V. Vùng miền Trung
3. Giải pháp về thị trường
Hiện nay, sức mua của thị trường sữa Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trên Thế giới nhung tiềm năng thị trường nội địa tới với các sản phẩm của ngành sữa được dự báo là sẽ rất rộng.Tuy nhiện, từ nay đến năm 2010, Việt Nam phải hội nhập vào AFTA, WTO, bảo hộ của Chính phủ đối với ngành sữa hầu như phải cắt giảm hết nên ngành sữa phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm sữa ngoại nhập. Việc có còn chiếm lĩnh được một thị phần cao nữa hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào ngành sữa trong việc
nghiên cứu xác định những giải pháp kịp thời và thích hợp. Các doanh nghiệp thực hiện đăng ký nhãn hiệu, mẫu mã và chất lượng sản phẩm theo quy định. Tăng cường tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ lợi ích của việc sử dụng sữa trong việc nâng cao sức khỏe, tăng cường thể chất. Duy trì và cải tạo giống nòi. Thực hiện các chương trình về sữa học đường.
Phối hợp với Bộ Thương mại và các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài giúp cung cấp thông tin, xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm sữa.
3.1.Đối với thị trường trong nước
- Tổ chức nghiên cứu tìm hiểu những nhu cầu mong muốn của khách hàng đối với những sản phẩm của ngành, từ đó cho ra đời những sản phẩm phù hợp với thị hiếu , sở thích của từng đối tượng khách hàng.
- Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm các sản phẩm trong nước để giới thiệu sản phẩm.Tăng cường khuếch trương, quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Chú trọng đến việc duy trì và phát triển các kênh phân phối.Củng cố các đại lý sữa đã có, tăng cường kiểm soát, mở rộng mạng lưới phân phối, thực hiện phương thức bán lẻ đến tận phường , xã trên cả nước.
- Đa dạng hóa sản phẩm kết hợp với việc cải tiến bao bì, mẫu mã, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Xây dựng chính sách ‘’ Sữa học đường’’. Mục tiêu của chính sách là đưa sữa vào các trường học, khuyến khích học sinh, sinh viên uống sữa để nâng cao thể lực, trí tuệ, tạo thói quen uống sữa ngay từ bé, đồng thời dần dần mở rộng thị trường tiêu thụ.
Sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng phù hợp với sở thích và khả năng thanh toán của thị trường sẽ là các yếu tố làm tăng sức mua của thị
trường và khả năng chiếm lĩnh thị trường của ngành công nghiệp chế biến sữa cả hiện tại và trong tương lai.
3.2. Đối với thị trường ngoài nước
Mấy năm trở lại đây, ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đã tìm được thị trường xuất khẩu sang một số nước khác như Irac, các nước SNG.Thị trường nước ngoài còn rất hạn chế, chủ yếu tập trung ở các nước có đời sống còn thấp. Các thị trường khác như Anh, Mỹ, Pháp… rất khó thâm nhập vì yêu cầu về chất lượng srn phẩm rất khắt khe.
- Tăng uy tín của sản phẩm trên thị trường ngoài nước từ mẫu mã kiểu cách đến chất lượng sản phẩm.
- Luôn tiếp cận các thông tin về ngành sữa trên thị trường thế giới để tìm hiểu nhu cầu, sở thích cũng như những xu hướng biến động, từ đó có hướng phân đoạn thị trường thích hợp, lựa chọn và khai thác thị trường tiềm năng cũng như đối phó được với những biến động có thể xảy ra.
- Tăng cường các mối quan hệ quốc tế ngành nói chung và các đơn vị trong ngành nói riêng.Tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ quốc tế thông qua các chuyến thăm viếng cấp chính phủ, các chuyến du lịch hay là các chuyến khảo sát, thu thập các thông tin về những quy định hạn ngạch nhập khẩu, thuế, phí buôn bán, các thủ tục và chính sách khác của thị trường, quốc tế, tìm hiểu sở thích, tập quán, thị hiếu tiêu dùng để mở rộng khả năng xuất khẩu.
4.Về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ
Khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu sản phẩm mới, áp dụng công nghệ mới, đặc biệt nghiên cứu sử dụng nguyên liệu trong nước thay thế nhập khẩu.
Tăng cường hoạt động của các cơ quan nghiên cứu khoa học xây dựng mối liên kết bền vững giữa nghiên cứu và ứng dụng khoa học trong sản xuất kinh doanh.
Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo để nâng cao chất lượng nghiên cứu từ giống, kỹ thuật chăn nuôi, thú y, thức ăn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi.
5. Về phát triển vùng chăn nuôi bò sữa
Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà nước và Nhà khoa học trên cơ sở bảo đảm lợi ích và trách nhiệm của các chủ thể thông qua hợp đồng kinh tế dài hạn.
Rà soát quỹ đất hiện có, dành một phần đất phù hợp để hướng dẫn nông dân phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa.
Tạo quỹ hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu bằng việc trích tỷ lệ 2-5% trên giá trị nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sữa vào chi phí sản xuất
KẾT LUẬN
Có thể nói, ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp chế biến sữa Việt Nam nói riêng còn khá non trẻ so với các nước tên thế giới do lịch sử hình thành và phát triển chưa được lâu. Nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp cũng đã có những bước đi khá vững chức trên thị trường, đặc biệt là thị trường nội địa. Song, khả năng cạnh tranh của sản phẩm sẽa còn thấp so với các nước do khí hậu ôn đới không phù hợp cho việc chăn nuôi bò sữa cũng như khó đảm bảo nguồn thức ăn cần thiết cho bò, môi trường luật pháp, các chính sách về thuế, tài chính, tín dụng... đối với doanh nghiệp và hộ nông dân chăn nuôi bò sữa mặc dù đã có nhiều sửa đổi nhưng vẫn còn hạn chế, gây tâm lý bất an, bên cạnh đó vấn đề người dân chưa có thói quen tiêu dùng sẽa và cũng ít hiểu biết về các mặt hàng sữa, gây trở ngại cho doanh nghiệp chế biến sữa Việt Nam phải tự chiến đấu bằng chính thực lực của mình. Do đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh là rất cần thiết. Hoàn thành đề tài này, em mạnh dạn đưa ra một vài giải pháp cơ bản mang tính định hướng. Tuy nhiên, để có thể thực thi hiệu quả trong thực tế, ngoài nỗ lực của các doanh nghiệp chế biến sữa nước nhà, cần có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban ngành có liên quan cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu cũng như những giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, chính sách đầu tư cũng như chính sách khuyến khích, hỗ trợ người nông dân... để phát triển khả năng cạnh tranh của sản phẩm.