Minh Tân, Trung Kiên, Vân Giang (huyện Yên Lạc), Triệu Đề (Lập Thạch), Bích Chu (Vĩnh Tường)... Hầu hết các cơ sở sản xuất nguyên liệu, mây tre trên địa bàn tỉnh vẫn chưa ứng dụng công nghệ sấy để bảo quản, chưa bảo đảm được độ bền sản phẩm, chưa tự hoàn thiện được quy trình, mới chỉ cung cấp nguyên liệu thô, gia công bán thành phẩm và chuyển cho công ty cấp 1 để hoàn thiện và xuất khẩu, nên giá trị gia tăng không cao; phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết; không chủ động được tiến độ giao hàng, do đó nghề mây tre đan trên địa bàn tỉnh chưa có bước phát triển đột phá.
Khôi phục và phát triển làng nghề ở Vĩnh Phúc theo hướng sản xuất hàng mỹ nghệ và hàng xuất khẩu không chỉ giúp cho Vĩnh Phúc phá được thế "thuần nông" mà còn góp phần từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần phát triển du lịch - dịch vụ ở Vĩnh Phúc những năm tới.
- Chế biến gỗ gia dụng, đồ mỹ nghệ: Chế biến gỗ gia dụng và mỹ nghệ là ngành đóng góp doanh thu tiểu thủ công nghiệp lớn thứ hai sau gạch ngói thủ công. Một số làng nghề nổi tiếng như: đồ gỗ Thanh Lãng, xã An
Tường có làng nghề Bích Chu, Thủ Độ, nghề mộc Vĩnh Đông thị trấn Yên Lạc, làng mộc Lũng Hạ (Yên Phương, Yên Lạc)… Nghề mộc đã đem lại cho người dân những đổi thay về đời sống vật chất và tinh thần. Tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều cơ chế chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến gỗ như: về tiền thuê đất, vay lãi suất thấp… Hiện nay các làng nghề đang tập trung sản xuất những mặt hàng mộc có chất lượng nhằm phát triển sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ.