Tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu có những yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp vào năm 2015 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI được xác định tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV, XV. Trên cơ sở đánh giá quá trình phát triển CNTTCN ở địa phương trong thời gian qua và đề xuất một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển CNTTCN ở địa phương trong giai đoạn hiện nay nhằm đạt mục tiêu Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV là rất cần thiết. Chính vì vậy, em mạnh dạn chọn vấn đề: “Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu Luận văn cao cấp lý luận chính trị.
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
PHAN VIỆT HÙNG
MéT Sè GI¶I PH¸P §ÈY M¹NH PH¸T TRIÓN C¤NG NGHIÖP, TIÓU THñ C¤NG NGHIÖP TR£N §ÞA BµN TØNH VÜNH PHóC
TRONG GIAI §O¹N HIÖN NAY
LUẬN VĂN CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI, NĂM 2014
DANH M C CÁC CH VI T T T ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ữ VIẾT TẮT ẾT TẮT ẮT
Trang 2CN-TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua việc phát triển CN-TTCN giữ vị trí quan trọng
và là nấc thang phát triển trong tiến trình CNH, HĐH đất nước Phát triểnCN-TTCN sẽ góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và quan trọng hơn cả là giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập
và nâng cao đời sống cho người lao động
Mục tiêu phát triển CN-TTCN là đẩy mạnh phát triển kinh tế của địaphương, mặt khác góp phần thu hút đầu tư về vốn, khoa học công nghệ làmtăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, giải quyết vấn đề việc làm, cải thiện đờisống cho người lao động, đô thị hóa các vùng nông thôn, nâng cao dân trí.Việc hình thành và phát triển các khu CN-TTCN sẽ góp phần tích cực trongvấn đề bảo vệ môi trường sinh thái nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quảđầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có môi trường sản xuất thuận lợihơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển CN – TTCN ở địaphương sẽ tác động đến việc hình thành các vùng nguyên liệu, vùng côngnghiệp, góp phần CNH, HĐH nông thôn
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tếtrọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô, có nhiều nhiều tuyến giao thông quốcgia, đường sắt, đường bộ, đường sông quan trọng chạy qua và gần sân bayquốc tế Nội Bài Từ khi tách tỉnh năm 1997 đến nay Vĩnh Phúc đã có bướctiến nhanh và đạt được những thành tựu to lớn Kinh tế liên tục tăng trưởngvới tốc độ cao, bình quân 15 năm (1997-2011) tăng 17,2%/năm Cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ,giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp thủy sản
Có được những kết quả trên do Đảng, Nhà nước đã quan tâm, tỉnh Vĩnh
Trang 4Phúc tích cực thu hút đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đặc biệt ưu tiên pháttriển CN – TTCN coi phát triển CN – TTCN là ngành mũi nhọn cho mục tiêuphát triển kinh tế Tuy nhiên CN-TTCN phát triển của tỉnh chưa tương xứngcác nguồn lực hiện có cùng với tiềm năng chưa được khai thác hợp lý Trướcthực tế đó, một mặt địa phương đang thực thi nhiều biện pháp để khắc phụcnhững hạn chế, thu hút đầu tư lấp đầy các khu, cụm CN-TTCN làng nghề đã
có, mặt khác đẩy nhanh việc quy hoạch chi tiết, xây dựng các khu, cụm TTCN làng nghề ở một số xã có nhiều tiềm năng phát triển
CN-Tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu có những yếu tố cơ bản của một tỉnh côngnghiệp vào năm 2015 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20của thế kỷ XXI được xác định tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứXIV, XV Trên cơ sở đánh giá quá trình phát triển CN-TTCN ở địa phươngtrong thời gian qua và đề xuất một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triểnCN-TTCN ở địa phương trong giai đoạn hiện nay nhằm đạt mục tiêu Đại hộitỉnh Đảng bộ lần thứ XV là rất cần thiết Chính vì vậy, em mạnh dạn chọn vấn
đề: “Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu Luận văn cao cấp lý luận chính trị
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về CN-TTCN với pháttriển kinh tế -xã hội
- Phân tích thực trạng phát triển CN-TTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giaiđoạn 2005-2012
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển TTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay
CN-3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
Tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu liên quan tới việc phát
Trang 5triển CN - TTCN và làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tronggiai đoạn từ năm 2005-2012.
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học: Phương pháp
lô gic – lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phân tích vàtổng hợp, phương pháp nghiên cứu tài liệu và phân tích lý thuyết Các phươngpháp trên được đặt trên nền tảng của phương pháp duy vật biện chứng và duyvật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin
Quan điểm, chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vàtình hình thực tế của địa phương
5 Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn chia thành ba chương:
Chương 1: Một số lý luận về phát triển công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Chương 2: Thực trạng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp ở tỉnh Vĩnh phúc đến năm 2020
Trang 6Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC
DÂN
1.1 Nhận thức về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1 1.1 Công nghiệp
Công nghiệp là một ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất củanền kinh tế quốc dân, bao gồm ba hoạt động chủ yếu như: khai thác tàinguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thủy; sản xuất, chế biếnsản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệp thành các loại sảnphẩm thỏa mãn các nhu cầu khác của xã hội; khôi phục giá trị sử dụng củasản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt
Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất to lớn và độc lập của nền kinh
tế quốc dân có chức năng khai thác các tài nguyên thiên nhiên, chế biến cáctài nguyên đó cũng như sản phẩm của nông – lâm – ngư nghiệp
Sản phẩm của công nghiêp phụ thuộc vào nhiều trình độ của công nghệsản xuất và thường được biến đổi khác với đặc điểm tự nhiên của chúng Gắnvới sự phát triển của lực lượng sản xuất, nhất là sự phát triển của khoa họccông nghệ, các sản phẩm của công nghệ được tạo ra ngày càng phong phú, đadạng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của sản xuất và đời sống
Công nghiệp cùng với nông nghiệp là hai ngành sản xuất ra tư liệu sảnxuất và tư liệu tiêu dùng cho xã hội Nhưng khác với đối tượng lao động củasản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, phát triển theo quy luật sinh học, thìđối tượng của sản xuất công nghiệp lại rất đa dạng, đó là toàn bộ các nguồntài nguyên khoáng sản có thể khai thác và chế biến; các nguyên liệu động,
Trang 7thực vật từ các ngành nông, lâm, thủy sản; các loại nhiên liệu như than, dầu
mỏ, khí đốt; các loại năng lượng thiên nhiên như ánh nắng mặt trời, sức gió,sức nước,…
Có thể hiểu công nghiệp là một ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuấtvật chất bao gồm hệ thống các ngành chuyên môn hóa hẹp, mỗi ngành chuyênmôn hóa hẹp lại bao gồm nhiều đơn vị kinh doanh thuộc nhiều loại hình khácnhau Trên giác độ kỹ thuật công nghệ và hình thức tổ chức sản xuất, côngnghiệp còn được cụ thể hóa bằng các khái niệm khác nhau như: công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp lớn; công nghiệp vừa và nhỏ; côngnghiệp nông thôn; công nghiệp quốc doanh và dân doanh
1.1.1.2 Tiểu thủ công nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp là những ngành nghề sản xuất mang tính chất thủcông truyền thống, kỹ thuật sản xuất ở trình độ còn thô sơ, quy mô sản xuấtthường ở mức vừa và nhỏ Ngày nay, với sự mở rộng quy mô sản xuất, kỹnăng lao động, công nghệ sản xuất được cải tiến nhờ áp dụng KHCN mới đãsản xuất ra sản phẩm nhiều hơn, năng xuất lao động cao hơn
Sản phẩm của TTCN là những hàng hóa mang tính truyền thống vừa cógiá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ cao… và thường chiếm ưu thế trên thịtrường trong nước cũng như quốc tế
1.1.2 Đặc điểm của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1.1.2.1 Đặc điểm của công nghiệp
Công nghiệp có nhiều đặc điểm khác biệt hoàn toàn với các ngành sảnxuất khác và được thể hiện như sau:
- Quá trình sản xuất công nghiệp:
Quá trình sản xuất công nghiệp có thể chia ra làm nhiều công đoạnkhác nhau, mỗi công đoạn có thể do một bộ phận trong dây chuyền sản xuất
Trang 8hoặc do một bộ phận độc lập thực hiện Sau đó chúng sẽ được kết nối, lắp ráplại với nhau thành một sản phẩm hoàn chỉnh theo thiết kế kỹ thuật.
Đặc điểm này cho phép các nhà quản lý, kinh doanh công nghiệp có thểlựa chọn mức độ chuyên môn hóa sản xuất công nghiệp mang lại hiệu quảkinh tế - xã hội cao nhất mà không nhất thiết phải thực hiện sản xuất hoànchỉnh một sản phẩm Chẳng hạn, đối với quốc gia có công nghệ cao, nhiềuvốn, họ có thể chỉ sản xuất những thiết bị, linh kiện quan trọng nhất của sảnphẩm mang lại giá trị kinh tế cao cho nước họ; còn các phần còn lại ít quantrọng hơn, giá trị thấp hơn nhưng cần nhiều tài nguyên thiên nhiên hơn, sảnxuất gây ô nhiễm môi trường hơn… sẽ được thực hiện thông qua chuyên mônhóa, hợp tác và phân công lao động quốc tế
Sản phẩm của công nghiệp phụ thuộc nhiều vào trình độ của côngnghệ sản xuất và thường được biến đổi khác với đặc điểm tự nhiên củachúng Trong khi đó các sản phẩm của nông nghiệp về cơ bản không thoát lykhỏi những đặc điểm tự nhiên ban đầu Gắn với sự phát triển của lực lượngsản xuất, nhất là sự phát triển của khoa học và công nghệ, các sản phẩm củacông nghiệp được tạo ra ngày càng phong phú, đa dạng nhằm đáp ứng nhucầu phát triển của sản xuất và đời sống
- Phân loại sản xuất công nghiệp:
Căn cứ vào các tiêu chuẩn khác nhau, công nghiệp có thể được phânloại thành các ngành cơ bản như sau:
+ Căn cứ vào đặc điểm công nghệ sản xuất, công nghiệp được phânchia thành các ngành: công nghiệp khai thác; công nghiệp chế biến; sản xuất
và phân phối điện, nước, khí đốt và xây dựng
Công nghiệp khai thác nhằm khai thác tài nguyên sẵn có trong thiênnhiên để tạo cơ sở nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến hoặc tạovốn cho quá trình công nghiệp hóa
Trang 9Công nghiệp điện, nước thuộc các ngành kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội cần thiết cho mọi ngành, mọi lĩnh vực của sản xuất, đời sống xã hội;
Công nghiệp chế biến, đặc biệt các ngành công nghiệp sản xuất ra tưliệu sản xuất, các ngành công nghệ cao là những ngành có vai trò quyết địnhđối với việc xây dựng một nước công nghiệp
+ Căn cứ vào mức độ sử dụng vốn và lao động giữa các ngành côngnghiệp có thể phân chia thành: các ngành công nghiệp sử dụng nhiều laođộng, ít vốn (như ngành dệt, may, da giày, chế biến nông, lâm, thủy sản…) vàcác ngành công nghiệp sử dụng nhiều vốn, ít lao động (như công nghiệpluyện kim, dầu mỏ, hóa chất, xi măng…)
+ Căn cứ vào trình độ công nghệ sản xuất có thể chia ra các ngành côngnghiệp có trình độ công nghệ thấp (như công nghiệp dệt, may, sản xuất giày,chế biến nông, lâm, thủy sản…); các ngành công nghiệp có trình độ côngnghệ trung bình (công nghiệp ô tô, cơ khí); các ngành công nghiệp có trình độcông nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, tự động hóa, vật liệumới, năng lượng mới, vũ trụ…)
Tuy nhiên, theo Giáo sư Kenichi Ohno (Nhật Bản) thì việc phân loạicông nghiệp theo trình độ công nghệ dựa vào các sản phẩm trong bối cảnhphân công lao động quốc tế sâu rộng như hiện nay là không rõ ràng Chẳnghạn, quan niệm máy tính, máy kỹ thuật số… là các sản phẩm công nghệ cao,còn các sản phẩm dệt may, sản xuất giấy, thực phẩm là các ngành côngnghiệp có công nghệ thấp là không đúng Bởi vì, nếu chỉ hoạt động lắp rápđơn thuần trong lĩnh vực máy tính thì cũng không khác gì hoạt động gia côngmay mặc xét về công nghệ sản xuất Do đó, việc phân loại công nghệ nên căn
cứ vào công đoạn của sản xuất chứ không phải gắn với toàn bộ sản phẩm
+ Căn cứ vào vị trí của ngành công nghiệp tham gia vào quá trình chếbiến nguyên liệu sơ cấp thành các bán thành phẩm trung gian và sản phẩm
Trang 10cuối cùng, có thể phân chia thành các ngành công nghiệp sản xuất nguyênliệu, hàng hóa trung gian và các ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩmcuối cùng, hay còn gọi là các ngành công nghiệp thượng nguồn, trung nguồn
+ Theo yêu cầu cụ thể có thể phân loại theo mối quan hệ trực thuộcnhư: (chia thành công nghiệp Trung ương và công nghiệp địa phương); theoquy mô (chia thành quy mô lớn, vừa và nhỏ)
Ngoài những cách phân loại trên còn có nhiều cách phân loại khác như:
* Phân loại thành 2 ngành sản xuất tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng
* Theo quan hệ sở hữu (công nghiệp quốc doanh, công nghiệp ngoàiquốc doanh, công nghiệp thuộc sở hữu hỗn hợp); phân loại theo nguồn vốnđầu tư (công nghiệp khu vực kinh tế trong nước và công nghiệp khu vực kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài)…
Việc phân loại các ngành công nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việcxây dựng kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp; xây dựng chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế vùng, miền và mỗi quốc gia ở
Trang 11từng giai đoạn cụ thể.
- Công nghệ sản xuất:
Quá trình tạo ra sản phẩm công nghiệp được thực hiện thông qua hệthống máy móc, thiết bị với đội ngũ công nhân có tay nghề cao Chính sự pháttriển của khoa học công nghệ là nhân tố cơ bản tạo ra ưu thế canh tranh giữacác sản phẩm công nghệ có cùng đặc điểm, tính chất trên thị trường Từ đặcđiểm này cho thấy vấn đề có tính quyết định trong phát triển công nghiệp làphải có chính sách quan tâm tới việc đầu tư, áp dụng công nghệ hiện đại vàthường xuyên nghiên cứu, đổi mới công nghệ cũng như quan tâm đào tạo độingũ công nhân lành nghề
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì khả năng sản sinhcông nghệ trong nước còn hạn chế, nhưng có thể nhập khẩu công nghệ nướcngoài Tuy nhiên, phải chú ý tới nguy cơ quốc gia có thể trở thành “bãi ráccông nghiệp” nếu nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu…Đồng thời phải có chiến lược đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ dựa trêncác nguồn năng lượng có khả năng sản sinh vô hạn và công nghệ thân thiệnvới môi trường (công nghệ sử dụng “nhiên liệu sạch” như: năng lượng mặttrời, sức gió, thủy triều, địa nhiệt…; hay công nghệ tiêu tốn ít, tiết kiệm tàinguyên thiên hữu hạn (công nghệ sản xuất vật liệu mới thay thế vật liệutruyền thống: nhựa, ván gỗ, thủy tinh, đá ốp lát nhân tạo…)
- Sản xuất công nghiệp có khả năng tập trung với mật độ rất cao trongmột không gian hạn chế Vì vậy tính chủ động trong sản xuất công nghiệpcũng rất cao, ít bị ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
Nhận thức đặc điểm này đòi hỏi trong chính sách phát triển côngnghiệp của Đảng và Nhà nước phải quan tâm xây dựng các khu, cụm côngnghiệp tập trung với các điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật thuận lợi cho sảnxuất công nghiệp Chính đặc điểm này là cơ sở quan trọng để quản lý, cải tạo
Trang 12môi trường làm việc, bảo đảm sức khỏe cho người lao động.
1.1.2.2 Đặc điểm của tiểu thủ công nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp được hình thành gắn liền với ngành nghề truyềnthống, điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương và có tính chất đặcthù trong quá trình sản xuất Trước tiên, sự ra đời của các ngành nghề TTCN
là do nhu cầu giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn, lao động nhàn rỗigiữa các mùa vụ và đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người Người thợ thủcông làm nghề TTCN thường là những người nông dân, kết hợp giữa làmnghề phụ với làm nông nghiệp Do đó, ngành nghề TTCN thường được tồntại ở các vùng miền nông thôn và gắn bó chặt chẽ với người lao động nôngnghiệp mang sắc thái địa phương
Công nghệ sản xuất của TTCN là thô sơ, quá trình sản xuất chủ yếu làthủ công, phụ thuộc vào tay nghề của người thợ thủ công Công cụ lao động
đa số là công cụ thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc, đặc biệt
là các ngành nghề TTCN truyền thống thì cơ bản lao động là thủ công nhờvào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của người thợ Việc dạy nghề chủ yếu theophương thức truyền nghề truyền thống từ đời này sang đời khác, hoặc họcnghề có tính chất làm theo, làm quen với kỹ thuật, trình độ chỉ là kinhnghiệm Trước đây một số ngành nghề TTCN thường được bảo tồn theo từngvùng miền, từng địa phương, thậm chí là được bảo tồn theo dòng họ hay giađình, ít được phổ biến ra bên ngoài Tuy nhiên hiện nay, nhiều ngành nghềTTCN ra đời làm cho phương thức truyền nghề và dạy nghề có nhiều thayđổi, mang tính đa dạng và phong phú hơn
Quá trình sản xuất chia ra làm nhiều công đoạn khác nhau, song mức
độ và quy mô chuyên môn hóa dây chuyền sản xuất còn thấp, phụ thuộc vàotừng vùng, từng địa phương có ưu thế phát triển ngành truyền thống
Trang 13TTCN phát triển góp phần thu hút lao động, giải quyết việc làm, tăngthu nhập, cải thiện đời sống và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nôngthôn theo hướng công nghiệp hóa Tuy nhiên, nó vẫn còn gặp các khó khăn vềthị trường, giá cả nguyên liệu, vốn…
Sản phẩm của các nghành nghề TTCN, đặc biệt là sản phẩm củangành nghề TTCN truyền thống mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật caomang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Sản phẩm của các ngành nghề TTCNtruyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có tính giá trị thẩm mỹ cao, vừaphục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, vừa là vật dụng trang trí,… Cácsản phẩm có sự kết tính giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sángtạo nghệ thuật cho phù hợp nhu cầu thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng trên thịtrường
Thị trường tiêu thụ các sản phẩm TTCN hầu hết là thị trường trongnước, một phần xuất khẩu do chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm chưaphong phú, ít có tính cạnh tranh với sản phẩm ngoài nước
Giá trị của sản phẩm thấp, nhưng lượng nguyên vật liệu tiêu thụ chosản xuất thì nhiều, quá trình sản xuất gây nhiễu ô nhiễm cho môi trường,…
do lượng phế thải nhiều không tận dụng được và do công nghệ sản xuất cònthô sơ, lạc hậu
Từ các đặc điểm trên đây, cho thấy trong chính sách phát triển TTCNcần phải:
+ Khuyến khích hỗ trợ phát triển TTCN để tận dụng, khai thác tốt cácnguồn lực tại chỗ của các địa phương như nguyên vật liệu, lao động
+ Phát triển các ngành nghề truyền thống, sản phẩm độc đáo mang sắcthái riêng, đồng thời đa dạng hóa ngành nghề để đáp ứng nhu cầu của thị trường
+ Cần phải có sự quản lý, hỗ trợ, giám sát của Nhà nước để TTCN phát
Trang 14triển bền vững và hiệu quả.
1.1.3 Vai trò của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
1.1.3.1 Vai trò của công nghiệp
Công nghiệp có vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển nền kinh tế docông nghiệp có khả năng tạo ra động lực và định hướng sự phát triển của cácngành kinh tế khác lên sản xuất lớn Vai trò chủ đạo của công nghiệp đối vớicác ngành kinh tế quốc dân là tất yếu khách quan, được xác định do nhữngđặc điểm mang tính bản chất của sản xuất công nghiệp, được Đảng và Nhànước ta đặc biệt quan tâm, có nhiều chính sách ưu tiên phát triển tầm vĩ mô,nhất là trong thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế, trong tình hình nước ta hộinhập sâu vào các tổ chức kinh tế thế giới, các hiệp định thương mại như: Tổchức Thương mại thế giới (WTO), AFTA, Công nghiệp là trọng điểm củanền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, xuất khẩu hàng hóa đóng góp nguồn thungân sách cho nhà nước, mở mang các ngành nghề mới, tạo nhiều việc làm,cải thiện nâng cao thu nhập và mức sống cho người lao động ở địa phương
Tăng trưởng và phát triển với tốc độ cao và mục tiêu đối với bất cứquốc gia nào trên thế giới, trong đó công nghiệp đóng góp một phần to lớn.Đối với nước ta, công nghiệp càng có vai trò quan trọng trong quá trìnhCNH, HĐH đất nước:
+ Công nghiệp đóng góp lớn vào tăng trưởng của nền kinh tế
Tổng cung của nền kinh tế tăng nhanh với sự phát triển của côngnghiệp So với nông nghiệp thì công nghiệp có nguồn lực không bị giới hạnbởi các điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, bởi đặc trưng sinh học của cây
và con Mặt khác, do năng suất lao động của công nghiệp cao hơn nôngnghiệp nên tốc độ tăng trưởng của công nghiệp tăng nhanh, góp phần to lớnthúc đẩy tăng tổng cung của nền kinh tế gấp nhiều lần so với nông nghiệp
Trang 15Ở Việt Nam, trong thời kỳ 1991-1995 tốc độ tăng GDP bình quân côngnghiệp là 12%, thời kỳ 1996-2000 là 10,60%, thời kỳ 2001-2005 là 10,2%,thời kỳ 2006-2010 là 7,94% là nhân tố quan trọng để đạt tốc độ tăng trưởngbình quân khá cao của nước ta Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giatăng tỷ trọng của ngành công nghiệp Từ năm 2000 tỷ trọng công nghiệptrong GDP là 36,37%, năm 2005 là 41,02%, năm 2010 là 41,09% GDP, năm
2012 là 42% GDP Như vậy, công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trongGDP của nền kinh tế và có vai trò quyết định đối với quá trình tăng trưởngkinh tế của nước ta
Công nghiệp phát triển làm nâng cao năng lực sản xuất và tốc độ tăngtrưởng kinh tế, làm thay đổi quan hệ xuất, nhập khẩu, thay đổi cán cân ngoạithương, thu ngoại tệ ngày càng nhiều về cho đất nước Công nghiệp tạo điềukiện tích lũy vốn từ thu nhập của dân cư và đồng thời làm tăng nguồn thungân sách
Phát triển công nghiệp tạo ra một đội ngũ lao động có trình độ chuyênmôn, có ý thức kỷ luật và có tác phong công nghiệp cao Phát triển côngnghiệp đi liền với đổi mới công nghệ làm cho trình độ công nghệ ngày càngđược nâng lên
Tổng cầu của nền kinh tế quốc dân trong những năm qua tăng do thunhập từ phát triển công nghiệp Công nghiệp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng CNH, HĐH
Đối với nông nghiệp, nông thôn – công nghiệp có vai trò đặc biệt quantrọng trong quá trình CNH, HĐH đất nước Công nghiệp vừa tạo ra thị trườngvừa tạo ra những điều kiện cần thiết thúc đẩy nông nghiệp phát triển
Phát triển công nghiệp sẽ mở rộng thêm thị trường tiêu thụ sản phẩmcủa nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp, mở ranhững khả năng tiêu thụ những sản phẩm nông nghiệp đã được chế biến cả
Trang 16trong nước và xuất khẩu Công nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào cần thiết
và kéo theo là nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất công nghiệp, nhờ đónâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và tăng chất lượng sản phẩm nôngnghiệp, làm tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp
Mặt khác, phát triển công nghiệp nhất là công nghiệp sử dụng nhiều laođộng sẽ có tác dụng thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp Qua đó giúpcho việc tổ chức, phân công lại lao động ở nông thôn
Công nghiệp thúc đẩy gia tăng tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu chế biến và đadạng hóa mặt hàng xuất khẩu
Khi nền kinh tế ở trình độ thấp thì sản phẩm chủ yếu xuất khẩu là nônglâm, thủy sản và các loại tài nguyên khoáng sản dưới dạng sản phẩm thô Việcxuất khẩu các mặt hàng này thường bị bất lợi về giá cả và chịu nhiều rủi ro
Vì vậy, để gia tăng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu cần phải đa dạng hóa mặthàng xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm từ các ngành công nghiệp chế biến
và tăng hàm lượng chất xám hàng hóa, sản phẩm Cần phát triển các ngành cólợi thế cạnh tranh theo hướng chuyển dần từ các ngành có giá trị tăng gia thấpsang các ngành có giá trị gia tăng cao, trong đó vai trò của công nghiệp là mộtyếu tố quyết định Quá trình phát triển công nghiệp của nước ta trong nhữngnăm qua cho thấy, vai trò của công nghiệp đã có đóng góp nhất định vàothang cơ cấu xuất khẩu theo hướng gia tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến.Năm 2000, xuất khẩu hàng công nghiệp chỉ chiếm 67,3% tổng kim ngạchxuất khẩu, thì năm 2009 đã tăng lên chiếm tới 70%, năm 2012 khoảng 74%
- Phát triển công nghiệp thúc đẩy quá trình đô thị hóa
Công nghiệp hóa và đô thị hóa là hai quá trình có mối liên hệ chặt chẽ,tác động qua lại với nhau và diễn ra đồng thời Phát triển công nghiệp sẽ dẫnđến hình thành các đô thị, dẫn đến sự phân bố lại dân cư giữa nông thôn vàthành thị, cơ cấu lại lực lượng lao động cũng như phát triển các kết cấu hạ
Trang 17tầng cơ sở và điều này lại thúc đẩy công nghiệp phát triển.
Sự phát triển của công nghiệp đòi hỏi phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội để đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp và nhu cầu đời sống củacông nhân và gia đình họ Vì vậy phải phát triển công nghiệp tập trung trênmột địa bàn nhất định sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí xã hội cho việc xây dựngkết cấu hạ tầng cũng như các chi phí trung gian Đồng thời tạo phản ứng dâychuyền phát triển cho các hoạt động kinh tế - xã hội khác
Việc tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp gần nhau tạo điều kiệnthuận lợi và tiết kiệm chi phí cho việc cung cấp các sản phẩm công nghiêp từnguyên liệu sơ chế đến các bán thành phẩm đầu vào Mặt khác, việc tập trungcác trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin và cácdịch vụ cần thiết sẽ tiết kiệm cả về chi phí và thời gian Tập trung hóa sảnphẩm sẽ tiết kiệm được đầu tư kết cấu hạ tầng
- Phát triển công nghiệp đóng góp vào giải quyết việc làm
Sự phát triển của công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa có thể thu hút đáng kể lao động tăng thêm hàng năm do công nghiệp pháttriển tạo nên các ngành nghề mời, sản phẩm mới, là điều kiện để thu hút thêmlao động trực tiếp vào các ngành công nghiệp và gián tiếp tạo thêm việc làm ởcác ngành liên quan
Đối với nước ta là nước có nguồn nhân lực dồi dào, cần phát triển cácngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, ít vốn, có tốc độ tăng trưởng caothì số việc làm do công nghiệp tạo ra sẽ nhiều hơn, giải quyết được các mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội Đặc biệt với điều kiện đi lên từ một nước nôngnghiệp như nước ta, để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cầnthiết sức chú trọng phát triển các ngành sử dụng ít vốn, nhiều lao động nhất làlực lượng dôi dư, lao động nhàn dỗi lúc giữa vụ từ nông nghiệp Điều nàycũng được thể hiện rất rõ ở nước ta trong những năm qua: Năm 2000, tỷ lệ lao
Trang 18động trong công nghiệp là 13,1%, năm 2005, tỷ lệ lao động công nghiệp là18,2%; đến năm 2011 là 22,4% nguồn lao động xã hội.
- Công nghiệp đóng góp vào tích lũy của nền kinh tế và nâng cao đờisống nhân dân
Công nghiệp là ngành có năng suất lao động và giá trị gia tăng cao, nênviệc tăng trưởng nhanh và hiệu quả trong công nghiệp sẽ có tác dụng tăng thunhập của nhân dân, tạo điều kiện gia tăng thuế, làm tăng nguồn thu cho ngânsách Nhà nước, tích lũy vốn cho các doanh nghiệp, đáp ứng cho nhu cầu đầu
tư của nền kinh tế
Quá trình phát triển công nghiệp trong điều kiện thị trường cạnh tranhđồng thời là quá trình tích lũy năng lực khoa học và công nghệ của đất nước.Quá trình phát triển công nghiệp đòi hỏi nâng cao chất lượng nguồn lao độngbao gồm: đội ngũ công nhân, đội ngũ chuyên gia KHCN, đội ngũ các nhàlãnh đạo, quản lý kinh doanh công nghiệp Nhờ đó công nghiệp tích lũy chonền kinh tế bao gồm: vốn tài chính, vốn con người, trình độ KHCN,…
1.1.3.2 Vai trò của tiểu thủ công nghiệp
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việc phát triển các ngành nghề TTCN có tầm quan trọng đối với quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH,HĐH Làm cho tỷ trọng của khu vực nông nghiệp ngày càng thu hẹp, tỷ trọngcủa các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên
Phát triển các ngành nghề TTCN sẽ là cầu nối giữa công nghiệp hiệnđại với nông nghiệp phi tập trung, làm cơ sở và tiền đề cho phát triển côngnghiệp, là bước trung gian chuyển từ nông thôn thuần nông, nhỏ lẻ, phân tánlên công nghiệp lớn, hiện đại và đô thị hóa
- Sử dụng hợp lý nguồn lao động nông thôn
Việc phát triển các ngành nghề TTCN cũng sẽ làm tích cực trong vấn đề
Trang 19giải quyết việc làm, phân công lao động trong nông nghiệp, nông thôn; sử dụnghợp lý nguồn lao động nông thôn dư thừa, lao động nông nhàn giữa thời vụ.
- Tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nông thôn
Phát triển các ngành nghề TTCN tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nôngthôn Đảm bảo tích cực phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xãhội, an ninh quốc phòng, tăng thêm việc làm, nâng cao mức sống cho người laođộng, nâng cao tay nghề cho người lao động ở nông thôn vốn chỉ biết làm nôngnghiệp, từng bước làm quen với nền kinh tế thị trường hàng hóa
- Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc
Phát triển các ngành nghề TTCN là góp phần bảo tồn nhiều ngành nghềtruyền thống, bảo tồn tinh hoa văn hóa dân tộc với những kỹ thuật tinh xảo,tinh hoa nghệ thuật được truyền và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khácnhư các ngành nghề gốm sứ, mây tre đan, mộc mỹ nghệ…
1.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1.2.1 Quan điểm về phát triển công nghiệp
Vai trò và hiệu quả kinh tế quan trọng của việc phát triển công nghiệp
đã được Đảng, Nhà nước ta xác định rõ trong các Văn kiện quan trọng vềđường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nghị quyết Hội nghị giữanhiệm kỳ khóa VII năm 1994 đã nêu rõ: Quy hoạch các vùng, trước hết là cácđịa bàn trọng điểm, các khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt, khu công nghiệptập trung Tiếp theo, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996 đã chỉrõ: Hình thành các khu công nghiệp tập trung (bao gồm cả khu công nghiệp
và khu công nghiệp cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sởcông nghiệp mới Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị, ở cácthành phố, thị xã Nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ
sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây
Trang 20dựng cơ sở công nghiệp xem lẫn với khu dân cư
Tiếp tục ưu tiên cho phát triển công nghiệp, đẩy mạnh quá trình CNH,HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, Nghị quyết Đại hội X của Đảng khẳngđịnh: Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác,công nghiệp phần mềm và công nghiệp hỗ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiềusản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động… Phát huy sức mạnh tổng hợpcủa các thành phần kinh tế, đa dạng hóa hình thức sở hữu và quy mô để pháttriển công nghiệp và xây dựng với cơ cấu ngành, nghề phù hợp Nâng cao chấtlượng, sức cạnh tranh, hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị tăngthêm, giá trị nội địa trong sản phẩm công nghiệp Phát triển công nghiệp và xâydựng gắn với phát triển dịch vụ, phát triển đô thị và bảo vệ môi trường…
Tập trung nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngànhcông nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiềulao động như: Chế biến nông, lâm, thủy sản, may mặc, dày dép, đồ nhựa, đồgia dụng, cơ khí đóng tàu, thiết bị điện, thiết bị xây dựng, máy công nghiệp,phương tiện giao thông, sản xuất và lắp ráp cơ – điện tử, công nghiệp hỗ trợ,công nghiệp công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm…
Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia pháttriển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩusản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại; ưu tiên thu hút đầu
tư của các tập đoàn kinh tế và các công ty xuyên quốc gia
Khẩn trương thu hút vốn trong và ngoài nước đầu tư thực hiện một số
dự án quan trọng về khai thác dầu khí, lọc dầu và hóa dầu, luyện kim, cơ khíchế tạo, hóa chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng, giảm bớt sự phụ thuộcvào bên ngoài… có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô Thu hútnhững chuyên gia giỏi, cao cấp của nước ngoài và trong cộng đồng ngườiViệt Nam ở nước ngoài
Trang 21Bên cạnh đó, việc ưu tiên phát triển các loại hình doanh nghiệp cũnggóp phần đẩy mạnh quá trình phát triển công nghiệp như Nghị quyết Đại hội
X của Đảng đã xác định: Mọi công dân có quyền tham gia các hoạt động đầu
tư, kinh doanh với quyền sử hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh được phápluật bảo hộ; có quyền bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận các cơ hội,nguồn lực kinh doanh, thông tin và nhận thông tin…
Tôn vinh những người sản xuất, kinh doanh giỏi, chấp hành tốt phápluật; xóa bỏ mọi rào cản hữu tình và vô hình, tạo tâm lý xã hội và môi trườngkinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân phát triểnkhông hạn chế quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sảnxuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã nhấn mạnh: đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệtài nguyên, môi trường
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; thực hiện công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên,môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bềnvững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ Coi trọng pháttriển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng vàcác ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càngđạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến vàxây dựng nông thôn mới Bảo đảm phát triển hài hoà giữa các vùng, miền;thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời tạo điều kiệnphát triển các vùng có nhiều khó khăn Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ,đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Chiến lược phát triển
Trang 22kinh tế - xã hội 2011 - 2020 xác định: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
1.2.2 Quan điểm về phát triển tiểu thủ công nghiệp
Nhà nước có chính sách thuế và thị trường phù hợp để thúc đẩy cácngành nghề TTCN phát triển Đi đôi với việc hỗ trợ về tài chính, tín dụng làchính sách thuế và thị trường của nhà nước để khuyến khích các ngành nghềTTCN truyền thống phát triển
Hỗ trợ về vốn, tài chính của nhà nước thông qua các dự án cấp vốn, ưutiên lãi suất cho vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng đối với nhữngngười sản xuất, kinh doanh
Tăng cường cơ hội mở rộng, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm TTCNnhất là các sản phẩm TTCN truyền thống, độc đáo có giá trị và tính thẩm mỹcao thông qua triển lãm, kỹ kết hợp đồng thương mại với thị trường ngoàinước Định hướng chiến lược cho các mặt hàng TTCN xuất khẩu có thếmạnh, tạo điều kiện về vốn cho doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ,mẫu mã, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao sứccạnh tranh trên thị trường
Coi việc phát triển TTCN như là một biện pháp thực hiện CNH, HĐHnông nghiệp, nông thôn; một giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo ranhiều việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân nông thôn
Ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích như: chính sách miễn, giảmtiền thuê đất, hỗ trợ xây dựng hạ tầng, chính sách tín dụng, hỗ trợ đào tạo laođộng… cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất các mặt hàngTTCN truyền thống, độc đáo nhằm vừa mục đích phát triển kinh tế, vừa mụcđích giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Tiếp tục sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, coitrọng việc phát triển TTCN gắn với quá trình phát triển kinh tế, Nghị quyết
Trang 23Đại hội X của Đảng khẳng định: Hết sức coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp,nông thôn Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nôngthôn theo hướng sản xuất lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường;thực hiện cơ khí hóa, hiện đại hóa, thủy lợi hóa nhằm nâng cao năng suất chấtlượng và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương.Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp vàcác dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp Tổ chứclại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, tạo điều kiện để phát triểncác khu công nghiệp, các vùng trồng trọt chăn nuôi tập trung, các doanhnghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với hình thành các làng nghề…
Chú trọng dạy nghề và giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết cácvùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụgiao thông, các đô thị mới Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theohướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng làm côngnghiệp và dịch vụ Tiếp tục đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đóigiảm nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồngbào dân tộc thiểu số…
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, coi việc phát triển TTCN gắnvới quá trình phát triển kinh tế: Phải luôn coi trọng đẩy mạnh CNH, HĐHnông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóalớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững… Tốc độ phát triển công nghiệp
và dịch vụ ở nông thôn không thấp hơn mức bình quân của cả nước
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020,
Đảng ta đã xác định: phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường.
Trang 24Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP,
TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
2.1 Những đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tếtrọng điểm Bắc Bộ, thuộc quy hoạch vùng Thủ đô; phía Bắc giáp tỉnh TháiNguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Namgiáp Thủ đô Hà Nội Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm 01thành phố, 01 thị xã và 7 huyện Diện tích tự nhiên của tỉnh đến năm 2012 là1.238,62 km2, dân số 1.020,597 nghìn người, mật độ dân số trung bình 824người/km2
Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô
Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km
Vĩnh Phúc có nhiều đầu mối giao thông quan trọng qua tỉnh như: Quốc lộ
số 2, đường xuyên Á Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh (Trung Quốc), đường sắt
Hà Nội - Lào Cai; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua quốc lộ số 5thông với cảng Hải Phòng và quốc lộ 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân, nằmtrên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hànhlang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV, V của thành phố Hà Nội
2.1.1.2 Địa hình, địa chất và thủy văn
Ngoài vị trí thuận lợi tỉnh Vĩnh Phúc còn có địa hình đất đai tiềm năngbền vững cho sự phát triển Với tổng diện tích tự nhiên là 1.238,62 km2 baogồm đủ cả 3 vùng sinh thái là vùng núi, vùng trung du và vùng đồng bằng:
Trang 25Vùng núi: gồm huyện Lập Thạch, Sông Lô và Tam Đảo với tổng diện
tích là 559,29 km2 dân số của ba huyện là 280.589 người, mật độ trung bình
501 người/km2
Vùng trung du: gồm các huyện Tam Dương, Bình Xuyên, thị xã Phúc
Yên, thành phố Vĩnh Yên với tổng diện tích là 427,64km2, dân số là 399.769người, mật độ dân số là 935 người/km2
Vùng đồng bằng: gồm các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, với tổng diện
tích là 251,69 km2, dân số 340.239 người, mật độ dân số 1.351 người/km2 Vĩnh Phúc còn một lượng đất lớn chưa được khai thác, sử dụng khoảng16.000ha (chiếm 11% tổng diện tích) rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp và
đô thị Ở vùng đồng bằng đất đai phì nhiêu màu mỡ thuận lợi cho phát triển sảnxuất nông nghiệp chất lượng cao Để phát huy tiềm năng, thế mạnh ở mỗi vùng,tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng chủ trương mang tính chiến lược cho từng vùng Đối với vùng trung du và miền núi do quỹ đất lớn nên một mặt pháttriển mạnh, công nghiệp, du lịch ở vùng này, mặt khác sẽ phát triển nôngnghiệp đa canh, phát triển trang trại, kinh tế hộ gia đình, gắn với chương trìnhtrồng rừng; phát triển chăn nuôi gia súc lớn; phát triển cây công nghiệp
Đối với vùng trung du nơi chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằnggồm Vĩnh Yên, Phúc Yên, trung tâm huyện Bình Xuyên Đây là vùng trungtâm kinh tế, chính trị của tỉnh, gần thủ đô Hà Nội được coi là vùng động lực,vùng kinh tế trọng điểm Hướng phát triển trong thời gian tới là công nghiệp,dịch vụ, văn hoá, thể thao, giải trí, trung tâm đào tạo mặt khác, vùng nàycòn phát triển nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao phục vụ cho đô thị
Vùng đồng bằng chủ yếu tập trung phát triển mạnh cây lương thực tậptrung, đảm bảo an ninh lương thực; phát triển các làng nghề thủ công và cáccụm công nghiệp quy mô phù hợp
Có thể nói tiềm năng to lớn nhất của Vĩnh Phúc là đất Đất ở đây cónhiều loại Không kể vùng núi cao Tam Đảo, Vĩnh Phúc chủ yếu là bán sơn
Trang 26địa, vùng trung du, vùng đồi đất thấp và đồng bằng
Vùng đồi gò trung du Vĩnh Phúc kéo dài từ Lập Thạch qua Vĩnh Yên làvùng đất mở rộng từ chân núi Tam Đảo ra tới gần quốc lộ 2 Đây là vùng phù sa
cổ được nâng lên, có tầng dày đất sét pha cát có lẫn một ít sỏi và cuội rất thíchhợp để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và cây lương thực phụ
Vùng đồng bằng châu thổ kéo dài từ vùng đồi gò ra tận thung lũng sôngHồng, sông Lô chứa nhiều khoáng chất và vi lượng nên rất phì nhiêu, mầu
mỡ, sẵn nước cộng với khí hậu ôn hoà, rất thuận lợi cho việc thâm canh pháttriển nền công nghiệp trồng lúa nước
Với quan điểm công tác quy hoạch phải đi trước một bước, quy hoạchphải mang tính tổng thể, đồng bộ, gắn phát triển công nghiệp với phát triển đôthị và dịch vụ, bảo đảm sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, hạtầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào KCN; khai thác phát triển KCN ở cácvùng đồi, vùng đất bạc màu, hạn chế tối đa khai thác quỹ đất trồng lúa cho pháttriển công nghiệp, bảo đảm cho sự phát triển bền vững các KCN UBND tỉnhVĩnh Phúc đã trình Chính phủ phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch phát triểncác KCN của tỉnh đến năm 2020 Theo đó bổ sung quy hoạch các khu côngnghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, ngoài 9 KCN đã có, dự kiến ưu tiên thành lập mới đếnnăm 2015 và định hướng đến 2020 sẽ có thêm 11 KCN với diện tích 3.754 ha.Như vậy đến năm 2020, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ có 20 KCN với diện tích 6.038 ha
Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm ở đỉnh tam giác vùng đồng bằng Bắc Bộchâu thổ sông Hồng, có nguồn tài nguyên nước tương đối dồi dào, nhưng cógiới hạn Tài nguyên nước của tỉnh gồm nước mặt, nước dưới đất và nước mưa
Tài nguyên nước mặt: Vĩnh Phúc có mạng sông suối, hồ đầm, ao khá đa
dạng và phong phú Sông Hồng chảy qua điạ bàn tỉnh có chiều dài 45 km,sông Lô chảy qua địa bàn tỉnh với chiều dài 32 km; sông Phó Đáy phần lớnnằm trên địa bàn tỉnh; hệ thống sông Phan và sông Cà Lồ nằm trên địa bàntỉnh với chiều dài là 82 km Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có khoảng 184 hồ
Trang 27chứa nước, tổng dung tích 79,12 triệu m3; các đầm pha hồ, ao tự nhiên, tổngdung tích khoảng 26,4 triệu m3 với nhiều hồ lớn như hồ Đại Lải (Phúc Yên),
hồ Xạ Hương (Tam Đảo), hồ Vân Trục, hồ Liên Sơn (Lập Thạch), hồ ĐầmVạc (Vĩnh Yên) có tác dụng điều tiết nước
2.1.1.3 Khí hậu
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.Nhiệt độ trung bình năm 23,2 - 250C, lượng mưa 1.500 - 1.700 ml; độ ẩmtrung bình 84 - 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ Hướng gióthịnh hành là hướng Đông - Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông - Bắcthổi từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau, kèm theo sương muối Riêng vùng núiTam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 180C) cùngvới cảnh rừng núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch,nghỉ ngơi, giải trí
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Song, thực tiễn phân bổ lao động ở Vĩnh Phúc cho thấy, lao động làmviệc trong lĩnh vực nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao: 334.370 người (chiếm62,5% số lao động trong độ tuổi); số lao động trong lĩnh vực sản xuất côngnghiệp - xây dựng là 148.830 người (chiếm 26% số lao động trong độ tuổi);dịch vụ là 135.550 người Một số lao động nông nghiệp dôi ra do ruộng đất
Trang 28tập trung cho công nghiệp Trong những năm qua để tận dụng và phát huytiềm năng lao động của địa phương và giảm sức ép về việc làm, tỉnh VĩnhPhúc đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về đào tạo nghề và sử dụnglao động và cấp đất dịch vụ đã mang lại hiệu quả tích cực.
2.1.2.2 Hạ tầng kỹ thuật
- Đường giao thông: Vĩnh Phúc có 105,3 km quốc lộ chạy qua gồm
Quốc lộ 2 nối Hà Nội với Lào Cai; quốc lộ 2C Vĩnh Thịnh đi Tuyên Quang;quốc lộ 2B Vĩnh Yên đi Tam Đảo Ngoài ra có 18 tuyến tỉnh lộ phân bốkhắp các huyện trong tỉnh, tổng chiều dài là 298,5km nối thông ngoại tỉnh rấtthuận lợi cho việc đi lại giữa các vùng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạchxây dựng cầu Vĩnh Thịnh, cầu Trung Sơn và cầu Vĩnh Thịnh qua sông Hồngtrên địa bàn huyện Vĩnh Tường sang Sơn Tây đang hoàn thiện Hiện tạiđường cao tốc Hà Nội-Lào Cai đoạn qua Vĩnh Phúc dài 40Km đã đi vào khaithác giai đoạn I bề rộng đường 25,5m với 4 làn xe
+ Về đường thuỷ: chủ yếu là 2 tuyến Sông Hồng và Sông Lô nằm baoquanh tỉnh về phía Nam và phía Tây Ngoài ra, sông Cà Lồ, sông Phó Đáy và
hệ thống sông, suối nhỏ đan xen trên địa bàn tỉnh chủ yếu là cung cấp nướctưới cho nông nghiệp, song về mùa mưa cũng có giá trị về giao thông giữacác vùng
+ Về đường sắt: có 35 km đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua 5/9huyện, thành, thị trong tỉnh với 5 ga hành khách và hàng hoá
Vĩnh Phúc còn gần cụm cảng hàng không - Sân bay Quốc tế Nội Bài
- Điện lực: Hiện nay, 100% số xã, phường trong tỉnh đã có điện lưới
quốc gia với tổng dung lượng diện toàn tỉnh lên 468KVA, đáp ứng yêu cầu vềđiện trong quá trình phát triển của tỉnh trong những năm tới
- Cấp nước: Vĩnh Phúc có 2 nhà máy nước lớn đang được mở rộng và
xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Đan Mạch và Italia Nhà máynước Vĩnh Yên công suất sau khi mở rộng sẽ đạt 116.000m3/ngày-đêm; nhà
Trang 29máy nước Phúc Yên sau khi hoàn thành sẽ có công xuất 106.000m3đêm Trữ lượng nước ngầm ở các địa phương trong tỉnh đủ để cung cấp chosinh hoạt và sản xuất trên địa bàn.
/ngày Hệ thống thông tin liên lạc đã được hoàn thiện, với 28 bưu cục, 107
điểm bưu điện VHX, 43 đại lý bưu điện và điểm giao dịch chuyển phát; 430trạm thu phát sóng thông tin di động, với tổng số 877.300 thuê bao điện thoại,mật độ điện thoại đạt bình quân 73 máy/100 dân
Những điều kiện về hạ tầng cơ sở trên đã tạo ra một lợi thế quan trọngcho sự phát triển và thu hút đầu tư của Vĩnh Phúc
Riêng về mạng lưới cơ sở dạy nghề được phân bố rộng khắp nhưngchủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã và các khu công nghiệp
Giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề tiếp tục được coi trọng và quan tâmđầu tư Năm 2012, toàn tỉnh có 1.633 giáo viên dạy nghề, trong đó trình độtrên đại học là 241 người (chiếm 14%); đại học, cao đẳng có 947 người(chiếm 54,8%); trung cấp, thợ lành nghề, nghệ nhân có 371 người (chiếm12,6%) Số giáo viên đạt chuẩn theo quy định chiếm 83,5%
Cơ sở vật chất trang thiết bị trường học được đầu tư khang trang hơn.Chất lượng giáo dục được nâng lên, trật tự kỷ cương trong nhà trường, môitrường sư phạm được tăng cường; tỷ lệ số cháu trong độ tuổi vào nhà trẻ, mẫugiáo đều tăng, phát triển cao hơn nhiều so với mặt bằng chung toàn quốc Tỷ
Trang 30lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tuyển vào lớp 10 THPT và bổ túc THPTđạt 95%, trong đó THPT là 80% và bổ túc THPT là 15%, số học sinh học bổtúc THPT có 99,5% là học trung cấp nghề Chất lượng học sinh giỏi các cấpđược nâng lên và 10 năm liên tục có số học sinh giỏi quốc gia ổn định, luôn
có học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc tế Số học sinh trúng tuyển vàocác trường Đại học, cao đẳng năm sau cao hơn năm trước
Đến năm 2010 đã đào tạo được 233.455 người Riêng giai đoạn 2006
-2010 đào tạo 125.967 người (bình quân 25.193 người/năm), trong đó đào tạonghề là 98.815 người, đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp vàtrên đại học là 18.749 người
- Về Y tế:
Hệ thống khám chữa bệnh: Tuyến tỉnh: gồm 6 bệnh viện, trong đó có
02 bệnh viên đa khoa và 04 bệnh viện chuyên khoa với 1.500 giường bệnh;
Tuyến huyện: Tuyến huyện gồm 9 bệnh viện đa khoa với tổng số 840 giường bệnh Tuyến xã, phường: có 138 trạm y tế xã, phường, thị trấn và trên 100
trạm y tế của các nhà máy, xí nghiệp tham gia công tác chăm sóc sức khoẻban đầu cho nhân dân địa phương và cán bộ, công nhân viên nhà máy
Ngoài ra, còn một số bệnh viện tuyến trung ương đóng trên địa bàn tỉnhnhư: Bệnh viện Quân y 109, Bệnh viện lao và bệnh phổi Trung ương Phúc Yên,Bệnh viện điều dưỡng của Bộ Giao thông Toàn tỉnh đến năm 2012 có 2.340giường bệnh, đạt tỷ lệ 22,7 giường bệnh/10.000 dân (toàn quốc là 21,0 giườngbệnh/10.000 dân) tăng 8,0 giường bệnh/10.000 dân so với năm 2005
2.1.2.4 Các ngành sản xuất chủ yếu
Sản phẩm chủ yếu là sản phẩm có ý nghĩa quyết định lớn đến tăngtrưởng và phát triển kinh tế Theo quan điểm đó, sản phẩm công nghiệp côngnghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là cơ khí, lắp ráp ô tô, xe máy,các sản phẩm cơ khí hỗ trợ công nghiệp ô tô xe máy, linh kiện điện tử, vậtliệu xây dựng, dệt may, da giày và công nghiệp chế biến lương thực, thực
Trang 31Hầu hết các nhà sản xuất nhóm sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều đạthiệu quả cao có uy tín trên thị trường như: Công ty Honda Việt Nam, ToyotaViệt Nam, thép Việt Đức, phanh Nissin, Vina-Korea, Công ty TNHH HoaCương, Tập đoàn gạch ốp lát Vĩnh Phúc Prime Group, Công ty TNHH Chínhxác Việt Nam 1, Công ty TNHH băng ráp Yuli-Việt Nam, Công ty Takanichi,Cao su Inoue, Công ty Agripack, Japfa Comfeed, ống thép Việt Đức, Công ty
Cổ phần gạch men Thăng Long Một số dự án làm ăn đạt hiệu quả cao đangtiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và ngành nghề kinh doanh Các dự
án còn lại đang tiếp tục được đẩy mạnh đầu tư xây dựng hoàn thiện, để nhanhchóng đi vào sản xuất
2.1.3 Đánh giá thuận lợi, khó khăn
- Thuận lợi:
Ngay sau khi tái lập tỉnh năm 1997, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đãhết sức chăm lo phát triển công nghiệp và đây cũng là điều kiện tốt để côngnghiệp hỗ trợ phát triển Quán triệt Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh, thời gianqua tỉnh đã tập trung chỉ đạo, đầu tư đúng hướng các khu vực kinh tế, phù hợpvới các chương trình của Chính phủ, khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh
Với vị trí gần thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài, hệ thốnggiao thông cả đường bộ, đường sắt, đường sông và đường hàng không tạođiều kiện thuận lợi, thu hút các nguồn lực đầu vào về vốn, về nhân lực, về kỹthuật, công nghệ về vật tư nguyên phụ liệu cho đầu tư phát triển và thôngqua đầu mối của thị trường tiêu thụ là Hà Nội đảm bảo đầu ra cho sản phẩm
Con người Vĩnh Phúc cần cù, chịu khó; năng động trong tư duy sángtạo; có kinh nghiệm và uy tín trong sản xuất kinh doanh, cùng với nguồn nhânlực của các tỉnh lân cận, đặc biệt là thủ đô Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi chophát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng
Tỉnh đã phát huy lợi thế về vị trí địa lý của mình, có những chính sách
Trang 32ưu tiên, ưu đãi và cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ ngành trungương, đã thu hút được nhiều dự án đầu tư, góp phần phát triển mạnh mẽngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh.
Tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt công tác vận động, thu hút đầu tư, tậptrung chỉ đạo giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp; các cấp, các ngànhphối hợp tích cực trong công tác, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triểnsản xuất kinh doanh, phát huy các tiềm năng sẵn có, các thế mạnh, các lợi thế
so sánh nên công nghiệp của tỉnh phát triển nhanh, tạo nên sức hấp dẫn đối vớicác nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
Vĩnh Phúc đã triển khai thành công nhiều sáng kiến nhằm cải cáchhành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như thực hiện kịp thời
và linh hoạt các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm, chuyển đổi
cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động góp phần vào sự phát triển nhanh chóng củacác doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
- Khó khăn:
Diện tích của tỉnh không lớn, địa hình phức tạp, dân cư đông, đất cókhả năng sử dụng để phát triển công nghiệp có hạn; tài nguyên khoáng sản ít
là những hạn chế khách quan thách thức khả năng phát triển CN-TTCN
Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng cơ cấu cácngành, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu giá trị trong các thành phần kinh tế, theo địabàn của tỉnh Vĩnh Phúc còn mất cân đối
Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh so với yêu cầu phát triển còn thấp
và bất cập cho phát triển công nghiệp Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ và lựclượng lao động mặc dù được các cấp các ngành chú trọng, quan tâm nhưngvẫn chưa đáp ứng kịp với tốc độ phát triển của ngành
Hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, cấp điện, cấp nước chưa hỗ trợkịp thời cho phát triển của ngành công nghiệp
Tuy đã có quyết định thành lập nhiều khu cụm công nghiệp, một số dự
Trang 33án gặp khó khăn vướng mắc về thủ tục hành chính ở khâu thoả thuận đền bù,giải phóng mặt bằng, thủ tục thuê, giao đất, công tác cấp đất dịch vụ và xâydựng các khu tái định cư, tiến độ triển khai chậm
2.2 Thực trạng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 đến 2012
2.2.1 Về lĩnh vực công nghiệp
Sau khi tái lập tỉnh (1997), Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ
XII đã xác định "Phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa" Với đường lối, chủ trương, quan điểm phát triển
công nghiệp đúng đắn; sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ củacác cấp, ngành đã tạo cho ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao Nhịp
độ tăng trưởng bình quân giá trị gia tăng (giá cố định 1994) ngành côngnghiệp, xây dựng giai đoạn (2005-2010) tăng bình quân 21,51%/năm, trongđó: công nghiệp tăng 21,51%/năm; giai đoạn (2011-2012) tăng bình quân8,73%/năm, trong đó: công nghiệp tăng 8,61%/năm; giai đoạn (2011-2015)
dự kiến tăng bình quân 15,53%/năm, trong đó: công nghiệp tăng15,29%/năm Cơ cấu công nghiệp, xây dựng trong GDP tăng từ 40,68% năm
2000 lên 55,44% năm 2010; 60,42% năm 2013; dự kiến đến năm 2015 làkhoảng 61-62%
Trang 34Trong giai đoạn 2001-2011 ngành công nghiệp- xây dựng phát triển rấtmạnh, đặc biệt là công nghiệp đóng vai trò là nền tảng của nền kinh tế, gópphần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh,tạo vị thế mới cho công nghiệp Vĩnh Phúc đối với vùng đồng bằng sông Hồng
và với cả nước Giá trị tăng thêm ngành CN-XD năm 2010 đạt 7.410,3 tỷđồng, năm 2011 đạt 8.617,4 tỷ đồng tăng 16,29% so với năm 2010
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp-xây dựng (giá so sánh) tăng từ5.552 tỷ đồng năm 2000 lên 43.857 tỷ đồng/năm 2010 và 51.157 tỷ đồng/năm
2011 Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2010 đạt 22,9%/năm (vượt mụctiêu kế hoạch giai đoạn 2006-2010 đề ra là 18,5-20%/năm)
Năm 2012, giá trị sản xuất ngành công nghiệp (giá so sánh) đạt 49.306
tỷ đồng, tăng 11,67% so với năm 2010 (42.234 tỷ đồng) Giá trị sản xuấtngành công nghiệp tăng cao do thu hút được nhiều dự án từ khu vực FDI vàDDI, các doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất, sản lượng các sản phẩm chủ yếuđều tăng cao Năm 2012 sản lượng một số sản phẩm chính đạt được:
Xe máy các loại 2,24 triệu chiếc, tăng 25%/năm; gạch ốp lát 59,5 triệum2, tăng bình quân 51,1%/năm, quần áo các loại 66,8 triệu chiếc, tăng bìnhquân 2,3%/năm, riêng ô tô 24.645 chiếc, giảm 8,7%; Bên cạnh đó, nhiều dự
án mới đi vào hoạt động đã góp phần tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp
Vĩnh Phúc đã hình thành hệ thống 20 khu công nghiệp được Thủ tướngChính phủ phê duyệt vào danh mục các khu công nghiệp của cả nước ưu tiênphát triển đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, với quy mô gần 6.000 ha.Trong đó, có 7 khu đã được thành lập và cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổngdiện tích quy hoạch là 1.852,1ha Ngoài ra, hệ thống các dự án Quy hoạch như:Quy hoạch phát triển Công nghiệp, Quy hoạch phát triển điện lực, Quy hoạchphát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, Quy hoạch phát triển ngànhcông nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh đã được lập, phê duyệt và điều chỉnh bổsung làm cơ sở quan trọng để phát triển ngành công nghiệp của tỉnh
Trang 35Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn được quan tâm đầu tưphát triển, giai đoạn 2006-2010 đã hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuậtcho 5 làng nghề (Thanh Lãng, TT Yên Lạc, Tề Lỗ, Vĩnh Sơn và TT LậpThạch), hỗ trợ đào tạo nghề cho hàng ngàn lao động thuộc các ngành nghề thủcông, mỹ nghệ: mây tre đan, mộc mỹ nghệ, điêu khắc đá Một số làng nghềtruyền thống đã và đang dần được khôi phục, phát triển như: đá Hải Lựu, rèn
Lý Nhân, mộc Thanh Lãng, đan lát Triệu Đề, gốm Hương Canh Nhiều làngnghề mới đang dần được hình thành như: mộc Lũng Hạ-Minh Tân, ươm tơ,dệt lụa, mây tre đan xuất khẩu như: Nguyệt Đức, Trung Kiên, An Tường
- Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh giảm
về số lượng do thực hiện đề án sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước Trong khi
đó, các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh
có xu hướng tăng Năm 2012, theo thành phần kinh tế, tỉnh Vĩnh Phúc có 5 cơ
sở SXCN thành phần kinh tế Nhà nước (Trung ương quản lý 2 và Địa phươngquản lý 3), 4 cơ sở thành phần kinh tế tập thể, 252 cơ sở kinh tế tư nhân,
15.532 cơ sở kinh tế cá thể và 69 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài (Xem Bảng 1)
Bảng 1 Số cơ sở SXCN theo thành phần kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc