2020
1.Quan điểm phát triển ngành sữa
Phát triển công nghiệp sữa trong những năm tới có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi những lý do sau : Thứ nhất, do mức tiêu thụ sữa của người dân hiện nay còn quá thấp so với các nước trên Thế giới, phát triển công nghiệp sữa có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chế độ dinh dưỡng của người dân , đặc biệt đối với trẻ em và người già yếu.Thứ hai, phát triển công nghiệp sữa sẽ tạo điều kiện phát triển ngành chăn nuôi bò sữa, làm chuyển đổi cơ cấu từ thuần canh sang đa canh của ngành công nghiệp, đóng góp tích cực vào chương trình xóa đói giảm nghèo của khu vực nông thôn, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp.
Theo đó, quan điểm phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam đến năm 2020 đã được đưa ra là :
• Phát triển công nghiệp sữa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước là chính. Tranh thủ bối cảnh chính trị đặc biệt của thế giới, giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu hiện tại, nghiên cứu và phát triển thêm một số thị trường mới khi có điều kiện thuận lợi.
• Phát triển công nghiệp sữa cần phải gắn chặt với việc phát triển đàn bò sữa nhằm tăng dần tỷ lệ tự túc nguyên liệu trong nước, giảm dần tỷ lệ sữa bột nguyên liệu nhập khẩu.
• Để tăng nhanh sản lượng sữa chế biến, cần đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào công nghiệp chế biến sữa. Tuy nhiên, cần
tạo điều kiện dành nhiều ưu tiên cho các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, trung thực và thực sự quan tâm đến việc đầu tư phát triển đàn bò sữa trong nước. Đối với những thành phần hoặc những doanh nghiệp chỉ quan tâm vào Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường, cần có các biện pháp hạn chế.
Như vậy, có thể nói , quan điểm phát triển ngành Sữa đến năm 2020 phải được đặt trong chiến lược phát triển tổng thể kinh tế- xã hội của cả nước nói chung và toàn ngành công nghiệp , nông nghiệp nói riêng- phải phát triển ngành sữa một cách bền vững và có hiệu quả.
2.Định hướng phát triển ngành công nghiệp sữa
Căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng của thị trường, căn cứ vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm sữa Việt Nam trước xu thế hội nhập. định hướng phát triển ngành công nghiệp sữa đã được đưa ra như sau :
- Phát triển ngành theo hướng mở, linh hoạt, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.Từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, chủ động hội nhập thông qua áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến.
-Đẩy mạnh phát triển đàn bò có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh, thành các vùng nguyên liệu lớn trên cơ sở áp dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật và các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao.Tập trung nghiên cứu để tuyển chọn được đàn bò chủ lực cho ngành.Đầu tư cho các nhà máy, xưởng dự trữ ( ủ cỏ và các phụ phẩm) , chế biến thức ăn tinh cho bò.
- Phát triển công nghiệp chế biến sữa theo hướng tăng dần tỷ lệ sử dụng nguyên liệu sữa tươi trong nước và giảm dần tỷ lệ nguyên liệu sữa bột nhập ngoại.Các cơ sở sản xuất sữa phải có chương trình đầu tư cụ thể vào việc phát triển đàn bò sữa, việc xây dựng các nhà máy chế biến sữa cần gắn liền với các vùng tập trung chăn nuôi bò sữa để đến năm 2010 là xấp xỉ 40% nhu cầu nguyên liệu từ sữa vắt của đàn bò trong nước.
-Về thiết bị và công nghệ sản xuất : Tiếp tục đổi mới công nghệ và thiết bị ở một số khâu trong dây chuyền sản xuất, đảm bảo tính đồng bộ và trình độ hiện đại của thế giới.
-Về công tác quản lý : Coi trọng chất lượng sản phẩm, phấn đấu giảm chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất, không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tính cạnh tranh trên thị trường.
-. Định hướng phân vùng:
Thực hiện Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001-2010, bố trí công nghiệp phải gắn liền với vùng nguyên liệu. Các cơ sở chế biến tập trung tại các vùng chăn nuôi bò sữa có quy mô tập trung và có thị trường tiêu thụ lớn, với cự ly mỗi cơ sở phụ trách một vùng có bán kính từ 100-150 km. Các vùng có quy mô đàn bò không lớn và thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp, bố trí các cơ sở chế biến nhỏ có công suất khoảng 4.000- 5.000 tấn/năm với công nghệ chủ yếu là sữa thanh trùng và sữa chua phục vụ thị trường tại chỗ và cung cấp làm sữa nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến lớn. Tại các vùng có khả năng phát triển trồng đậu tương như các tỉnh miền Tây Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, mở thêm mặt hàng sữa đậu nành, bố trí xen kẽ với các sản phẩm của các cơ sở công nghiệp chế biến có quy mô lớn, thương hiệu có uy tín.
Phát triển đàn bò sữa Việt Nam từ nay tới năm 2010 nhằm thay thế một phần nguyên liệu nhập khẩu là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết. Sản lượng sữa tươi đạt hơn 140 ngàn tấn vào năm 2005 (thay thế được khoảng 20% nguyên liệu nhập), năm 2010 đạt trên 300 ngàn tấn, tự túc được khoảng 40% nguyên liệu, sau năm 2010 đạt 1 triệu tấn sữa. Năm 2020 tự túc được 50% nguyên liệu sữa tươi.
3.Mục tiêu
3.1.Mục tiêu tổng quát
Ngành Công nghiệp sữa Việt Nam đang từng bước xây dựng và phát triển ngành Sữa đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, theo đó đến năm 2010 đạt mức bình quân 10 kg tương ứng trên đầu người và dành một phần xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và vào năm 2020 thì bình quân đầu người đạt 20kg.
Bên cạnh đó ngành sữa sẽ tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nước để sản xuất sữa, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành để phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.Sản lượng khoảng 40% nguyên liệu , sau những năm 2010 đạt 1 triệu tấn sữa.Năm 2020 tự túc 50% nguyên liệu sữa tươi.
Ngoài ra còn hướng tới mục tiêu phát triển ngành sữa hướng tới chính sách cơ cấu lại nề kinh tế nông nghiệp của chính phủ Việt Nam,sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên và tiềm năng sinh học sẵn có ở các vùng khác nhau.Ưu tiên phát triển trang trại quy mô vừa và lớn với phương pháp quản lý và cho ăn thâm canh.Và tạo ra những cơ hội việc làm tại trang trại, nâng cao thu nhập và mức sống của người dân chăn nuôi bò sữa.
3.2.Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu phát triển của ngành sữa nói chung là phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng trang trại với phương thức chăn nuôi thâm canh sản xuất hàng hóa tại các vùng sinh thái có lợi thế, đáp ứng một phần nhu cầu sữa tiêu dùng ngày càng cao của xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
Theo đó, mục tiêu đề ra là đưa tổng sản lượng sữa tươi từ 216 ngàn tấn năm 2006 lên 376 ngàn tấn năm 2010, 700 ngàn tấn năm 2015 và đạt trên 1 triệu tấn năm 2020.Phấn đấu tăng sản lượng sữa toàn ngành trung bình 6- 7%/năm giai đoạn 2001-2005 và 5-6%/năm giai đoạn 2006-2010.
Mức tăng trưởng của các sản phẩm cụ thể như sau: Mức tăng trưởng giai
đoạn 2001 – 2005 (%/năm)
Mức tăng trưởng giai đoạn 2006 – 2010 (%/năm)
Sữa đặc 2% 1%
Sữa bột 15% 10%
Sữa tươi thanh trùng, tiệt trùng
25% 20%
Sữa chua các loại 15% 15%
Kem các loại 10% 10%
•Mục tiêu về mức tiêu thụ sữa
Với mục tiêu về mức tiêu thụ sữa đến năm 2020, ngành công nghiệp sữa Việt Nam đặt ra mục tiêu :
+ Mức tiêu thụ sữa trên đầu người năm 2010 : 12 kg/người Năm 2015: 16kg/người Năm 2020 : >20kg/người
+ Đưa tỷ lệ sữa tươi sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng từ 22% năm 2006 lên sản xuất sữa đáp ứng tiêu dùng trong nước năm 2010 khoảng 30%, năm 2015 là 35% và đến năm 2020 lên tới 40%.
Dự kiến sản lượng đến năm 2010 (quy ra sữa tươi):
Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2010 Tăng trưởng b/q
(%/năm) 1. Số lượng sữa tiêu dùng trong nước: 2001-
2005
- Dân số Ngàn người. 77.685,5 83.352 87.758 - Mức tiêu dùng b/quân mỗi người Lít/người 5,9 8 10 - Lượng sữa tiêu dùng trong nước Ngàn lít 460.000 667.000 900.000 7,7 6,2
2. Số lượng sữa xuất khẩu: 2001-
2005 2006-2010 2006-2010 - Sữa bột Tấn 34.400 44.000 56.000 5 5 (Quy ra sữa tươi) (Ngàn lít) 258.000 330.000 420.000 - Sữa đặc Ngàn hộp 1.000 1.104 1.219 2 2 (Quy ra sữa tươi) (Ngàn lít) 1.000 1.104 1.219 Cộng 1 + 2 Ngàn lít 719.000 998.104 1.321.219 6,8 5,8
• Mục tiêu về nguồn nguyên liệu
Đảm bảo nguồn nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa trong nước và hướng tới xuất khẩu , giảm nguồn nguyên liệu nhập khẩu là một yêu cầu cần thiết đố với ngành công nghiệp sữa từ nay đến năm 2020.
Ngành công nghiệp sữa phấn đấu đưa số lượng bò sữa từ 113 ngàn con năm 2006 lên Mục tiêu số lượng bò sữa năm 2010 là 200.000 con, năm 2015 là 350.000 con và năm 2020 là khỏang 500.000 con, trong đó 100% số lượng bò sữa được nuôi thâm canh và bán thâm canh.
Như vậy, có thể nói, mục tiêu đến năm 2020 của ngành công nghiệp sữa là nhằm tăng lượng sản phẩm sữa, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước,
giảm nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Những mục tiêu này được tổng quát dưới bảng sau :
Bảng : Kế hoạch sản xuất sữa đến 2020
Năm Mức tiêu thụ sữa ( kg/người) Sữa sản xuất trong nước (%) Sản xuất lượng sữa (ngàn tấn) Đàn bò sữa (ngàn con) 2000 6,5 8,0 55 35 2005 9,0 21 165 100 2010 10,0 40 350 200 2020 12,0 90 1000 600