Tổng hợp 10 tài liệu Phòng chống tham nhũng chọn lọc

Kế hoạch Phòng chống tham nhũng, lãng phí (TVD)

Phòng chống tham nhũng là công tác của toàn dân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và của chính công dân. Công tác phòng chống tham nhũng góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị – xã hội, bảo vệ chế độ và bảo đảm cho kinh tế – xã hội đất nước phát triển bền vững.

Trong nội dung bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu tới quý độc giả những tài liệu phòng chống tham nhũng hay nhất để quý độc giả có thể tham khảo và nghiên cứu về công tác quan trọng này.

I. Những tài liệu Phòng chống tham nhũng chọn học hay nhất

1. Giới thiệu luật Phòng chống tham nhũng

Pháp luật Việt Nam đã quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụ của người lao động trong công tác phòng chống tham nhũng. Cụ thể, người lao động có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng.

Giới thiệu luật Phòng chống tham nhũng
Giới thiệu luật Phòng chống tham nhũng

Download tài liệu

2. Phòng chống tham nhũng

Phòng chống tham nhũng là công việc chung của cả cộng đồng, không ai đứng ngoài hay vô can trong cuộc chiến chống tham nhũng. Miễn là con dân nước Việt Nam thì đều phải vững vàng trong công tác phòng chống tham nhũng, kiên quyết lên án, tố cáo và bài trừ hành vi này. Người dân Việt Nam có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong thực thi phòng chống tham nhũng.

Phòng chống tham nhũng
Phòng chống tham nhũng

Download tài liệu

3. Luật Phòng chống tham nhũng

Phòng chống tham nhũng có vai trò vô cùng quan trọng đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Trong các Đại hội, các cấp lãnh đạo luôn đưa ra nhiều chủ trương và giải pháp căn cơ quyết liệt về phòng chống tham nhũng: “Triển khai đồng bộ có hiệu quả quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, bảo đảm đúng pháp luật. Thực hiện quyết liệt nghiêm minh có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng”

Luật Phòng chống tham nhũng
Luật Phòng chống tham nhũng

Download tài liệu

4. Một số biện pháp Phòng chống tham nhũng

Trong những năm gần đây, Đảng ta đang có những bước phát triển mới về phòng chống tham nhũng, với nhiều biện pháp, như hoàn thiện pháp luật, chính sách, kê khai tài sản, kiên trì, kiên quyết và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề phòng tham nhũng: “Khẩn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa, cơ chế răn đe để kiểm soát tham nhũng”.

Một số biện pháp Phòng chống tham nhũng
Một số biện pháp Phòng chống tham nhũng

Download tài liệu

5. Kế hoạch Phòng chống tham nhũng, lãng phí (năm học 2008-2009)

Thực hiện đường lối, chủ trương về phòng chống tham nhũng của Đảng trong những năm qua, công tác này đã đạt được những thành quả to lớn như ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, như: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018… 

Kế hoạch Phòng chống tham nhũng, lãng phí (năm học 2008-2009)
Kế hoạch Phòng chống tham nhũng, lãng phí (năm học 2008-2009)

Download tài liệu

6. Luật Phòng chống tham nhũng

Những văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc phòng chống tham nhũng và góp phần rất to lớn vào công cuộc phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Luật là một yếu tố, sự quyết liệt của người thực hiện luật cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, cần ra sức đào tạo những cán bộ chuyên đảm nhận nhiệm vụ rà soát, kiểm tra về phòng chống tham nhũng.

Luật Phòng chống tham nhũng
Luật Phòng chống tham nhũng

Download tài liệu

7. Luật Phòng chống tham nhũng

Để phòng chống tham nhũng, chúng ta đã thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thực hiện các biện pháp về minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Đổi mới quản lý và phương thức thanh toán không dùng tiền mặt nhằm phòng ngừa tham nhũng. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đấu tranh phòng chống tham nhũng với nhiều hình thức phong phú.

Luật Phòng chống tham nhũng
Luật Phòng chống tham nhũng

Download tài liệu

8. Kế hoạch Phòng chống tham nhũng

Bên cạnh những thành tựu đạt được công tác phòng chống tham nhũng, vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế. Hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng còn có một số quy định chưa phù hợp, tính khả thi thấp, hoặc còn có “lỗ hổng”, Một số cán bộ, công chức lợi dụng quy định về bí mật nhà nước để che giấu thông tin, nhằm mục đích tham nhũng.

Kế hoạch Phòng chống tham nhũng
Kế hoạch Phòng chống tham nhũng

Download tài liệu

9. Tiểu luận về Phòng chống tham nhũng

Cần tiếp tục sửa đổi luật phòng chống tham nhũng để nội dung toàn diện, bao quát, nhất là quy định cụ thể các biện pháp để bảo đảm thực hiện việc công khai, minh bạch đầy đủ, kịp thời các hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Cần quy định rõ các nguyên tắc, hình thức, nội dung, thời gian, trách nhiệm thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Tiểu luận về Phòng chống tham nhũng
Tiểu luận về Phòng chống tham nhũng

Download tài liệu

10. Kế hoạch Phòng chống tham nhũng, lãng phí (TVD)

Phòng chống tham nhũng là nội dung quan trọng trong luật phòng chống tham nhũng. Kinh nghiệm chống tham nhũng của các nước trên thế giới cho thấy, công tác phòng ngừa đóng vai trò rất quan trọng. Pháp luật Việt Nam hiện hành cũng quy định một cách khá đầy đủ các biện pháp phòng ngừa đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng hiện nay.

Kế hoạch Phòng chống tham nhũng, lãng phí (TVD)
Kế hoạch Phòng chống tham nhũng, lãng phí (TVD)

Download tài liệu

100+ Tài liệu về phòng chống tham nhũng chính xác

Đọc thêm:

Top 10 lời mở đầu luận văn hay nhất

10+ Đồ án tốt nghiệp xây dựng website tốt nhất

II. Tổng quan về công tác phòng chống tham nhũng

1. Khái quát về phòng chống tham nhũng và một số quy định pháp luật có liên quan

  • Theo luật phòng chống tham nhũng năm 2008, Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
  • Trong đó, người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
  • Các hành vi tham nhũng gồm có: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi hoặc khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; 

Sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi; Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

  • Các hành vi bị nghiêm cấm trong luật phòng chống tham nhũng bao gồm: Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng. Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác. 

Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng.

2. Nguyên nhân và ảnh hưởng từ hành động tham nhũng

  • Nguyên nhân của tham nhũng có thể đến từ: Hạn chế trong chính sách, pháp luật; Hạn chế trong quản lý, điều hành nền kinh tế và trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; Hạn chế trong việc phát hiện và xử lý tham nhũng; Hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tham nhũng.
  • Trong khi đó, tham nhũng lại có ảnh hưởng vô cùng lớn tới đời sống xã hội và sự vững chắc của Chính phủ, Nhà nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. 
  • Về chính trị

Suy giảm sự nghiêm minh của pháp luật. Việc xây dựng đội ngũ lãnh đạo có trách nhiệm trong hệ thống chính trị sẽ khó khăn hơn. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước sẽ mất dần kỷ cương nếu họ lạm dụng quyền lực vì mục đích tư lợi cá nhân. Lòng tin của người dân vào hệ thống chính trị và sự lãnh đạo đất nước của các cấp chính quyền bị suy giảm.

  • Về văn hóa – xã hội

Gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người dân thể hiện qua việc một số loại hàng hoá, dịch vụ công được cung cấp ở mức trung bình hoặc kém. Người dân phải trả phí cho các dịch vụ lẽ ra phải được miễn phí hoặc phải mất các chi phí không chính thức. Xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội; tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức.

  • Về kinh tế

Gây thiệt hại, thất thoát tài sản của Nhà nước, của tập thể và của nhân dân. Tiền, tài sản của nhà nước bị điều chuyển đến các dự án, công trình làm giàu cho các cá nhân thay vì các dự án làm lợi cho cộng đồng như trường học, bệnh viện, đường xá. Làm tăng sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trên thị trường; làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài.

3. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về phòng chống tham nhũng

  • Quan điểm của Đảng về công tác phòng chống tham nhũng đó là: Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức hành chính, kinh tế, hình sự. 
  • Công tác phòng chống tham nhũng phải phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, củng cố hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Vừa tích cực, chủ động phòng ngừa vừa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, trong đó phòng ngừa là chính. 
  • Trong khi đó, Đảng cũng đề ra những chủ chương, chính sách và biện pháp nhằm hạn chế, nâng cao công tác phòng chống tham nhũng bao gồm: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về công tác phòng chống tham nhũng. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng.

Phòng chống tham nhũng có vai trò vô cùng quan trọng đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Phòng chống tham nhũng đồng thời cũng là công việc mang tính sống còn mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra cho toàn dân thực hiện. Nếu công tác phòng chống tham nhũng không được làm tốt, thì những câu việc khác dù có tốt đẹp, thành công đến đâu cũng không thể bù đắp được. Hãy ghi nhớ vai trò của công tác phòng chống tham nhũng và thực hiện theo tinh thần đó trong chính cuộc sống của các bạn.