Nhiệm vụ, mục tiêu phát triển công nghiệp, tiểu thiểu công nghiệp đến năm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 64)

- Công cụ cầm tay, (rèn): Nghề rèn ở đây đã tồn tại và phát triển rất lâu đời, làng nghề rèn xã Lý Nhân là một trong các địa chỉ cung cấp các dụng cụ

3.2.2.Nhiệm vụ, mục tiêu phát triển công nghiệp, tiểu thiểu công nghiệp đến năm

nghiệp đến năm 2020

- Về phát triển công nghiệp:

+ Giai đoạn 2011-2015: để tạo các yếu tố cơ bản cho một tỉnh công nghiệp vào năm 2015, xây dựng Vĩnh Phúc trở thành thành phố vào năm 2020:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quan của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 bình quân đạt 14-15%/năm, trong đó công nghiệp tăng bình quân 16,7-18,3%/năm.

Đến năm 2015, kinh tế có cơ cấu công nghiệp – xây dựng chiếm 61-62%, dịch vụ thương mại chiếm 31-32%, nông lâm ngư nghiệp chiếm 6,5-7%.

+ Giai đoạn 2016-2020: phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14-15%/năm, trong đó tăng trưởng công nghiệp đạt bình quân 13- 14%/năm.

Đến năm 2020, kinh tế tỉnh sẽ có cơ cấu: công nghiệp – xây dựng chiếm 58-60%, dịch vụ thương mại chiếm 38% và nông lâm ngư nghiệp chiếm 3-4%.

Một số ngành công nghiệp tập trung phát triển: công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp điện tử, tin học; công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm; công nghiệp dệt may, da giầy; công nghiệp hóa chất và dược phẩm.

- Về phát triển tiểu thủ công nghiệp

+ Giai đoạn 2011-2015: khôi phục và phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp có sức cạnh tranh, bền vững trên thị trường trong và ngoài nước, hướng tới xuất khẩu.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất của tiểu thủ công nghiệp từ 17-18,5%/năm, phấn đấu đến năm 2015, giá trị sản xuất TTCN (theo giá cố định 1994) tăng từ 2,2 – 2,3 lần so với hiện nay.

Thu hút thêm từ 1.200 – 1.500 lao động hàng năm cho tiểu thủ công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2015 có 30-35 làng nghề đạt tiêu chuẩn của tỉnh.

Đến năm 2015 sẽ hình thành 20 cụm công nghiệp với diện tích 367,6 ha nhằm tách sản xuất ra khỏi khu dân cư, tạo điều kiện phát triển các ngành nghề TTCN, bảo vệ môi trường.

+ Giai đoạn 2016-2020: phát triển và nhân rộng các ngành nghề TTCN trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất của TTCN từ 7,5-8,5%/năm, phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất TTCN (theo giá cố định 1994) tăng từ 1,4-1,5 lần so với năm 2015.

Thu hút thêm từ 800-1.000 lao động hàng năm cho TTCN. Phấn đấu đến năm 2020 sẽ hình thành 31 cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh với diện tích 547,16ha.

Phấn đấu đến năm 2020 có 40-45 làng nghề đạt tiêu chuẩn của tỉnh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 64)