Đánh giá thuận lợi, khó khăn Thuận lợi:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 31)

- Thuận lợi:

Ngay sau khi tái lập tỉnh năm 1997, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã hết sức chăm lo phát triển công nghiệp và đây cũng là điều kiện tốt để công nghiệp hỗ trợ phát triển. Quán triệt Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh, thời gian qua tỉnh đã tập trung chỉ đạo, đầu tư đúng hướng các khu vực kinh tế, phù hợp với các chương trình của Chính phủ, khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh.

Với vị trí gần thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài, hệ thống giao thông cả đường bộ, đường sắt, đường sông và đường hàng không tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các nguồn lực đầu vào về vốn, về nhân lực, về kỹ thuật, công nghệ về vật tư nguyên phụ liệu... cho đầu tư phát triển và thông qua đầu mối của thị trường tiêu thụ là Hà Nội đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

Con người Vĩnh Phúc cần cù, chịu khó; năng động trong tư duy sáng tạo; có kinh nghiệm và uy tín trong sản xuất kinh doanh, cùng với nguồn nhân lực của các tỉnh lân cận, đặc biệt là thủ đô Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng.

Tỉnh đã phát huy lợi thế về vị trí địa lý của mình, có những chính sách ưu tiên, ưu đãi và cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ ngành trung

ương, đã thu hút được nhiều dự án đầu tư, góp phần phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh.

Tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt công tác vận động, thu hút đầu tư, tập trung chỉ đạo giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp; các cấp, các ngành phối hợp tích cực trong công tác, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, phát huy các tiềm năng sẵn có, các thế mạnh, các lợi thế so sánh nên công nghiệp của tỉnh phát triển nhanh, tạo nên sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

Vĩnh Phúc đã triển khai thành công nhiều sáng kiến nhằm cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như thực hiện kịp thời và linh hoạt các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động góp phần vào sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Khó khăn:

Diện tích của tỉnh không lớn, địa hình phức tạp, dân cư đông, đất có khả năng sử dụng để phát triển công nghiệp có hạn; tài nguyên khoáng sản ít là những hạn chế khách quan thách thức khả năng phát triển CN-TTCN.

Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng cơ cấu các ngành, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu giá trị trong các thành phần kinh tế, theo địa bàn của tỉnh Vĩnh Phúc còn mất cân đối.

Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh so với yêu cầu phát triển còn thấp và bất cập cho phát triển công nghiệp. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động mặc dù được các cấp các ngành chú trọng, quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp với tốc độ phát triển của ngành.

Hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, cấp điện, cấp nước chưa hỗ trợ kịp thời cho phát triển của ngành công nghiệp.

Tuy đã có quyết định thành lập nhiều khu cụm công nghiệp, một số dự án gặp khó khăn vướng mắc về thủ tục hành chính ở khâu thoả thuận đền bù,

giải phóng mặt bằng, thủ tục thuê, giao đất, công tác cấp đất dịch vụ và xây dựng các khu tái định cư, tiến độ triển khai chậm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w