Đánh giá chung về thực trạng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn vừa qua

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 45)

- Công cụ cầm tay, (rèn): Nghề rèn ở đây đã tồn tại và phát triển rất lâu đời, làng nghề rèn xã Lý Nhân là một trong các địa chỉ cung cấp các dụng cụ

2.2.3.Đánh giá chung về thực trạng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn vừa qua

công nghiệp trong giai đoạn vừa qua

Thực hiện phát triển công nghiệp-xây dựng, ngay từ năm 1997, tỉnh Vĩnh Phúc đã khẩn trương tiến hành quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư tại nước ngoài và trong nước, ban hành các chủ trương, chính sách ưu đãi và những giải pháp nhằm khuyến khích thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước như:

Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 15/8/2006 về chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu cho phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết số 05/2007/NQ-HĐND ngày 11/5/2007 về ưu đãi đầu tư dự án sản xuất máy tính xách tay của Tập đoàn điện tử Compal đầu tư vào KCN Bá Thiện, huyện Bình Xuyên; Nghị quyết số 12/2010/NQ-HĐND ngày 30/8/2010 về hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp giai đoạn 2010-2015; Nghị quyết số 56/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 về hỗ trợ cho các dự án thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh… Đồng thời, tích cực thực hiện công tác cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, cải cách các thủ tục hành chính. Nhờ có những chính sách và giải pháp tích cực của tỉnh, đến nay tình hình phát triển sản xuất công

ngày càng khởi sắc, các ngành nghề sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Cùng với đẩy mạnh phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đặc biệt coi trọng đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống. Tỉnh đã tiến hành quy hoạch tổng thể các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị; quy hoạch chi tiết một số cụm làng nghề, xây dựng đề án nhằm khôi phục và phát triển CN, TTCN, làng nghề nông thôn. Sản phẩm của các làng nghề ngày càng đảm bảo chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, được thị trường ưa chuộng. Do đó, giá trị sản xuất của các làng nghề chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu nhập của làng xã, thu hút khoảng trên dưới 50% số lao động và số hộ tham gia.

Các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch xây dựng ở những vị trí địa lý thuận lợi, tỉnh ban hành những chủ trương và chính sách thông thoáng khuyến khích thu hút đầu tư, nguồn lao động trẻ dồi dào, có tay nghề và giá thuê nhân công thấp, cơ sở hạ tầng đáp ứng, an ninh quốc phòng đảm bảo. Do đó từ năm 1997 đến nay, Vĩnh Phúc luôn trở thành địa bàn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Đến nay đã có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào địa bàn tỉnh, trong đó chủ yếu là các nước thuộc vùng Đông Bắc Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và hiện đang thu hút dự án của các nước Mỹ, Đức….

Nhiều dự án đầu tư vào Vĩnh Phúc đã nhanh chóng xây dựng và hoạt động. Hầu hết các dự án sản xuất đạt hiệu quả cao, tạo được uy tín lớn trên thị trường trong nước và nước ngoài như: Công ty Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam, Công ty thép Việt Đức, Công ty phanh Nissin, Công ty Vina-Korea, Công ty TNHH Hoa Cương, Tập đoàn Prime Group-Tập đoàn gạch ốp lát Vĩnh Phúc, Công ty TNHH Chính xác Việt Nam 1, Công ty Japfa Comfeed,… một số dự án làm ăn đạt hiệu quả cao đang tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và ngành nghề kinh doanh. Các dự án còn lại đang được đẩy mạnh

đầu tư xây dựng hoàn thiện. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh là cơ khí, lắp ráp ô tô, xe máy, các sản phẩm hỗ trợ, vật liệu xây dựng, dệt may, da giày và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm…

Một số ngành công nghiệp chủ lực phát triển nhanh và đóng góp một phần đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu của các ngành công nghiệp chủ lực như: ngành cơ khí, ngành ô tô, xe máy, ngành điện tử-tin học, dệt-may, giầy-dép.

Sự phát triển của CN, TTCN thời gian quan đã hình thành mối liên kết sản xuất giữa các thành phần kinh tế giữa cơ sở sản xuất trong nước và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Đây cũng là một trong những tiền đề quan trọng trong việc tiếp tục tăng cường mối liên kết trong sản xuất giữa các thành phần kinh tế trong thời gian tới.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp Nhà nước địa phương, quy mô còn nhỏ bé, non yếu về năng lực quản lý và khó khăn về tài chính, theo chủ trương cổ phần hoá, vai trò của thành phần kinh tế này đã đang và sẽ còn tiếp tục suy giảm.

2.2.3.1. Những thành tựu đạt được

- Về tăng trưởng kinh tế: Tính chung cả giai đoạn 2001-2010, GDP Vĩnh Phúc tăng trưởng bình quân 16,5%/năm (trong đó: giai đoạn 2001 – 2005 là 15%/năm, giai đoạn 2006 -2010 là 18%/năm). Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao so với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cao hơn nhiều so với tốc độ bình quân của cả nước.

- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: giai đoạn 2006-2010 cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp - thuỷ sản. Năm 2006 cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp thủy sản chiếm 16,74%, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 56,41%, ngành dịch vụ chiếm 26,85%. Đến năm 2012, cơ cấu các ngành lần lượt chiếm 12,52%, 56,35%, 29,93%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Tổng mức đầu tư phát triển toàn xã hội trong giai đoạn 2006 - 2012 (theo giá thực tế) đạt 50.258 tỷ đồng. Tổng huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội luôn ở mức cao xấp xỉ 40% so với GDP.

- Về phát triển công nghiệp: Công nghiệp của tỉnh kể từ khi tái lập tỉnh đến nay tăng trưởng rất nhanh, nhất là giai đoạn (2001-2010) đã dần khẳng định vai trò là nền tảng của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo vị thế mới cho công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đối với vùng đồng bằng sông Hồng và với cả nước. Công nghiệp Vĩnh Phúc từ vị trí thứ 41 trong cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp vào năm 1997 đã vươn lên vị trí thứ 7 cả nước và đứng thứ 3 khu vực Đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ từ năm 2003 đến nay.

Hệ thống cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp ngày càng được hoàn thiện, môi trường đầu tư của Vĩnh phúc được các nhà đầu tư đánh giá cao, nhiều năm liền Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) luôn nằm trong top đầu của cả nước. Tỉnh đã thu hút được một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư vào tỉnh như tập đoàn điện tử Compal, Foxconn, Piaggio, Deawoo bus, gạch Prime, thép Việt Đức... và sản xuất ra những sản phẩm công nghiệp chủ lực, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, đóng góp chủ yếu cho ngân sách tỉnh, gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Việc thu hút đầu tư tập trung chủ yếu trên cơ sở khai thác lợi thế vị trí địa lý, chính sách thu hút đầu tư cởi mở, thông thoáng. Tính đến 31/12/2012, trên địa bàn tỉnh có 677 dự án còn hiệu lực, gồm 536 dự án DDI với tổng vốn đầu tư 31.523,4 tỷ đồng và 141 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 2.750,8 triệu USD.

- Về phát triển TTCN: Nếu như công nghiệp tập trung tạo bước đột phá cho sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu ngân sách, thì tiểu thủ công nghiệp và làng nghề được quan tâm đầu tư nhằm khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống, làng nghề mới, giải quyết việc làm,

khai thác các nguồn lực tại chỗ, đẩy mạnh phát triển kinh tế khu vực nông thôn tạo nền tảng vững chắc cho quá trình CNH, HĐH của tỉnh. Vì vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp tập trung, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm quy hoạch và đầu tư phát triển.

Các ngành nghề TTCN phát triển trong những năm qua chủ yếu là ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm, nghề mộc dân dụng, cơ khí, sản xuất hàng thủ công, sản xuất sản phẩm tiêu dùng khác. Đã quy hoạch phát triển 31 cụm công nghiệp dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ sản xuất ở khu vực nông thôn và làng nghề. Ngân sách tỉnh hỗ trợ khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho 7 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, với tổng kinh phí 32,9 tỷ đồng, hỗ trợ đào tạo nghề cho trên 4.200 lao động thuộc các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ. Thực hiện Nghị quyết 02/2005/NQ- HĐND, Nghị Quyết 31/2010/NQ-HĐND về Chương trình khuyến công, Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND về hỗ trợ đào tạo dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo tỉnh đã thực hiện các đề án hỗ trợ đào tạo truyền nghề, nhân cấy phát triển nghề, khôi phục các làng nghề truyền thống như: đá Hải Lựu, rèn Lý Nhân, mộc Bích Chu, Thanh Lãng, Lũng Hạ - Minh Tân, đan lát Triệu Đề, gốm Hương Canh... tạo thu nhập và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động ở địa phương

2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

* Những hạn chế chủ yếu:

- Công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, nhưng chưa bền vững; cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu ngành chưa hợp lý, ảnh hưởng đến tính ổn định, bền vững của nền kinh tế.

Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng cơ cấu các ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu giá trị trong các thành phần kinh tế, theo địa bàn của tỉnh Vĩnh Phúc còn mất cân đối như: Khu vực có vốn đầu

tư nước ngoài chiếm 83,34% giá trị sản xuất công nghiệp; khu vực ngoài nhà nước chiếm 15,68% còn kinh tế nhà nước chỉ chiếm 0,99% giá trị sản xuất công nghiệp; thị xã Phúc Yên đóng góp hơn 80%; Vĩnh Yên 8,5%; Bình Xuyên 8,2%; Vĩnh Tường 1,2% giá trị sản xuất công nghiệp; các huyện khác đều đóng góp dưới 1% giá trị sản xuất công nghiệp.

Từ việc mất cân đối cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu ngành dẫn đến tăng trưởng công nghiệp trong những năm qua tuy cao nhưng còn tiềm ẩn yếu tố chưa vững chắc do chưa huy động được từ khu vực kinh tế trong nước, chịu ảnh hưởng lớn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế dẫn đến chi phí sản xuất (chi phí trung gian) vẫn còn cao trên 80%, trong khi cả nước là 65-70%. Tăng trưởng vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu.

- Chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm chưa cao; sản phẩm chưa đa dạng, chưa phát huy hết tiềm năng để phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Sản phẩm công nghệ cao còn ít, hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm chủ lực còn hạn chế.

Ngoài một số sản phẩm chủ lực như ô tô, xe máy, gạch ốp lát, may mặc và một số sản phẩm CNHT cho công nghiệp lắp ráp xe máy thì hầu hết các sản phẩm công nghiệp còn lại của tỉnh với quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất chưa cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm chưa cao. Đầu tư sản xuất CNHT của các công ty FDI vẫn gặp nhiều khó khăn và có thể nói là không đáng kể so với nhu cầu thực tế; sản phẩm làm ra, còn mang tính nhỏ lẻ, ít cả về chủng loại và sản lượng. Sức cạnh tranh của công nghiệp hỗ trợ còn yếu, nhất là sản phẩm của các doanh nghiệp hỗ trợ trong nước.

Sự kém phong phú về chủng loại các sản phẩm CNHT đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất, lắp ráp các sản phẩm

kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại. Đồng thời trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm do phải nhập khẩu chi tiết, linh kiện, nguyên liệu với chi phí cao hơn. Sản phẩm CNHT có hàm lượng công nghệ chế tạo còn thấp, chủ yếu là gia công và lắp ráp cụm linh kiện, sản xuất sản phẩm đơn giản là chính. Chưa thu hút được công nghệ cao, công nghệ nguồn trong sản xuất các linh kiện, phụ tùng đòi hỏi kỹ thuật cao ngành điện tử, tin học như: vi mạch, linh kiện bán dẫn, chíp và chế tạo chi tiết phức tạp như động cơ xe máy, ô tô. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trình độ công nghệ chưa cao, năng lực tiếp nhận và chuyển giao công nghệ còn hạn chế, sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá chưa cao. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất còn ít, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh mới đạt trình độ công nghệ trung bình và thấp, chưa hình thành được nền kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chiếm ưu thế tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu chưa nhiều.

- Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề còn chậm phát triển; các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được quan tâm đúng mức. Chưa hình thành được các doanh nghiệp hạt nhân ở các làng nghề tạo động lực phát triển và khai thác nguồn lực địa phương.

Hầu hết các cơ sở tiểu thủ công nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ lẻ dưới dạng hộ gia đình, thiếu vốn, mặt bằng sản xuất; phát triển theo hướng tự phát, chưa mạnh dạn đầu tư chiều sâu nên chưa có điều kiện tự tổ chức sản xuất trực tiếp và bao tiêu sản phẩm, sức cạnh tranh chưa cao. Do phát triển theo kiểu phân tán, chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng, xen lẫn với khu dân cư, chưa có các biện pháp giảm thiểu phát thải tại nguồn, khó xử lý chất thải dẫn đến môi trường làng nghề có nguy cơ ô nhiễm cao.

Các doanh nghiệp hạt nhân ở các làng nghề có thể tạo động lực phát triển và khai thác các nguồn lực địa phương chưa hình thành; công tác xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, hỗ trợ đổi mới cho các cơ sở sản xuất tại

các làng nghề còn hạn chế. Chi phí đầu tư di dời các cơ sở ra khu sản xuất tập trung còn bất cập so với thu nhập của các hộ gia đình sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Việc tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đem lại sự phát triển lâu dài cho các làng nghề tiểu thủ công nghiệp của cả nước nói chung và các làng nghề của tỉnh đang là vấn đề được các cấp, ngành, các cơ sở sản xuất đặt lên hàng đầu. Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp chưa đủ tiềm lực đầu tư, nghiên cứu thị trường; nhiều cơ sở làm sản phẩm không có định hướng vào một thị trường cụ thể. Chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường để tạo ra sản phẩm vừa mang bản sắc văn hóa dân tộc, vừa đạt yêu cầu chất lượng và phù hợp với thị hiếu, văn hóa của khách hàng.

- Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh so với yêu cầu phát triển còn thấp và bất cập cho phát triển công nghiệp.

Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động mặc dù được các cấp các ngành chú trọng, quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp với tốc độ phát triển của công nghiệp nhất là đội ngũ lao động lành nghề, kỹ thuật cao.

- Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng còn chậm, chất lượng hạ tầng trong các khu công nghiệp chưa cao cả về đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, xử lý rác, nước thải khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 45)