Cơ hội và thách thức đối với phát triển ngành sữa Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp sữa trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 43 - 46)

2020

1. Cơ hội

1.1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, mức sống người dân được nâng cao, thu nhập được ổn định, nhu cầu tiêu dùng sữa theo đó cũng sẽ gia tăng- sẽ là thị trường tiềm năng cho các nhà doanh nghiệp sản xuất sữa.

Việt Nam chúng ta đã đạt một sự tăng trưởng ấn tượng trong hơn một thập kỷ qua với mức tăng trưởng bình quân là 7,3%- một mức tăng trưởng cao và ổn định.Duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định như thế sẽ nâng cao thu nhập và mức sống người dân. Khi có thu nhập ổn định, người dân sẽ quan tâm và chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe và đời sống hơn, theo đó sản phẩm sữa cũng sẽ được tiêu thụ mạnh lên.Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ vẫn ở mức cao trong những năm tới, đây là một cơ hội thuận lợi cho sự phát triển ngành sữa nói riêng và các ngành kinh tế nói chung.

1.2.Thị trường rộng lớn

Với dân số hơn 80 triệu dân và mức tiêu thụ sữa trên đầu người còn thấp, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Chia sẻ cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sữa Việt Nam đang là mối quan tâm hàng đầu của các công ty chế biến sữa

Về mức tiêu thụ sữa trung bình của Việt Nam hiện nay khoảng 7,8 kg/người/năm tức là đã tăng gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên 90. Theo dự báo trong thời gian sắp tới mức tiêu thụ sữa sẽ tăng từ 15-20% ( tăng

theo thu nhập bình quân). Sản phẩm sữa là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn hàng ngày, với trẻ em, thanh thiếu niên và những người trung tuổi – sữa có tác dụng lớn hỗ trợ sức khỏe. Trên thị trường có rất nhiều loại bột ngũ cốc, đồ uống tăng cường sức khỏe… nhưng các sản phẩm này về chất lượng và độ dinh dưỡng không hoàn toàn thay thế được sữa.Do đó, thị trường tiêu thụ ngành sữa là rất tiềm năng đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước dù ngành sữa tại Việt Nam còn rất non trẻ trong sự phát triển ngành sữa toàn cầu.

1.3. Môi trường đầu tư ở Việt Nam ngày càng thông thoáng, hấp dẫn

Việt Nam được đánh giá là một môi trường đầu tư thông thoáng và bình đẳng cho các nhà đầu tư, có khả năng thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư tham gia vào .Nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng vọt trong mấy năm gần đây, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sữa nói riêng thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) ở nước ta đã có những dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng nhanh chóng. Nếu như trong năm 2004, Việt Nam chỉ đạt được 4,1 tỷ USD vốn FDI thì con số này ở năm 2006 đã tăng lên 9,9279 tỷ USD.Năm 2007 cũng được coi là một năm với dòng vốn đầu tư vào nước ta tăng đột biến- trong năm này, FDI đạt 19 tỷ USD và đạt kết quả “ngoạn mục” về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của cả nước là vào năm 2008, đạt khoảng 65 tỉ USD - mức cao nhất từ trước tới nay, gấp 3 lần so với năm 2007. Điều này khẳng định,dù kinh tế thế giới suy thoái, kinh tế Việt Nam gặp nhiều bất ổn thì chúng ta vẫn là điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.Minh chứng là số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép vào Việt Nam không ngừng gia tăng.

Bảng 10 Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2008 STT Nước , vùng lãnh thổ Số dự án Vốn đầu tư 1 Malayisa 149 14,9 2 Đài Loan 127 8,6 3 Nhật Bản 95 7,2 4 Brunây 16 4,38

Nguồn : Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Đây chính là một cơ hội thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam cũng như sự phát triển trong thu hút đầu tư vào ngành sữa nói riêng.

2. Thách thức

2.1.Hội nhập kinh tế

Tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế, trở thành thành viên của các tổ chức trên Thế giới là một cơ hội thuận lợi cho Việt Nam có thể phát triển và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Nhưng bên cạnh đó, tiến trình này cũng mang lại cho các doanh nghiệp sữa Việt Nam nhiều thách thức không tránh khỏi.Theo lộ trình cắt giảm thuế khi gia nhập vào WTO, đến năm 2010 hàng rào thuế quan được dỡ bỏ- đây là một thách thức cho ngành sữa Việt Nam. Bởi vì lúc đó, sẽ có nhiều doanh nghiệp sữa từ các nước khác gia nhập vào thị trường Việt Nam với nhiều lợi thế hơn hẳn, buộc các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đáp ứng được tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng.

2.2.Nguồn nguyên liệu

Phát triển nguồn nguyên liệu nhằm nâng cao khả năng thay thế một phần nguyên liệu nhập từ nước ngoài cho ngành sữa Việt Nam là một thách thức lớn đối với nghề chăn nuôi bò sữa ở nước ta trong thời gian sắp tới.

bền vững và ổn định thì nguồn nguyên liệu sữa sản xuất tại chỗ phải đáp ứng 40 - 50% nhu cầu, trong khi hiện nay sản xuất tại chỗ chỉ chiếm 20 - 22%. Điều này cho thấy chúng ta đang thiếu nguồn nguyên liệu và đang phải nhập một lượng lớn sữa bột trên thế giới.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp sữa trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w