1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 20152020

51 409 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 242,5 KB

Nội dung

về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc xâydựng và bảo vệ Tổ quốc.Đề án cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí lãnh đạo,cán bộ công chức, phò

Trang 1

PHẠM NGỌC DU

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2015-2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trang 2

Đơn vị công tác: Ban Nội chính Tỉnh ủy Hòa Bình

Người hướng dẫn khoa học: Giảng viên Nguyễn Thanh Hà

Phó trưởng khoa Chính trị học

Trang 3

về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc xâydựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đề án cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí lãnh đạo,cán bộ công chức, phòng chuyên môn về theo dõi công tác phòng, chốngtham nhũng cơ quan Ban Nội chính Tỉnh ủy Hòa Bình

Do trình độ và thời gian đều có những hạn chế nhất định, nên đề án nàykhông tránh khỏi có thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quýbáu của các thầy cô giáo để đề án được hoàn thiện và có hiệu quả, tác dụngcao trong thực tế

Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên: Phạm Ngọc Du

Trang 4

ADB Ngân hàng phát triển Châu ÁGPMB Giải phóng mặt bằng

HĐND Hội đồng nhân dân

IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế

NSNN Ngân sách Nhà nước

PCTN Phòng, chống tham nhũngTCCSĐ Tổ chức cơ sở Đảng

TI Tổ chức minh bạch quốc tế

UBMTTQ Ủy ban Mặt Tổ quốc

UBND Ủy ban nhân dân

WB Ngân hàng thế giới

WTO Tổ chức Thương mại thế giới

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề án 1

2 Mục tiêu của đề án 3

2.1.Mục tiêu chung: 3

2.2 Mục tiêu cụ thể: 3

3 Giới hạn của đề án 4

B NỘI DUNG 5

1 Cơ sở xây dựng đề án 5

1.1 Cơ sở khoa học 5

1.1.1 Khái niệm về tham nhũng 5

1.1.2 Nguyên nhân và tác hại của tham nhũng 8

1.1.3 Tính cấp thiết phải phòng, chống tham nhũng 12

1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý 13

1.3 Cơ sở thực tiễn 16

2 Nội dung thực hiện của đề án 17

2.1 Bối cảnh thực hiện đề án 17

2.2 Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án 19

2.2.1 Những thành tựu đã đạt được trong công tác PCTN và những vấn đề đặt ra 19

2.2.2 Một số hạn chế trong công tác PCTN 20

2.2.3 Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế 21

2.3 Những nội dung cụ thể của đề án cần thực hiện 23

Trang 6

3.1 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án 27

3.2 Tiến độ thực hiện đề án 28

3.3 Kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án 31

3.3.1 Nguồn kinh phí: lấy từ nguồn ngân sách tỉnh 31

3.3.2 Nội dung chi gồm: 31

3.3.3 Lập dự toán, giao dự toán, phân bổ dự toán và quyết toán: 32

4 Dự kiến hiệu quả của đề án 32

4.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề án 32

4.2 Đối tượng được hưởng lợi của đề án 33

4.3 Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện và tính khả thi của đề án 34

4.3.1 Những thuận lợi trong việc triển khai thực hiện đề án 34

4.3.2 Một số khó khăn khi triển khai đề án 34

4.3.3 Phương hướng vượt qua khó khăn để đảm bảo tính khả thi của đề án: 36 C KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN 39

1 Kiến nghị 39

2 Kết luận 40

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 7

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề án

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN) là một nhiệm vụ trọngtâm của công tác xây dựng đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệthống chính trị và toàn xã hội Tình hình hiện nay đòi hỏi các cấp uỷ và tổchức đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải nhận thức sâu sắc tính cấp thiết, lâudài, phức tạp và khó khăn của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, cóquyết tâm chính trị cao, đấu tranh kiên quyết, kiên trì, liên tục từ Trung ươngđến cơ sở, trong Đảng, Nhà nước và toàn xã hội nhằm “ngăn chặn và từngbước đẩy lùi tham nhũng”

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nghịquyết và các văn bản pháp luật về PCTN, đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêmminh những người vi phạm, kể cả cán bộ cao cấp, từ kỷ luật hành chính đếncách chức, truy tố, bỏ tù, tịch thu tài sản… Chỉ tính trong nhiệm kỳ Đại hội

XI của Đảng, số người đứng đầu bị xử lý do để xảy ra tham nhũng là 678người (trong đó xử lý hình sự là 101 người, xử lý kỷ luật là 577 người) Sựvào cuộc mạnh mẽ và thái độ chỉ đạo dứt khoát của lãnh đạo Đảng và Nhànước đối với những vụ án tham nhũng lớn xảy ra trong thời gian gần đây đãthể hiện quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước ta trong cuộc đấu tranh PCTN,làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước

Tuy nhiên, cuộc đấu tranh PCTN vẫn còn có những hạn chế, bất cập,nạn tham nhũng vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, thậm chí có mặt biểu hiệntrầm trọng hơn, với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp Nghị quyếtHội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X chỉ rõ: “Cuộcđấu tranh PCTN, lãng phí còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, hiệu quả thấp.Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp,

Trang 8

nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiềumặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đedoạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”.

Tham nhũng đã trở thành “quốc nạn”, đang cản trở tốc độ tăng trưởngcủa nền kinh tế quốc dân, làm chệch hướng những mục tiêu tốt đẹp của Chủnghĩa xã hội (CNXH), làm băng hoại giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, làmcho lòng dân không yên, đe dọa đến sự an nguy của Đảng và chế độ ta Dovậy, PCTN hiện nay là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước và nhân dân

Thực tế ở Hòa Bình trong những năm qua, công tác PCTN đã được cáccấp ủy đảng, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện; bướcđầu đã đem lại kết quả nhất định trong công tác đấu tranh PCTN trên cả haimặt; công tác tuyên truyền về pháp luật PCTN đã được quan tâm và đi vàochiều sâu Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng đã được chỉ đạo triển khaithực hiện tương đối đồng bộ Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được nhữngkết quả quan trọng bước đầu nhưng còn nhiều hạn chế, bất cập trong công tácPCTN; đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều yếu kém, đời sống của cán bộ, côngchức còn nhiều khó khăn; lương và thu nhập chính thức của đa số cán bộ,công chức chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống, không ít người phải tìmkiếm thêm từ các nguồn thu nhập khác

Từ những lý do trên, tôi chọn xây dựng đề án“Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015- 2020” làm đề án tốt nghiệp cao cấp lý luận Chính trị.

Trang 9

2 Mục tiêu của đề án

2.1.Mục tiêu chung:

Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội, điềukiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch,vững mạnh, hoạt động hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính; lànhmạnh hóa các quan hệ xã hội thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải phápphòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; củng cố lòng tin của nhân dân,thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh phát triển

2.2 Mục tiêu cụ thể:

+ Ngăn chặn làm giảm tối đa các điều kiện và cơ hội phát sinh thamnhũng trong việc hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật, nhất làtrong quá trình ban hành và tổ chức thi hành các văn bản áp dụng pháp luật

+ Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực nhà nước,ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi trên cơ sở xây dựngnền công vụ hiệu quả, minh bạch, phục vụ nhân dân và xã hội, với đội ngũcán bộ, công chức trung trực, công tâm, liêm khiết, tận tụy, chuyên nghiệp vàđược trả lương hợp lý; các chuẩn mực đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệpđược củng cố và phát triển

+ Cụ thể hóa các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tạo lậpmôi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch nhằm thuhút đầu tư trong và nước ngoài nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các tầng lớp nhân dân; từng bước xóa

bỏ tệ hối lộ trong các mối quan hệ với những người có vị thế trong cơ quannhà nước và trong giao dịch thương mại

Trang 10

+ Nâng cao trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, sức chiến đấu và hiệu quảhoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan, đơn vị chuyên tráchchống tham nhũng được nâng cao, giữ vai trò nòng cốt trong phát hiện và xử

lý tham nhũng

+ Nâng cao nhận thức, vai trò của xã hội về tham nhũng, về chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phòng, chốngtham nhũng; thúc đẩy sự tham gia chủ động của các tổ chức, đoàn thể xã hội,các phương tiện truyền thông và mọi công dân trong nỗ lực phòng, chốngtham nhũng; xây dựng văn hóa và tạo ra thói quen phòng, chống tham nhũngtrong đời sống của cán bộ, công chức và trong các tầng lớp nhân dân

+ Ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các vụ việc, vụ án tham nhũng; xử

lý nghiêm khắc đối với các đối tượng có hành vi tham nhũng, góp phần làmgiảm thiểu tệ nạn tham nhũng xảy ra trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

3 Giới hạn của đề án

+ Về không gian: Đề án chủ yếu tập trung nghiên cứu việc triển khai

công tác PCTN của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở;bao gồm 11 huyện, thành phố; các sở, ban, ngành; các ban Đảng thuộc Tỉnhủy; các tổ chức đoàn thể; các cơ quan Trung ương, doanh nghiệp nhà nướcđóng trên địa bàn; các xã, phường, thị trấn trong tỉnh Hòa Bình

+ Về thời gian: Đánh giá thực trạng công tác PCTN của tỉnh Hòa Bình

từ 2010-2015; đề xuất các nội dung, nhiệm vụ phòng ngừa nhằm nâng caohiệu quả công tác PCTN trong giai đoạn 2015-2020

Trang 11

B NỘI DUNG

1 Cơ sở xây dựng đề án

1.1 Cơ sở khoa học

1.1.1 Khái niệm về tham nhũng

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội phức tạp với nhiều biểu hiệnkhác nhau Các quốc gia ở trình độ phát triển khác nhau, điều kiện kinh tế,chính trị, xã hội khác nhau quan niệm về tham nhũng cũng rất khác nhau

Trong từng quốc gia ở mỗi giai đoạn phát triển, khái niệm tham nhũngđưa ra cũng thay đổi tương ứng để chỉ ra những loại hành vi tham nhũng nào

là phổ biến Vì vậy, khó có thể có một khái niệm chung nhất về tham nhũngcho mọi quốc gia, mọi chế độ chính trị; tham nhũng cũng không phải là mộtkhái niệm nhất thành bất biến xuyên qua các thời kỳ phát triển đối với từngquốc gia, khu vực Cụ thể là:

Ngân hàng thế giới (WB) coi tham nhũng là “Sự lạm dụng chức vụ công để tư lợi” Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) quan niệm: “Tham nhũng là lợi dụng chức vụ công hoặc chức vụ tư để tư lợi”

Theo tổ chức minh bạch quốc tế (TI) thì “Tham nhũng là hành vi của công chức trong khu vức công, dù là chính trị gia hay công chức dân sự, trong đó họ làm giàu một cách không đúng đắn hay bất hợp pháp cho bản thân hoặc cho người thân của họ bằng việc lạm dụng quyền lực công đã được giao cho họ”.

Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003 không đưa ra

khái niệm về tham nhũng mà chỉ khuyến cáo các quốc gia thành viên cần phải

quy định các hành vi sau đây là tội phạm tham nhũng: Hối lộ (trong khu vực

Trang 12

công và khu vực tư); tham ô; lợi dung ảnh hưởng để trục lợi; làm giàu bất hợp pháp; biển thủ trong khu vực tư; tẩy rửa tài sản do phạm tội mà có…”

Ở Việt Nam, theo từ điển Việt Nam năm 2006: “Tham nhũng là hành

vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái quy định pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức”

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 thì: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi”

Các hành vi tham nhũng được quy định trong Luật phòng, chống thamnhũng năm 2005 gồm:

- Tham ô tài sản

- Nhận hối lộ

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì

vụ lợi

- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

- Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi

- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ,quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địaphương vì vụ lợi

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của nhà nước

vì vụ lợi;

Trang 13

- Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

- Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi viphạm pháp luật vì vụ lợi, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra,thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi

Tham nhũng là một căn bệnh xã hội tồn tại ở mọi xã hội có Nhà nước

và một khi bộ máy Nhà nước càng trở nên trần trọng Tham nhũng, xét theokhía cạnh chữ nghĩa, cũng như cách hiểu truyền thống, là hiện tượng nhữngngười có chức vụ quyền hạn cố tình làm trái với những quy định chung nhằm

vơ vét tài sản của công cho bản thân mình hoặc cho người khác Ở bất cứ đâu,

tệ tham nhũng cũng bị lên án, vì nó đi ngược lại lợi ích của quần chúng nhândân lao động Hành vi của người lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình đểchiếm dụng tài sản của cộng đồng thời xâm phạm tới nhiều khách thể khácnhau được pháp luật bảo vệ Đó là tài sản của xã hội (bao gồm tài sản của Nhànước, tài sản của các tổ chức xã hội, tài sản của hợp tác xã v.v…), quyền vàcác lợi ích chính đáng của công dân, hoạt động bình thường của các cơ quanNhà nước, các tổ chức xã hội và các đơn vị kinh tế Tham nhũng bao giờ cũng

là một vi phạm pháp luật và tuỳ theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xãhội mà nó có thể là một vi phạm hành chính hay là một tội phạm

Cũng như các tỉnh khác, ở tỉnh Hòa Bình, tuy không xảy ra nhũng vụtham nhũng lớn như ở một số tỉnh, thành phố lớn, nhưng tệ nạn tham nhũng

đã và đang len lỏi đi vào từng lĩnh vực của đời sống xã hội Trong những nămgần đây, tham nhũng phần lớn xảy ra do cán bộ, công chức đã lạm dụng chức

vụ và quyền hạn để tham nhũng, các trường hợp tham nhũng xảy ra chủ yếuliên quan tới tài chính, các cấp để xảy ra tham nhũng thường là cấp huyện vàcấp xã

Trang 14

1.1.2 Nguyên nhân và tác hại của tham nhũng

* Nguyên nhân:

- Về nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, nguyên nhân và động cơ chủ yếu của tham nhũng là lòng

tham của con người Vì lợi ích cá nhân, người ta có thể làm tất cả, bất chấpmọi thủ đoạn, mọi hậu quả để đạt được dù hành vi đó là vi phạm đạo đức,pháp luật, hay vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng

Thứ hai là do lối sống “ăn bám”, ỷ lại, lười lao động thích hưởng thụ

của một bộ phận, tầng lớp trong xã hội Chính lối sống này kết hợp với bảnchất ích kỷ, đam mê lợi ích vật chất của các bậc phụ huynh, cán bộ, công

chức,… là chất xúc tác để thúc đẩy con người ta lao vào các “phi vụ” phạm

pháp Lối sống hưởng thụ len lỏi vào các cơ quan công quyền thể hiện ở sựquan liêu và suy đồi của không ít cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;cống hiến thì ít mà muốn hưởng thụ thì nhiều, nên sách nhiễu, làm khó để vòi

vĩnh, “gợi ý”, “lót đường”, “rải thảm”.

Thứ ba là do cuộc sống, áp lực công việc, do môi trường xung quanh;

một bộ phận cán bộ, công chức chưa có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức,lối sống, tư tưởng chính trị Điều này dẫn đến sự tha hóa, suy thoái về đạo đứckhông thể tránh khỏi của các công chức, viên chức nhà nước, sẵn sàng vì lợiích cá nhân mà tham nhũng

Thứ tư là do tâm lý, “truyền thống văn hóa” và trình độ nhận thức của một bộ phận người dân còn yếu kém Với quan niệm “dầu bôi trơn bánh xe”,

“đầu xuôi đuôi lọt”, “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” và nghĩ rằng giải pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất để giải quyết công việc là “thủ tục đầu tiên”

cũng là nguyên nhân thúc đẩy tham nhũng Hơn thế, người ta còn dùng hối lộ,

Trang 15

quà cáp như một hình thức “kết thân”, “đầu tư chiều sâu”, “đầu tư vào tương lai” để tạo thuận lợi cho con đường công danh sự nghiệp sau này cho cả bản

thân lẫn người thân Chính hành vi tâm lý và trình độ nhận thức này đã vôtình làm cho không ít cán bộ, nhân viên bị tham nhũng thụ động Tình trạngnày kéo dài làm xuất hiện tư tưởng gây khó dễ ở cán bộ, công chức để nhận

“phong bì” từ dân mới giải quyết công việc, cho rằng nhận hối lộ là một thủtục tất yếu trong quá trình xử lý công việc Bởi vậy, một số cán bộ, đảng viênkhi có quyền lực đã đem địa vị, quyền hành ra để “mặc cả” và cho rằng

“muốn ăn chân giò phải thò chai rượu” Vô hình trung điều này tạo nên một

cách suy nghĩ, một thói quen xấu trong cả cán bộ công chức và cả những

người muốn dùng tiền để giải quyết công việc, dần dần hình thành nên “văn hóa phong bì”.

Thứ năm là sự sơ hở, bất cập, thiếu công khai, thiếu minh bạch, cơ chế

“xin - cho” còn tồn tại Nguyên nhân này thể hiện ở chỗ: cơ chế kiểm tra,kiểm soát việc sử dụng, quản lý, luân chuyển tài sản có nhiều sơ hở; các thủtục, quy định của Nhà nước chưa được công khai, rõ ràng nên nhân dân cósuy nghĩ “tiếp cận, giải quyết” mới xong, tạo điều kiện cho cán bộ thamnhũng; thiếu công khai, minh bạch trong công tác quản lý, trong công tác kêkhai tài sản, trong công tác sử dụng tài sản, và thiếu minh bạch trong các vănbản, quy định, thủ tục

Thứ sáu, đó là tư duy chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn

phảng phất tư duy “truyền thống”, phong kiến, manh mún, chắp vá, thiếu tính

hệ thống dẫn đến thiếu mạnh dạn và quyết tâm trong việc thực hiện đường lốiđổi mới, đặc biệt là đổi mới tư duy chính trị

- Về nguyên nhân khách quan:

Trang 16

Thứ nhất, trong quá trình lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước,

để xây dựng, phát triển và bình ổn trật tự xã hội còn nghiêng về “đức trị”,

“nhân trị” mà chưa nghiêng về “pháp trị” Chính sách thưởng phạt chưa đủsức răn đe người phạm tội và khuyến khích người lập công, tố giác tội phạm

Thứ hai là do hệ thống pháp luật, chính sách ở nước ta thiếu đồng bộ,

chưa thỏa đáng và nhất quán; trong xử lý, chế tài chưa nghiêm minh, phápluật còn nhiều kẽ hở, cơ chế quản lý còn nhiều yếu kém

Thứ ba là do những bất cập trong triết lý về giáo dục, giáo dục đạo đức

cán bộ, đảng viên trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường chưa được chútrọng đúng mức Hơn nữa, việc đưa những người thiếu năng lực và thiếuphẩm chất đạo đức vào làm cho các cơ quan nhà nước do “quan hệ”, nể nang,

“đi đêm”, làm suy thoái hệ thống chính trị và làm cho tình trạng tham nhũngngày càng phát triển nhanh chóng

Thứ tư là do sự quản lý, thanh tra, kiểm tra lỏng lẻo, yếu kém của cơ

quan Nhà nước; xử lý qua loa, chỉ mang tính “hình thức” nên chưa mang tínhrăn đe Các cán bộ cấp cao và cấp trên chưa làm gương cho cấp dưới, chưa

thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với phương châm “một tấm gương sống về đạo đức gấp hàng trăm, hàng nghìn bài diễn thuyết”

Thứ năm là do việc thực hiện chính sách phòng, chống tham nhũng

chưa đáp ứng được thực trạng tham nhũng hiện nay, thiếu một chương trìnhphòng, chống lâu dài, tổng thể mà chỉ chủ yếu tập trung vào việc giải quyếtnhững vụ “tham nhũng vặt”, nhỏ lẻ Mặt khác, các chính sách của nýớc tachýa khuyến khích toàn dân và cả hệ thống chính trị cùng phòng, chống thamnhũng Chúng ta chưa có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ những người phát hiện vàdám tố cáo tham nhũng Việc tuyên dương người đứng lên tố cáo tham nhũnghiện nay cũng chưa phải là giải pháp hiệu quả để động viên toàn dân tham

Trang 17

gia Hơn nữa, người “đưa hối lộ” đi tố cáo tham nhũng cũng bị khép tội “đưahối lộ” nên cũng làm hạn chế việc tố cáo tham nhũng của nhân dân.

Thứ sáu, là do mặt trái (bản chất) của nền kinh tế thị trường và sự phân

cực giữa các giai tầng trong xã hội ngày càng sâu sắc làm cho các giá trị đạođức bị đảo lộn Đồng tiền đang lên ngôi trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Khi đồng tiền được xem là “thước đo của vạn vật” thì các giá trị đạo đức,

nhân phẩm sẽ đứng trước bên bờ vực Hơn nữa, chính sách tuyển dụng, trọngdụng và đãi ngộ các nhân viên công quyền chưa thỏa đáng (chính sách tiềnlương) là nguyên nhân góp phần thúc đẩy mọi người cần phải kiếm thêm để

bù đắp cho gia đình họ làm cho tình trạng tham nhũng phát triển và lan rộng

* Tác hại của tham nhũng:

Thứ nhất, tham nhũng đe dọa sự bất ổn về tình hình chính trị tại

địa phương

Thứ hai, tham nhũng gây ra tác hại rất nghiêm trọng đối với phát triển

kinh tế, làm chậm nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội, gây thiệt hại vật chất rấtlớn cho chính quyền và nhân dân Tham nhũng làm méo sự lựa chọn chínhsách, là một loại hoạt động kinh tế ngầm, khó kiểm soát, bất ổn, cản trở đầutư; làm suy giảm cạnh tranh vốn có của thị trường,

Thứ ba, tham nhũng làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội, phá hoại

những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc Hơn nữa, tham nhũng đem lại sựnghèo khổ cho một bộ phận không nhỏ những người lao động chân chính, làmtha hóa biến chất bộ máy quan chức trong lĩnh vực công

Thứ tư, tham nhũng còn liên kết với các tội phạm khác, đặc biệt là tội

phạm có tổ chức, tội phạm kinh tế, tội phạm tẩy rửa tiền làm thất thoát nguồnlực, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ổn định chính trị và phát triển bền vữngcủa tỉnh

Trang 18

1.1.3 Tính cấp thiết phải phòng, chống tham nhũng

Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lậplong trọng tuyên bố với thế giới về sự thành lập của Nước Việt Nam dân chủcộng hoà Sau một ngày (03/9/1945) trong bài nói về “Những nhiệm vụ cấp

bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” (Hồ Chí Minh toàn tập, t4, tr.7) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những thói xấu bị nhiễm từ chế độ thực

dân, trong đó có tham ô Người đã vạch ra nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dụcnhân dân; để cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước,yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập Việc đóđược tiến hành bằng cách “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”

Tham nhũng là một hiện tượng lịch sử xã hội, tham nhũng xuất hiệnkhi xã hội có sự phân chia giai cấp và nó chỉ mất đi khi xã hội không còn giaicấp Để nhận thức đúng đắn về nguyên nhân xã hội gây ra hiện tượng thamnhũng xét về bản chất, là sản phẩm của chế độ bóc lột và giai cấp bóc lột Chủtịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam có thái độ rất kiênquyết trong việc đấu tranh bài trừ tệ tham nhũng, Người nói: “Muốn lúa tốtthì phải nhổ cỏ cho sạch, nếu không thì dù có cày bừa cho kỹ, phân có nhiềulúa vẫn xấu vì lúa bị cỏ át đi”, “Muốn thành công trong việc tăng gia sản xuất

và tiết kiệm phải nhổ cỏ cho thật sạch, nghĩa là phải tẩy cho thật sạch nạntham ô, lãng phí và bệnh quan liêu Nếu không thì nó sẽ làm hại đến côngviệc của chúng ta”, “Nó là kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm,mang súng mà nó nằm trang các tổ chức của chúng ta, để làm hư hỏng công

việc của chúng ta”…(Tác phẩm Sửa đổi lề lối làm việc – Hồ Chí Minh - Nhà

xuất bản Sự thật, năm 1948). Nghị quyết lần IV của Ban Chấp hành Trungương Đảng khoá VIII đã đánh giá: “Tình trạng tham nhũng, lãng phí, quanliêu còn diễn biến nghiêm trọng chưa được ngăn chặn, hiệu lực quản lý, điềuhành chưa nghiêm, kỷ cương xã hội còn buông lỏng, làm giảm sút lòng tin

Trang 19

của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta” Do đó phải “Đẩy mạnh cuộc đấutranh chống tệ quan liêu, tham nhũng” Coi đây là một trong những nhiệm vụchủ yếu của công tác cán bộ và là xu thế tất yếu của mọi quốc gia, yêu cầumỗi quốc gia cần có sự nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của côngtác PCTN

1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý

Nhận thức đầy đủ tính nghiêm trọng và sự nguy hại của tham nhũng,trải qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và thực hiện nhiều chủtrương, giải pháp tích cực để phòng, chống tham nhũng Ngay sau khi Luậtphòng, chống nhũng được ban hành (năm 2005), Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ X của Đảng đã xác định: “Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chốngtham nhũng, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị củaĐảng ta, nhằm xây dựng một bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vữngmạnh, khắc phục một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chếđộ” Đại hội X đã đề ra những định hướng và chủ trương lớn cho công tácphòng, chống tham nhũng, lãng phí, trong đó xác định: “Đấu tranh quyếtphòng chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của công tácxây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị vàtoàn xã hội” Ngày 3 tháng 7 năm 2009, Việt Nam đã chính thức phê chuẩn vàtham gia Công ước Liên hợp quốc về PCTN

Đại hội lần thứ XI (nhiệm kỳ 2010-2015) Đảng ta khẳng định: Tíchcực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phíthực hành tiết kiệm Tiếp tục hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách hànhchính phục vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí tập trung vào các lĩnh vực

dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí Thực hiện chế độ công khai, minh bạch vềkinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụcông, doanh nghiệp nhà nước, các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm từ

Trang 20

ngân sách nhà nước, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công Thực hiện có hiệuquả việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức theoquy định Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị xảy

ra tham nhũng, lãng phí Xử lý đúng pháp luật, kịp thời, công khai cán bộtham nhũng, tịch thu sung công tài sản tham nhũng và có nguồn gốc thamnhũng; có cơ chế khuyến khích và bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng,lãng phí, tiêu cực Tổng kết, đánh giá cơ chế, mô hình tổ chức cơ quan Phòng,chống tham nhũng để có chủ trương, giải pháp phù hợp

Tiếp tục khẳng định quyết tâm chính trị, quan điểm, đường lối phòng,chống tham nhũng, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấpbách về xây dựng Đảng hiện nay" xác định: “Tăng cường công tác kiểm tra,giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệu quảcông tác phòng chống tham nhũng, lãng phí Kiện toàn và tăng cường tráchnhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng.Xét xử nghiêm những vụ án tham nhũng, trước hết là những vụ nghiêm trọng,phức tạp, được nhân dân quan tâm”

Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Tỉnh uỷ đã tăng cường lãnh đạo các cấp

ủy, chính quyền các địa phương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh

đã tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quyđịnh của pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN), các văn bản củaTrung ương, của tỉnh liên quan đến công tác PCTN nhằm nâng cao hơn nữanhận thức về công tác phòng, chống tham nhũng đối với cán bộ, đảng viên,công chức, viên chức và nhân dân Cụ thể:

+ Luật PCTN năm 2005; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của LuậtPCTN năm 2012

+ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo

Trang 21

của đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Kết luận số21-KL/TW ngày 22/5/2012của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về việc tiếptục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ươngĐảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng,chống tham nhũng, lãng phí.

+ Nghị định 78/2013/NĐ-CP, ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minhbạch tài sản, thu nhập; Thông tư 08/2013/TT-TTCP, ngày 02/12/2013 củaThanh tra Chính phủ về Hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tàisản, thu nhập

+ Nghị định 107/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 CP quy định xử lýtrách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra thamnhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; Thông tư số08/2007/TT-BNV, ngày 01/10/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số107/2006/NĐ-CP của Chính phủ

+ Nghị định 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quyđịnh về danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trícông tác đối với cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 150/2013/NĐ-CPngày 01/11/2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số158/2007/NĐ-CP

+ Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị số 22-CT/TU ngày07/3/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểmsoát việc kê khai tài sản, Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 14/3/2014 về tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nội chính và phòng, chống thamnhũng, lãng phí, Chỉ thị số 33-CT/TU, ngày 02/7/2014 của Ban Thường vụTỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân

và giải quyết khiếu nại, tố cáo Các cấp ủy, chính quyền các địa phương; các

Trang 22

cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành 96 văn bản, sửa đổi bổ sung 04 văn bảnthuộc thẩm quyền để lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng tạiđơn vị mình.

1.3 Cơ sở thực tiễn

Trong những năm qua, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các tầng lớpnhân dân trong tỉnh Hoà Bình đã tích cực triển khai học tập và thực hiện cácvăn bản pháp luật về PCTN với những hoạt động cụ thể, thiết thực: tích cực tốgiác tham nhũng thông qua đơn thư tố cáo, khiếu nại; lập các đường dây nóngtiếp nhận thông tin tố giác tham nhũng; xây dựng chuyên mục về công tácphòng, chống tham nhũng; phát huy vai trò của các cơ quan Báo chí trongviệc tham gia đấu tranh chống tham nhũng… Nhiều vụ án tham nhũng đãđược phát hiện và đưa ra xét xử nghiêm khắc có tác dụng răn đe, giáo dụctrong cộng đồng Bên cạnh đó các cấp các ngành trong tỉnh đã nghiêm túc rút

ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý, giáo dục cán bộ, côngchức; tiến hành đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực có nhiều thamnhũng như: thuế, xây dựng, đất đai, đầu tư các dự án, đền bù giải phóng mặtbằng (GPMB), nhà ở…, công bố công khai các thủ tục hành chính và cácquyết định của Chính phủ và các cơ quan nhà nước trên các phương tiệnthông tin Hạn chế quan hệ trực tiếp giữa cá nhân công chức với người dânkhi giải quyết các công việc

Là tỉnh miền núi, đầu tư ngân sách còn hạn hẹp, tuy nhiên thực trạngtham nhũng cho thấy, trong những năm qua tình hình tội phạm tham nhũngxảy ra ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội; tính chất, mức độ nghiêmtrọng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực kinh tế trọngđiểm và một số cơ quan hành chính, sự nghiệp, gây thiệt hại lớn về vật chất

và tinh thần tạo ra dư luận bức xúc trong nhân dân như vụ: Vụ án Bạch ĐìnhThái tại xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi; Vụ án Hoàng Như Huy nguyên Cán bộ

Trang 23

tín dụng Ngân hàng Nông nhiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Phong;

Vụ án Trịnh Thị Thanh Xuân nguyên Hiệu trưởng Trường Mần non HươngCam, thị trấn Cao Phong huyện Cao Phong; Vụ án Hoàng Công Tám, nguyênChủ tịch Hội đồng quản trị Quý tín dụng nhân dân Hòa Sơn, huyện LươngSơn; Vụ án Xa Thị Son, Kế toán xã Đồng Chum, huyện Đà Bắc ngoài racòn một số vụ tiêu cực tham nhũng xảy ra ở cấp xã với giá trị không lớn,nhưng với thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh đã gây bất bình trong nhân dân ảnhhưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Từ thực tiễn trên cho thấy tham nhũng là hành vi của người lợi dụngchức vụ, quyền hạn để tham ô, nhận hối lộ, cố ý làm trái pháp luật vì động cơ

vụ lợi, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội và nhân dân Thamnhũng được thực hiện trong từng lĩnh vực, thời điểm và biểu hiện về mức độkhác nhau Do vậy, đấu tranh PCTN là cuộc đấu tranh được thực hiện ở mọithời điểm, mọi vị trí, tầng lớp xã hội, đòi hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp

ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị

xã hội và mọi tầng lớp nhân dân của Tỉnh Hòa Bình nhằm ngăn ngừa, hạn chếtối đa tệ nạn tham nhũng xảy ra

2 Nội dung thực hiện của đề án

2.1 Bối cảnh thực hiện đề án

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trog nước tạo ra nhiều thời cơ,thuận lợi, nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức, đòi hỏi toànĐảng, toàn dân và toàn quân ta phải nỗ lực rất cao, quyết tâm rất lớn để hoànthành thắng lợi nhiệm vụ của năm 2015 và những năm tiếp theo Trong đónhiệm vụ trọng tâm là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh thực hiệncác đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăngtrưởng, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhândân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh Đồng thời tập

Trang 24

trung tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ Tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020, tiến tớiĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII nhiệm kỳ 2015-2020; tiếp tục thực hiệnNghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng, Chỉ thị 03 của BộChính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác xây dựng, chỉnhđốn Đảng.

* Vị trí địa lý

Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam với một thành phốtỉnh lỵ và 10 huyện, nằm ở tọa độ 200 19’ vĩ độ Bắc; 1040 48’ – 1050 40’ kinh độĐông, thủ phủ là thành phố Hòa Bình, cách thủ đô Hà Nội 73 km Diện tích tựnhiên toàn tỉnh là 4.595km2, chiếm 1,4% diện tích tự nhiên cả nước

Hòa Bình có 832.543 người (tính đến năm 2014), với 85% người dânsống ở nông thôn Hòa Bình là tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống (06 dântộc), nhiều nhất là dân tộc Mường, chiếm 63% dân số Tỉnh có vị trí nằm ởcửa ngõ phía Tây thủ đô Hà Nội, thông với các tỉnh Tây Bắc

* Điều kiện tự nhiên

Hòa Bình là một tỉnh miền núi, tỉnh có đường Quốc lộ 6 nối với HàNội và các tỉnh lân cận, có giao thông Thủy, lớn nhất là sông Đà và lưu vực15.000km2 và hồ Sông Đà có diện tích 100 km2, dung tích 9,5 tỷ m3 Nhà máyThủy điện Hòa Bình phát khoảng 8 tỷ KWh điện hàng năm, đóng góp nguồnthu lớn cho ngân sách tỉnh và tạo điều kiện phát triển kinh tế cả nước

* Điều kiện về văn hóa – xã hội và những tác động đến công tác PCTN

Với điểm xuất phát thấp, 85% dân số sống ở nông thôn, tập quán canhtác còn lạc hậu, đời sống văn hóa chưa được cải thiện nhiều, trình độ dân trícòn thấp nhất là trình độ am hiểu để vận dụng các kiến thức Pháp luật, khoa

Trang 25

học vào cuộc sống Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự điều hành sátsao của các cấp chính quyền, sự nỗ lực phấn đấu của các tầng lớp nhân dân,kinh tế của tỉnh Hoà Bình đã có bước phát triển mới về quy mô và hiệu quả.Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn cónhiều chuyển biến tích cực; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, đời sống kinh tế,văn hóa của nhân dân ngày càng được nâng cao; các chính sách về kích cầukinh tế đã phát huy tác dụng Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâmchăm lo, tiếp tục đạt được nhiều thành tích mới

Trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển mình của nền kinh tếđất nước trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Hòa Bình đang tậptrung chỉ đạo, đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho phát triểnkinh tế - xã hội; Yêu cầu của việc quản lý và sử dụng đất đai, quản lý đầu tư,xây dựng, tài chính, ngân hàng và một số lĩnh vực khác cần được tăng cường,đồng thời đó cũng là những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, lãngphí cần được quan tâm Vì vậy, cần phải có các biện pháp đẩy mạnh công táctuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCTN trong các tầng lớp nhân dân, đểnhân dân có điều kiện tham gia tốt hơn, hiệu quả hơn công tác PCTN

2.2 Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án

2.2.1 Những thành tựu đã đạt được trong công tác PCTN và những vấn

đề đặt ra

Công tác PCTN đã có những bước tiến triển tích cực, số lượng các vụ

án liên quan đến tham nhũng giảm rõ rệt; hầu hết các cấp ủy, thủ trưởng các

cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động hơn trong kiểm tra, thanh tra phát hiện

xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng; các ngành tư pháp đã tích cực điều tra,truy tố và đưa ra xét xử nghiêm các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức

tạp Từ 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã xảy ra 06 vụ 09 bị can (trong đó Cơ quan Cảnh sát điều tra đã kết thúc điều tra, đề nghị truy tố 02

vụ 05 bị can; chưa kết thúc điều tra 01 vụ 01 bị can; Tòa án đã tiến hành xét

Ngày đăng: 26/10/2017, 13:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. Tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 1948, Nhà xuất bản sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sửa đổi lề lối làm việc
Nhà XB: Nhà xuất bản sự thật
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), 2012, Kết luận số 21- KL/TW của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) Khác
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), 2006, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 về “Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (Nghị quyết số 04-NQ/TW) Khác
3. Bộ Chính Trị, 2010, Quy định số 115-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm Khác
4. Bộ Chính Trị, 2013, Quy định số 183-QĐ/TW của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các ban Nội chính tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương Khác
5. Bộ Nội vụ, 2007, Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương Khác
6. Bộ Nội vụ, 2007, Thông tư số 08/2007/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ Khác
7. Bộ trưởng Bộ Công an, 2007, Quyết định số 01/2007/QĐ-BCA (X13) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng Khác
8. Chính phủ, 2006, Nghi định số 107/2006/NĐ-CP quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vịkhi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách Khác
9. Chính phủ, 2013, Nghị định số 78/2013/NĐ-CP về minh bạch tài sản, thu nhập Khác
10. Chính phủ, 2007, Nghị định số 47/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng Khác
11. Chính phủ, 2007, Nghị định số 102/2007/NĐ-CP quy định thời hạn không được kinh doanh trong lĩnh vực có trách nhiệm quản lý đối với những người là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ Khác
12. Chính phủ, 2007, Nghị định số 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức,viên chức Khác
13. Chính phủ, 2009, Nghị quyết số 21/NQ-CP về việc ban hành chiến lược quốc gia PCTN năm 2020 Khác
14. Chủ tịch nước, 2009, Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN về phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng Khác
18. Quốc hội, 2012, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng chống tham nhũng Khác
19. Thanh tra Chính phủ, 2013, Thông tư số 08/2013/TT/TTCP hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập Khác
20. Thanh tra Chính phủ - Viện kiểm sát NDTC - Tòa án NDTC - Kiểm toán nhà nước - Bộ Quốc phòng - Bộ Công an, 2007, Thông tư liên tịch số 2462/2007/TTLT-TTCP-VKSNDTC-TANDTC-KTNN-BQP-BCA quy định Khác
21. Thủ tướng Chính phủ, 2006, Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/7/1999 của Thủ tướng chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp Khác
22. Thủ tướng Chính phủ, 2007, Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w