Giải pháp phát triển ngành sữa Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp sữa trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 52 - 54)

1. Giải pháp về cơ cấu đầu tư

Nhu cầu về tiêu dùng các sản phẩm chế biến từ sữa của người Việt Nam đã tăng nhanh trong vòng mấy chục năm qua. Theo thống kê thì sản lượng sữa năm 2000 là 847 ngàn tấn tăng gấp 12 lần so với năm 1990 và dự kiến đến năm 2010 sé là 1,6 triệu tấn, đưa mức tiêu dùng bình quân đầu người một năm từ 10 lít/người năm 2000 lên 17 lít/người năm 2010. Để có thể đáp ứng được lượng nhu cầu lớn đó, vấn đề đặt ra là phải tập trung nâng cao cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ cho ngành sữa phát triển.

Cụ thế là phải đầu tư để nâng cao và mở rộng các xí nghiệp sữa hiện có, Xây mới các nhà máy chế biến sữa ở các tỉnh và thành phố để thu mua hết sữa trong vùng nguyên liệu.Quy mô các nhà máy phụ thuộc vào vùng nguyên liệu :

+ Xây dựng các nhà máy chế biến sữa hiện đại với công suất lớn, tạo ra các sản phẩm sữa đa dạng, chất lượng cao ở các vùng trọng điểm như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Mộc Châu, Lâm Đồng, Hải Phòng, Cần Thơ, Vinh.

+ Xây dựng các nhà máy chế biến sữa công suất nhỏ cỡ 3-5 tấn/ngày ở những tỉnh, vùng có quy mô từ 2000-4000 con bò sữa.

Ngoài ra cần phải xem xét đầu tư nhà máy bao bì phục vụ cho ngành sữa để có thể tự chủ về mẫu mã, đáp ứng việc thay đổi mặt hàng nhanh, giảm nhập ngoại những công đoạn mà Việt Nam tự làm được, hạ giá thành của bao bì.Đầu tư các nhà máy, xưởng dự trữ ( ủ cỏ và các phụ phẩm), chế biến thức ăn tinh cho bò.Song song với việc phát triển sản xuất các loại sản phẩm động vật, chú trọng hơn tới việc sản xuất các sản phẩm sữa từ thực vật có phẩm chất cao, như các sản phẩm từ sữa đậu nành.Đây là một nguồn nguyên liệu thực vật rất tốt, có tác dụng bổ sung nguồn sữa bò để tăng thêm nuồn đạm dinh dưỡng cho nhân dân, sử dụng tốt cho người già và người ăn kiêng.

Việc đầu tư xây dựng các điểm thu mua sữa, chế biến sữa, được vay vốn tín dụng từ Quỹ Hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các dự án sản xuất nông nghiệp. Do đó, phải cải tiến và giảm thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng cơ bản, có như vậy mới đảm bảo việc đưa các công trình mới vào sản xuất đúng tiến độ, đáp ứng nhanh nhu cầu của thị trường, không bị lỡ cơ hội khi thời cơ đến.

Hiện nay, trên thị trường nước ta có rất nhiều sản phẩm sữa nhập ngoại của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Pháp, Hà Lan, New Zeanld với chất lượng và giá thành cao. Kể từ năm 2006, khi Việt Nam hội nhập vào AFTA thì các sản phẩm sữa nhập khẩu vào Việt Nam chỉ còn mức thuế 0-5%, càng làm sự cạnh tranh giữa sữa nội và sữa ngoại trên thị trường sữa Việt Nam gay gắt hơn.Bởi vì trong khi sữa nội chất lượng còn chưa cao, giá thành lại cao thì người dân tìm đến sữa ngoại với chất lượng đảm bảo dù giá thành cao cũng là điều dễ hiểu.Vì vậy, cần phải tập trung đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm, để đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm chiếm lĩnh thị trường trong nước, vươn tới thị trường nước ngoài gây uy tín với khách hàng từ đó

nâng công suất hạn giá thành sản phẩm. Chất lượng và giá cả sẽ là hai yếu tố quan trọng hàng đầu để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường.

Về cơ cấu đầu tư thì có thể phân chia thành năng lực sản xuất và phân bố sản xuất.

- Về năng lực sản xuất: Tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất đối với các nhà máy hiện có và đầu tư xây dựng các nhà máy mới để giai đoạn 2001-2005 tăng thêm sản lượng 120 triệu lít/năm và giai đoạn 2006-2010 tăng thêm 228 triệu lít/năm.

Đầu tư nhà máy sản xuất bao bì phục vụ cho ngành Sữa để có thể tự chủ về mẫu mã, đáp ứng việc thay đổi mặt hàng nhanh, giảm nhập ngoại những công đoạn mà Việt Nam tự sản xuất được.

- Về phân bố sản xuất: Tại các khu vực chăn nuôi bò sữa tập trung như miền Đông Nam bộ, đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ, tập trung đầu tư một số cơ sở sản xuất có quy mô lớn để tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Tổ chức các nhà máy chế biến quy mô nhỏ, công suất 4-5 triệu lít/năm tại những vùng có quy mô đàn bò sữa nhỏ phân tán ở các tỉnh Trung du miền núi và một số tỉnh miền Tây Nam bộ.

Bảng 11 : Danh mục các dự án đầu tư từ năm 2001 đến 2010

TT

Vùng, tên dự án

Giai đoạn 2001-2005 Giai đoạn 2006-2010

Sản lượng đạt sau đầu tư quy ra sữa tươi Tr. lít/năm

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Sản lượng đạt sau đầu tư quy ra sữa tươi Tr. lít/năm

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

1 2 3 4 5 6

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp sữa trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w