam, xa hoa vô

độ của bọn cai trị đã làm cho gánh nặng thuế khoá trên đôi vai của người dânthuộc địa càng trĩu xuống và buộc họ phải đấu tranh lật đổ chế độ cai trị củachủ nghĩa đế quốc, thực dân

Sau khi Cách mạng tháng tám thành công, Người đã chỉ ra một số hành

vi tham nhũng mà công chức nhà nước đã mắc và dễ mắc phải, đó là tham ôcủa công, đục khoét của dân, lợi dụng của chung, ăn hối lộ Chỉ sau hơn mộttháng tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thư gửi Uỷ ban nhândân các kỳ, tỉnh, huyện và làng Trong thư, Người đã nêu lên những lỗi lầmrất nặng nề mà các nhân viên nhà nước đã phạm phải như: trái phép, cậy thế,

hủ hoá, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo Người kịch liệt lên án thói cậy thế: “cậymình ở trong ban này ban nọ ngang tàng, phóng túng muốn sao làm vậy, coikhinh dư luận không nghĩ đến dân, quên rằng dân bầu mình ra để làm việccho dân, chứ không phải cậy thế với dân” Hơn một năm sau, Người lại có haibức thư gửi các đồng chí ở Bắc bộ và Trung bộ Nội dung hai bức thư đó cũngđều nhằm phê bình các cơ quan của Đảng và Nhà nước đã phạm các khuyếtđiểm: địa phương chủ nghĩa, óc bè phái, óc quân phiệt, quan liêu, óc hẹp hòi,ham chuộng hình thức, thích làm việc bàn giấy, vô kỷ luật, ích kỷ, kiêu ngạo,

hủ hoá Từ nội dung của những bức thư này có thể thấy ngay từ những ngày

Trang 12

đầu xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãnhận diện căn bệnh hết sức nguy hiểm, tiềm ẩn những nguy cơ làm cho nhữngngười có chức quyền dễ bị tha hoá biến chất không còn là “người đầy tớ củanhân dân”, làm cho dân mất lòng tin và bất bình Tham ô với những biến tháixấu xa của nó, là kẻ thù bên trong, nó như những tế bào lạ xâm nhập vào cơthể con người Vì vậy, để phòng, chống có hiệu quả trước hết phải nhận diệnđược cho rõ căn bệnh tai ác này và theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì: “Tham ô

là hành vi xấu xa nhất, tội lỗi nhất trong xã hội Tham ô là trộm cắp của công,chiếm của công làm của tư Nó làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, hạiđến công việc cải thiện đời sống của nhân dân; hại đến đạo đức cách mạngcủa cán bộ và công nhân”

Chủ tịch Hồ Chí Minh không những đã rất sớm chỉ rõ hình dáng, bảnchất của tệ nạn tham nhũng, quan liêu, lãng phí, tính phức tạp của cuộc đấutranh chống lại các tệ nạn này mà Người còn thể hiện tinh thần đấu tranh kiênquyết với các tệ nạn đó trong việc tổ chức và chỉ đạo phòng chống thamnhũng Lật lại trang sử dựng nước và giữ nước Việt Nam XHCN cho thấy:việc giám sát hoạt động cơ quan và công chức nhà nước nói chung, phòngchống tham nhũng nói riêng, trong bối cảnh lịch sử của một nhà nước non trẻ

đã phải chống thù trong, giặc ngoài đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo

tổ chức thực hiện rất toàn diện và thích đáng Một mặt, Người phát động quầnchúng nhân dân tiết kiệm, chống lãng phí, đồng thời Người yêu cầu mọi cán

bộ nhà nước phải rèn luyện tư tưởng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cánhân, phải cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư Người cho rằng “nhữngngười trong các công sở từ làng cho đến Chính phủ Trung ương đều có nhiềuhoặc ít quyền hành, đều dễ tìm dịp phát tài hoặc xoay tiền của Chính phủ,hoặc đục khoét nhân dân Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễtrở nên hủ hoá, biến chất sâu mọt của dân” Bên cạnh đó, Người còn chỉ rarằng: “chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kípnhư việc đánh giặc trên mặt trận Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị Muốn

Trang 13

chống tham ô, lãng phí, quan liêu thì phải dân chủ, phê bình và tự phê bình,làm cho mọi người biết tự phê bình mình và dám phê bình người Phải để chongười phụ trách thấy, để quần chúng thấy, thì tham ô, lãng phí không thể nảy

nở được” Vì vậy, chống tham ô, lãng phí, quan liêu tốt thì những người cán

bộ trước hết phải hiểu rằng: “Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết

có được không? Không được Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thìmới bảo người ta trong sạch, siêng năng được Phải thấy kẻ địch trong mình ta

nó mạnh lắm Nó vô hình, vô ảnh, không dàn ra thành trận, luôn luôn lẩn lúttrong mình ta Nó khó thấy, khó biết, nên khó tránh Nhưng đã biết thì phảikiên quyết làm”

Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là cách mạng Đi đôi với giải phápchỉ đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng toàn dân, toàn diện, Người kiênquyết xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy chống tham nhũng Ngay sau khimới giành được chính quyền hơn tám mươi ngày, ngày 23/11/1946 Hồ Chủtịch đã ký Sắc lệnh số 64 về việc thành lập Ban Thanh tra đặc biệt có quyền

“đình chỉ, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong Uỷ ban nhân dân hay củaChính phủ đã phạm lỗi trước khi mang ra Hội đồng Chính phủ hay Toà án đặcbiệt xét xử Tịch biên hoặc niêm phong tang vật và dùng mọi cách điều tra đểlập một hồ sơ mang một phạm nhân ra Toà án đặc biệt” Đến ngày18/01/1949, Sắc lệnh số 138B-SL về tổ chức thanh tra Chính phủ đã quy định

rõ thêm chức năng “thanh tra cả Uỷ ban kháng chiến hành chính và viên chứcphương diện liêm khiết” Ngoài việc ký Sắc lệnh về tổ chức thanh tra đặc biệt

là tổ chức có tính chất chuyên trách chống tham nhũng, Chủ tịch Hồ ChíMinh thường phát động các cuộc vận động có tính chất chống tham nhũngthông qua triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các quyếtđịnh của Chính phủ, của Quốc hội như phát động phong trào “ba xây, bachống” Trong các cuộc hội nghị, các buổi gặp mặt các cán bộ, công chức,tầng lớp nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nói đến đạo đức cáchmạng, giáo dục tinh thần cần kiệm, liêm chính, chống lãng phí, tham ô, chống

Trang 14

bệnh quan liêu mệnh lệnh, kéo bè, kéo cánh Người cho rằng, nguyên nhânchính của căn bệnh tham nhũng là chủ nghĩa cá nhân Vì vậy, Người nhắc nhởmọi người cần hết sức đề phòng căn bệnh chủ nghĩa cá nhân phát sinh ngaytrong chính bản thân mỗi người Để chống tham nhũng một cách có hiệu quả,Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng phát động tư tưởng quần chúng,khiến cho quần chúng nhận thức được tác hại của tham nhũng ảnh hưởng trựctiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân, để từ đó quần chúng có thái độ khinhghét tệ tham ô, lãng phí và tự giác tham gia vạch mặt chỉ tên bọn tham nhũngtrước pháp luật và công chúng Người chỉ ra rằng, Đảng phải biết dựa vàoquần chúng mà kiểm soát những khẩu hiệu và chỉ thị có đúng hay sai Đảngphải luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã ban hành nhưthế nào Nếu không thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hoá ra lời nói suông,

mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng, phải tiến hành cuộcđấu tranh quét sạch những ung nhọt ngay từ trong nội bộ Đảng Bên cạnh cácgiải pháp phòng ngừa tham nhũng, Người cũng chú trọng đến việc xử lý cáchành vi tham nhũng, kiên quyết trừng trị bọn tham nhũng cho dù những kẻ đó

ở vị trí nào trong xã hội Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký bản án tử hìnhđại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu đã tham ô tài sản của quânđội, ăn chơi sa đoạ Qua sự việc này thể hiện thái độ rất kiên quyết đấu tranhvới tệ nạn tham nhũng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã đem lại hiệu quả caotrong việc giáo dục đạo đức liêm khiết của cán bộ cách mạng

Nhìn lại lịch sử xây dựng và phát triển đất nước, việc phòng, chốngtham nhũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm nhằm giáo dục,rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, công chức, xây dựng chính quyềnliêm khiết Quan điểm tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phòng chốngtham nhũng đến nay vẫn còn nguyên giá trị Vì vậy, trong cuộc quyết chiếnvới quốc nạn tham nhũng, chúng ta cần thực hiện nghiệm chỉnh việc lấy “tưtưởng Hồ Chi Minh làm kim chỉ nam cho hành động” bằng việc tiếp thu, vậndụng một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo những tư tưởng đó trên cơ sở phùhợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay

Trang 15

1.2.2- Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng chống tham nhũng.

* Quan điểm chung.

Tham nhũng không những đã trở thành một hiểm hoạ trong thực tế mà

nó đã được xác định là một trong bốn nguy cơ cản trở sự nghiệp đổi mới đấtnước, nguyên nhân số một của các nguy cơ và điều đáng sợ nhất là “diễn biếnhoà bình từ nội bộ từ Đảng ta” Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VII,VIII và IX đều khẳng định nạn tham nhũng và tệ quan liêu là một trong bốnnguy cơ cản trở công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, đedoạ sự sống còn của chế độ ta Nghị quyết đã nhấn mạnh: “Tình trạng thamnhũng và sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, lối sống của một số bộ phậnkhông nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng, gây bất bình và giảm lòng tin trong nhân dân”

“Cần phải tăng cường tổ chức và cơ chế, tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranhchống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị ở cáccấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở Gắn chống tham nhũng với chốnglãng phí, quan liêu, buôn lậu, đặc biệt là chống các hành vi lợi dụng chứcquyền để làm giàu bất chính”

Trước tình hình tham nhũng ngày càng phát triển nghiêm trọng nhưhiện nay, Đảng ta xác định đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ quantrọng của Đảng Nó được coi như một bộ phận cấu thành quan trọng của sựnghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng, kiện toàn bộ máy và tăng cường hiệulực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Tham nhũng là căn bệnh của quyền lực, đấu tranh chống tham nhũngchủ yếu và trước hết là chống tham nhũng trong bộ máy quyền lực Đây làcuộc đấu tranh hết sức gay go và phức tạp bởi đối tượng của nó chính là bảnthân những con người và khuyết tật của bộ máy Đảng và Nhà nước Để loại bỏcăn bệnh nguy hiểm đang là rào cản cho sự nghiệp cách mạng của chúng ta,trong quá trình đấu tranh chống tham nhũng chúng ta phải nắm vữmg nhữngquan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về chống tham nhũng như sau:

Trang 16

Thứ nhất, đấu tranh chống tham nhũng phải gắn chặt với đổi mới kinh

tế – xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, tăngcường đại đoàn kết toàn dân Để xây dựng đất nước ngày một phát triển vềmọi mặt, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao thì tiến hành công cuộcđổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng bước hộinhập cùng thế giới là xu thế tất yếu Tuy nhiên, bối cảnh toàn cầu hoá cũngđặt ra những thuận lợi và thách thức mà chúng ta cần chú ý khi tiến hành cuộcđấu tranh chống tham nhũng Đấu tranh chống tham nhũng phải đặt trong bốicảnh đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

có sự quản lý của Nhà nước Đồng thời, trong thế giới đa cực hoá đầy phứctạp như hiện nay, nhiều thế lực thù địch sẽ tranh thủ lợi dụng sự mất ổn địnhchính trị để thực hiện âm mưu phá hoại sự nghiệp cách mạng của dân tộc Vìvậy, đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền với việc đảm bảo giữ vững ổnđịnh chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân

Thứ hai, đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi

mới hệ thống chính trị, xây dựng Đảng và kiện toàn, tăng cường đoàn kết nội

bộ Đổi mới hệ thống chính trị phục vụ cho đổi mới kinh tế đang là yêu cầubức thiết hiện nay Để đáp ứng với tình hình mới, đảm bảo hiệu quả trongquản lý nhà nước, bộ máy nhà nước cần phải có những bước cải cách căn bản.Quá trình cải cách bộ máy chính là quá trình tự hoàn thiện để tạo điều kiệncho nền kinh tế phát triển, đồng thời cũng chính là quá trình làm trong sạchđội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy đó, khiến cho họ thực sự lànhững người công bộc trung thành của nhân dân, toàn tâm, toàn ý phục vụ lợiích chung của đất nước, của dân tộc, dám đấu tranh với những thói hư, tật xấucủa tệ quan liêu, tham nhũng, những tư tưởng vị kỷ tư lợi

Thứ ba, chống tham nhũng phải gắn liền với chống quan liêu, lãng phí.

Đại hội IX của Đảng khẳng định: “Gắn chống tham nhũng với chống lãngphí, quan liêu, buôn lậu, đặc biệt chống các hành vi lợi dụng chức quyền đểlàm giàu bất chính” Trong thực tế, tham nhũng, quan liêu và lãng phí thường

Trang 17

đi liền với nhau, chúng đều là biểu hiện của sự tha hoá quyền lực nhà nước.Trong mối quan hệ khăng khít này thì quan liêu đóng vai trò như một nhân tốtạo điều kiện phát sinh và phát triển tham nhũng cũng như lãng phí

Thứ tư, đấu tranh chống tham nhũng phải kết hợp giữa xây và chống,

vừa tích cực phòng ngừa, vừa xử lý nghiêm mọi hành vi tham nhũng Đấutranh chống tham nhũng là một quá trình tự hoàn thiện bản thân của bộ máynhà nước Chống tham nhũng nhằm tìm ra những kẻ thoái hoá biến chất tronghàng ngũ cán bộ, công chức, vạch ra những hành vi vi phạm để trừng trị làđiều hết sức quan trọng, nhưng quan trọng hơn là chúng ta tìm ra được nhữngkhiếm khuyết của bộ máy nhà nước, để từ đó đưa ra được những giải phápkhắc phục nhằm hoàn thiện bộ máy đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong quản lýnhà nước ở các cấp, các ngành

Để đảm bảo được hiệu quả của đấu tranh chống tham nhũng, trong quátrình phát hiện và xử lý những người có hành vi tham nhũng, phải áp dụng kếthợp các biện pháp vừa có tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa Việc kiênquyết xử lý không có nghĩa xử thật nặng mà phải có sự kết hợp giữa biệnpháp giáo dục chính trị tư tưởng với những biện pháp kỷ luật và pháp luật, đểđạt được mục tiêu chính là mọi hành vi vi phạm phải được xử lý kịp thời,nghiêm minh

Thứ năm, đẩy mạnh phòng và chống tham nhũng một cách chủ động,

huy động và phối hợp chặt chẽ mọi lực lượng đấu tranh chống tham nhũng,thực hiện chống tham nhũng ở mọi cấp, mọi ngành Tham nhũng đang trởthành một thứ quốc nạn nên việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũngcần phải được đẩy mạnh ở mọi cấp, mọi ngành Trước hết các cán bộ, côngchức, các cơ quan ở các cấp, các ngành phải ý thức được tính nghiệm trọngcủa tham nhũng có thể xảy ra ở ngay cơ quan, đơn vị mình để từ đó có tráchnhiệm trong giám sát và quản lý Hiện nay ở nhiều nơi có tình trạng phầnđông chỉ thấy tham nhũng xảy ra ở ngành khác, người khác mà không thấy ởngành mình và bản thân mình Do vậy, nhiều ngành, địa phương hô hào

Trang 18

chung, lên án chung thì mạnh mẽ, nhưng chưa có hành động cụ thể để ngănchặn ở địa phương, đơn vị mình, thậm chí khi xảy ra tại địa phương, đơn vịmình lại có hành vi bao che, đối phó Trước tình trạng này, các tổ chức Đảng

và chính quyền các cấp phải nâng cao sức chiến đấu, dũng cảm và kiên quyếtđấu tranh đẩy lùi nạn tham nhũng Cần xác định rõ trách nhiệm của các cơquan, tổ chức trong đấu tranh chống tham nhũng, đặc biệt là trách nhiệm củangười đứng đầu ở mọi cấp, mọi ngành về hiệu quả của đấu tranh chống thamnhũng ở tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình

Thứ sáu, đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ lâu dài, phải tiến

hành kiên quyết, kiên trì và thận trọng, không nóng vội, không chủ quan; phải

có kế hoạch cụ thể, có bước đi vững chắc, sử dụng nhiều biện pháp, trong đólấy giáo dục làm cơ sở, lấy pháp chế làm đảm bảo

* Những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng

Nhận thức sâu sắc tư tưởng, quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống tham nhũng Đảng và Nhànước ta đã chủ động nắm chắc diễn biến tình hình, thường xuyên ban hànhcác chỉ thị, Nghị quyết, chính sách pháp luật nhằm chỉ đạo nâng cao hiệu quảđấu tranh phòng, chống tham nhũng Một mặt, để bảo vệ Đảng, bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và nhân dân, tập trung nguồn lực cho xâydựng và bảo vệ Việt Nam xã hội chủ nghĩa Mặt khác, để nhắc nhở, rèn luyệncán bộ, đảng viên nhất là những người được Đảng tin, dân mến giao choquyền lực nhất định trong lĩnh vực phụ trách, đồng thời cũng xử lý nghiêmkhắc đối với những người lợi dụng quyền lực để tiêu cực tham nhũng, bòn rúttài sản Nhà nước, chiếm đoạt, vi phạm quyền làm chủ về kinh tế, xã hội củanhân dân Để minh chứng cho nhận định này, xin trích dẫn một số văn bản cóliên quan đến sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước ta trong cuộc đấutranh này

Trang 19

Chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước về công tácphòng, chống tham nhũng được thể hiện trong các văn bản của Đảng như:Cương lĩnh, chiến lược, Nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy chế, quy định của trung ương; Luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác của nhà nước.

Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng,chống tham nhũng được thể hiện ở nhiều văn bản khác nhau, tập trung ởCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội;Chiến lược phát triển kinh – xã hội 2011-2013; Văn kiện Đại hội Đảng toànquốc, đặc biệt là các khoá 8,9,10,11 Trong đó các văn bản chuyên đề vềphòng, chống tham nhũng như:

Văn bản của trung ương

- Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 21-8-2006 của BCH Trung ương khóa

X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống thamnhũng, lãng phí (gọi tắt là NQ Trung ương 3 khoá X)

- Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-5-2012 của Hội nghị TW 5 (khóa XI)

về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành TW Đảngkhóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chốngtham nhũng, lãng phí

- Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16-01-2012 của Hội nghị lần thứ 4Ban Chấp hành TW Đảng (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựngĐảng hiện nay

- Quy định số 183-QĐ/TW ngày 08-4-2013 của Ban Bí thư Trung ươngĐảng quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chínhtỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương

- Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11, ngày 29-11-2005 vàLuật số 01/2007/QH12, ngày 17-8-2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật phòng, chống tham nhũng; Luật số 27/2012/QH13, ngỳ 23-11-2012 vềsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng (phòng,chống tham nhũng sau đây viết tắt là PCTN)

Trang 20

- Nghị định số 59/2013/NĐ-CP, ngày 17-6-2013 Quy định một số điềucủa Luật PCTN;

- Nghị định số 90/2013/NĐ-CP, ngày 08-8-2013 của Chính phủ quy địnhtrách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn được giao

- Nghị quyết số 82/NQ-CP, ngày 06-12-2012 của Chính phủ về Chươngtrình hành động thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-5-2012 của Hộinghị TW 5 (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BanChấp hành TW Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác PCTN, lãng phí

- Nghị quyết số 21/NQ-CP, ngày 12-5-2009 của Chính phủ về chiếnlược quốc gia PCTN đến năm 2020

- Nghị định số 78/2013/NĐ-CP, ngày 17-7-2013 của Chính phủ về minhbạch tài sản, thu nhập

Văn bản của tỉnh

- Chỉ thị số 10-CT/TU, ngày 08-11-2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về

tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí;

- Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 20-10-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về

tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí;

- Chỉ thị số 06/CT-UBND, ngày 29-01-2008 của UBND tỉnh về tăngcường công tác PCTN, lãng phí trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

- Quyết định số 2830/QĐ-UBND, ngày 18-12-2006 của UBND tỉnh vềchương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấphành TW Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tácPCTN, lãng phí;

- Quyết định số 1031/QĐ-UBND, ngày 13-5-2009 của UBND tỉnh về

Bổ sung Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết Hộinghị lần thứ 3 Ban Chấp hành TW Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí;

Trang 21

- Quyết định số 3127/QĐ-UBND, ngày 12-12-2011 của UBND tỉnh vềchương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 20-10-2011 vềtiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí;

- Kế hoạch số 13/KH-UBND, ngày 02-6-2009 của UBND tỉnh về kếhoạch thực hiện Nghị định 158/2007/NĐ-CP quy định các danh mục các vị trícông tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, côngchức, viên chức;

- Kế hoạch số 29/KH-UBND, ngày 10-11-2009 của UBND tỉnh về thựchiện chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020 (2009-2011)

1.3- Tính cấp thiết – yêu cầu của thực tiễn của nhân dân về đẩy mạnh công cuộc phòng, chống tham nhũng.

Chống tham nhũng là vấn đề luôn được mọi quốc gia trên thế giới quantâm và có sự đầu tư một cách thích đáng Tuy nhiên tuỳ theo thể chế chính trị,

cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước, tổ chức các cơ quan điều tra, tư pháp mànhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng được đặt ra dưới những mức

độ, tính chất, đặc điểm khác nhau

Ở nước ta, trong sự nghiệp đổi mới và quá trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước, hơn bao giờ hết cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũngphải được đặt vào vị trí đặc biệt quan trọng, cần tập trung đẩy mạnh vớinhững chủ trương thích hợp và các biện pháp cứng rắn Dưới sự lãnh đạo củaĐảng, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Nhà nước, nhân dân tathể hiện được tính giai cấp và bản chất của Nhà nước của dân, do dân và vì dân

Nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng là của toàn thể hệ thốngchính trị, trước hết là của các tổ chức Đảng, các cơ quan Nhà nước Các cơquan, tổ chức phải tiên phong trng công tác giáo dục cán bộ, kịp thời pháthiện uốn nắn, phê bình và xử lý các sai phạm về tham nhũng trong tổ chức.Các cơ quan thi hành pháp luật chủ động phát hiện điều tra làm rõ các hành vitham nhũng để xử lý nghiêm khắc theo pháp luật

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng phải thực hiện vì mục tiêu bảo vệĐảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, chống tham nhũng để bảo vệ

Trang 22

sức mạnh quản lý của Nhà nước và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân Đây

là mục đích bao trùm trong công cuộc đấu tranh này Cần tránh tình trạng chỉxem việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng là bảo vệ tài sản do các hành vitham nhũng xâm phạm, đây cũng là một mụch đích quan trọng nhưng khôngphải là lý do để chúng ta đặt công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng vàomột vị trí đặc biệt quan trọng, tương xứng với yêu cầu của nó Việc xác địnhmục tiêu rõ ràng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng là yêu cầuhết sức cần thiết để định hướng đúng cho công tác đấu tranh phòng, chốngtham nhũng và phát huy đúng vai trò vị trí của các tổ chức, cơ quan, đoàn thểtrong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng nhất là trong tình hìnhhiện nay

Để làm tốt công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, phải tạo ramột cơ chế thật chặt chẽ để huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệthống chính trị tham gia Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay cần phải nhấnmạnh nhiệm vụ, trách nhiệm của các tổ chức Đảng, cơ quan, đoàn thể; Chínhcác tổ chức này phải thực sự là nơi giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên tạiđơn vị, cơ quan mình

Ngoài trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật thì cần phải pháthuy vai trò tích cực của quần chúng nhân dân và các cơ quan ngôn luận, báochí đây là mọt yếu tố đặc biệt quan trọng trong đấu tranh phòng, chống thamnhũng Hiệu quả hoạt động của các cơ quan này sẽ tạo thành những mũi nhọntấn công vào tình trạng tham nhũng, phát hiện điều tra và xử lý tội phạm thamnhũng, loại bỏ tận gốc những phần tử thoái hóa biến chất ra khỏi hàng ngũcủa Đảng và cơ quan quản lý Nhà nước

Trang 23

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY

2.1 Khái quát đặc điểm, tình hình tỉnh Thái Nguyên

2.1.1- Về điều kiện tự nhiên

Thái Nguyên là tỉnh miền núi và trung du (các huyện phía Bắc mangtính chất đặc trưng của miền núi) với diện tích tự nhiên 3.541km2; dân số trên1,1 triệu người, gồm có 08 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa, SánDìu, Sán Chay Dân số tỉnh Thái Nguyên phân bố không đồng đều, vùng cao

và vùng núi mật độ dân cư thưa thớt; ở khu vực thành thị và đồng bằng dân

cư đông hơn rất nhiều Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai: 75người/km2, cao nhất là thành phố Thái Nguyên 1.270 người/km2 Sau khi táchtỉnh (theo Quyết định của kỳ họp lần thứ 10, Quốc hội khoá IX), tỉnh TháiNguyên có 9 đơn vị hành chính: thành phố Thái Nguyên là trung tâm tỉnh lỵ, 01thị xã, 07 huyện với 180 xã, phường, thị trấn; trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xãmiền núi, còn lại là các xã thuộc vùng trung du và đồng bằng

Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc giáp Bắc Kạn; phía Tây giáp Vĩnh Phúc,Tuyên Quang; phía Đông giáp Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Nam giáp với Thủ

đô Hà Nội; là cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn hoá giữa vùng trung du và miềnnúi phía Bắc với vùng đồng bằng Bắc bộ thông qua hệ thống đường bộ,đường sắt, đường sông, mà đầu nút là thành phố Thái Nguyên Với vị trí địa

lý khá thuận lợi như vậy đã tạo điều kiện để Tỉnh phát triển kinh tế - xã hội.Thái Nguyên được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, có nhiều khả năngphát triển nông, lâm nghiệp, đặc biệt có vùng chè Tân Cương nổi tiếng với vịngọt và hương thơm rất đặc trưng Toàn tỉnh hiện có 16.000 ha chè, đứng thứ

2 trong cả nước, sau tỉnh Lâm Đồng

Thái Nguyên còn biết đến là vùng đất giàu tài nguyên, khoáng sản.Trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp lớn của Trung ương

Trang 24

như: Công ty Gang thép Thái Nguyên; các nhà máy cơ khí: Sông Công, Phổyên; các nhà máy Quốc phòng Là địa phương có nhiều khu công nghiệp tậptrung: Khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên được xây dựng từ nhữngnăm 1960 - là nơi sản xuất thép từ quặng sắt duy nhất ở Việt Nam và hiệnđang tiếp tục đầu tư chiều sâu để phát triển; Khu công nghiệp Sông Công,Khu công nghiệp La Hiên, Khu công nghiệp Giang Tiên… Với tiềm năngphong phú, đa dạng về tài nguyên: quặng sắt, đá vôi, than … trong đó thanđược đánh giá là tỉnh có trữ lượng lớn thứ hai sau tỉnh Quảng Ninh Hiện naytrên địa bàn tỉnh đang xúc tiến những dự án khai thác khoáng sản kim loạiquý hiếm có quy mô lớn, xây dựng nhà máy xi măng công suất 1,5 triệutấn/năm với công nghệ hiện đại và nhiều cơ sở công nghiệp khác.

2.1.2- Về kinh tế - xã hội

Thái Nguyên là mảnh đất có bề dày lịch sử văn hoá, giàu truyền thốngyêu nước và cách mạng Cùng với Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, LạngSơn và Hà Giang, Thái Nguyên vinh dự được Trung ương Đảng, Bác Hồ vàChính phủ chọn là nơi xây dựng căn cứ địa cách mạng, rồi là Thủ đô khángchiến năm xưa của cả nước Trong đó Thái Nguyên có vinh dự được ở vào vịtrí trung tâm của Thủ đô kháng chiến - tại ATK tuyệt mật Định Hoá, Chủ tịch

Hồ Chí Minh, các cơ quan Trung ương Đảng và Bộ Tổng tư lệnh đặt đại bảndoanh để lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Qua các thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước, được Trung ươngquan tâm đầu tư xây dựng, Thái Nguyên đã trở thành một trong những trungtâm kinh tế, văn hoá, giáo dục của vùng Việt Bắc Là vùng đất giàu tàinguyên khoáng sản, có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp lớn của Trung ương,

là một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo lớn của cả nước, Đại họcThái Nguyên với 5 trường đại học thành viên và trên 20 trường cao đẳng,trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đã góp phần quan trọng trong việc đàotạo, bối dưỡng và cung cấp lực lượng trí thức và cán bộ khoa học kỹ thuật,công nhân lành nghề cho tỉnh và khu vực phía Bắc

Trang 25

Thái Nguyên còn được biết đến là một miền quê với nhiều khu du lịchtiềm năng Do có địa hình núi non chiếm 2/3 diện tích, đã tạo nên nhiều khurừng nguyên sinh và nhân tạo, nhiều hang động và thác nước đẹp như hangPhượng Hoàng, suối Mỏ Gà ( Võ Nhai), Chùa Hang (Đồng Hỷ)… Khu dulịch sinh thái Hồ Núi Cốc với 89 hòn đảo trong lòng hồ rộng 2.500 ha mặtnước, chạy dài 16 km dọc sườn đông Bắc dãy Tam Đảo hùng vĩ đã trở thànhthắng cảnh nổi tiếng Khu di tích lịch sử văn hoá Thần Sa (Võ Nhai) với dichỉ Phiêng Tung, Ngườm… thuộc trung kỳ đá cũ đã khẳng định chứng tích vềmột nền văn hoá cổ nhất vùng Đông Nam Á Nơi đây còn lưu giữ nhiều hiệnvật và dấu tích của người Việt cổ, từ trung kỳ đá cũ đến sơ kỳ đá mới (3 vạnnăm đến 1 vạn năm TCN) Thái Nguyên còn là quê hương của Anh hùng dântộc Dương Tự Minh, với 30 năm phụng sự nhà Lý trong thế kỷ XII, ngườiduy nhất trong lịch sử được hai lần phong làm Phò mã lang Tại Đại Từ, nơi

có khu di tích núi Văn, núi Võ gắn liền với danh nhân đất Việt: Anh hùngLưu Nhân Chú, người chỉ huy trận đánh bại Liễu Thăng ở Ải Chi Lăng nămxưa và trở thành tể tướng đầu tiên của nhà Lê thế kỷ XV Tại trung tâm thànhphố Thái Nguyên hiện nay, Đền thờ Đội Cấn được xây dựng khang trang tạinơi diễn ra sự kiện lịch sử khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 do Đội Cấn vànhà yêu nước Lương Ngọc Quyến lãnh đạo

Thái Nguyên cũng chính là một trong những địa danh của núi rừng ViệtBắc, đã cùng các tỉnh trong vùng hình thành nên chiến khu Việt Bắc nổi tiếngtrong thời kỳ cách mạng và kháng chiến kiến quốc của nước nhà

Cùng với những nét văn hoá tương đồng với các tỉnh trong vùng ViệtBắc, về Thái Nguyên còn là về với nền văn hoá truyền thống với các lễ hộidân gian phong phú mang đậm bản sắc dân tộc như hát Sli, hát lượn, hátThen, lễ hội Lồng Tồng thắm đượm tình người

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởixướng và lãnh đạo cùng với các tỉnh trong vùng, Thái Nguyên đã đạt đượcnhiều thành tựu rất quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc

Trang 26

phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị Đời sống kinh tế ở TháiNguyên đã có sự chuyển biến tích cực, tạo điều kiện để xây dựng đời sốngvăn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết số37-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá IX), Đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XVIII đãxác định: Huy động tối đa mọi nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiệnđại hoá, tạo sự phát triển nhanh và bền vững, tạo tiền đề quan trọng để TháiNguyên trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020

Từ thực tế đó đã tạo ra các điều kiện thuận lợi để Thái Nguyên phấnđấu trở thành Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục, y tế của vùngtrung du miền núi phía Bắc theo tinh thần Nghị quyết số 37-NQ/TW của BộChính trị

Kể từ sau khi tái lập tỉnh Thái Nguyên đến nay (năm 1997), trong điềukiện tình hình có nhiều khó khăn do tác động ngày càng gay gắt của cuộckhủng hoảng tài chính tại các nước trong khu vực đã ảnh hưởng trực tiếp đếncác lĩnh vực kinh tế của tỉnh Tình hình thời tiết diễn biến bất thường gây bấtlợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp, nhưng với sự nỗ lực cố gắng phấn đấu củacác cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong những năm qua(2005 - 2013) tỉnh Thái Nguyên đã đạt được một số thành tựu rất quan trọng,

đó là:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, bình quân hàngnăm đạt 9,05% Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷtrọng công nghiệp và xây dựng trong tổng GDP của tỉnh So với năm 2000,năm 2005 tỷ trọng công nghiệp, xây dựng tăng từ 30,37% lên 38,34%; dịch

vụ tăng từ 35,94% lên 36,23%; nông, lâm nghiệp từ 33,68% xuống còn25,43% Năm 2007, công nghiệp, xây dựng chiếm 39,33%; khu vực dịch vụchiếm cơ cấu 36,33%; khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 24,34%

Trong sản xuất nông, lâm nghiệp, tăng trưởng bình quân gần4,5%/năm, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVI đề ra Sản lượng lươngthực bình quân đầu người đạt 337 kg/người/năm Về kinh tế vườn đồi, trong 5

Trang 27

năm đã trồng thêm được gần 4.000 ha chè, nâng diện tích chè của tỉnh lên trên16.000 ha Sản lượng chè búp tươi tăng từ 66,4 nghìn tấn năm 2000 lên trên

100 nghìn tấn năm 2005 Kết quả trồng rừng hàng năm đều đạt và vượt mụctiêu đề ra Bình quân mỗi năm trồng mới trên 2.000 ha rừng tập trung và hàngtriệu cây phân tán, nâng độ che phủ của rừng từ 39% năm 2000 lên 45% năm

2005 Kinh tế nông thôn có bước phát triển mới Tỷ trọng dịch vụ trong nôngnghiệp, nông thôn tăng trên 3%/năm

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng gấp 2,4 lần so với năm

2000, với mức tăng bình quân hàng năm 19,05% Năm 2007 tỷ lệ hộ nghèotoàn tỉnh còn 20,69%, giảm 3,05% so với năm 2006; tốc độ tăng năm 2011đạt 11,38%, năm 2012 đạt 6,84% thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra Năm

2013 đặt mục tiêu tăng trưởng 16%

Với cơ cấu kinh tế hiện nay của tỉnh, sự tăng trưởng của khu vực sản xuấtcông nghiệp có ảnh hưởng quyết định tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh

2 2- Khái lược thực trạng tham nhũng đang diễn ra ở nước ta hiện nay

Tham nhũng ở nước ta hiện nay đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến

sự phát triển bền vững của đất nước, làm cho kinh tế chậm phát triển, gây thấtthoát, lãng phí tài sản của dân, thiệt hại ngân sách, gia tăng khoảng cách giàunghèo Tham nhũng cũng đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân vàoĐảng, vào Nhà nước, làm cho chế độ chính trị dần suy yếu từ bên trong, tạođiều kiện cho các thế lực thù địch tấn công, dẫn đến sụp đổ nếu không kịpthời chấn chỉnh

Tham nhũng đang hiện diện trong tất cả các lĩnh vực, từ công an đếnhải quan, từ tài nguyên môi trường đến xây dựng, thuế, ngân hàng, y tế, giáodục, thanh tra, kiểm sát, tòa án,… Tham nhũng đang diễn biến phức tạp, thủđoạn ngày càng tinh vi Theo thống kê của Tổ chức Minh bạch quốc tế về chỉ

số tham nhũng trên thế giới, năm 2012, Việt Nam xếp thứ 123/174 quốc gia

và vùng lãnh thổ

Trang 28

Chỉ số tham nhũng của Việt Nam qua các năm gần đây Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Một là, mức độ tham nhũng ngày càng lớn Qua kết quả thanh tra, kiểm

tra, kiểm toán, điều tra, xét xử, cho thấy các vụ tham nhũng được phát hiệnhoặc đưa ra xét xử có xu hướng tăng về quy mô, thể hiện ở số lượng tài sảnnhà nước bị chiếm đoạt, lãng phí, thất thoát, số đối tượng vi phạm, trong đó

có nhiều cán bộ, công chức, thậm chí cán bộ cao cấp giữ vai trò chủ chốt Về

số lượng, ngày càng có nhiều vụ việc tham nhũng bị phát hiện, trong các lĩnhvực khác nhau với tính chất và mức độ khác nhau Tuy công tác phát hiện và

xử lý vi phạm về tham nhũng đã đạt được một số tiến bộ nhưng nói chungvẫn chưa tương xứng với thực tế vi phạm về tham nhũng trong thời gian qua.Nhiều vụ việc đã được quần chúng, các tổ chức xã hội, thông tin đại chúng,thậm chí các cơ quan nhà nước phản ánh nhưng các cơ quan có thẩm quyền

và trách nhiệm chậm trễ, không triệt để trong việc tiếp nhận, giải quyết

Hai là, phạm vi tham nhũng ngày càng lan rộng, phổ biến Ngoài các

lĩnh vực nhạy cảm, hay xảy ra tham nhũng như đầu tư xây dựng cơ bản, quản

lý đất đai, quản lý tài chính công, thuế, hải quan…, tham nhũng đã lan sangcác lĩnh vực từ trước tới nay rất được coi trọng về đạo lý như giáo dục, y tế,chính sách thương binh, liệt sỹ, các chính sách nhân đạo, phúc lợi xã hội…

Trang 29

Thậm chí, tham nhũng xảy ra ở ngay các cơ quan bảo vệ pháp luật - những cơquan cầm cân nảy mực, đại diện cho công lý và công bằng xã hội như kiểmsát, xét xử Tham nhũng xảy ra ở nhiều cấp trong bộ máy nhà nước, không chỉ

ở cấp Trung ương, cấp tỉnh mà ngay cả cấp huyện, xã, tệ tham ô, hối lộ, vòivĩnh, sách nhiễu, tiêu cực cũng ngày một phổ biến Chính tham nhũng, tiêucực ở cơ sở cũng là một trong những nguyên nhân nên những “điểm nóng”trong thời gian qua

Ba là, tính chất tham nhũng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng, thủ

đoạn tham nhũng ngày càng tinh vi, trắng trợn Tham nhũng có tổ chức ngàycàng nhiều, liên quan tới nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương, có nhiềuđối tượng tham gia, với rất nhiều thủ đoạn tinh vi Đối tượng thực hiện hành

vi tham nhũng có cả những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, cónhiều kinh nghiệm công tác và quản lý, hiểu biết về pháp luật Tham nhũngliên kết với những bộ phận khác như buôn lậu, trốn thuế, lừa đảo, trong đó,đối tượng tham nhũng có sự móc nối chặt chẽ với các phần tử tiêu cực bênngoài Vì vậy, việc phát hiện, điều tra, xử lý gặp rất nhiều khó khăn Các đốitượng nói trên cấu kết, lợi dụng sự sơ hở hoặc thiếu đồng bộ, chồng chéo củapháp luật, sự quản lý lỏng lẻo, yếu kém, sự thiếu trách nhiệm trong kiểm tra,kiểm soát để thực hiện các hành vi vi phạm, chiếm đoạt tài sản, xâm phạm cáclợi ích của Nhà nước Nghiêm trọng hơn, tham nhũng hiện diễn ra ngày càngtrắng trợn, ngang nhiên Thậm chí, trong một số lĩnh vực, ở một số cơ quan vàmột số bộ phận cán bộ, công chức, việc tham ô, hối lộ được coi là chuyện

đương nhiên, là “luật bất thành văn”

Thái Nguyên cũng không nằm ngoài sự tác động, ảnh hưởng của tìnhhình chung và cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cảnước

Trang 30

2.3- Thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2005 đến nay

2.3.1- Những kết quả của công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua

Thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm,chống lãng phí; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ươngĐảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng,chống tham nhũng, lãng phí; Chỉ thị số 10/CT-TU ngày 08/11/2006 của BanThường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tácphòng, chống tham nhũng, lãng phí và Nghị quyết số 38/2006/NQ-HĐND củaHĐND tỉnh phê chuẩn Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiệnNghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng,lãng phí UBND tỉnh đã ra Quyết định số 2830/QĐ-UBND, ngày18/12/2006

về việc ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghịquyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãngphí và Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 29/01/2008 về việc tăng cường công tácphòng, chống tham nhũng, lãng phí trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Qua quá trình triển khai thực hiện Chương trình hành động của UBNDtỉnh, được sự chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh và sự quyếttâm của UBND tỉnh, sự nỗ lực chủ động triển khai thi hành luật của các Sở,ngành, địa phương và sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, công tác đấutranh phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã đạtđược những kết quả bước đầu, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hànhđộng của các cấp, các ngành, đồng thời cảnh báo, răn đe và tác động mạnh mẽđến hành vi, ứng xử của các đối tượng là chủ thể của hành vi tham nhũng,lãng phí

Trang 31

Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã tổ chức các lớp phổ biến, quán triệt, học tậpNghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng, lãngphí đối với cán bộ chủ chốt của tỉnh: cấp Trưởng, cấp Phó các ngành và Chủtịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục và tập huấn Luật Phòng,chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm được các ngành chức năng phốihợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương phổ biến sâu, rộng đến cán bộ, đảngviên, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàntỉnh, cụ thể: Sở Tư pháp phối hợp với Đài Phát thanh truyền hình tỉnh và BáoThái Nguyên thực hiện chuyên mục “giải đáp và phổ biến giáo dục phápluật”; phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức lớp bồi dưỡng, phổ biến cho cán bộ,công chức giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đươngcủa các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; phối hợp với các Sở, ban, ngành và cơquan, đơn vị, địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến được 23 lớp, với trên

2000 người tham gia Đảng uỷ Khối cơ quan Dân Chính Đảng tỉnh mở cáchội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục về nội dung của hai Luật trên đếntoàn bộ công chức, đảng viên thuộc 57 chi, đảng bộ với trên 2.250 người thamgia Thanh tra tỉnh phối hợp với các huyện: Định Hoá, Phú Lương, Đại Từ,Đồng Hỷ và thị xã Sông Công tập huấn Luật Thanh tra; Luật Khiếu nại, tốcáo, các luật bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Phòng,chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật trên cho cáccán bộ các ban, ngành của huyện và các chức danh công chức xã, phường, thịtrấn với trên 500 người tham gia

Đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bảnquy phạm pháp luật, hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Phòng, chống thamnhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Chương trình cải cáchhành chính của UBND tỉnh, đã tập trung vào việc thực hiện Luật Phòng,chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cụ thể:

- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về từng lĩnh vực, từng cơquan, loại bỏ những quy định không phù hợp với chính sách, pháp luật của

Trang 32

Nhà nước, nhất là các văn bản về trình tự thủ tục, chế độ, định mức; hoànchỉnh chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi cán bộ Có hình thứccông khai để dân biết, dân giám sát việc giải quyết từng loại công việc; công

bố công khai, minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng và nơi công

sở để làm căn cứ cho nhân dân thực hiện Thông qua công tác rà soát các thủtục hành chính thực hiện tại các đơn vị, đã phát hiện nhiều thủ tục hành chínhcòn chồng chéo, mâu thuẫn và gây phiền hà cần phải sửa đổi, bổ sung cho phùhợp và phân cấp cho cấp sở và cấp huyện

Thực hiện kế hoạch kiểm tra, rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạmpháp luật của HĐND và UBND tỉnh ban hành từ năm 1997 đến năm nay, Sở

Tư pháp chủ trì phối hợp với Văn phòng HĐND, Văn phòng UBND tỉnh vàcác ngành có liên quan tiến hành rà soát 1.206 thủ tục hành chính, trong đó

đề nghị giữ nguyên 625 thủ tục, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóađối với 526 thủ tục; đề nghị bãi bỏ đối với 55 thủ tục hành chính

- Đã có 15/19 sở, ngành; 9/9 huyện, thành phố, thị xã và 180 xã,phường, thị trấn thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo

cơ chế “một cửa” Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản

lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức,tăng tính minh bạch trong hoạt động của bộ máy chính quyền Đã xâydựng và đưa trang thông tin điện tử của tỉnh vào hoạt động, nhiều cơquan, đơn vị ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư, lưutrữ; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO trong hoạt động quản lýnhà nước, 44 đơn vị sử dụng mạng LAN và kết nối internet, 06 cơ quan

có mạng LAN/WAN có kết nối với bộ, ngành trung ương…

Tập trung chỉ đạo việc công khai hoá thủ tục hành chính; công tác kiểmtra, giám sát các dự án đầu tư xây dựng; công tác rà soát các dự án chuẩn bịđầu tư, quy hoạch; cơ chế, giải pháp thu hút đầu tư trên một số lĩnh vực: quản

lý nhà đất, xây dựng cơ bản, đăng ký kinh doanh, xét duyệt dự án, cấp phép

Trang 33

thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, cấp vốn ngân sách nhà nước, muasắm tài sản công, cụ thể là: quy định công khai tài chính, dự toán, quyết toánthu chi ngân sách; quy định về lập, thẩm định đề án khảo sát, đề án thăm dò;xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản; quy định về cấp giấychứng nhận đầu tư, điều chỉnh, đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi giấychứng nhận đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và trực tiếpnước ngoài; công khai các quy định về đấu thầu xây dựng cơ bản, mua sắm từnguồn ngân sách; quy hoạch, danh mục nguồn vốn đầu tư; quy định về xử lý,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; quy chếquản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ; nguyên tắc, định mức phân bổ ngânsách nhà nước trong đầu tư xây dựng; các quy định về đạo đức công vụ

- Triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg của Thủtướng Chính phủ về chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc giảiquyết công việc của người dân và doanh nghiệp; yêu cầu các cơ quan thôngbáo công khai số điện thoại đường dây nóng, hòm thư góp ý và phát hiệntham nhũng cho nhân dân được biết

- Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, phối hợp chặt chẽ với UBMT

Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên, các cơ quan báo chí trong việc thựcthi Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãngphí Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên phối hợp tuyêntruyền, vận động các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân thực hiện LuậtPhòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vàChương trình hành động phòng, chống tham nhũng, lãng phí trên địa bàn tỉnh.Công tác tuyên truyền, vận động được tiến hành bằng nhiều hình thức, tổchức các hội nghị tuyên truyền, tập huấn, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, quabản tin của Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên Tập trung thựchiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Quy chế giám sát cộng đồng

- Triển khai thực hiện Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09/3/2007của Chính phủ về minh bạch tài sản thu nhập tới các ngành, các địa phương,các cơ quan, đơn vị Ban hành Chỉ thị số 19/CT-UBND, ngày 10/12/2007 của

Ngày đăng: 20/04/2015, 22:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Kiềm chế tham nhũng hướng tới một mô hình xây dựng trong sạch quốc gia, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (năm 2002) Khác
2. Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số nước trên thế giới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (năm 2005) Khác
3. Một số văn bản của Đảng về phòng, chống tham nhũng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (năm 2005) Khác
4. Một số văn bản của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (năm 2005) Khác
5. Một số vấn đề cơ bản về phòng ngừa và chống tham nhũng, Nhà xuất bản Tư pháp (năm 2004) Khác
6. Một số bài nghiên cứu về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng đăng trên các tạp chí, Nhà xuất bản chính trị quốc gia (năm 2005) Khác
8. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương số 04 - NQ/TW,ngày 21/8/2006 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí Khác
9. Nghị quyết Hội nghị lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (năm 2002) Khác
10. Sổ tay báo cáo viên về Đại hội X Đảng cộng sản Việt Nam, Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng – Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (năm 2006) Khác
11. Tài liệu tập huấn về Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật Khiếu nại, tố cáo, Nhà xuất bản văn hoá dân tộc Khác
12. Tập bài giảng một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia ( năm 2010) Khác
13. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam (năm 2001), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội Khác
14. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng cộng sản Việt Nam (năm 2006), lần thứ XI (2011) Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội Khác
15. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII (năm 2010), Xưởng in Báo Thái Nguyên Khác
16. Xây dựng, chỉnh đốn đảng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (năm 2004) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w