- Công cụ cầm tay, (rèn): Nghề rèn ở đây đã tồn tại và phát triển rất lâu đời, làng nghề rèn xã Lý Nhân là một trong các địa chỉ cung cấp các dụng cụ
3.2.3. Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển CN, TTCN
- Về công tác quản lý nhà nước: Nghiên cứu rà soát các quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, quy hoạch công nghiệp hỗ trợ; rà soát các khu cụm công nghiệp, kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai, dự án gây ô nhiễm môi trường...
Công bố rộng rãi chủ trương chính sách và các chế độ chính sách xây dựng công nghiệp cho các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất đóng trên địa bàn. Tiến hành tuyên truyền vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư. Tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư vào khu cụm công nghiệp.
Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí về thời gian, tiền bạc.
- Giải pháp về vốn: Trong khi tích lũy nội tỉnh còn hạn hẹp, chủ trương tranh thủ, huy động các nguồn vốn là giải pháp quan trọng. Trong các nguồn vốn, vốn ưu đãi đầu tư, vốn tín dụng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Các hình thức huy động vốn khác, như: giao dịch cổ phiếu của doanh nghiệp; liên doanh, liên kết thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và
ngoài nước; vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế, vốn của người Việt Nam định cư ở nước ngoài... là những hướng quan trọng để thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp.
- Giải pháp về thị trường: Phát triển thị trường trong tỉnh gắn với thị trường ngoài tỉnh, đồng thời đẩy mạnh việc xúc tiến thị trường nước ngoài để tăng thị phần xuất khẩu các sản phẩm sản xuất tại Vĩnh Phúc. Đối với các sản phẩm đã có thị trường thì cần giữ vững và mở rộng thêm thị trường mới, đối với sản phẩm chưa có thị trường cần tích cực tìm kiếm và phối hợp nhiều hình thức như quảng cáo, tham gia hội chợ, triển lãm...
- Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:
Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, nhân tố con người luôn giữ vai trò quyết định. Đào tạo nguồn nhân lực giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cần xác định là yếu tố quyết định để nâng cao vị thế cạnh tranh thu hút đầu tư cho tỉnh. Phải có một đội ngũ cán bộ, công nhân đủ về số lượng và chất lượng bảo đảm cho việc tổ chức, triển khai và thực hiện thành công những chủ trương, biện pháp xây dựng và phát triển kinh tế. Cơ cấu đội ngũ này phải đồng bộ, bao gồm cả cán bộ khoa học- kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ kinh tế, cán bộ trong các ngành kinh doanh, công nhân kỹ thuật…
Xã hội hoá công tác đào tạo nghề; có chính sách thu hút sử dụng người tài phục vụ cho các thời kỳ phát triển công nghiệp. Trước mắt, ưu tiên đào tạo nhân lực cho các ngành then chốt, các ngành sản xuất chủ lực, các ngành có xu hướng tăng trưởng nhanh trong từng thời kỳ. Song song với việc đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho lao động công nghiệp và dịch vụ cần phải chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn như: chăn nuôi, trồng trọt, chế biến nông sản và các làng nghề truyền thống ...
Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh, sử dụng các công nghệ mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin... để tạo ra các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, giá trị gia tăng lớn. Khuyến khích các cơ sở công nghiệp ứng dụng các tiến bộ KHCN, nguyên nhiên vật liệu thay thế, không ngừng cải tiến sản phẩm thân thiện với môi trường để tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
Đối với các dự án đầu tư nước ngoài cần đánh giá, xem xét công nghệ sản xuất được sử dụng, không nhập khẩu công nghệ và thiết bị đã lạc hậu. Hỗ trợ đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất máy móc, trang thiết bị, nhất là máy móc trang thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cho chế biến nông lâm sản thực phẩm.
- Giải pháp phát triển làng nghề:
Phát triển làng nghề với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, chuyển dịch nguồn lực từ nông nghiệp năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao hơn để phát triển bền vững;
Hướng tiến tới trong quá trình phát triển làng nghề là phải tách khu vực sản xuất ra khỏi khu vực dân cư để đảm bảo kết cấu hạ tầng, nhà xưởng cho sản xuất – kinh doanh và bảo vệ môi trường nông thôn. Tiếp đến, cần phát triển thị trường cho các làng nghề. Phát triển các thị trường đầu vào (lao động, thông tin, khoa học công nghệ nguyên vật liệu…) và thị trường sản phẩm cho các làng nghề.