Yếu tố bên ngoà

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 56)

- Công cụ cầm tay, (rèn): Nghề rèn ở đây đã tồn tại và phát triển rất lâu đời, làng nghề rèn xã Lý Nhân là một trong các địa chỉ cung cấp các dụng cụ

3.1.1. Yếu tố bên ngoà

Quá trình phát triển CN-TTCN chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Ở mỗi vùng, mỗi địa phương do có những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội – văn hóa nên sự tác động của các nhân tố không giống nhau. Tuy nhiên hiểu một các tổng quát, chúng gồm các nhân tố cơ bản sau:

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Thị trường có sự tác động mạnh mẽ đến phương hướng phát triển, cách thức tổ chức, cơ cấu sản phẩm và là động lực thúc đẩy CN-TTCN phát triển. Sự tồn tại và phát triển của CN-TTCN phụ thuộc rất lớn vào thị trường. Sản xuất càng phát triển càng thể hiện rõ sự chi phối quan hệ cung – cầu, cạnh tranh trên thị trường. Những khu vực có sản phẩm độc đáo, kỹ thuật tinh xảo và luôn đổi mới về kiểu dáng, mẫu mã để luôn phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng sẽ có khả năng thích ứng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Ngược lại có những lĩnh vực, ngành nghề không phát triển, mai một thậm trí có nguy cơ mất đi là do sản phẩm không đủ sức cạnh tranh hoặc nhu cầu thị trường không cần đến sản phẩm đó.

- Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phát triển CN-TTCN. Vì vậy mỗi vùng, mỗi địa phương đều dựa vào điều kiện tự nhiên của mình để tìm ra các ngành có lợi thế trong quá trình hoạch định chiến lược, quy hoạch phát triển CN-TTCN của mình.

Nếu địa phương nào nằm trong khu vực kinh tế năng động, có vị trí giao thông thuận lợi sẽ có điều kiện phát triển hơn địa phương không có được lợi thế đó. Bởi vì vị trí địa lý tạo ra khả năng giao lưu mạnh giữa các địa phương nằm trong cùng một vùng với nhau. Sự giao lưu này không chỉ dừng

lại ở việc trao đổi hàng hóa sản phẩm mà còn có khả năng trao đổi các nguồn lực như lao động, vốn, tài nguyên,... giữa các vùng miền, địa phương.

- Vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh: Vốn nguồn lực vật chất quan trọng đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của nguồn vốn là đầu tư phát triển sản xuất, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, công nghệ... Do vậy sự phát triển của CN-TTCN cũng phụ thuộc rất lớn vào các nguồn vốn được huy động. Để đáp ứng với nền sản xuất quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu cao của nền kinh tế thị trường thì lượng vốn cần lớn hơn để đầu tư đổi mới công nghệ, đưa thiết bị, máy móc vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm trong đó phải kể đến nguồn vốn FDI, ODA…

- Cơ sở hạ tầng: Bao gồm hệ thống đường giao thông, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, các công trình dịch vụ thương mại, công cộng... Đây là các yếu tố tạo điều kiện cho quá trình sản xuất, khai thác và phát huy tiềm năng sãn có của mỗi địa phương. Đảm bảo cho quá trình cung cấp nguyên liệu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng như mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, đồng thời làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Do vậy, ở những nơi có cơ sở hạ tầng đấy đủ và đồng bộ thì ở đó có điều kiện để phát triển mạnh về CN-TTCN.

- Nguồn lực lao động: Lao động là nhân tố quyết định đến việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác.

Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì nguồn lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nền CN-TTCN, song không phải là ở số lượng lao động mà là chất lượng lao động cụ thể:

+ Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu phát triển CN-TTCN. Lực lượng lao động có chất lượng được thể hiện ở kiến thức, khả năng nghề nghiệp, chuyên môn hóa, sức khỏe, thái độ, tác phong làm việc công nghiệp, lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất CN-TTCN theo những ngành nghề tương ứng.

+ Có đội ngũ các nhà lãnh đạo và quản lý CN-TTCN giỏi trong hoạch định và chỉ đạo thực hiện chính sách nhằm đáp ứng và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển CN-TTCN.

+ Có đội ngũ các nhà kinh doanh CN-TTCN không chỉ giỏi trong tổ chức điều hành, mà còn giỏi cả trong nghiên cứu tiếp cận thị trường trong nước cũng như ngoài nước và nhảy cảm trong quản lý kinh doanh, dự báo tốt tình hình thị trường.

- Nguồn nguyên liệu, vật liệu: Hiện nay các nguyên vật liệu khai thác phục vụ cho các ngành nghề CN-TTCN để sản xuất chủ yếu từ môi trường tự nhiên nên vùng nguyên liệu ngày càng cạn kiện và khan hiếm, đồng thời những nguyên liệu trong nước không sản xuất được phải nhập khẩu sẽ gây khó khăn cho sản xuất. Chính vì vậy khối lượng, chất lượng, chủng loại, khoảng cách ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành của sản phẩm.

- Trình độ kỹ thuật công nghệ: Trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế thì sự phát triển CN-TTCN đã thể hiện cuộc cạnh tranh gay gắt về năng suất, chất lượng và giá cả. Sản phẩm sản xuất ra cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại trong nước cũng như sản phẩm nhập khẩu. Trong giai đoạn hiện nay, giao lưu thương mại mang tính toàn cầu thì việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ càng có tác động to lớn đến khả năng cạnh tranh, tăng năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm.

- Định hướng và cơ chế , chính sách phát triển CN-TTCN:

Sự phát triển của đất nước đòi hỏi phải giải quyết tốt hàng loạt các mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội, quốc phòng – an ninh đã được xác định. Gắn với nó thì việc định hướng nền CN-TTCN phát triển theo hướng nào cũng luôn phải được xác định rõ. Chiến lược phát triển phải phù hợp với yêu cầu khách quan của phát triển CN-TTCN. Việc lựa chọn định hướng phát triển CN-TTCN theo hướng xuất khẩu hay nhập khẩu, phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động hay nhiều vốn... sẽ quyết định CN-TTCN phát triển theo

hướng nào. Sự lựa chọn đúng hay lệch hướng rõ ràng có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển CN-TTCN.

Cùng với chiến lược phát triển CN-TTCN thì cũng cần phải có cơ chế, chính sách hợp lý có tác động thúc đẩy đến quá trình phát triển CN-TTCN. Cơ chế, chính sách đúng đắn, phù hợp, môi trường đầu tư hấp dẫn sẽ tạo điều kiện thuận lợi phát triển CN-TTCN nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Để có chính sách đúng đắn, hợp lý thì cần giải quyết tốt hàng loạt vấn đề bao gồm cả những vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy lãnh đạo, quản lý, đến lựa chọn những chính sách tổ chức kinh doanh, chính sách phát triển các thành phần kinh tế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực.

Trên đây là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đối với sự phát triển CN-TTCN. Qua đó khái quát những nhân tố thuận lợi, khó khăn đối với quá trình phát triển CN-TTCN trong giai đoạn tới.

*Thuận lợi:

Vĩnh Phúc có vị trí thuận lợi, là cửa ngõ nối liền Thủ đô với các tỉnh miền núi phía Bắc; hệ thống giao thông thuận lợi có cả đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không, nằm trong tam giác phát triển kinh tế Bắc bộ, nối Vĩnh Phúc với hai cảng biển lớn ở Quảng Ninh và Hải Phòng… là điều kiện rất tốt cho việc vận chuyển nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các sản phẩm của và xuất khẩu các chi tiết, linh kiện đến các thị trường có nhu cầu trên thế giới.

Sự phát triển của công nghiệp của Vĩnh Phúc và các tỉnh xung quanh như Hà Nội, Hải phòng, Bắc Ninh, Hải Dương... là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành chuỗi trong phát triển CN, TTCN dựa trên việc sản xuất các linh kiện, phụ kiện đáp ứng nhu cầu cao của các ngành sản xuất ô tô, xe máy; cơ khí chế tạo và lắp ráp linh kiện điện tử...

Chính sách thu hút đầu tư: của tỉnh thời gian qua sẽ góp phần quan trọng trong việc doanh nghiệp sản xuất CN, TTCN của doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp nội địa, quyết định xu hướng đầu tư vào sản xuất trên địa bàn

tỉnh trong thời gian tới.

Vĩnh Phúc có nhiều làng nghề truyền thống và các cụm CN-TTCN và làng nghề; chương trình xây dựng nông thôn đang được triển khai tích cực; nguồn lao động dồi dào, nhiều nghệ nhân... nhân tố này vô cùng quan trọng và khẳng định vai trò và vị trí của Vĩnh Phúc nói chung thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội.

* Khó khăn:

Thị trường nội tỉnh có quy mô nhỏ so với yêu cầu phát triển công nghiệp, do đó hướng ra thị trường bên ngoài là một tất yếu khách quan nhưng đang bị tác động lớn bởi suy thoái kinh tế toàn cầu. Tài nguyên khoảng sản, nguồn nguyên liệu tại chỗ cho phát triển công nghiệp của Vĩnh Phúc không nhiều và có quy mô nhỏ lẻ, không thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp dựa trên nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Mặc dù, quy mô dân số ở mức trung bình, và chất lượng dân số được đánh giá là tương đối tốt nhưng nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển công nghiệp tập trung có quy mô lớn, tốc độ tăng trưởng bình quân cao còn hạn chế.

Vĩnh Phúc có rừng quốc gia Tam Đảo, có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch và dịch vụ, cần phải có định hướng quy hoạch để tránh mâu thuẫn với phát triển công nghiệp và phát triển du lịch, bảo vệ môi trường tự nhiên.

Doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về nguồn vốn, khoa học công nghệ, quản lý. Công nghệ trong các ngành CN- TTCN chủ yếu ở mức trung bình, lạc hậu. Do vậy năng suất, chất lượng sản phẩm tạo ra chưa có tính cạnh tranh cao trên thị trường.

Phần lớn các cụm TTCN và làng nghề cơ sở hạ tầng còn kém, chưa đồng bộ: Điện, nước, đường giao thông trong cụm, chưa có hệ thống xử lý rác thải, nước thải...

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w