Thị trường của ngành sữa

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp sữa trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 35 - 37)

- Số liệu năm 2001,2002,2003 của tỉnh Cần Thơ là số chung của Cần Thơ và Hậu Giang

4. Thị trường của ngành sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, nếu trước những năm 90 chỉ có 1-2 nhà sản xuất, phân phối sữa, chủ yếu là sữa đặc và sữa bột ( nhập ngoại), hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã có gần 20 hãng nội địa và rất nhiều doanh nghiệp phân phối sữa chia nhau một thị trường tiềm năng với 80 triệu dân. Lượng tiêu thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh

với mức từ 15-20% năm, theo đó trong những năm tới thị trường sữa trong nước sẽ tăng từ 5% đến 10%. Dự báo đến năm 2010 mức tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đôi và tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2020.

Có thể nói, thị trường sữa Việt Nam là thị trường “mơ ước” của các nhà kinh doanh sữa, với tốc độ tăng trưởng trung bình 18 - 20%/năm, riêng năm 2005 là 22% với tổng doanh thu khoảng 13.000 tỉ đồng. Sữa và sản phẩm từ sữa những năm qua của các Công ty sữa Việt Nam có thị trường tiêu thụ rất thuận lợi không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, từng bước khẳng định thương hiệu sữa của Việt Nam tại các thị trường tiềm năng như Irac, Trung Quốc, Cu ba, Myanma…

Hiện nay, một thực tế đang diễn ra tại thị trường sữa Việt Nam là trong khi sữa nội chiếm 30% thị phần thì sữa ngoài chiếm tơi 70% thị trường sữa. Điều này được lý giải bởi nguyên nhân do giá sữa Việt Nam thường cao hơn gấp 2-3 lần giá sữa các nước trong khu vực và bởi mức tiêu thụ sữa người dân Việt Nam còn thấp. . Thị trường hiện có khoảng 370 loại sữa ngoại nhập, chiếm hơn 65% thị phần, được cơ quan chức năng cấp giấy công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Số liệu điều tra của một doanh nghiệp cho thấy, mỗi năm Việt Nam đã chi khoảng 11.700 tỷ đồng để nhập sữa các loại .Cũng theo số liệu về thị trường của Vinamilk, thị trường sữa bột Việt Nam năm 2008 có quy mô khoảng 8.000 tỉ đồng, nhưng trong đó 7.000 tỉ đã thuộc về các nhãn hiệu ngoại nhập và công ty nước ngoài, trong 20% thị phần ít ỏi còn lại, Vinamilk chiếm 15%, các nhà sản xuất sữa khác của Việt Nam chiếm 5%. Chiếm miếng bánh lớn, tăng trưởng của sữa nhập cao cấp cũng khá tốt. Trong năm 2008, Abbott tăng trưởng khoảng 12 – 13% so với 2007, trong khi các hãng sữa Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng vào khoảng 5 – 7%.Như vậy, hiện nay chúng ta cần có chính sách và giải pháp nhằm khuyến khích nhà sản xuất

trong nước nhằm gia tăng lượng tiêu thụ các sản phẩm sữa nội, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất trong nước phát triển.

4.Trình độ công nghệ

Trước đây các nhà máy sản xuất sữa đều gặp phải hạn chế khi có công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ kỹ, thiếu đồng bộ, sản phẩm sản xuất ra chất lượng thấp.Tuy nhiên , hiện nay đặc biệt là từ khi tham gia vào hội nhập, ngành công nghiệp chế biến sữa đã chú trọng đến việc đổi mới máy móc thiết bị, không ngừng tiếp nhận những kỹ thuật mới từ các nước khác nhằm đưa ngành sữa ngày càng phát triển. Phần lớn công nghệ và thiết bị chế biến sữa của các công ty lớn ở Việt Nam đều nhập từ các nước có nền công nghiệp chế biến sữa tiên tiến như Thuỵ Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Mỹ, Đức, Italia, Thuỵ Sỹ, Pháp... Có thể nói ngành sữa Việt Nam đă tiếp cận tới trình độ của thế giới cả về công nghệ, trang thiết bị; đă áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000

Đến nay tất cả các nhà máy trong ngành sữa thuộc công ty sữa Việt Nam ( Vinamilk) quản lý đều có quy trình công nghệ tiên tiến đạt trình độ công nghệ quốc tế, liên tục thay thế bổ sung những phụ tùng thiết bị cho dây chuyền sản xuất cũng như nhập các thiết bị , dây chuyền hiện đại như dây chuyền sản phẩm sữa hội của APV( Đan Mạch, Đức), dây chuyền sữa chua của Ý, thiết bị đóng gói của Tetrapak( Thụy Điển), thiết bị nắp dễ mở của Mỹ, các máy hàn thân lon tiên tiến của Thụy Sĩ…

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp sữa trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 35 - 37)