- Công cụ cầm tay, (rèn): Nghề rèn ở đây đã tồn tại và phát triển rất lâu đời, làng nghề rèn xã Lý Nhân là một trong các địa chỉ cung cấp các dụng cụ
3.1.2. Yếu tố bên trong
Kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn vừa qua luôn phát triển với tốc độ cao, riêng công nghiệp giai đoạn 2001-2010 tăng 23,4%. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp giai đoạn 2001-2010 là 21,33%.
Công tác quy hoạch về phát triển công nghiệp, quy hoạch các ngành nghề Tiểu thủ công nghiệp, quy hoạch Công nghiệp hỗ trợ, quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực… trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt tạo điều kiện cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển.
Cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dạy nghề giải quyết việc làm…trên địa bàn tỉnh đã có những tác dụng tích cực trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.
CN-TTCN phát triển thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH: Tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng các ngành CN-TTCN và dịch vụ tăng lên. Có thể nói phát triển CN-TTCN đã giải quyết việc làm, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang CN-TTCN.
Phân công lại lao động trong nông nghiệp nông thôn, sử dụng hợp lý nguồn lao động dư thừa, mang lại thu nhập ổn định cho người lao động góp phần giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo.
Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Phúc còn gặp khó khăn trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như:
Cơ cấu phát triển công nghiệp mất cân đối, giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu chiếm trên 80% là của các doanh nghiệp FDI.
Cơ chế chính sách thu hút đầu tư chưa thật hấp dẫn; thủ tục vay vốn của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ gia đình tại ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn.
Công tác giải phóng mặt bằng một số khu, cụm công nghiệp làng nghề còn chậm; hạ tầng kỹ thuật xây dựng thiếu đồng bộ chưa đáp ứng yêu cầu cho việc sản xuất, hộ gia đình tại ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn hạ tầng kỹ thuật xây dựng thiếu đồng bộ chưa đáp ứng yêu cầu cho việc sản xuất, kinh doanh trong cụm.
Công tác quản lý Nhà nước về CN-TTCN còn chồng chéo thiếu chặt chẽ. Chất lượng nguồn lao động chưa cao, sản phẩm của TTCN chưa có tính cạnh tranh trên thị trường.