1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non ở thị xã lai châu, tỉnh lai châu

70 1,6K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 9,33 MB

Nội dung

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển giáo dục đào tạo của cả n¬ước, giáo dục đào tạo ở tỉnh Lai Châu nói chung và thị xã Lai Châu nói riêng đã từng b¬ước phát triển cả về quy mô, số l¬ượng và chất l¬ượng cơ bản đã đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trên địa bàn. Mạng l¬ưới tr¬ường lớp phát triển khá đồng bộ giữa các cấp học, bậc học; mỗi xã, phường đều có ít nhất 01 trường: mầm non, tiểu học và THCS; và toàn thị xã có 3 trường THPT. Tổng số học sinh các cấp đến trường tăng đáng kể, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học đ¬ược cải thiện, chất l¬ượng giáo dục, tỷ lệ chuyển lớp, chuyển cấp đạt khá cao, công tác phổ cập giáo dục được đẩy mạnh. Riêng đối với giáo dục mầm non đã thực hiện được việc xóa bản trắng về giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ mầm non ra lớp ngày một tăng; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cũng có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất, thiết bị đồ chơi được tăng cường; đội ngũ cán bộ, giáo viên cơ bản đủ, đảm bảo trình độ, nhiệt tình, tâm huyết với ngành. Tuy nhiên sự nghiệp giáo dục của Thị xã cũng còn nhiều mặt hạn chế: điều kiện phục vụ cho giảng dạy và học tập còn nhiều khó khăn, chất lượng đội ngũ còn nhiều mặt hạn chế, công tác quản lý còn bất cập so với yêu cầu đổi mới, chất lượng giáo dục còn có sự chênh lệch giữa các xã phường, …. Chưa có cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, giáo dục mầm non ở các xã khó khăn và đặc biệt khó khăn, các vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế, bất cập cả về số lượng và chất lượng. Cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị, đồ chơi phục vụ cho giáo dục mầm non chưa đáp kịp sự gia tăng về số trẻ ra lớp; đội ngũ giáo viên có lúc còn thiếu, chất lượng chưa cao, vẫn còn giáo viên dưới chuẩn về trình độ đào tạo. Phương pháp giáo dục mầm non thiếu linh hoạt, chưa phù hợp với đối tượng trẻ em dân tộc thiểu số dẫn đến sự chuyển biến về chất lượng chăm sóc, giáo dục còn chậm. Nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân về giáo dục mầm non còn hạn chế; công tác xã hội hóa giáo dục chưa được đẩy mạnh, hiệu quả chưa cao. Những khó khăn, hạn chế của giáo dục Thị xã nêu trên đòi hỏi các cấp uỷ Đảng, chính quyền và ngành giáo dục đào tạo Thị xã cần phải tập trung quan tâm giải quyết triệt để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trên địa bàn và yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục đào tạo, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Là người đã và đang công tác trong ngành giáo dục, bản thân tôi luôn trăn trở trước thực trạng chất lượng giáo dục mầm non của địa phương và luôn mong mỏi được góp một phần công sức của mình vào sự nghiệp phát triển chung của giáo dục đào tạo thị xã Lai Châu cũng như giáo dục mầm non trên địa bàn nói riêng, cùng với ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục, góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà Đảng bộ Thị xã lần thứ II nhiệm kỳ 2010 2015 đã đề ra. Qua thời gian được học tập nghên cứu tại Học viện Chính trị Hành chính khu vực I, với kiến thức lý luận đã được trang bị cùng với thực tiễn công tác ở cơ quan quản lí giáo dục địa ph¬ương tôi mạnh dạn chọn đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non ở thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu làm luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị Hành chính.

Trang 1

MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học từ lâu đời Trải quahàng ngàn năm lịch sử, truyền thống đó đã góp phần tạo nên nét đẹp củanền văn hiến Việt Nam và được phát huy hơn bao giờ hết trong thời đại mới

Hơn nửa thế kỷ qua, kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà rađời Trong sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ và xây dựng đất nước, nền giáo dụcnước nhà thực sự giữ một vai trò quan trọng, gánh vác sứ mệnh quang vinhcủa dân tộc

Ngµy nay trong thập niên đầu thế kỷ XXI, bối cảnh quốc tế cho thấycuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nềntảng cho sự phát triển kinh tế tri thức Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tếvừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh của cácnước đang phát triển để bảo vệ quyền lợi quốc gia Cạnh tranh kinh tế giữacác quốc gia ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi các nước phải đổi mớicông nghệ, tăng năng suất lao động, đặt ra vị trí mới cho giáo dục Trước

sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự phát triển năng độngcủa các nền kinh tế, cùng với quá trình hội nhập và toàn cầu hóa vừa là thời

cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển trong việc rút ngắnkhoảng cách về trình độ phát triển giữa các quốc gia Khoa học công nghệtrở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội; giáo dục - đào tạo là nền tảngcủa khoa học công nghệ Do vậy đổi mới và phát triển giáo dục - đào tạo làyêu cầu tất yếu

Thấy rõ vai trò và tầm quan trọng đó của giáo dục - đào tạo, trongnhiều kỳ đại hội gần đây, Đảng ta đã xây dựng định hướng phát triển giáodục - đào tạo, coi đây là lĩnh vực then chốt, tạo điều kiện cho giáo dục - đàotạo thực hiện sứ mệnh đi trước, đón đầu Những Quan điểm của Đảng vềđường lối phát triển giáo dục và đào tạo được thể hiện rõ trong Nghị quyếtTrung ương 2 Khóa VIII; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, lần thứ 9 BanChấp hành Trung ương Đảng khóa IX; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

Trang 2

lần thứ IX, X, XI Từ các văn kiện đó, đường hướng phát triển giáo dục đào tạo được chỉ đạo là: Coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu cùngvới khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định góp phần tăng trưởng kinh

-tế và phát triển xã hội Giáo dục - đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triểnkinh tế - xã hội, với khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh.Xây dựng con người Việt Nam có đầy đủ phẩm chất để bảo vệ đất nước.giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội

Những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội sau 25năm đổi mới, cùng với sự ổn định chính trị làm cho thế và lực nước ta lớnmạnh lên nhiều so với trước Sự đóng góp về nguồn lực của Nhà nước vànhân dân cho phát triển giáo dục ngày càng được tăng cường

Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học,công nghệ trên thế giới cũng có thể làm cho khoảng cách kinh tế và tri thứcgiữa Việt Nam và các nước ngày càng lớn hơn, nước ta có nguy cơ bị tụthậu xa hơn Hội nhập quốc tế không chỉ tạo cơ hội phát triển mà còn chứađựng nhiều nguy cơ cho giáo dục Sự phân hóa trong xã hội và khoảngcách phát triển giữa các vùng miền sẽ làm tăng tình trạng bất bình đẳngtrong tiếp cận giáo dục của người học Yêu cầu phát triển kinh tế trong thậpniên tới không chỉ đòi hỏi số lượng mà còn đòi hỏi chất lượng cao củanguồn nhân lực tạo nên sức ép rất lớn đối với giáo dục

Bên cạnh đó Giáo dục Việt Nam vẫn còn nhiều mặt hạn chế, bất cập

ở tất cả các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân Đặc biệtđối với giáo dục mầm non chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chưa có

sự bình đẳng so với các bậc học Đơn cử như năm 1997 tỷ trọng ngân sáchNhà nước đầu tư cho giáo dục mầm non là 5,4% ngân sách chi cho giáodục phổ thông, trong khi tiểu học là 35,3%, THCS là 19,4% (tức là tỷ trọngngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục mầm non chỉ bằng 0,15 lần so vớitiểu học và bằng 0,28 lần so với THCS); mạng lưới cơ sở giáo dục mầmnon chưa đủ để huy động trẻ ra lớp đồng đều giữa các vùng; đội ngũ cán bộquản lý và giáo viên mầm non còn bất cập cả về số lượng, chất lượng và cơ

Trang 3

cấu; chương trình chăm sóc, giáo dục mầm non còn lạc hậu cả về mục tiêu,nội dung và phương pháp; chất lượng, hiệu quả giáo dục còn thấp; cơ chế hỗtrợ, phối hợp thực hện mục tiêu giáo dục mầm non chưa được thể chế hóa, ….

Trước thực tiễn trên, với tư cách là động lực phát triển kinh tế - xãhội, giáo dục - đào tạo cần phải tiếp tục đổi mới, phát triển và đặc biệtkhông ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện, ngay từ cấphọc đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đó là nâng cao chất lượnggiáo dục mầm non Bởi giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của quá trìnhgiáo dục thường xuyên cho mọi người, là giai đoạn đầu tiên đặt nền móngcho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người; là cấp học có ýnghĩa quan trọng tạo tiền đề nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông vàtoàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển giáo dục - đào tạo của

cả nước, giáo dục - đào tạo ở tỉnh Lai Châu nói chung và thị xã Lai Châunói riêng đã từng bước phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng cơbản đã đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trên địa bàn Mạnglưới trường lớp phát triển khá đồng bộ giữa các cấp học, bậc học; mỗi xã,phường đều có ít nhất 01 trường: mầm non, tiểu học và THCS; và toàn thị

xã có 3 trường THPT Tổng số học sinh các cấp đến trường tăng đáng kể,

cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học được cải thiện, chất lượng giáo dục,

tỷ lệ chuyển lớp, chuyển cấp đạt khá cao, công tác phổ cập giáo dục đượcđẩy mạnh Riêng đối với giáo dục mầm non đã thực hiện được việc xóa bảntrắng về giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ mầm non ra lớp ngày một tăng; chấtlượng chăm sóc, giáo dục trẻ cũng có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất, thiết bị

đồ chơi được tăng cường; đội ngũ cán bộ, giáo viên cơ bản đủ, đảm bảotrình độ, nhiệt tình, tâm huyết với ngành

Tuy nhiên sự nghiệp giáo dục của Thị xã cũng còn nhiều mặt hạnchế: điều kiện phục vụ cho giảng dạy và học tập còn nhiều khó khăn, chấtlượng đội ngũ còn nhiều mặt hạn chế, công tác quản lý còn bất cập so vớiyêu cầu đổi mới, chất lượng giáo dục còn có sự chênh lệch giữa các xã

Trang 4

phường, … Chưa có cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, giáo dụcmầm non ở các xã khó khăn và đặc biệt khó khăn, các vùng đồng bào dântộc thiểu số còn nhiều hạn chế, bất cập cả về số lượng và chất lượng Cơ sởvật chất trường lớp, thiết bị, đồ chơi phục vụ cho giáo dục mầm non chưađáp kịp sự gia tăng về số trẻ ra lớp; đội ngũ giáo viên có lúc còn thiếu, chấtlượng chưa cao, vẫn còn giáo viên dưới chuẩn về trình độ đào tạo Phươngpháp giáo dục mầm non thiếu linh hoạt, chưa phù hợp với đối tượng trẻ emdân tộc thiểu số dẫn đến sự chuyển biến về chất lượng chăm sóc, giáo dụccòn chậm Nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương vànhân dân về giáo dục mầm non còn hạn chế; công tác xã hội hóa giáo dụcchưa được đẩy mạnh, hiệu quả chưa cao

Những khó khăn, hạn chế của giáo dục Thị xã nêu trên đòi hỏi cáccấp uỷ Đảng, chính quyền và ngành giáo dục - đào tạo Thị xã cần phải tậptrung quan tâm giải quyết triệt để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đápứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trên địa bàn và yêu cầu đổimới của sự nghiệp giáo dục - đào tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội

ở địa phương

Là người đã và đang công tác trong ngành giáo dục, bản thân tôiluôn trăn trở trước thực trạng chất lượng giáo dục mầm non của địaphương và luôn mong mỏi được góp một phần công sức của mình vào

sự nghiệp phát triển chung của giáo dục - đào tạo thị xã Lai Châu cũng nhưgiáo dục mầm non trên địa bàn nói riêng, cùng với ngành hoàn thành tốtnhiệm vụ giáo dục, góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế

- xã hội mà Đảng bộ Thị xã lần thứ II nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra

Qua thời gian được học tập nghên cứu tại Học viện Chính trị Hành chính khu vực I, với kiến thức lý luận đã được trang bị cùng vớithực tiễn công tác ở cơ quan quản lí giáo dục địa phương tôi mạnh dạn

-chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục

mầm non ở thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu" làm luận văn tốt nghiệp

Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính

Trang 5

II MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở lí luận khoa học của chủ nghĩa Mác- lênin, tư tưởng HồChí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về giáo dục - đào tạo cùngvới thực tiễn học tập và công tác, phân tích đánh giá đúng thực trạng tìnhhình giáo dục mầm non ở thị xã Lai Châu - tỉnh Lai Châu Từ đó đề xuấtmột số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dụcmầm non trong thời gian tới, đề xuất kiến nghị nhằm thực hiện tốt nhữngnội dung đã nêu ra

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:

- Làm rõ cơ sở lý luận về giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục

- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng giáo dục mầm non ở thị xã Lai Châutrong 5 năm trở lại đây (từ năm học 2005- 2006 đến năm học 2009 - 2010)

- Nêu mục tiêu, phương hướng, đề xuất một số giải pháp và kiến nghịgóp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non ở thị xã Lai Châu trongthời gian tới

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là chất lượng giáo dục mầm non ở thị xã LaiChâu - tỉnh Lai Châu

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Cơ sở phương pháp luận

Trang 6

Luận văn vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HồChí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục - đào tạo trongthời kỳ đổi mới; Luật Giáo dục; các hệ thống văn bản chỉ đạo của ngànhgiáo dục - đào tạo; báo cáo tổng kết về công tác giáo dục của ngành qua cácnăm học, của các Trường mầm non trên địa bàn làm cơ sở cho việc phântích, lý giải thực trạng giáo dục mầm non ở thị xã Lai Châu trong nhữngnăm gần đây

2 Các phương pháp cụ thể

Các phương pháp chủ yếu được chú trọng sử dụng trong luận văn là:

phương pháp có tính chất lí luận, kinh nghiêm, phương pháp quan sát, điềutra, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, phán đoán,

V KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, phần nội dung củaluận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương I Những vấn đề lý luận chung về giáo dục.

Chương II Thực trạng giáo dục mầm non ở thị xã Lai Châu - tỉnh Lai

Châu trong thời gian qua (2005 - 2010 ).

Chương III Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non ở thị xã Lai Châu - tỉnh Lai Châu.

Trang 7

Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC

I QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ CỦA ĐẢNG TA VỀ GIÁO DỤC

1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Giáo dục và đào tạo luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia.Nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội, ngay từ khi nghiên cứu về Chủ nghĩa xã hộikhoa học, Mác - Ănghen đã có những nghiên cứu cụ thể về mẫu hìnhcon người trong xã hội Đó là những con người lao động, được pháttriển tối đa về thể chất và tinh thần (trí tuệ) Các ông đã nhìn nhận thấytrước ở xã hội xã hội chủ nghĩa việc đào tạo những người cộng sản pháttriển toàn diện có ý nghĩa đặc biệt Từ đó Mác - Ănghen đã có quanniệm hết sức rõ ràng về giáo dục:

"Chúng tôi hiểu giáo dục gồm 3 điểm:

Về phương pháp giáo dục, C.Mác chỉ ra rằng: "Nền giáo dục sẽ kết

hợp lao động sản xuất với trí lực và thể lực, đối với hết thảy các trẻ em trên một lứa tuổi nhất định nào đó và làm như vậy không những chỉ là phương pháp tăng thêm sản xuất xã hội mà còn là phương pháp tốt nhất và duy nhất tạo ra những con người toàn diện" (2)

1 C.Mác - Ănghen: Tuyển tập, Nxb Sự thật, HN, 1980, tập 3, tr 185-186.

22

C.Mác - Ănghen: Tuyển tập, Nxb Sự thật, HN, 1980, tập I, Tr460.

Trang 8

Khi nghiên cứu về mỹ học, Mác - Ăngghen cũng rất coi trọng việcgiáo dục cái đẹp cho con người Theo các ông, cái đẹp gắn liền với đạođức, cái đẹp là động lực để phát triển nhân cách Năng lực sáng tạo cái đẹp

và thưởng thức cái đẹp có tính bản chất của con người Với năng lực đó,con người sẽ hoàn thiện hơn và ở một mức độ nhất định sẽ tạo nên ở mỗicon người khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình Cũng theo C.Mác,nghệ thuật có chức năng vô cùng to lớn thẩm mỹ nhận thức, dự báo, cải tạo

xã hội Vì vậy việc giáo dục nghệ thuật trong nhà trường trở thành nộidung không thể thiếu được

Tư tưởng phát triển toàn diện con người của Mác - Ăngghen trong

“Tuyên Ngôn của Đảng Cộng Sản” đã trở thành tư tưởng chỉ đạo công cuộcgiáo dục ngày nay §ó là: Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiệncho sự phát triển tự do của tất cả mọi người Tuyªn ng«n còng nhấn mạnhlàm cho con người được phát triển tự do, đó là phát triển trí tuệ và thể lực,đạo đức và tay nghề, tính độc lập cá nhân, cá tính và tính cộng đồng, tráchnhiệm và quyền hạn, lợi ích và đóng góp, dân chủ và kỷ cương là nhữngđiều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người Tư tưởng coi conngười là trung tâm của cuộc sống gắn liền với tiến trình phát triển văn hoácủa loài người và ngày nay, phát triển toàn diện con người đã trở thành một

tư tưởng chỉ đạo của thời đại

Kế thừa và phát triển những tư tưởng của Mác - Ănghen về giáo dục,trong hoàn cảnh mới của lịch sử, bằng thực tiễn sống động của cách mạng

xã hội chủ nghĩa, Lênin đã phát triển hoàn thiện đầy đủ hơn lý luận về giáodục và hệ thống giáo dục, về nhiệm vụ và tính chất của nền giáo dục trong

xã hội mới Tại diễn đàn Đội hội giáo dục Nga lần thứ nhất, Lênin đãkhẳng định vai trò to lớn của giáo dục - đào tạo để hình thành hoặc thay đổibản chất con người: Người ta chỉ có thể trở thành cộng sản khi biết làmgiàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết, tất cả những kho tàng tri thức mànhân loại đào tạo ra Lênin coi giáo dục là một điều kiện quan trọng đảmbảo thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng CNXH

Trang 9

Trong dự thảo cương lĩnh của Đảng cộng sản (Bôn sê vích) Ngatháng 02 năm 1919 Lênin đã nêu những ý tưởng về giáo dục và đào tạo

mà ngày nay vẫn còn mang tính thời sự và giá trị vận dụng Đó là:

"Thực hiện chế độ giáo dục không mất tiền, bắt buộc phổ thông và

bách khoa (dạy lý thuyết và thực hành về tất cả các ngành sản xuất chủ yếu) cho tất cả các trẻ em trai và gái dưới 16 tuổi Kết hợp chặt chẽ công tác giáo dục với lao động sản xuất xã hội Lôi cuốn nhân dân lao động tích cực tham gia sự nghiệp giáo dục phát triển hội đồng giáo dục quốc dân, huy động những người biết chữ dạy người chưa biết chữ"(3)

Khẩu hiệu nổi tiếng của Lênin: “Học, học nữa, học mãi” đã trở

thành triết lý cuộc sống của hàng triệu con người trong các thế hệ Học tậpvừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân, chỉ có học tập khôngngừng mới vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao của trí tuệ loài người Chính vìthế, Ủy ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI đã đưa giáo dục suốt đời trởthành một nguyên lý của nền giáo dục mở đầu thiên niên kỷ mới

Những luận điểm nổi tiếng của C.Mác - Ph.Ăngghen và V.I Lênin vềgiáo dục, đến nay vẫn còn nguyên giá trị Nó là nền tảng cho định hướngchiến lược, mục tiêu giáo dục nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của

xã hội vì con người, vì công bằng và tiến bộ xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh người học trò xuất sắc của Mác - Lênin, vịlãnh tụ thiên tài của nhân dân Việt Nam, người anh hùng giải phóng dântộc, danh nhân văn hoá thế giới Bên cạnh việc tiếp thu đầy đủ những tưtưởng của Mác - Lênin về giáo dục và đào tạo, Người còn tiếp thu có chọnlọc những tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại Từ đó làm sáng tỏ, phát triểnsáng tạo và nâng những giá trị tư tưởng của Mác - Lênin lên một tầm cao mới

Trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáodục luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cáchmạng Việt Nam Tư tưởng của Người không bó hẹp ở việc giáo dục trithức, học vấn cho con người mà còn có tính bao quát sâu xa nhưng vô cùng

3 Lênin toàn tập, Nxb Tiến bộ - Matxcơva 1977, tập 38, trang 118.

Trang 10

sinh động, thiết thực nhằm đào tạo ra những con người toàn diện vừa

"hồng" vừa "chuyên", có tri thức, lý tưởng, đạo đức, có sức khỏe, thẩm mỹ,

Nhận thức sâu sắc về vai trò của giáo dục, Hồ Chí Minh đã gắn bó cảcuộc đời mình với việc chăm lo, mở mang và xây dựng một nền giáo dụcmới, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa - một nền giáo dục mà mọi người đều

có cơ hội phát huy khả năng sáng tạo, mọi người đều được học hành, không

phân biệt giai cấp, tuổi tác, trình độ, giới tính Người luôn căn dặn: "Vì lợi

ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng ngưòi" (4);

"Muốn xây dựng CNXH trước hết cần phải có con người xã hội chủ

nghĩa" (5) và Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên".

Bởi con người là nhân tố quan trọng quyết định vận mệnh của mỗi cộngđồng; họ là lực lượng thực hiện mọi sự vận động của xã hội Kết quả của sựvân động là tổng hòa của mọi tác động, mọi khuynh hướng, mọi nhận thức

và hành động Do đó việc giáo dục để mọi người nhận thức được đầy đủ

và thống nhất, có trình độ tương ứng và quyết tâm cao thì mới thực hiệnđược mục tiêu, chiến lược của vận động xã hội Với Hồ Chí Minh ngay từnhững tháng năm tìm đường cứu nước ở nước ngoài, Người đã hết sứcquan tâm tạo dựng cơ sở đầu tiên cho sự phát triển và bồi dưỡng năng lựccủa trẻ Năm 1924, Người đã viết trên Le Paria giới thiệu hệ thống giáo dụcmầm non của Liên Xô nhằm cải thiện giáo dục của xã hội và giải phóngphụ nữ Trong nhiều bài phát biểu, Người đã chỉ thị cho ngành y tế và giáodục phối hợp chặt chẽ trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ

em Người khẳng định: Con trẻ là cái mầm cái búp của dân tộc Con trẻ có

được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi, thì dân tộc mới có thể tự cường, tự lập.

Có thể nói, Giáo dục mầm non là giai đoạn ban đầu rất quan trọng để hìnhthành và phát triển nhân cách của con người

Ngay sau khi đất nước vừa giành được độc lập (1945), Nhà nước nontrẻ đầu tiên của Việt Nam ra đời đã phải đối phó với hàng loạt nguy cơ,

thách thức Đó là nguy cơ của "giặc đói", "giặc dốt" và đặc biệt là "giặc

ngoại xâm" Trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", Chủ tịch Hồ Chí Minh

4 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, HN.2002, tập 9 Tr 222.

5 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, HN.2002, tập 10 Tr 310.

Trang 11

đã ký sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ, toàn dân học chữ quốc ngữ

và đề ra khẩu hệu : Chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm Người nói:Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu; dân tộc ta có biết đọc, biết viết, biếtchính nghĩa và phi nghĩa thì quan điểm đường lối, chính sách của Đảng

và Chính phủ mới đi vào cuộc sống, mới trở thành động lực của cáchmạng, thúc đẩy công cuộc kháng chiến cứu quốc thắng lợi

Từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, hơn 90% dân số mù chữ,thực hiện lời dạy của Bác, chỉ sau một năm "Diệt giặc dốt" nhân dân ta đã

cơ bản thoát khỏi nạn mù chữ, đời sống văn hóa mới từng bước được xáclập trong cuộc sống Đó là một kỳ tích về phát triển giáo dục trong lịch sửgiáo dục Việt Nam

Nhân ngày khai trường đầu tiên khi nước nhà mới giành được độclập, Bác Hồ đã gửi thư cho học sinh cả nước với những lời thân ái, đầy tâmhuyết vừa động viên, căn dặn, khuyên dạy thế hệ trẻ, vừa khẳng định vai

trò to lớn của giáo dục trong sự nghiệp kiến quốc: "Non sông Việt Nam có

trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang

để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu" (6)

Trong thư gửi các bạn thanh niên, Người viết: Thật vậy nước nhà

thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó.

Tại Đại hội chiến sĩ thi đua toàn ngành giáo dục, tháng 5 năm 1956,

Người nói: "Trong việc kiến thiết đất nước về mọi mặt, ta thiếu rất nhiều về

cán bộ như kỹ sư, chuyên gia, thợ lành nghề, thày dạy học Vì vậy phải phát triển mạnh Đại học và chuyên nghiệp, phải chú trọng cấp hai, cấp một và vỡ lòng" (7)

6 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Sự thật, tập 4, HN.1976, Tr 359.

7

Hồ Chí Minh tuyển tập , Nxb Sự thật, tập 7, HN.1976, Tr 339.

Trang 12

Những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mặc dù bận trăm côngngàn việc nhưng Người vẫn luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục Trong

bức thư cuối cùng gửi cho ngành giáo dục (16/10/1968) Bác đã viết : "Dù

khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt" (8)

Người cũng luôn căn dặn: Giáo dục nhằm đào tạo những người kế

tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta Do đó các ngành, các cấp Đảng và chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới

Cả cuộc đời, Người chỉ có một hoài bão lớn nhất là làm sao cho nướcnhà được độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm

ăn, áo mặc, ai cũng được học hành Chính vì vậy, Người đã đặt ra động cơ,mục tiêu mà các nhà trường cần phải thực hiện trong hoạt động dạy và học

là: "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ Học để phụng sự đoàn thể,

giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại "(9), "Học để tu dưỡng đạo dức

cách mạng", "Học để tin tưởng", "Học để hành"(10)

Tuy Bác đã đi xa song những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch HồChí Minh về giáo dục và đào tạo luôn soi sáng sự nghiệp trồng người ởViệt Nam Tư tưởng đó không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xác định chủtrương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam của Đảng taqua các thời kỳ cách mạng, xác định chiến lược đào tạo con người, mà còngóp phần tích cực vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống

Mỹ và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đồng thời đó cũng

là những bài học, kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiếtthực và hiệu quả đối với những người làm công tác giáo dục nói riêng vàngành giáo dục - đào tạo nói chung Ngày nay trong công cuộc đổi mới đấtnước, những giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí minh về giáodục luôn là định hướng quan trọng để toàn Đảng, toàn quân và dân ta vữngbước đi lên CNXH - con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn

8 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, HN.2002, Tr 396.

9 Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Giáo dục, tái bản 1990

10 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Sự thật, HN.1976, tập 4, Tr 425.

Trang 13

3 Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về giáo dục

Thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh; kế tục và quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp to lớn vàcao cả của Người, Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã có nhậnthức, quan điểm đúng đắn, sáng suốt về vai trò, vị trí và tầm quan trọng củagiáo dục - đào tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt làtrong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu: Dângiàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng ta vừa tiến hành lãnhđạo nhân dân diệt giặc dốt, vừa tiến hành cải cách nền giáo dục kiểu cũthành nền giáo dục mới của một đất nước độc lập, một nền giáo dục đào tạothế hệ trẻ thành những công dân kiểu mới của chế độ xã hội mới

Trong hơn một nửa thế kỷ qua, chúng ta đã tiến hành ba cuộc cảicách giáo dục nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu cách mạng trong từng giaiđoạn lịch sử Lần cải cách thứ nhất được Hội đồng Chính phủ thông quavào tháng 7/1950, Bộ Quốc gia Giáo dục ban hành và thực hiện từ năm

1950 Tháng 6/1956 chính quyền Cộng sản Miền Bắc thực hiện cuộc cảicách giáo dục lần thức hai nhằm phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược là: chuẩn

bị tiến lên CNXH và xây dựng Miền Bắc thành hậu phương lớn chi việncho chiến trường Miền Nam Tháng 1/1979 Bộ Chính trị Ban Chấp hànhTrung ương Đảng ban hành Quyết định số 14 về cải cách giáo dục lần thứ

ba, được triển khai thực hiện từ năm 1981

Trải qua các thời kỳ Đại hội, nhất là từ Đại hội lần thứ VI (12/1986)đến nay Đảng ta đã có những bước phát triển đổi mới về tư duy, Đảng vàNhà nước ngày càng quan tâm đến giáo dục và đào tạo Tiếp tục điềuchỉnh, đổi mới để giáo dục ngày càng phát triển Hội nghị lần thứ tư BanChấp hành Trung ương Đảng khoá VII (1993) đã ra Nghị quyết về "Tiếptục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo" với 4 quan điểm và 12 chủtrương, chính sách, biện pháp lớn để phát triển giáo dục Trong đó nhấnmạnh: Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàngđầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản bảo đảm thực hiện các mục

Trang 14

tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước; phải coi giáo dục là mộthướng chính của đầu tư phát triển.

Hội nghị lần thứ hai ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII raNghị quyết về: "Định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trongthời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2020" Đây là

sự kế thừa, hoàn thiện và nâng cao những tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo

dục của Đảng trong hoàn cảnh mới; khẳng định "Giáo dục - đào tạo là sự

nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân" (11), nền giáo dục củanước ta thực sự là của dân, do dân, vì dân Mọi người đều có quyền vànghĩa vụ học tập; mọi người phải chăm lo cho giáo dục; thực hiện côngbằng trong giáo dục - đào tạo Nghị quyết cũng xác định rõ các mục tiêuđến năm 2020 mà giáo dục - đào tạo cần phải thực hiện Trong đó có mục

tiêu: "Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hầu hết trẻ

em trong độ tuổi Phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình"(12)

Bước sang thế kỷ XXI với mốc lịch sử cực kỳ quan trọng - thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Để đảm bảo thành công

sự nghiệp này phải lấy việc phát huy yếu tố con người làm yếu tố cơ bảncho sự phát triển nhanh và bền vững Kế thừa, hoàn thiện và nâng caonhững tư tưởng, quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục - đào tạo trong giaiđoạn mới, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4/2001) khẳng

định: "phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan

trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh

và bền vững" (13) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (4/2006) tiếp tục nhấn

mạnh "Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách

hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"(14) Chính vì vậy mà việc tạo bước chuyển biến mạnh về phát triểnnguồn nhân lực, trọng tâm là giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ đã

11 ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị TW2 (khoá VIII), Nxb Chính trị Quốc gia, HN.1997,Tr 30.

12 ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị TW2 (khoá VIII), Nxb Chính trị Quốc gia, HN.1997,Tr 31.

13 ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, HN.2001,Tr 112.

14 ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, HN.2006,Tr 94,95.

Trang 15

được xác định là một trong ba khâu đột phá then chốt để thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế và phát triển xã hội.

Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (01/2011) trên cơ sở kế thừanhững tư tưởng chỉ đạo có tầm chiến lược của các kỳ đại hội trước đó, Đạihội XI tiếp tục quan tâm đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo, với tinh thần chỉđạo quyết liệt cùng với những định hướng khá cụ thể Đại hội đã xác định

rõ những nội dung đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo, đó

là:"Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại

hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo Tập trung nâng cao chất lương giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của đất nước Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội, xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời"(15)

Những quan điểm định hướng phát triển giáo dục thể hiện trong vănkiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã chứng tỏ tầm nhìn cho một giai đoạn mới,đặt hoạt động giáo dục - đào tạo gắn liền với xu thế phát triển chung củanhân loại và của quốc gia Đó là nền tảng tư tưởng vững chắc để giáo dục -đào tạo Việt Nam có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu” nhưmong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2011-2020, Đảng ta

đã xác định 5 quan điểm phát triển, xây dựng mục tiêu tổng quát: "Phấnđấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướnghiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủquyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Namtrên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát

15 ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, HN.2011,Tr 41.

Trang 16

triển cao hơn trong giai đoạn sau"(16); đồng thời xác định 3 khâu đột pháchiến lược:

"(1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cáchhành chính

(2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chấtlượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dụcquốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứngdụng khoa học, công nghệ

(3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số côngtrình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn."(17)

Từ đó Đảng định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổimới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo với những nội dung sau:

- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồnnhân lực chất lượng cao Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnhđạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao độnglành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn Chú trọng phát hiện, bồidưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức

- Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàndiện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hộihoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lýgiáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt.Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục.Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học Xâydựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường vớigia đình và xã hội

- Mở rộng giáo dục mầm non, hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi.Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở với chất lượng

16 ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, HN.2011,Tr 103.

17 ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, HN.2011,Tr 106.

Trang 17

ngày càng cao Phỏt triển mạnh và nõng cao chất lượng dạy nghề và giỏodục chuyờn nghiệp Thực hiện đồng bộ cỏc giải phỏp để nõng cao chấtlượng giỏo dục đại học Tập trung đầu tư xõy dựng một số trường, khoa,chuyờn ngành mũi nhọn, chất lượng cao.

- Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trỡnh, phương phỏp dạy và học

ở tất cả cỏc cấp, bậc học Tớch cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiệnchương trỡnh giỏo dục phổ thụng mới Mở rộng và nõng cao chất lượng đàotạo ngoại ngữ Phỏt triển nhanh và nõng cao chất lượng giỏo dục ở vựngkhú khăn, vựng nỳi, vựng đồng bào dõn tộc thiểu số Đẩy mạnh phong tràokhuyến học, khuyến tài, xõy dựng xó hội học tập Thực hiện tốt bỡnh đẳng

về cơ hội học tập và cỏc chớnh sỏch xó hội trong giỏo dục

Như vậy những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta nờu trờn

đó thể hiện kinh nghiệm lónh đạo giỏo dục - đào tạo của Đảng và Nhànước, phự hợp với tinh thần chung của thời đại và thực tiễn đất nước.Trong mỗi giai đoạn lịch sử, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Đảng và Nhà nớcluôn coi trọng giáo dục - đào tạo, xem giáo dục - đào tạo là lĩnh vực thenchốt; luôn có định hớng phát triển hoàn thiện quan điểm đờng lối, chínhsách về GD-ĐTcủa nớc nhà; luôn tạo điều kiện cho GD-ĐT thực hiện sứmệnh đi trước, đún đầu nhằm mục tiờu phỏt triển đất nước nhanh, mạnh,vững chắc

Những quan điểm nờu trờn là cơ sở cho việc nhận thức đỳng đắn hoạtđộng giỏo dục ở từng địa phương, từ đú tỡm ra giải phỏp phự hợp nhằmnõng cao chất lượng giỏo dục ở cỏc địa phương núi riờng và phỏt triển sựnghiệp giỏo dục - đào tạo trong cả nước núi chung

II VỊ TRÍ, VAI TRề CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NểI CHUNG VÀ GIÁO DỤC MẦM NON NểI RIấNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1 Quan niệm về giỏo dục - đào tạo và vai trũ của giỏo dục - đào tạo đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta

* Quan niệm về giỏo dục - đào tạo

Trang 18

Giáo dục là hoạt động đặc trưng, tất yếu của xã hội loài người, nhằmchuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sảnxuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ những tri thức, kinh nghiệm lịch sử

xã hội của loài người, kỹ năng và thái độ, bồi dưỡng tình cảm đạo đức,hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách cho con người

Hoạt động giáo dục bao gồm bốn mặt cơ bản nhất: giáo dục đạo đức(đức dục), giáo dục trí tuệ (trí dục), giáo dục thẩm mỹ (mỹ dục), giáo dụcthể chất (thể dục)

Ngày nay giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng hơn, đó là một bộ phậncủa quá trình xã hội; là một hệ thống mở đáp ứng nhu cầu học hỏi, tự hoànthiện của mọi người, ở mọi lứa tuổi; được thực hiện một cách linh hoạt,mềm dẻo; với các điều kiện phương tiện, thiết bị khác nhau; với các kiểudạy học đa dạng, linh hoạt, mềm dẻo khác nhau

Xét trong mối quan hệ với chính trị, từ khi xã hội phân chia thànhgiai cấp, giáo dục trở thành một phương thức đấu tranh giai cấp

Xét trong mối quan hệ với kinh tế, giáo dục là một bộ phận của quátrình tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội Trong thời đại ngày nay,giáo dục là một nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển

Xét trong mối quan hệ với văn hóa, giáo dục là phương thức chủ yếu

để giữ gìn, phổ biến, giao lưu và phát triển văn hóa

Giáo dục luôn mang tính lịch sử cụ thể, nó biến đổi theo các giaiđoạn phát triển xã hội, theo các chế độ chính trị - kinh tế của xã hội

Đào tạo là quá trình giáo dục nghề nghiệp làm cho con người cónhững năng lực, nghề nghiệp theo những tiêu chuẩn tri thức và kỹ năng,nghiệp vụ nhất định

Đào tạo là nội dung của giáo dục trong nhà trường, hướng về giáodục chuyên môn nghiệp vụ

Trang 19

Ở nước ta, giáo dục - đào tạo còn được dùng để chỉ hệ thống tổ chức

bộ máy quản lý giáo dục - đào tạo và vận hành hoạt động giáo dục - đào tạocủa đất nước

* Vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta

Với tư cách là một thành tố cơ bản của nền văn hóa dân tộc, giáo dục

- đào tạo có một vị trí quan trọng hàng đầu trong chiến lược xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam

Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu.

Nói giáo dục là quốc sách hàng đầu có nghĩa là chính sách giáo dụccủa Đảng và Nhà nước có tầm quan trọng vào bậc nhất trong tất cả cácchính sách Chính sách giáo dục có vai trò quyết định trong việc đưa nước

ta thoát khỏi tình trạng một nước kém phát triển, phấn đấu để đạt tới mụctiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh"

Chính sách giáo dục coi trọng nhân tố con người, nguồn lực, tiềm lựccon người Việt Nam Giáo dục ngày càng có ý nghĩa quyết định trong việcthay đổi nền sản xuất vật chất của xã hội; nó là yếu tố bên trong, yếu tố cấuthành của nền sản xuất xã hội

Giáo dục - đào tạo là động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế

- xã hội, là mục tiêu, khâu đột phá để phát triển nguồn nhân lực.

Mục tiêu của giáo dục là hình thành, phát triển nhân cách con ngườinhằm thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài Nói cách khác, phát triển giáo dục nhằm phát triển con người bềnvững để phát triển kinh tế - xã hội

Mục tiêu đào tạo là đào tạo cho mọi thành phần kinh tế, đội ngũngười lao động, công nhân lành nghề, các nhà quản lý, kinh doanh, các nhàkhoa học công nghệ…

Trang 20

Vì vậy đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư cho phát triển, là đầu tưngắn nhất và tiết kiệm nhất để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Giáo dục là cơ sở để xây dựng nền văn hóa tinh thần của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Giáo dục có tác dụng to lớn trong việc truyền bá tư tưởng xã hội chủnghĩa, xây dựng nền văn hóa mới, xây dựng lối sống và con người mới của

xã hội Sự nghiệp giáo dục có nhiệm vụ đào tạo ra các thế hệ công dântrung thành với sự nghiệp cách mạng, có đầy đủ tài năng, phẩm chất và bảnlĩnh để vượt qua những thách thức của thời đại và dân tộc, đưa đất nướcphát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa hòa nhập với trào lưu pháttriển tiến bộ của nhân loại trong thời đại toàn cầu hóa

Như vậy giáo dục có tác động to lớn tới toàn bộ đời sống vật chất vàtinh thần của xã hội Phát triển giáo dục là cơ sở để thực hiện chiến lược pháttriển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước ta

2 Vị trí, vai trò của giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốcdân, thực hiện việc nuôi dưỡng chăm sóc trẻ từ ba tháng đến sáu tuổi

Giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng, là cấp học nền tảngđặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người; là nềntảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc

dân Bởi "mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể

chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một"(18) Trẻ được tiếp cận với giáodục mầm non càng sớm, càng thúc đẩy quá trình học tập và phát triển củatrẻ ở các giai đoạn tiếp theo Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổchức quốc tế đều xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọngcủa giáo dục cho mọi người

Giáo dục mầm non giúp trẻ em hình thành những cơ sở ban đầu cho

sự phát triển đúng đắn và lâu dài về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, thể chất,

18 Luật giáo dục số 38/2005/QH10 ngày 14/6/2005, trang 06

Trang 21

thẩm mỹ; một mặt đáp ứng các nhu cầu phát triển tổng thể, hài hòa của trẻ

về thể lực, ngôn ngữ, tình cảm xã hội; mặt khác chuẩn bị một cách đầy đủ

về tâm thế để trẻ thích nghi với một giai đoạn mới

Giáo dục mầm non được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn trẻ ở độtuổi nhà trẻ (trẻ từ 3 tháng đến 36 tháng tuổi), giai đoạn trẻ ở độ tuổi mẫugiáo (trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi)

Giai đoạn trẻ ở độ tuổi nhà trẻ: Đây là giai đoạn trẻ phát triển mạnh

về mặt thể chất, có nhu cầu gắn bó, giao tiếp xúc cảm trực tiếp với ngườigần gũi và có những bước phát triển về mặt ngôn ngữ, tình cảm Đó là dấuhiệu khởi đầu của sự hình thành nhân cách Bởi vậy việc uốn nắn và giáodục trẻ trong trường mầm non giúp trẻ phát triển cân đối về mặt thể chất,khỏe mạnh, nhanh nhẹn và có những thói quen tốt ngay từ những ngày đầuhình thành nhân cách là vô cùng cần thiết

Giai đoạn trẻ ở độ tuổi mẫu giáo: Ở giai đoạn này vui chơi là hoạtđộng chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ; nhu cầu giao tiếp của trẻ đối vớicon người, với môi trường thiên nhiên và xã hội trở nên mạnh mẽ Ở độtuổi này trẻ rất linh động và thông minh, cơ thể phát triển nhanh; trẻ thíchlàm việc một mình, thích được tự do chạy nhảy, leo trèo mà không bị ngườilớn cấm đoán; tính tò mò, thích phám phá và bắt trước người lớn, Do đónhà trường mầm non lại càng có vai trò quan trọng Đó là, làm thế nào đểtrẻ phát triển hài hòa, cân đối, phát huy được tư duy, sáng tạo của trẻ, giúptrẻ có những thói quen và các đức tính tốt thông qua các hoạt động "Học

mà chơi, chơi mà học", giáo dục tính xã hội, tính tập thể trở thành bản năngmới của thế hệ đang lớn ngay từ ở lứa tuổi mầm non

Giáo dục mầm non là một loại hình giáo dục đặc biệt khác với giáodục phổ thông cả về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt

động giáo dục Khoản 1 Điều 23 Luật giáo dục 2005 nêu rõ: "Nội dung

giáo dục mầm non phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ phát triển cân đối về cơ thể, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh,

Trang 22

chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học"(19)

Như vậy, cấp học mầm non được ví như một cái nôi giúp trẻ pháttriển về thể lực; hình thành và phát triển ở trẻ những phẩm chất nhân cách,năng lực, trí tuệ và kỹ năng ban đầu, đặt nền móng và cơ sở vững chắc đểtrẻ em phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹnăng cơ bản khác trong tương lai

Hơn thế nữa, giáo dục mầm non đối với thị xã Lai Châu lại càng có

vị trí quan trọng Bởi, trong những năm qua, nhiệm vụ “chăm lo phát triểngiáo dục mầm non” tuy đã được lãnh đạo địa phương và các ban ngành,đoàn thể trong Thị xã quan tâm Song thực tế cho thấy: Tỉnh Lai Châu nóichung và Thị xã nói riêng mới được chia tách và thành lập năm 2004, lựclượng cán bộ, công chức, viên chức tham gia công tác tại các sở ban, ngànhcủa tỉnh và của Thị xã đa phần là trẻ hóa dẫn đến số trẻ em trong độ tuổimầm non tăng đột ngột trong khi cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tưchưa tương xứng làm cho tình trạng quá tải về số học sinh/lớp ở các trườngtrung tâm diễn ra khá phổ biến ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chămsóc, giáo dục trẻ Thị xã chưa có cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập,chất lượng giáo dục còn có sự chênh lệch giữa các xã, phường Giáo dụcmầm non ở các xã khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộcthiểu số còn nhiều bất cập Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viêncòn nhiều mặt hạn chế Công tác xã hội hóa giáo dục chưa được đẩy mạnh,hiệu quả cha cao Công tác phối hợp tham gia giáo dục của chính quyền các

xã, phường, các ban, ngành, đoàn thể chưa mạnh, thiếu đồng bộ; sự phối hợpgiữa “nhà trường-gia đình-xã hội” chưa thường xuyên, liên tục

Với những nội dung như đã trình bày ở trên, hơn lúc nào hết việcnâng cao chất lượng giáo dục mầm non ở thị xã Lai Châu - tỉnh Lai Châunói riêng và trong cả nước nói chung trong giai đoạn hiện nay là vô cùngcần thiết và cấp bách

19 Luật giáo dục số 38/2005/QH10 ngày 14/6/2005, trang 06

Trang 23

Chương II THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MẦM NON

Ở THỊ XÃ LAI CHÂU - TỈNH LAI CHÂU ( TỪ NĂM HỌC 2005-2006 ĐẾN NĂM HỌC 2009 - 2010)

I KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM , TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ LAI CHÂU

1 Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên

Lai Châu là một tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách thủ

đô Hà Nội hơn 400km về phía Đông Nam; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnhVân Nam Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và ĐôngNam tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam giáp với tỉnh Sơn

La Địa hình được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc Đông Nam; núi đồi cao và dốc xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp; giữahai dãy núi là phần đất tương đối rộng thuộc lưu vực sông Đà Lai Châu cóđường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài 237km; là một trong nhữngtỉnh có vị trí quan trọng về địa lý, quốc phòng, an ninh trong công cuộc xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

-Thị xã Lai Châu là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội củatỉnh, được thành lập theo Nghị định 176/NĐ-CP ngày 10/10/2004 củaChính Phủ Phía Bắc giáp với huyện Phong Thổ và huyện Tam Đường, phíaNam và phía Đông giáp huyện Tam Đường, phía Tây giáp huyện Sìn Hồ

Vị trí địa lý trên tạo cho thị xã các lợi thế: Có vị trí quan trọng trongchiến lược về quốc phòng và an ninh của Tỉnh Nằm trong chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc nên có thuận lợi trong giao lưu, trao đổi

Trang 24

hàng hoá, dịch vụ trong tỉnh và với các tỉnh lân cận; có lợi thế phát triểnthương mại, du lịch, dịch vụ và các ngành kinh tế trọng yếu Có đường quốc

lộ 4D chạy qua nối với cửa khẩu Ma Lù Thàng (đi Mông Tự - Trung Quốc)

là lợi thế của thị xã trong phát triển giao lưu ngoại thương Nằm trên tuyến

du lịch Điện Biên - Sa Pa, qua khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên (LàoCai) tạo thuận lợi cho thị xã phát triển du lịch Kết nối thuận lợi với vùngsông Đà là lợi thế trong phát triển kinh tế

Thị xã Lai Châu có địa bàn gọn, địa hình tương đối bằng phẳng vớidiện tích tự nhiên 7.083ha, dân số 26.934 người (chiếm 7,2% dân số củatỉnh), mật độ dân số 380 người/km2 với 17 dân tộc anh em cùng sinh sống,trong đó dân tộc Kinh 67%, Giấy 17,5%, Thái 8,5%, H'Mông 6%, còn lại làcác dân tộc khác chiếm tỉ lệ rất ít Thị xã Lai Châu có 5 đơn vị hành chính(2 xã, 3 phường) với 70 phố bản, trong đó có một xã khó khăn và một xãđặc biệt khó khăn Hiện tại thị xã Lai Châu đang trong thời kỳ xây dựng đôthị, phấn đấu đến năm 2015 thị xã Lai Châu trở thành đô thị loại ba

2 Tình hình kinh tế - xã hội

Là một Thị xã miền núi đặc thù, thị xã Lai Châu được Đảng, Nhànước quan tâm với nhiều chủ trương chính sách lớn, kịp thời; nhân dân cácdân tộc thị xã Lai Châu có truyền thống đoàn kết, dũng cảm, cần cù tronglao động sản xuất Trong 5 năm vừa qua, cán bộ, đảng viên, nhân dân cácdân tộc thị xã Lai Châu đã kiên trì vượt qua khó khăn thử thách của một thị

xã mới thành lập, nỗ lực phấn đấu và đã đạt được những kết quả đáng kểtrên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh Tốc độ tăng trưởngkinh tế khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thươngmại, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp Giá trị sản xuất côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng đáng kể; sản xuất nông nghiệp được quantâm chỉ đạo; tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh, cơ sở hạ tầng đô thị đượcđầu tư đồng bộ, hiện đại Văn hóa - xã hội có bước phát triển mạnh; đã có

sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội Quy môtrường lớp được mở rộng; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên.Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được chú trọng, mạng lưới y

Trang 25

tế cơ sở được củng cố Công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm

có bước chuyển biến căn bản Chính trị xã hội ổn định, quốc phong an ninhđược tăng cường, khối đại đoàn kết các dân tộc được giữ vững Công tácxây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có nhiềuchuyển biến, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sởĐảng được nâng lên

Một số chỉ tiêu đạt được trong 5 năm vừa qua như sau:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng bình quân 21,5%

+ Thu nhập bình quân đầu người đạt 13,3 triệu đồng/người/năm(tăng 2,6 lần so với năm 2005)

+ Cơ cấu kinh tế: tỷ trọng thương mại, dịch vụ chiếm 47%, côngnghiệp, xây dựng 45% (tăng 15,5% so với năm 2005); nông, lâm nghiệp8% (giảm 13,5%)

+ Tổng giá trị kim nghạch xuất nhập khẩu tăng bình quân qua cácnăm đạt 31,8%/năm, trong đó kim nghạch xuất khẩu đạt 11%

+ Tổng thu ngân sách địa phương trong 5 năm đạt 424 tỷ đồng, trong

đó thu trên địa bàn 295 tỷ đồng, mức tăng thu bình quân hàng năm 21%

+ Tổng chi ngân sách địa phương 424 tỷ đồng, mức tăng chi bìnhquân hàng năm là 33%

+ Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bình quânhàng năm đạt 65 tỷ đồng tăng gần 3 lần so với năm 2005, tốc độ tăng bìnhquân đạt 26,5%/năm

+ Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp bình quân hàng năm đạt31,8 tỷ đồng Tổng diện tích gieo trồng các loại cây nông nghiệp là1.617ha, tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt 130,3% tăng 26% so vớinăm 2005 Diện tích cây công nghiệp dài ngày 652,6ha; trong đó cây chè555,7 ha giảm 233,4ha so với năm 2005, năng xuất đạt 13tấn/ha tăng 3,6tấn/ha so với năm 2005 Trong chăn nuôi, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt

Trang 26

3-5%; diện tích nuôi trồng thủy sản là 70,5ha tăng 25ha so với năm 2005,sản lượng đạt 193,7 tấn Diện tích đất lâm nghiệp hiện có 1.982ha, độ chephủ rừng đạt 23,2%.

+ Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 2.074 tỷ đồng

+ 100 % hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia; 100% số hộ được ngheđài phát thanh; trên 95% số hộ được xem truyền hình; 83% hộ gia đình và72% tổ dân phố, bản đạt tiêu chuẩn văn hóa 100% các xã có điểm bưu điệnvăn hóa xã, mạng điện thoại di động phủ sóng toàn thị xã; điện thoại cốđịnh đạt 37 máy/100 dân tăng 50% so với năm 2005

+ Sự nghiệp giáo dục - đào tạo: Tổng số trường hiện có 23 trường,6.732 học sinh tăng 16,7% so với năm học 2004-2005 Tỷ lệ huy động họcsinh các bậc học đến trường bình quân hàng năm đạt 98%, học sinh lênlớp, chuyển cấp đạt 96% Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình

độ là 98% Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia 7 trường tăng 4 trường so vớinăm học 2004-2005 Duy trì và giữ vững chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng

độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS Tỉ lệ phòng học kiên cố hoá đạt trên 60%

+ 100% xã, phường có Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ trẻ em suydinh dưỡng trong toàn thị xã giảm còn 17,5%

+ Tỷ lệ hộ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 2,3% Giải quyết việclàm cho lao động trong độ tuổi đạt 91%; tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồidưỡng đạt 50%

+ 100% tổ dân phố, bản, trường học có chi bộ Đảng, số đảng viênmới kết nạp bình quân hàng năm là 70 đảng viên Hàng năm có trên 80% tổchức Đảng đạt trong sạch vững mạnh, không có tổ chức cơ sở Đảng yếukém, 99,5% đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó có15% đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Nhìn chung trong những năm qua, các chủ trương chính sách củaĐảng và Nhà nước về phát triển kinh tế từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ X đã nhanh chóng đi vào cuộc sống Những Nghị quyết, Chỉ thị về đổimới cơ chế quản lý nông nghiệp - nông thôn, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi,

Trang 27

cây trồng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khuyến khích các thành phần kinh tếsản xuất kinh doanh là những thuận lợi cơ bản làm cho kinh tế phát triển.Thắng lợi trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của Thị xã,đặc biệt là việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong thời gian qua là hết sứcquan trọng Kinh tế phát triển tương đối toàn diện, tốc độ tăng trưởng khácao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội phát triển nhanh, mạnh Văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ,đời sống vật chất tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên rõ rệt,Quốc phòng được củng cố, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn

xã hội được đảm bảo

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ pháttriển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của thị xã Lai Châu còn bộc lộmột số hạn chế Đó là:

Kinh tế phát triển chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cònchậm; hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch chưa đồng bộ, chất lượngdịch vụ chăm sóc khách hàng còn hạn chế; hệ số sử dụng đất trong nôngnghiệp còn thấp; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ,phân tán Trong xây dựng, quản lý đô thị còn có mặt hạn chế; vấn đề ônhiễm môi trường chưa được giải quyết triệt để

Chất lượng giáo dục - đào tạo phát triển chưa ngang tầm với vị trí làtrung tâm hành chính - chính trị, kinh tế văn hóa - xã hội của tỉnh Chấtlượng giáo dục chưa đồng đều, nhất là ở khu vực xa trung tâm; năng lực vàtrình độ của một số giáo viên và cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế; vai tròtrách nhiệm của một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở trong quản lý giáo dục,trong công tác xã hội hoá, công tác phổ cập giáo dục chưa cao

Công tác giải quyết lao động, việc làm và quản lý đối tượng sau cainghiện chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp;

tỷ lệ hộ nghèo giảm còn chậm, một bộ phận nhân dân còn ỷ lại vào sự hỗtrợ của Nhà nước Một số tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội có mặt còn diễn biến phức tạp

II THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MẦM NON

Trang 28

1 Quy mô mạng lưới trường lớp, học sinh mầm non

Trong những năm gần đây, quy mô mạng lưới trường lớp mầm non

ở thị xã Lai Châu không ngừng được củng cố và phát triển cơ bản đáp ứngđược nhu cầu học tập của con em các dân tộc trên địa bàn 100% các xã,phường đều có ít nhất một trường mầm non trở lên; số lượng và tỷ lệ huyđộng trẻ em ra lớp hàng năm tăng nhanh kể cả trẻ em là người dân tộc thiểu

số, tỷ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp trong nhiều năm liên tục luôn đạt 100% So vớicác huyện trong tỉnh, thị xã Lai Châu luôn là đơn vị dẫn đầu về tỷ lệ huyđộng cũng như chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

Số liệu thống kê về số trường, lớp, học sinh mầm non trong 5 nămhọc gần đây(20):

Năm học

HS DT

TS trẻ (0-6 tuổi)

Tỷ lệ % huy động

trẻ

Mẫu giáo

cơ sở giáo dục mầm non đã tích cực và chủ động trong công tác tham mưuvới cấp ủy, chính quyền có chính sách hỗ trợ gạo đối trẻ mẫu giáo là ngườidân tộc thiểu số ra lớp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục mầmnon, luôn nỗ lực cố gắng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diệntrong nhà trường

20 Nguồn số liệu trong bảng thống kê được trích trong các Báo cáo tổng kết năm học của phòng GD-ĐT thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu.

Trang 29

Số trẻ còn lại trong độ tuổi chưa được đến trường do những nguyênnhân chủ yếu sau:

- Nhận thức của một bộ phận người dân về giáo dục mầm non cònhạn chế Điều kiện kinh tế và đời sống của một bộ phận nhân dân nhất làvùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, chưa đủ điều kiện đểcho con ra lớp; một số ít cha mẹ trẻ có điều kiện lại thuê người trông trẻ riêng

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường lớp học còn thiếu, chưa đápứng được nhu cầu gửi trẻ trên địa bàn

- Mật độ dân cư phân bố không đồng đều, khu vực tập trung đông dân

cư chủ yếu ở 3 phường, còn hai xã thì dân cư sống rải rác ở các bản, có nhữngbản số lượng trẻ rất ít, không đủ điều kiện để mở nhóm, lớp riêng nên ítnhiều cũng ảnh hưởng đến việc huy động trẻ ra lớp và duy trì sĩ số học sinh

Quy mô trường, lớp mầm non tuy có sự phát triển khá mạnh songcòn hạn chế Đó là:

- Quy mô phát triển chưa đồng bộ giữa số trường, nhóm lớp với sốlượng học sinh Số lượng học sinh phát triển không đồng đều giữa các trường

- Chưa phát triển được loại hình cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

2 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên

a Đội ngũ cán bộ quản lý

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có vai trò hết sức quan trọng quyếtđịnh chất lượng giáo dục Đội ngũ cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dụcmầm non trong những năm qua nhìn chung đều đảm bảo các yêu cầu vềtrình độ đào tạo và năng lực công tác, được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lýgiáo dục và được trưởng thành từ giáo viên 100% cán bộ quản lý ở cấp họcmầm non là nữ; có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, lối sống giản dị, lànhmạnh, nhiệt tình và tâm huyết với ngành Đa phần cán bộ quản lý có nănglực chuyên môn vững vàng, có kiến thức, năng động; có khả năng tổ chứcquản lý, xây dựng, hoạch định kế hoạch phát triển và chương trình hoạtđộng của đơn vị; được đồng nghiệp, cha mẹ học sinh tín nhiệm, được cấptrên tin tưởng Đó là một thuận lợi lớn giúp cán bộ quản lý có khả năng

Trang 30

điều hành tốt công tác chuyên môn và tập hợp, quy tụ đối tượng quản lývào thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác

Phòng GD-ĐT có 24 cán bộ, trong đó có 3 đ/c lãnh đạo, 7 đ/c phụtrách chuyên môn (phụ trách chuyên môn mầm non 02 đ/c) 100% cán bộlãnh đạo và chuyên môn của Phòng có trình độ đào tạo đại học; trình độ lýluận chính trị cao cấp 1 đ/c, trung cấp 3 đ/c, đang học Cao cấp lý luậnchính trị 2 đ/c, trung cấp chính trị 2 đ/c

Những năm qua, phòng GD-ĐT đã làm tốt chức năng tham mưu choUBND Thị xã quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn Chỉ đạo thực hiện

có hiệu quả việc đổi mới công tác quản lý, đổi mới công tác thi đua, đổimới công tác kiểm tra, đánh giá; tăng cường công tác thanh tra giáo dục, sửdụng có hiệu quả ngân sách Nhà nước chi cho sự nghiệp GD-ĐT

Thực hiện nghiêm túc việc bố trí, sử dụng, đánh giá xếp loại cán bộquản lý cơ sở giáo dục Gắn việc đánh giá cán bộ hàng năm với công tácquy hoạch, đào tạo bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ Xây dựng và thực hiện

kế hoạch quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ quản lý và lực lượng kế cận; chọnnhững giáo viên có phẩm chất, năng lực tốt; có ý chí phấn đấu vươn lêntrong công tác để đưa vào quy hoạch và cử đi học các lớp bồi dưỡng vềchuyên môn, lý luận chính trị Hiện nay phòng Giáo dục đang thực hiện chế

độ luân chuyển cán bộ quản lý theo tinh thần chỉ đạo của Tỉnh và của Thị xã

Cùng với sự phát triển chung của toàn ngành giáo dục - đào tạo, độingũ cán bộ quản lý các trường mầm non được bổ sung, kiện toàn và cóbước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng Năng lực quản lý đượccủng cố, phát huy được vai trò của mình trong lãnh đạo, điều hành

Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động có hiệu quả, đóng góptích cực vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục; bộ mặt các Nhàtrường ngày một khang trang; các phong trào thi đua, các cuộc vận độnglớn của ngành diễn ra ngày một mạnh mẽ, nổi bật là cuộc vận động "Họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", cuộc vận động "Mỗithầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo",phong trào thi đua "Hai tốt" và phong trào "Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực" Đến nay có 4/9 trường mầm non được công nhận

Trang 31

đạt chuẩn quốc gia mức độ I đạt 44,4% Hàng năm có từ 70% trở lên cán

bộ quản lý các trường mầm non đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp,nhiều tập thể trường mầm non, cá nhân cán bộ quản lý được tỉnh, Bộ GD-

ĐT, Chính phủ trao tặng các danh hiệu và phần thưởng cao quý như: danhhiệu cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh, danh hiệu tập thể lao động xuất sắc,Bằng khen của UBND tỉnh, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Thủ tướng chính phủ …

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ quản lý còn bộc lộ những hạn chế đó là:Cán bộ quản lý có lúc còn thiếu, việc bổ sung kiện toàn chưa kịp thời Một

số đồng chí cán bộ quản lý làm việc thiếu khoa học, chưa năng động sángtạo, nhạy bén trong giải quyết công việc; chậm đổi mới, đôi khi làm việctheo lối mòn với kinh nghiệm của cá nhân; chưa biết khai thác hết tiềm lựchiện có, chưa huy động và phát huy tốt các nguồn lực tập trung cho giáodục; chưa tranh thủ được sự giúp đỡ, ủng hộ của chính quyền địa phương,

sự đồng thuận của cha mẹ học sinh trong các hoạt động giáo dục Vẫn còn cóđồng chí làm quản lý quá lâu tại một trường (quá hai nhiệm kỳ tại mộttrường), do đó ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhàtrường

Số liệu đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non qua các năm họcđược thể hiện ở bảng sau:

Năm học Tổng số Trình độ đào tạo Xếp loại CBQL

b Đội ngũ giáo viên

Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên các trường mầm non được

bổ sung cơ bản đảm bảo đủ về số lượng và không ngừng nâng cao về chấtlượng, đáp ứng được yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ 100% giáo viên mầmnon là nữ, tỷ lệ trẻ hóa giáo viên cao Phần lớn giáo viên có phẩm chấtchính trị đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh

Trang 32

đạo và đường lối đổi mới của Đảng; có lòng yêu nghề, mến trẻ, có kiếnthức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm về giáo dục mầm non Phân cônglao động, bố trí đội ngũ tương đối hợp lý giữa các trường, phù hợp vớinăng lực của từng cá nhân

Đội ngũ giáo viên thường xuyên được giáo dục, bồi dưỡng về tưtưởng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; được cung cấp các thông tin có liênquan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của Nhà giáo dưới nhiều hìnhthức như: thông qua sinh hoạt của các nhà trường, tổ, khối chuyên môn, các

tổ chức đoàn thể, qua bồi dưỡng hè và bồi dưỡng thường xuyên hàng nămhọc Số lượng giáo viên tham gia bồi dưỡng hè, bồi dưỡng thường xuyêntheo chu kỳ hàng năm luôn đạt 100%

Giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn hàng năm tăng,năm học 2009-2010, 100% giáo viên trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên Sốđộng giáo viên có tinh thần chủ động, tự giác tích cực trong học tập, bồidưỡng để nâng cao nhận thức về lý luận chính trị, trình độ và năng lựcgiảng dạy; tích cực đổi mới phương pháp giáo dục trẻ phù hợp với chươngtrình giáo dục mầm non và đối tượng trẻ trên từng vùng Nhiều đồng chíđược đưa vào diện quy hoạch tạo nguồn, cử đi đào tạo, bồi dưỡng xây dựngđội ngũ kế cận quản lý của các nhà trường Hiện tại đang tham gia các lớpđại học mầm non có 85 đ/c, Trung cấp lý luận chính trị 8 đ/c

Các hoạt động hội giảng, hội thi, hội thảo, nhằm nâng cao chấtlượng giáo viên, chất lượng giáo dục được duy trì, tổ chức thường xuyênvới nhiều hình thức phong phú Hàng năm phòng giáo dục - đào tạo đã chỉđạo các trường tổ chức tốt hội giảng vòng trường, bồi dưỡng giáo viêntham gia dự thi vòng thị xã (hai năm một lần), vòng tỉnh (ba năm một lần)

Tổ chức các buổi hội thảo chuyên môn đổi mới phương pháp dạy học phùhợp với đối tượng học sinh dân tộc miền núi và đặc điểm tâm lý, lứa tuổicủa trẻ theo từng độ tuổi; xây dựng các tiết dạy chuyên đề Duy trì thườngxuyên hàng năm hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết sáng kiến kinhnghiệm, vận dụng vào thực tiễn công tác giáo dục góp phần nâng cao chấtlượng đội ngũ, chất lượng giáo dục Tổ chức phong trào tự làm đồ dùng

Trang 33

phục vụ hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ; tổ chức thi chọn đồ dùng dạy học

tự làm các cấp Đây là một trong các giải pháp tích cực nhằm bổ sung vàtăng cường đồ dùng phục vụ hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục mầm non Qua tổng kết phong trào hàng năm

đã chọn được trên 100 đồ dùng có hiệu quả thiết thực trong công tác giáodục và có giá trị sử dụng lâu dài

Qua kiểm tra thanh tra chuyên môn hàng năm 100% các trường thựchiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ; duy trì tốtcác hoạt động chuyên môn 100% giáo viên thực hiện nghiêm túc quy chếchuyên môn, có đủ hồ sơ giảng dạy; kết quả, đánh giá, xếp loại giáo viênđược thực hiện nghiêm túc, đúng quy định

Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên mầm non còn nhiều mặt hạn chế, bất cập:

Cơ cấu đội ngũ giáo viên còn bất hợp lý về trình độ đào tạo, tỷ lệgiáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn thấp, vẫn còn một số giáo viêntrình độ chưa đạt chuẩn (thời điểm từ năm học 2008 - 2009 trở về trước), tỷ

lệ giáo viên dân tộc thiểu số ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp(1,1%) Một số giáo viên tuổi cao, sức khỏe và năng lực hạn chế; một sốgiáo viên chưa thật sự yên tâm công tác, tâm huyết với nghề nghiệp, chưathật tận tình, chu đáo trong chăm sóc, giáo dục trẻ

Sản phẩm dự Hội thi chọn đồ dùng dạy học tự làm cấp TX năm học 2007-2008 của Trường MN Hoa Ban, MN Hoa Hồng thị xã Lai Châu.

Trang 34

Một bộ phận giáo viên do năng lực hạn chế nên chậm chyển biến vàđổi mới trong chuyên môn nhất là việc tiếp cận và thực hiện chương trìnhgiáo dục mầm non mới Việc đổi mới phương pháp có lúc còn cứng nhắc,chưa phù hợp với đối tượng trẻ, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số Một

số giáo viên bằng cấp được đào tạo chưa tương xứng với năng lực thực tế.Vẫn còn giáo viên xếp loại chưa đạt yêu cầu

Tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, đầu tư cho chuyên môn cùng với ýthức tổ chức kỷ luật ở một số giáo viên chưa cao Việc ứng dụng công nghệthông tin trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non cònhạn chế

Ảnh hưởng thiếu tích cực của cơ chế thị trường đã và đang tác độngrất lớn đến các nhà trường và chất lượng nhà giáo hiện nay

Chế độ đãi ngộ đối với nhà giáo chưa được quan tâm đúng mức, đặcbiệt là chính sách cấp đất ở cho cán bộ, giáo viên hiện đang công tác tại các

xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Biểu thống kê số liệu đội ngũ giáo viên các trường mầm non đượcthể hiện ở bảng sau:

Tuy nhiên hiện nay vẫn còn một số trường mầm non thiếu nhân viên

y tế Một số nhân viên chưa đảm bảo đạt trình độ chuẩn về đào tạo như

Trang 35

nhân viên làm nhiệm vụ phục vụ công tác nuôi dưỡng, văn thư, Đa phầnnhân viên phục vụ nuôi dưỡng là hợp đồng ngắn hạn do không có chỉ tiêubiên chế nên chất lượng hiệu quả công việc chưa cao.

Biểu thống kê số liệu nhân viên được thể hiện ở bảng sau:

Năm học

Tổng số Trình độ ĐT Xếp loại nhân viên

Nhóm lớp

3 Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

Chất lượng chăm sóc, giáo dục là yếu tố quan trọng nhất, được đặtlên hàng đầu, đồng thời là yếu tố làm nên sự thành công hay thất bại củamột nhà trường Trong những năm qua, quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thịcủa Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo củangành, chất lượng giáo dục mầm non của thị xã Lai Châu đã có nhiềuchuyển biến tích cực, luôn là đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh về chất lượngchăm sóc, giáo dục trẻ Số lượng trẻ đạt bé khỏe, bé ngoan, bé khéo tayhàng năm học tăng; mức độ phát triển của trẻ về thể chất, ngôn ngữ giaotiếp, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội luôn đạt ở mức khá tốt, tăngqua các năm học Đặc biệt từ khi Bộ Giáo dục - Đào tạo phát động cuộcvận động: "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích tronggiáo dục" chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung, chất lượng giáo dụcmầm non nói riêng được phản ánh thực chất hơn, hiệu quả của công tácgiảng dạy ngày một cao hơn

* Chất lượng chăm sóc trẻ:

Chất lượng chăm sóc trẻ được nâng lên rõ rệt qua các năm học, số trẻ

ăn bán trú tại trường tăng từ 91,8% năm học 2005-2006 lên 100% năm học2009-2010 Nhờ đó mà tỷ lệ trẻ chuyên cần cũng được tăng lên, trung bình

tỷ lệ trẻ chuyên cần hàng năm học đạt từ 90-95% Chế độ dinh dưỡng trongngày của trẻ được tính toán khoa học theo phần mềm dinh dưỡng Nutrikids,

Ngày đăng: 04/05/2015, 13:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. C.Mác – Ănghen tuyển tập, Nxb Sự thật Hà Nội – 1980 tập 1, 3 Khác
2. Lê Nin toàn tập, Nxb Tiến bộ Matxcơva – 1977, tập 38 Khác
3. Hồ Chí Minh tuyển tập, Nxb Sự Thật, Hà Nội – 1976, tập 4, 7. Hồ Chí Minh tuyển tập, Nxb Chính trị quốc gia tập 7, 8, 9, 10 Khác
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu khoá VII, VIII, IX, X, XI, Nxb CTQG, Hà Nội 1991, 1996, 2001, 2006, 2011 Khác
5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Ban chấp hành TW lần thứ tư khóa VII, lần thứ hai khóa VIII, lần thứ sáu khóa IX, Nxb CTQG, HàNội 1993, 2001, 2006 Khác
7. Chính Phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015 (Ban hành kèm theo QĐ số 149/2006/QĐ-TTg) Khác
8. Bộ giáo dục và đào tạo - Viện nghiên cứu phát triển giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI, kinh nghiệm của các QG, Nxb CTQG, H.2002 Khác
9. GS.TS Nguyễn Hữu Châu (chủ biên): Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb GD, H.2007 Khác
11. Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm theo QĐ số 14/2008/QĐ-BGDĐT) Khác
12. Tỉnh uỷ Lai Châu: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, năm 2010 Khác
14. Phòng GD&ĐT Thị xã: Các báo cáo tổng kết năm học từ 2005 – 2006 đến 2009 – 2010 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w