0
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Các giải pháp thực hiện đề án

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 20152020 (Trang 29 -32 )

- Về nguyên nhân chủ quan:

2. Nội dung thực hiện của đề án

2.4. Các giải pháp thực hiện đề án

Thứ nhất, Tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác phòng, chống tham

nhũng. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí" theo Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-5-2012, của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI); gắn chặt công tác phòng, chống tham nhũng với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"; góp phần nâng cao nhận thức cũng như hành động trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Thứ hai, Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, truyền thông về

công tác phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao nhận thức trong toàn xã hội về tác hại của tệ tham nhũng và để từng cán bộ, đảng viên, công chức, nhân dân xác định rõ hơn trách nhiệm của mình trong phòng, chống tham nhũng. Gắn chẽ công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tham nhũng với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Có chính sách truyền thông đúng đắn, một mặt lên án mạnh mẽ hình vi tham nhũng đi đôi

với việc biểu dương, nhân rộng những tấm gương điển hình, dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng; mặt khác, tạo và định hướng dư luận tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Thứ ba, thể chế hóa cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản

lý kinh tế - xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính, kiên quyết loại bỏ những cản trở về thể chế và thủ tục hành chính đang có kẽ hở cho các hành vi sách nhiễu, tham nhũng. Thực hiện mạnh mẽ sự phân cấp trong hệ thống hành chính đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát, trách nhiệm giải trình trong thực thi nhiệm vụ, công vụ. Nhanh chóng xây dựng quy định cụ thể để xử lý được ngay việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, tạm đình chỉ chức vụ của người có dấu hiệu tham nhũng và xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

Chú trọng hoàn thiện và kiểm tra việc thực hiện các chế định về thực hiện nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đối với đất đai, tài nguyên khoáng sản; chế định quản lý doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước; chế định quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với vốn và tài sản của Nhà nước trong doanh nghiệp.

Rà soát các quy định hiện hành, khắc phục những sơ hở, thiếu sót, trước hết là trong những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như: quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý ngân sách, thu thuế, phí; quản lý, sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp nhà nước; tín dụng, ngân hàng; công tác tổ chức, cán bộ; quan hệ giữa cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp. Sớm hoàn thiện để đưa vào thực hiện Đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn để kiểm soát và phòng ngừa tham nhũng.

Thứ tư, tăng cường năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử

lý hành vi tham nhũng; các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ việc, vụ án tham nhũng. Trước mắt, cần tập trung hơn nữa công tác phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng để đủ sức răn đe, phòng ngừa tham nhũng.

Nghiên cứu thực hiện biện pháp cần thiết để hạn chế khả năng đối phó của đối tượng có dấu hiệu tham nhũng khi bị thanh tra, kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan chức năng (như điều chuyển khỏi vị trí công tác, cách ly hợp pháp...). Có quy định nhằm hạn chế tối đa việc cho bị can được tại ngoại trong quá trình điều tra về hành vi tham nhũng và việc áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với đối tượng phạm tội tham nhũng.

Thứ năm, phát huy vai trò của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các

tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức và các cơ quan, tổ chức, đơn vị để phát hiện, đấu tranh với các hiện tượng tham nhũng. Xây dựng cơ chế giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức quần chúng đối với việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách; giám sát sinh hoạt, phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức. Huy động sức mạnh quần chúng nhân dân tham gia Phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở; các cơ quan thông tấn, báo chí nêu cao vai trò, tinh thần trách nhiệm, cùng toàn xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Thứ sáu, tăng cường hỗ trợ tư pháp, nhất là tư pháp hình sự để xử lý

hành vi tham nhũng có yếu tố nước ngòai và thu hồi tài sản tham nhũng. Tiếp tục triển khai nghiêm túc Kế hoạch thực hiện Công ước và Quy chế phối hợp thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Tăng cường đối thoại trên các diễn đàn của tỉnh để quần chúng nhân dân thấy rõ quyết tâm

phòng, chống tham nhũng của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong tỉnh.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 20152020 (Trang 29 -32 )

×