Quá trình xây dựng phát triển đất nước giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi một đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực, trí tuệ và tay nghề cao. Vì vậy, Đảng và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) luôn coi trọng công tác đào tạo, bồi duỡng cán bộ, công chức, nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của tình hình mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cán bộ, công chức có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đất nước nói chung và tỉnh BoLyKhămXay nói riêng. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực là điều kiện để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới phát triển đất nước. Mặt khác, cán bộ, công chức cũng đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm kỷ cương phép nước, bảo vệ pháp luật và công lý. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của cán bộ, công chức, nhiều năm qua Đảng và Nhà nước CHDCND Lào nói chung và Tỉnh BoLykhămXay không ngừng đổi mới các chính sách và tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, nhằm nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn cho cán bộ, công chức để phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh BoLykhămXay thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cơ sở đào tạo cấp tỉnh còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo, bồi bưỡng những kiến thức cần thiết cho việc nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ chính trị cán bộ, công chức nhà nước. Công tác quản lý nhà nước vẫn theo tư duy cũ, các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức còn chồng chéo, chưa sâu sát, chưa tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng vẫn nặng hình thức cũ, chưa có tính sáng tạo. Kiến thức giảng viên còn hạn chế, trình độ chuyên môn còn thấp, giảng viên chính thức còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng, phần lớn giảng viên cấp tỉnh là những người được mời từ các cơ quan, đơn vị trong tỉnh có thời gian làm việc lâu dài với công việc mình đảm nhiệm, còn một số người thì chưa qua chương trình đào tạo giáo viên, nên tình trạng chuyển giao kinh nghiệm còn lúng túng chưa bảo đảm hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng, chưa đáp ứng được theo yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Do vậy, một số cán bộ, công chức nhà nước đã được đào tạo, bồi dưỡng vẫn không đáp ứng được các yêu cầu về năng lực, trình độ, theo yêu cầu của công việc. Để đáp ứng kịp thời các yêu cầu mới của nền công vụ thì việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một đòi hỏi bức thiết và là điều kiện tiên quyết cho việc đổi mới phương thức quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Những yêu cầu cấp bách của thực tiễn quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói trên là lý do lựa chọn đề tài: “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở tỉnh BoLyKhămXay nước CHDCND Lào Thực trạng và giải pháp” để làm luận văn tốt nghiệp đại học chính trị Chuyên ngành Tổ chức.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Luận văn Đại học Chính trị, Chuyên ngành Tổ chức được hoàn thành tại Khoa Nhà nước và Pháp luật, của Học viên Chính trị - Hành chính Khu vực I Em xin chân thành cảm ơn Khoa Nhà nước và Pháp luật và Khoa Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành nghiên cứu.
Em xin bày tỏ biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy,
cô giáo của Học viện Chính trị - Hành chính đã giảng dạy và đóng góp ý kiến rất quý báu trong luận văn của em, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn
Th.S Vũ Ngọc Hà đã hết lòng tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự động viên, sự giúp đỡ về tinh thần cũng như vật chất của gia đình, bạn bè trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn Đại học Chính trị, chuyên ngành tổ chức.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2011
Học viên
Mr VAN XAY NGIACHANTHASONE
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 5
1.1 Khái niệm cán bộ, công chức 5
1.2 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 9
1.3 Nội dung và hình thức đào tạo cán bộ, công chức 12
1.4 Chủ thể quản lý và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở địa phương 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BÔ, CÔNG CHỨC TẠI TỈNH BO-LY-KHĂM-XAY NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN LÀO 18
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay CHDCND Lào 18
2.2 Hệ thống các cơ quan quản lý và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Lào 22
2.3 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức của Tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay 26
2.4 Những kết quả đạt được trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay 31
2.5 Những tồn tại trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Tỉnh Bo-ly-khăm-xay và nguyên nhân 42
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở TỈNH BO-LY-KHĂM-XAY 45
3.1 Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Tỉnh Bo-ly-khăm-xay 45
3.2 Phương hướng đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay 47
3.3 Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay 48
3.4 Kiến nghị 56
KẾT LUẬN 58
Trang 3DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
- HVCT - HC : Học viện Chính trị - Hành chính
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình xây dựng phát triển đất nước giữ vững ổn định chính trị, anninh trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi một đội ngũ cán bộ, côngchức có phẩm chất, năng lực, trí tuệ và tay nghề cao Vì vậy, Đảng và Nhànước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) luôn coi trọng côngtác đào tạo, bồi duỡng cán bộ, công chức, nhằm xây dựng một đội ngũ cán
bộ, công chức đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của tình hình mới, công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước Cán bộ, công chức có vai trò đặc biệt quan trọngtrong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay nói riêng Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất
và năng lực là điều kiện để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị củaĐảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới phát triển đất nước Mặt khác,cán bộ, công chức cũng đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm kỷ cươngphép nước, bảo vệ pháp luật và công lý
Trang 4Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của cán bộ, công chức,nhiều năm qua Đảng và Nhà nước CHDCND Lào nói chung và Tỉnh Bo-Ly-khăm-Xay không ngừng đổi mới các chính sách và tổ chức các hoạt độngđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, nhằm nâng cao trình độ chính trị, chuyênmôn cho cán bộ, công chức để phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan
Tuy nhiên, trên thực tế, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứctrên địa bàn tỉnh Bo-Ly-khăm-Xay thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầucủa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Cơ sở đào tạo cấptỉnh còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo, bồi bưỡng những kiếnthức cần thiết cho việc nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ chính trịcán bộ, công chức nhà nước Công tác quản lý nhà nước vẫn theo tư duy cũ,các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức còn chồng chéo, chưa sâu sát, chưa tạo ra hành lang pháp
lý thông thoáng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng Chương trình, nội dung đàotạo, bồi dưỡng vẫn nặng hình thức cũ, chưa có tính sáng tạo Kiến thức giảngviên còn hạn chế, trình độ chuyên môn còn thấp, giảng viên chính thức cònthiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng, phần lớn giảng viên cấp tỉnh lànhững người được mời từ các cơ quan, đơn vị trong tỉnh có thời gian làmviệc lâu dài với công việc mình đảm nhiệm, còn một số người thì chưa quachương trình đào tạo giáo viên, nên tình trạng chuyển giao kinh nghiệm cònlúng túng chưa bảo đảm hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng, chưa đápứng được theo yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng Do vậy, một số cán
bộ, công chức nhà nước đã được đào tạo, bồi dưỡng vẫn không đáp ứngđược các yêu cầu về năng lực, trình độ, theo yêu cầu của công việc
Để đáp ứng kịp thời các yêu cầu mới của nền công vụ thì việc đào tạo,bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một đòi hỏi bứcthiết và là điều kiện tiên quyết cho việc đổi mới phương thức quản lý nhànước về lĩnh vực này
Trang 5Những yêu cầu cấp bách của thực tiễn quản lý nhà nước về đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức nói trên là lý do lựa chọn đề tài: “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay nước CHDCND Lào - Thực trạng và giải pháp” để làm luận văn tốt nghiệp đại học chính trị -
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Đề tài có nhiệm vụ hệ thống hóa các khái niệm, vaitrò và các lý luận cơ bản về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
- Về mặt thực tiễn: Đề tài có nhiệm vụ phân tích, đánh giá làm rõ thựctrạng quản lý nhà nước đối với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,tìm các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của công tác đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức tại tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay trong giai đoạn hiện nay
- Về mặt giải pháp: Đề tài có nhiệm vụ đề xuất một số phương hướng
và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức
ở tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay
3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay từ 2006 đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 6- Phương pháp luận: Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin (chủ nghĩa duy vậtbiện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử) và quan điểm của Đảng Nhân dânCách mạng Lào làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Đề tài sử dụng tổng hợp các phươngpháp nghiên cứu như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phươngpháp điều tra xã hội học, phương pháp so sánh, tổng hợp…
5 Đóng góp của luận văn
- Trên cơ sở làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức, luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm lý luận về vấn
đề này
- Qua đánh giá thực trạng, phân tích các mặt mạnh, mặt hạn chế và đềxuất các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay, đề tài sẽ có những đóng góp thiết thực vào việc nâng cao trình
độ cán bộ, công chức của tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay nói riêng và CHDCND Làonói chung
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung cơ bản của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo, bồi dưỡng cán
Trang 8CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
1.1 Khái niệm cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức là vấn đề cơ bản và quan trọng đối với mọi tổ chứcnhà nước; là yếu tố con người, quyết định năng lực và hiệu quả quản lý đấtnước Bất cứ nhà nước nào cũng cần xây dựng một đội ngũ cán bộ, côngchức Cán bộ, công chức bao gồm những người có trình độ, có năng lực quản
lý, có khả năng chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt, làm việc nghiêm túc
vì bổn phận của mình trước công vụ Thiếu đội ngũ này, kỷ cương đất nước
sẽ bị buông lỏng, trật tự xã hội sẽ bị xâm hại, nhà nước khó thực hiện chứcnăng quản lý của mình đối với xã hội
Mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ lịch sử xã hội, quan niệm về cán bộ, côngchức, mang nội dung khác nhau Do đó, trong thực tế rất khó có một kháiniệm chung về cán bộ, công chức cho tất cả các quốc gia, ở từng thời kỳ pháttriển khác nhau, vậy khái niệm cán bộ, công chức của mỗi nước phụ thuộcvào tính đặc thù của mỗi quốc gia
1.1.1 Quan niệm cán bộ, công chức của Việt Nam
Quan niệm cán bộ, công chức Việt Nam được hình thành qua các thời
kỳ lịch sử khác nhau
- Trong Luật cán bộ, công chức được Quốc hội Việt Nam khoá XII, kỳhọp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 có hiệu lực từ ngày01/01/2010 đưa định nghĩa về cán bộ, công chức như sau:
1 Cán bộ, công chức Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), ở huyện, quận,
Trang 9thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2 Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị –xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sư nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước , tổ chức chính trị –xã hội (sau đây gọi
là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nứơc; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
3 Cán bộ của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đông nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc
Uỷ ban nhân dân cấp xã, trong viên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
1.1.2 Quan niệm về cán bộ, công chức của CHDCND Lào
Quan niệm về cán bộ, công chức của Lào là dựa vào tính đặc thù củanền công vụ của Lào, vì vậy quan niệm cán bộ, công chức được hiểu theo hainghĩa khác nhau:
- Theo thuật ngữ “cán bộ” xuất hiện nhiều trong các văn bản chính trị,pháp luật và quản lý nhà nước Tuy nhiên, do trải qua các thế kỷ khác nhaunên quan niệm cán bộ cũng không hoàn toàn thống nhất
Trang 10Vào những năm 50 – 70 của thế kỷ XX, quan niệm cán bộ xuất pháttrong đời sống xã hội của Lào để chỉ một lớp người, những chiến sỹ cáchmạng chịu hy sinh, gian khổ, đấu tranh giành độc lập dân tộc Trong thời kỳkháng chiến chống Pháp, thuật ngữ này được dùng phổ biến chỉ tất cả nhữngngười thoát ly tham gia hoạt động kháng chiến, để phân biệt với nhân dân.Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thuật ngữ cán bộ được hiểu là:
Thứ nhất, Cán bộ là những người được bầu vào các cấp lãnh đạo, chỉ
huy từ cơ sở đến Trung ương (cán bộ lãnh đạo) phân biệt với đảng viênthường, đoàn viên, hội viên hoặc “cán bộ” là những người làm công tácchuyên trách hưởng lương trong các tổ chức đảng, đoàn thể
Thứ hai, cán bộ là những người giữ cương vị chỉ huy từ tiểu đội
trưởng trở lên (cán bộ tiểu đội, đại đội, cán bộ tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoànv.v ) hoặc là sĩ quan từ cấp uý trở lên trong quân đội nhân dân Lào
Trong hệ thống bộ máy nhà nước, quan niệm cán bộ được hiểu vớinghĩa trùng với khái niệm công chức, bao gồm những người làm việc trong
cơ quan hành chính nhà nước Đồng thời, cán bộ cũng được hiểu là nhữngngười có chức vụ chỉ huy, phụ trách, lãnh đạo Tuy cách dùng, cách thứcbiểu đạt khái niệm cán bộ có khác nhau nhưng về cơ bản thuật ngữ cán bộbao hàm nghĩa chính của nó là những nguồn thuộc bộ khung, là nòng cốt, làlãnh đạo, là chỉ huy
Hiện nay, thuật ngữ “cán bộ” được dùng rất phổ biến, cụ thể là nhữngngười làm việc ở các cơ quan nhà nước, tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng
từ Trung ương đến địa phương (trừ những người làm việc trong lực lượng vũtrang nhân dân: công an, bộ đội) thường được gọi là cán bộ
Ngoài ra, thuật ngữ “cán bộ” còn được dùng cho cả những người làmviệc ở các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, các công ty, tổ chức quốc tế,v.v nhằm mục đích phân biệt với thuật ngữ “công nhân, nông dân, nhândân ” theo người dân thường dùng phổ biến ở Lào Thuật ngữ này thườngđược dùng phổ biến ở các tài liệu của các cơ quan Đảng – công tác Đảng,
Trang 11Nhà nước về công tác cán bộ, đoàn thể và những lời phát biểu, vận động nhândân và người dân hay dùng gọi đối với những người của Đảng và Nhà nướcxuống làm việc với người dân địa phương, như: cán bộ huyện, cán bộ tỉnh Theo Nghị định số 82/2003/NĐ-TTg ngày 19/5/2003 của Thủ tướngChính phủ nước CHDCND Lào về quy chế công chức CHDCND Lào, Điều
2 đã quy định: “công chức của CHDCND Lào là công dân Lào được sắp xếp vào biên chế và được tuyển dụng làm việc thường xuyên ở các tổ chức Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể quần chúng từ Trung ương đến địa phương và ở các cơ quan đại diện nước CHDCND Lào ở nước ngoài, được hưởng lương và tiền trợ cấp từ ngân sách nhà nước”; Điều 3 quy định:
“Những đối tượng như: cán bộ lãnh đạo cao cấp (từ cấp thứ trưởng và tương đương trở lên); bộ đội; công an; cán bộ thuộc doanh nghiệm nhà nước; cán bộ theo hợp đồng, thì Chính phủ có quy định điều chỉnh riêng” [30;1]
Như vậy, có thể thấy khái niệm về công chức của Nghị định này là cóphạm vi điều chỉnh rất rộng, đối tượng điều chỉnh ở đây không chỉ là nhữngngười làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đếnđịa phương mà còn bao hàm cả những người làm việc ở các cơ quan Đảng,Đoàn thể khác (bao gồm tất cả những người làm việc trong hệ thống chínhtrị, trừ trường hợp những đối tượng được quy định tại Điều 3 như nói trên.Tuy nhiên, trong thời gian qua quan niệm cán bộ và khái niệm côngchức được được hiểu theo hai nghĩa khác nhau; cán bộ là những người được
bổ nhiệm vào ngạch công vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng và Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và địa phương; còn công chức
là những người được tuyển dụng làm việc thường xuyên ở tổ chức Đảng,Nhà nước và các tổ chức đoàn thể quần chúng từ Trung ương đến địaphương Nhưng quan niệm cán bộ, công chức vẫn có những điểm chung đó
là cả cán bộ, công chức đều là những người được làm việc ở cơ quan của
Trang 12Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và được hưởng lương từ ngânsách nhà nước
Tóm lại, cán bộ, công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm
vào ngạch chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội ở Trung ương, tỉnh và huyện và được hưởng lương từ ngânsách nhà nước
1.2 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
1.2.1 Khái niệm đào tạo
Đào tạo là quá trình học tập, rèn luyện để trở thành người có năng
lực theo những tiêu chuẩn nhất định, đáp ứng theo những yêu cầu nhất định.
Theo từ điển tiếng Việt “Đào tạo đề cập đến việc dậy các kỹ năng
thực hành nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học nắm vững những trí thức kỹ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định.
Đào tạo là một khâu quan trọng của công tác cán bộ, gắn liền với quyhoạch cán bộ, bố trí sử dụng cán bộ
Đào tạo là quá trình tác động đến con người là quá trình truyền thụnhững kiến thức mới nhằm làm cho người đó nắm được những kiến thức, kỹnăng cần thiết cho người học một cách có hệ thống, để người học nâng caotrình độ hơn trước khi đào tạo, giúp họ làm được những công việc một cách
có hiệu quả năng suất và góp phần hoàn thiện nhân cách cá nhân
Đào tạo là một quá trình truyền thụ kiến thức mới để người cán bộ,công chức có sự biến đổi về trình độ, về kỹ năng và qua đó năng lực làmviệc được nâng lên Thông thường, đào tạo là quá trình trang bị kiến thức cơbản mới hay trang bị kiến thức ở trình độ cao hơn, do đó thời gian đào tạothường dài hơn thời gian bồi dưỡng, một khóa học đào tạo được bố tríchương trình, nội dung cụ thể
1.2.2 Khái niệm bồi dưỡng
Trang 13Bồi dưỡng là làm thêm năng lực hoặc phẩm chất, đó là quá trình hoạt động làm tăng thêm những kiến thức mới, đòi hỏi và bổ sung những kỹ năng hoạt động đối với những cán bộ, công chức đang giữ một chức danh, một ngạch công chức, viên chức nhất định
Mục đích chủ yếu của bồi dưỡng là bổ sung kiến thức, kỹ năng; cũng cóthể trang bị kiến thức mới nhưng chỉ một nhóm kiến thức trên một lĩnh vựcnhất định hay là bồi dưỡng chuyên sâu, cập nhật những nội dung công tác,năng lực quản lý hay chuyên môn liên quan với chức danh công tác, ngạchcông chức đang đảm trách Do vậy, thời gian của khoá bồi dưỡng thường làgắn hơn so với đào tạo, có thể thời gian một khoá bồi dưỡng là 1 đến 3tháng, có khi cũng chỉ là 1 hoặc hai tuần, có khi cũng chỉ là vài ngày; hoànthành khoá bồi dưỡng người học nhận lấy chứng nhận ghi nhận kết quả họctập; cũng có thể là chứng chỉ tương đương một môn học
Bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng và năng lực liên quan đến công vụ đanglàm; đó cũng là cách nhằm làm cho người lao động làm chủ được công vụ.Bồi dưỡng là một quá trình nhằm hoàn thiện kỹ năng, năng lực củangười lao động nhằm đáp ứng mục tiêu của tổ chức; đó là cơ hội mà ngườiquản lý tạo ra cho người lao động nhằm hoàn thiện kỹ năng, kiến thứcchuyên môn có liên quan đến công vụ hiện tại
Tóm lại: Khái niệm đào tạo và bồi dưỡng trên cho thấy công tác đào tạo
và bồi dưỡng có sự gắn kết với nhau vì mục đích chung là nhằm nâng caokiến thức, năng lực của con người cả về trình độ chính trị, hành chính vàtrình độ chuyên môn nghiệp vụ Đào tạo và bồi dưỡng có chức năng, chươngtrình và thời gian quy định khác nhau; đào tạo có nghĩa là trang bị nhữngkiến thức, chuyên môn nào đó từ ban đầu để có được một chuyên môn nhấtđịnh trong thời gian dài hạn từ 1 năm trở lên, ngược lại bồi dưỡng chỉ trongthời gian ngắn có nghĩa là bồi dưỡng lại những kiến thức vốn có của mìnhtrong thời gian qua
1.2.3 Những đặc điểm đặc thù cuả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Trang 14Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng của cán
bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý của nhànước Muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước thì nhà nước phảiquan tâm đến công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức Trong quátrình cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền, công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức có những đặc điểm mang tínhđặc thù về đối tượng người học, cách học và đặc biệt là về mục tiêu đào tạo,bồi dưỡng
Một là, học viên là cán bộ, công chức là những người đang làm việc ở
các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức đoànthể quần chúng từ Trung ương đến địa phương và ở các cơ quan đại diện ởnước ngoài được hưởng lương từ ngân sách nhà nước Các học viên là côngchức có kinh nghiệm thực tiễn đời sống và công tác nên trong học tập đòi hỏicao về nội dung kiến thức và thông tin khoa học
Hai là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là để phục vụ công việc
được giao Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải sát với yêu cầu củacông việc nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn
Ba là, Các học viên công chức là những người đã có vị thế xã hội, nên
xác định vị trí người đi học chỉ là thứ yếu Công việc ở cơ quan công tácnhiều khi cuốn hút thời gian của họ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứccần giảm bớt phần lý thuyết nhằm tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng quản lýcho đội ngũ cán bộ, công chức trong các chức vụ quản lý ngành nghề khác nhau
Bốn là, nội dung, chương trình của các cơ sở đào tạo phải đào tạo
chuyên sâu về các ngành nghề, không nên đào tạo chung chung không xácđịnh rõ các đối tượng cần đào tạo
Do đó đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải thích ứng với từngđối tượng
Trang 15- Đào tạo cán bộ, công chức không hoàn toàn giống với hệ thống giáodục quốc dân, bởi vì hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm giáo dục chínhquy và giáo dục thường xuyên với các cấp học: mầm non, phổ thông, giáodục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học
Hoạt động đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân nó cung cấp nguồnnhân lực cho toàn xã hội, trong đó bao gồm cả nguồn nhân lực là cán bộ,công chức nhà nước
Hoạt động đào tạo cán bộ, công chức phải căn cứ vào quy chế pháp lý
về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Phạm vi đào tạo cán bộ, công chứctrong phạm vi nguồn nhân lực của nhà nước, phục vụ cho hoạt động quản lýnhà nước và đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức nhà nước
Trong thực tế giữa giáo dục đào tạo của hệ thống quốc dân và hoạtđộng đào tạo cán bộ, công chức có mối quan hệ tương tác Bởi vì, để trởthành cán bộ, công chức thì phải qua đào tạo của hệ thống giáo dục quốcdân Khái quát có thể nói đào tạo cán bộ, công chức là khâu tiếp nối của đàotạo hệ thống giáo dục quốc dân, để sử dụng một bộ phận nguồn nhân lực của
xã hội thành nguồn lực đáp ứng yêu cầu hoạt động quản lý nhà nước
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một nhiệm vụ công tácquan trọng nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, gópphần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của đất nước Đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức là một lĩnh vực hoạt động của các cơ quan thuộc hệthống chính trị, đặc biệt là cơ quan nhà nước đã được pháp lệnh, pháp luậtquy định như sau:
1.3 Nội dung và hình thức đào tạo cán bộ, công chức
1.3.1 Nội dung
Căn cứ vào nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức nhưhiện nay, căn cứ vào đặc điểm học tập của đối tượng là cán bộ, công chứcchúng ta xác định nội dung trong công tác đào tạo:
Trang 16- Đào tạo, bồi dưỡng về hành chính nhà nước (hay còn gọi là hànhchính công), đây là yêu cầu cơ bản và bắt buộc đối với mọi công chức hànhchính nhà nước, nhằm tạo ra một hệ thống công vụ thích hợp, làm cơ sở choviệc công chức hành chính tăng nhanh khả năng thích ứng đối với cơ chếmới.
- Đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức về một nền kinh tế chuyểnđổi, cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản về kinh tế thị trường và vai trònhà nước trong nền kinh tế thị trường cho cán bộ, công chức hành chínhnói riêng để họ làm việc trong môi trường nền kinh tế nhiều thành phần,vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và có sựquản lý của Nhà nước
- Đào tạo, bồi dưỡng cho mục tiêu phát triển, đây là lĩnh vực có yêucầu cao hơn để xây dựng một đội ngũ chuyên gia giỏi, chuyên gia đầungành có trình độ chuyên môn cao và sâu nhằm tăng cường khả năng thiết kếcác hệ thống, phải thành thạo và linh hoạt nhiều hơn chỉ là chuyên môn hoá
ở một lĩnh vực cụ thể Đào tạo hoạt động theo nhóm, nội dung đào tạo tậptrung cho học viên làm thế nào để việc theo nhóm có hiệu quả nhất, bao gồmđào tạo các kỹ năng thông tin, tăng cường sự phụ thuộc giữa các thành viêntrong nhóm, đảm bảo sự hoà hợp giữa các mục tiêu cá nhân
1.3.2 Hình thức
Để đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức trước hết phải coi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức là nhiệm vụ, biện pháp cơ bản và thường xuyên nhằm tiêu chuẩn hoá vànâng cao năng lực trình độ của cán bộ, công chức, xây dựng kế hoạch đàotạo, bồi dưỡng trên cơ sở chiến lược và quy hoạch tổng thể Từ kế hoạchnày, từng khu vực, từng cấp, từng ngành xây dựng kế hoạch cụ thể phải gắnvới nhu cầu thực tiễn của nhiệm vụ cách mạng với quy hoạch sử dụng cán
bộ, công chức, đồng thời cần đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình,phương pháp đào tạo bồi dưỡng theo hướng thiết thực đáp ứng yêu cầu Đào
Trang 17tạo theo sát tiêu chuẩn chức danh, ngạch bậc song cũng cần có trọng tâm,trọng điểm tuỳ theo yêu cầu và đặc điểm của từng khối, từng ngành, từng bộphận, từng cấp để có chương trình, nội dung hình thức hợp lý.
Hình thức đào tạo, bồi dưỡng xuất phát từ đặc điểm của cán bộ, côngchức hiện nay và các cơ sở lựa chọn hình thức thích hợp đối với từng loạicán bộ Hiện nay các loại hình đào tạo tổng hợp đang được áp dụng phổbiến, bao gồm các chương trình đào tạo chuyên viên, chuyên viên chính,chuyên viên cao cấp Đây là hình thức đào tạo mà nội dung được cụ thể hoátheo từng lĩnh vực, từng vấn đề kinh tế, xã hội, nhằm chuẩn bị cho đội ngũ
kế cận, cốt cán của tương lai, cùng với nó có thể nghiên cứu duy trì tổ chứccác lố chuyên sâu, ít người hơn và thời gian đào tạo ngắn hơn, các lớpchuyên ở đây được hiểu là các lớp chuyên về chức nghiệp giành cho nhữngngười có chức danh, công chức như nhau hoặc gần nhau Các lớp chuyênnhư lớp chuyên ngành Quản lý Nhà nước về kinh tế cho các cán bộ thuộclĩnh vực quản lý, lớp chuyên ngành quản lý hành chính nhà nước cho cán bộ,công chức chính quyền các cấp…Chuyên về nội dung và trú trọng vào yêucầu về kiến thức, kỹ năng mang tính đặc trưng cụ thể, tránh tình trạng đại tràchung chung Ở các lớp chuyên sâu về nội dung sẽ có điều kiện nâng caokiến thức và kỹ năng chuyên môn mà thực tế công việc của học viên đòi hỏinhấn mạnh vào tính thực tiễn và kỹ năng thực thi công vụ đồng thời có thểgiám bớt thời lượng bài giảng những kiến thức chưa thật cần thiết
Các hình thức đào tạo phổ biến là đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài,đào tạo tại chỗ bao gồm thuyên chuyển công chức qua nhiều công việc khácnhau, thường áp dụng với các công chức lãnh đạo, nhằm mở rộng kiến thức,
họ sẽ tìm hiểu nhưng chức năng khác nhau; Bố trí làm việc “trợ lý”, các vị trínay thường được đào tạo để mở rộng tầm nhìn của người học qua việc chophép họ làm việc với những người có kinh nghiệm, hình thức này có hiệuquả khi người quản lý cấp trên có trình độ để dẫn dắt và phát triển người họccho đến khi họ gánh vác được toàn bộ trách nhiệm; Đề bạt tạm thời với cán
Trang 18bộ quản lý hoặc tham gia vào các uỷ ban, hội đồng để họ có cơ hội tiếp cậnvới những người có kinh nghiệm và họ làm quen với nhiều vấn đề khácnhau, họ học hỏi được nhiều kinh nghiệm.
Huấn luyện, đào tạo tại chỗ là công việc luôn được tiến hành nhằmthường xuyên nâng cao trình độ của cán bộ, công chức đáp ứng nhu cầu thayđổi công việc và cập nhật những thay đổi hàng ngày, hàng giờ của hệ thốngthông tin và kiến thức khoa học
Đào tạo không gắn với thực hành là phương pháp đào tạo theo chươngtrình, được đào tạo từ bên trong hoặc bên ngoài tổ chức, từ các tổ chức giáodục, đào tạo hay các hiệp hội nghề nghiệp Hình thức này đảm bảo tính hệthống, tính khoa học, có bài bản, có kế hoạch Tuy nhiên nó không hoặc ítgắn với thực tế công việc do đó hiệu quả đào tạo không cao
Để công tác đào tạo, bồi dưỡng đạt hiệu quả cao cần lưu ý
+ Huấn luyện cốt thiết thực, làm hiểu thấu vấn đề, đây là cách đào tạophù hợp trong điều kiện hạn chế về thời gian và trình độ người học
+ Huấn luyện từ dưới lên, không ôm đồn, mà chu đáo
1.4 Chủ thể quản lý và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở địa phương
Theo quy định tại Điều 19, Quyết định 132/2004/QĐ-TTg về việc banhành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Thủ tướng Chính banhành thì trong công tác quản lý nhà nước theo lĩnh vực được phân công,phân cấp tại địa phương, Uỷ ban Tổ chức (tỉnh) là cơ quan tham mưu chochính quyền cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về chuyên ngành với cácchức năng nhiệm vụ quyền hạn sau:
- Nắm và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh phối hợp với Ban
tổ chức tỉnh uỷ nắm số lượng cán bộ thuộc diện tỉnh uỷ, chính quyền tỉnhquản lý đang công tác ở khu vực nhà nước Thống kê, phân tích và tổng hợp
Trang 19số liệu về đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh phục vụ công tác quy hoạch, kếhoạch đào tạo, bồi dưỡng.
- Xây dựng hồ sơ, thẩm tra, đề xuất, các thủ tục cần thiết về nhân sự(cán bộ Nhà nước thuộc diện tỉnh uỷ – chính quyền tỉnh quản lý) như: bổnhiệm, đề bạt, nâng lương, điều động, về hưu, nghỉ việc, kỷ luật
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức Phối hợp Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia,Trường Chính trị và Hành chính tỉnh, các trường, các cơ quan có liên quankhác tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước, quản
lý kinh tế, kiến thức đối ngoại, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, công chức
- Xem xét, đề xuất phân bổ chi tiêu và trình Chính quyền tỉnh quyếtđịnh về việc cử cán bộ các cấp, các ngành đi học chuyên môn nghiệp vụtrong và ngoài nước theo chi tiêu của các Bộ, ngành Trung ương và chỉ đạocủa Thành phố
- Phối hợp đề xuất kế hoạch, biện pháp, hướng dẫn và kiểm tra thựchiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức nhà nước, việc xếplương, nâng lương, nâng ngạch hoặc chuyển ngạch công chức, viên chứctrình Chính quyền cấp tỉnh văn bản đề nghị Tổng cục Hành chính và Quản lýcông chức nâng bậc lương đó với cán bộ, công chức, viên chức ngạch caocấp
- Xây dựng chỉ tiêu ngân sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứchàng năm, trung hạn và dài hạn trình cơ quan có thẩm quyền phê diệt, xâydựng định mức và phân bổ chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cho các ngành địaphương
- Nghiên cứu hướng dẫn, phối hợp với các sở, ngành hữu quan tổ chứcthực hiện việc thi tuyển, thi nâng ngạch công chức, tuyển dụng, bổ nhiệmngạch công chức cho số thí sinh trúng tuyển
- Thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
- Tổ chức các hoạt động thi đua khen thưởng kỷ luật
Trang 20- Quy định tiêu chuẩn cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, cơ
sở vật chất kỹ thuật, quy định tiêu chuẩn giảng viên
Trên cơ sở pháp luật và chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức, hệ thống các cơ sở đào tạo có đủ điều kiện sẽ tiến hành tổ chức thựchiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Cán bộ, công chức có thểđược đào tạo tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia, Trường Chính trịcủa tỉnh, huyện hoặc một số cơ sở đào tạo của các bộ, ngành… Mỗi cơ sởđào tạo có chức năng, thẩm quyền nhất định trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức
Trang 21CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BÔ, CÔNG CHỨC TẠI TỈNH BO-LY-KHĂM-XAY
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN LÀO
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Tỉnh Khăm-Xay CHDCND Lào
Bo-Ly-2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay là một tỉnh nằm trong 5 tỉnh miền Trung củanước CHDCND Lào, có biên giới cùng với hai nưới Phía Tây và Phía Đồng.Phía Bắc giáp Thủ đô Viêng Chăn với chiều dài 49,23 km, phía Nam giáptỉnh Khăm Muồn với chiều dài 184,87 km, Phía Đông Bắc giáp với tỉnhXiêng Khoảng với chiều dài 141,76 km, phía Đông giáp tỉnh Nghệ An, ThừaThiên Hà Tĩnh (nước CHXHCN Việt Nam) chiều dài khoảng 215,82 km,phía Tây giáp với tỉnh Nong Khai - Nạ Khon Pha Nôm ( Vương Quốc TháiLan) với chiều dài 192,82 km và có sông Mê Kông làm biên giới
Diện tích
Tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay được thành lập vào tháng 11/3/ 1984, theoquyết định của Trung ương Đảng số 03 ngày 4/3/1984 và Sắc lệnh số 027Hội đồng bộ trưởng Tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay có diện tích 15.977,71 km2,Trước năm 2008 chỉ có 6 Huyện đến năm 2010 thêm 1 huyện Huyện nay cảtỉnh có 7 huyện như: Pác Xăn, Bo ly khăn, Tha pa bạt, Pác ka Đinh, Viêngthong, Khăm kợt, Xay chăm phon, toàn tỉnh gồm có 322 bản, hơn 43.690 hộgia đình đang sinh sống, cách thủ đô Viêng Chăn khoảng 145 km, có quốc lộ
13 với chiều dài khoảng 165 km và đường quốc độ 8B qua tỉnh sang ( nướcCHXHCN Việt Nam)
Dân số
- Dân số : 252.838 người, trong đó
Trang 22- Số nam : 127.440 người
- Số nữ : 125.398 người
Tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay có 35 bộ tộc – bộ lạc cùng sinh sống, dân tộcchiếm đa số là Lào lùm, Mông, Kưm Mụ Năm 2011 ước tính cả tỉnh cókhoảng 252.838 người, dân số tăng khoảng 1,73% với mật độ dân số trungbình là 15 người/km2 Đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào ngành nông –lâm nghiệp và phần lớn có phong tục tập quán theo đạo Phật
2.1.2 Tình hình kinh tế – xã hội
Hơn hai mươi năm thành lập và phát triển, Đảng ủy và chính quyềnđặc biệt quan tâm đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và thức hiệnnghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng nhân dân cách mạng Lào và Đạihội lần thứ IV của Đảng ủy tỉnh cùng với sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ,chính quyền và nhân dân các dân tộc hiện nay kinh tế của tỉnh phát triển khánhanh, Theo số liệu thống kê của Sở kế hoạch và Đầu tư đối với việc tổ chứcthực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xaynăm 2006 – 2010, trong quá trình thực hiện chiến lược 5 năm vừa qua chothấy tình hình kinh tế của tỉnh vẫn tiếp tục tăng, số liệu bình quân là 9,57%nhưng chiến lựơc đề ra 5 năm là 7 - 8,5 vượt chỉ tiêu là 1,07%, riêng giá trịsản phẩm trong năm 2009 – 2010 đạt được 1.992,99 tỷ kíp Trong đó
- Lĩnh vực lâm nghiệp chiếm tỷ lệ là 34,55%
- Lĩnh vực công nghiệp chiếm 29,19%
- Lĩnh vực dịch vụ chiếm 36.26%
Hiện nay thu nhập bình quan đầu người (GDP) của tỉnh Xay là 9,8 triệu kíp( tương đương 972 USD/người), tăng 23 % so với nămtrước
Về giáo dục đào tạo:
Tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay đang có xu hướng phát triển trường học cáccấp ở các vùng sâu, vùng xa nhằm giáo dục kiến thức cho trẻ em ở vùng sâu,vùng xa để xoá bỏ 100% tình trạng trẻ em mù chữ Toàn tỉnh đến năm 2010,
Trang 23tổng số giáo viên toàn tỉnh là 2.443 người, với 642 đơn vị trường học (tăng
25 đơn vị so với năm trước) Trường tiểu học 28 trường có 38 lớp học với sốsinh viên đi học toàn tỉnh là 2.463 người, nữ 1.227 người (tăng 279 người sovới năm 2008 - 2009), trường trung học cơ sở là 580 trường, có 1.571 lớphọc với số học sinh là 58.382 người, nữ 26.916 người (tăng 10.63 % so vớinăm trước), và trung học phổ thông toàn tỉnh có 45 trường học, có 344 lớphọc với tổng số học sinh là 14.877 người, nữ 6.300 người
Năm 2009- 2010, chất lượng học sinh có chuyển biến tích cực Tỷ lệhọc sinh được công nhận hoàn thành công trình tiểu học đạt 95% (tăng0,20%); tốt nghiệp trung học cơ sở đạt được 81% (theo kế hoạch đầu năm).Các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và bổ túc trung học được tổ chức
an toàn, nghiêm túc với tỷ lệ đậu tốt nghiệp tương ứng là 93,6% (tăng 2,5%
so với năm trước là 91,5%) Ngoài ra tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay còn có trườnggiáo dục dân tộc tiểu số, nhằm giáo dục trẻ em ở vùng sâu, vùng xa có 3 đơn
vị với 9 lớp học, học sinh đi học là 206 người, nữ 58 người, tình trạng họcsinh đi học trong năm giảm 50% so với năm trước
Tình trạng giáo dục cao đẳng, đại học, chuyên nghiệp ngày càng tăng.Trên địa bàn tỉnh có một trường đại học, hai trường cao đẳng, 2 trườngtrung cấp và một cơ sở dạy nghề để phục vụ cho một phần nhu cầu học tập
và nâng cao trình độ chuyên môn của người dân tại địa phương
Về y tế
Tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay là một tỉnh đã quan tâm và coi việc chăm sócsức khoẻ là một việc quan trọng, hiện nay tỉnh đang có xu hướng phát triểnmạng lưới y tế chăm sóc sức khoẻ xuống các địa phương toàn tỉnh có hệthống bệnh viện 1 bệnh viện tỉnh và 6 bệnh viện hiện, trạm xã ở các vùngmiền gồm có 39 trạm xã Ngoài ra sở y tế cũng rất quan tâm đến việc đàotạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức nhằm đáp ứngyêu cầu của máy móc thiết bị hiện đại của bệnh viện Từ năm 2005 đến nay
Trang 24sở y tế đã cử công chức đi đào tạo trong nước và ngoài nước được 259người, nữ 120 người, trong đó cử đi đào tạo ở nước ngoài 26 người.
Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được tổ chức thực hiệnđảm bảo tiến độ và đạt hiệu quả, trẻ em suy dinh dưỡng là 17,82% (kế hoạch
là 18%), trẻ em dưới 1truổi được tiêm, uống vặc xin phòng bệnh đạt kếhoạch và giảm được tỷ lệ chết của trẻ em dưới năm tuổi là 42/1000 người,giảm xuống rất nhiều so với mấy năm trước và tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1tuổi cũng giảm xuống đến 32/1000 người
Tình hình dịch bệnh được kiểm soát như; bệnh sốt xuốt huyết và bệnhcúm 2009 diễn biễn phức tạp (số tử vong của sốt xuất huyết năm 2009 là 9người), chính quyền tỉnh đã chỉ đạo tập trung, tăng cường phòng chống,kiểm chế không để lây lan thành dịch
Mục tiêu kinh tế – xã hội của tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay thời kỳ 20011- 2015
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay lần thứ V năm 2011
đã nêu mục tiêu phấn đấu thời kỳ 2011- 2015 về kinh tế – xã hội của tỉnhnhư sau: Đảm bảo nhịp phát triển của sản phẩm trong tỉnh bình quan hàngnăm tăng 8,5/năm đến năm 2015 phải đạt được 1.600 USD/ người, trong đólĩnh vực lâm nghiệp tăng 27,31%, lĩnh vực công nghiệp tăng 36,04% , lĩnhvực dịch vụ tăng 36,65% tổng sản phẩm trong tỉnh, theo định hướng đếnnăm 2015 tổng sản phẩm trong nước bình quan là 1.100 USD
Chuyển hoá cơ cấu kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển mạnh trongmọi mặt, xây dựng cơ sở hạ tầng chuyển sáng công nghiệp hoá - hiện đạihoá, chuyển hoá cơ cấu lâm nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ ngày càngnhiều
Phấn đấu tìm thu nhập vào ngân sách của tỉnh trong 5 năm đạt được8% của GDP, tăng bình quan hàng năm chiếm 1,9% của GDP, Về phần chitiêu khoảng 17,84% của GDP, tăng hàng năm khoảng 6,6% GDP Nhằmđảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế toàn tỉnh từ năm 2011đến năm 2015 đạtđược 8,5% trở lên, thì tỉnh cần tổng số vốn là 712,91 tỷ kịp hoặc khoảng
Trang 2518,32% GDP Trong đó có sự phân chia nhu cầu vốn từ các tổ chức liên quannhư sau:
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 16,02% tổng vốnđầu tư hoặc khoảng 362,68 tỷ kịp
- Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vì sự phát triển (ODA) chiếmkhoảng 14,52% tổng vốn đầu tư hoặc khoảng 470,55 tỷ kịp
- Vốn tư nhân trong và ngoài nước (FDI) chiếm khoảng 38,28% tổngvốn đầu tư hoặc khoảng 1.529,35 tỷ kịp
- Vốn từ tín dụng của ngân hàng chiếm khoảng 3,87% tổng vốn đầu tưhoặc khoảng 155,96 tỷ kịp
- Vốn của từ cộng đồng chiếm khoảng 1.96% tổng vốn đầu tư hoặckhoảng 71,12 tỷ kịp
Theo các số liệu của mục tiêu phấn đấu phát triển kinh tế – xã hội củatỉnh nhiệm kỳ 2011- 2015 cho thấy tình trạng phát triển trong 3 lĩnh vực thìmục tiêu phát triển kinh tế ở lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp chiếm tỷ lệ caonhất và đang có định hướng kế hoạch hoá thành công nghiệp hoá - hiện đạihoá
(Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội nhiệm kỳ 2006 -2010, phương hướng, nhiệm vụ nhiệp kỳ 2011-2015).
Từ những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội đã tạođiều kiện không ít cho nhân dân yên tâm và hăng hái làm việc mà còn đảmbảo những nhu cầu cần thiết cho cán bộ, công chức công tác, vui chơi, giảitrí
2.2 Hệ thống các cơ quan quản lý và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Lào
Hệ thống các cơ quan quản lý chính về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức được tổ chức xuyên suất từ Trung ương đến địa phương, baogồm các cơ quan sau:
* Tổng cục Hành chính
Trang 26- Thống nhất quản lý nội dung chương trình, giáo trình, tài liệu đàotạo, bồi dưỡng cấp Trung ương, tỉnh hoặc cấp huyện, tổ chức biên soạn,thẩm định, ban hành và kiểm tra việc thực hiện chương trình đào tạo, bồidưỡng.
- Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức theo các nội dung đã được phê duyệt theo quyđịnh hiện hành
- Chủ trì phối hợp với Bộ tài chính, Bộ kế hoạch đầu tư xây dựng kếhoạch, chỉ tiêu kinh phí tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàngnăm theo kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Hướng dẫn, kiểm tra chính quyền tỉnh, huyện trực thuộc Trung ươngxây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu quy chế đào tạo,chế độ khen thưởng, kỷ lụât, hành chính và các quy định cho đội ngũ cán
bộ, công chức
- Phối hợp với Bộ, ngành có liên quan dẫn quy chế đào tạo, khenthưởng, kỷ luật các quy định sử dụng chính sách
* Bộ kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổng cục hành chính, Bộ tài
chính tổng hợp và cân đối kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứchàng năm, trong đó chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,công chức, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
* Bộ Giáo dục và Đào tạo là một tổ chức có liên quan trực tiếp đến
việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và có nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Nghiên cứu, chuyển hoá đường lối chính sách của Đảng và Nhà nướcthành các kế hoạch, dự án, chương trình và các luật lệ về phát triển giáo dục
và đề nghị cho Chính phủ xem xét, đồng thời chỉ đạo và kiểm tra việc tổchức thực hiện kế hoạch, dự án, chương trình và luật lệ nhằm đáp ứng mụctiêu đã xác định
Trang 27- Dự thảo và các văn bản pháp quy về việc quản lý công tác đào tạo,bồi dưỡng phù hợp với từng giai đoạn và trình lên chính phủ xem xét.
- Nghiên cứu, phân tích, lên kế hoạch phát triển giáo dục phổ thông vàgiáo dục các trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Nghiên cứu lên kế hoạch phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng vớiđường lối chính sách của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội củaChính phủ
- Lên kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, thực hiện chính sách đốivới cán bộ và cải cách tổ chức bộ máy quản lý giáo dục trong phạm vi cảnước
- Quản lý các trường đại học tầm vĩ mô, quản lý trực triếp trường sưphạm, trường dạy nghề, trường dân tộc nội trú, trung tâm và các việc khác
- Phối hợp với các bộ khác để quản lý về mặt chuyên môn và quychế nguyên tắc về gíao dục ở các trường, viện, trường đại học của cácban ngành khác
- Xuất bản giáo trình và các tài liệu tham khảo khác liên quan đến việcgiáo dục đào tạo, quy định quy chế thi tuyển, thi cử cho đội ngũ học sinh,sinh viên, cán bộ, công chức v.v
Từ các nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và đào tạo nêu trên cho ta thấy rằng
Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan rất nhiều với công tác đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức
*Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào là một đơn vị sự
nghiệp phụ thuộc Ban Tổ chức Trung ương, là đơn vị đào tạo quan trọng vềkiến thức lý luận và thực tiễn, giảng dạy những học thuyết Mác – Lênin,đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên toàn quốc
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào còn có nhiệm vụ nghiêncứu khoa học quan trọng, nghiên cứu những đề tài cấp của Nhà nước, xuấtbản giáo trình học tập, tài liệu nghiên cứu, tạp chí khoa học để nhằm mụcđích học tập nghiên cứu của học viện hoặc đội ngũ cán bộ, công chức
Trang 28Học viện Chính trị - hành chính Quốc gia còn có nhiệm vụ rất quantrọng đó là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Ban Tổ chức Trung ương Đảng,
cơ quan Chính phủ trong các công việc có liên quan Ngoài ra còn có nhiều
cở sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức khác
* Vụ (Ban) Tổ chức- Cán bộ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực chính phủ giúp Bộ trưởng trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
- Các Sở tham mưu các Bộ có liên quan (như nêu trên) đến công tácđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại tỉnh
- Trường Chính trị – Hành chính tỉnh thực hiện chương trình đào tạo,bồi dưỡng lý luận chính trị – hành chính cho cán bộ, công chức cấp tỉnh,huyện và bản
- Phòng tổ chức cán bộ các Sở, ban, ngành, ban tổ chức cấp huyện, là
cơ quan tham mưu giúp chính quyền huyện về công tác đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức ở cơ quan, đơn vị mình
Tóm lại, Các tổ chức đã nêu trên là cơ quan trực tiếp có liên quan và
chịu trách nhiệm trực tiếp và rất quan trọng đối với công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức cả nước nói chung và liên quan trực tiếp đối vớicông tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay nóiriêng
Trang 292.3 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức của Tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay
2.3.1 Thực trạng về số lượng
Số lượng cán bộ, công chức của tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay là bao gồmtoàn bộ những người làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước củatỉnh (không kể quân đội, công an và những công chức ở lĩnh vực tư nhân hay
là doanh nghiệp, nhà máy), đã qua tuyển dụng và được bổ nhiệm, giữ mộtcông việc thường xuyên trong các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay
Năm 2010, số lượng cán bộ, công chức toàn tỉnh có 4.827 cán bộ,công chức, trong đó nữ là 1.872 người Và có sự phân chia cán bộ – côngchức theo từng lĩnh vực như sau:
- Cán bộ- công chức ở các cơ quan theo chiều dọc (cán bộ, công chứctrong lĩnh vực sở và cơ quan tương đương sở) có 4.012 người, nữ 1.660người
- Cán bộ – công chức các cơ quan theo chiều ngang (là cán bộ, côngchức tại các cơ quan tổ chức chính trị-xã hội hoặc tổ chức quần chúng) gồm
có 815 người, nữ 213 người
Nói chung, số lượng cán bộ, công chức tại các cơ quan theo chiều dọc
là chiếm tỷ lệ rất cao so với số lượng cán bộ, công chức tại cơ quan theochiều ngang, phần lớn cán bộ, công chức chỉ chạy vào làm việc ở các cơquan như: lâm nghiệp; công nghiệp; kho bạc hay là các cơ quan khác liênquan đến cơ quan theo chiều dọc, năm 2010 số lượng cán bộ, công chức theochiều dọc chiếm tỷ lệ là 83,11%
Nhờ có tài liệu tổng kết, đánh giá kết quả quản lý cán bộ, công chứccủa Uỷ ban tổ chức tỉnh nhiệm kỳ năm 2006 – 2010, số 1/UBTCT ngày11/10/ 2009 và kế hoạch quản lý giám sát hoạt động cán bộ, công chứcnhiệm kỳ 2011 -2015 của Uỷ ban tổ chức tỉnh
2.3.2 Thực trạng về chất lượng
2.3.2.1.Về giới tính
Trang 30Cơ cấu giới tính của cán bộ, công chức tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay giốngnhư các tỉnh khác trong cả nước CHDCND Lào, số lượng cán bộ, công chứcnam, nữ có sự chênh lệch nhau Theo thống kê của Uỷ ban tổ chức tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay năm 2009 - 2010 cán bộ, công chức toàn tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay là 4.827 người, trong đó:
- Nam là: 2.755 người; chiếm đến 57,07% của cán bộ, công chức toàn tỉnh
- Nữ là: 1.872 người bằng 38,78% cán bộ, công chức toàn tỉnh
Qua số liệu cán bộ, công chức tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay đã nêu trên cho
ta thấy rõ tỷ lệ cán bộ, công chức nam giới vẫn còn chiếm tỷ lệ cao hơn gấpđôi so với nữ giới điều này sẽ dẫn đến sự hạn chế trong những chính sáchdành cho nữ giới, đồng thời cũng cho thấy sự hạn chế trong việc sử dụng tàinăng của nữ giới trong góp phần xây dựng và phát triển đất nước nói chung
và góp phần xây dựng tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay nói riêng Vì trong thời gianqua cán bộ, công chức giữa nam và nữ quá chệnh lệch nhau, vậy Đảng vàNhà nước Lào nói chung và tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay nói riêng luôn quan tâm,tạo điều kiện ưu tiên nhất định và đang có kế hoạch hoá việc sử dụng và đàotạo cán bộ, công chức nam, nữ phải có sự ngang bằng nhau nhằm tạo điềukiện cho họ có thể có cơ hội phát triển tài năng và có thể khẳng định đượcnăng lực của bản thân mình, nhưng trong thực tế vấn đề đào tạo, bồi dưỡngtrình độ cán bộ, công chức nữ còn gặp rất nhiều khó khăn thử thách và nhiềunguyên nhân hạn chế như; hoàn cảnh gia đình, tinh thần bản thân hoặc là cácđiều kiện môi trường cán bộ, công chức và các nguyên nhân khác, vì những
lý do trên từ trước đến nay cán bộ, công chức nam giới và nữ giới vẫn có sựchênh lệch nhau cả về số lượng và chất lượng
2.3.2.2 Về độ tuổi
Đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay phân bố độ tuổinhư sau:
Trang 31Bảng 2.1: Phân bố theo độ tuổi
Với độ tuổi như trên có thể đánh giá và nhận xét được như sau:
Tỷ lệ cán bộ, công chức ở nhóm tuổi 30 trở xuống chiếm tỷ lệ khoảng32%, tỷ lệ cán bộ, công chức ở độ tuổi này cũng cao so với nhóm tuổi khác,nói chung tỷ lệ tuổi đời cán bộ, công chức tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay đang rơivào tình trạng trẻ hoá cán bộ, công chức, như vậy tạo điều kiện thuận lợi chocông tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao kiến thức vànăng lực của cán bộ, công chức ngày càng cao
Tỷ lệ cán bộ, công chức tỉnh Bo-Ly-Khăm-Xay từ 31 đến 50 tuổi làchiếm tỷ lệ khá cao chiếm 60,89 %, điều này cho thấy rõ sự thu hút nguồnnhân lực trẻ, có tài năng vào tỉnh công tác ngày càng nhiều nhằm đạt đượcmục tiêu là công chức vừa trẻ vừa có năng lực, và vừa có trình độ chuyênmôn cao
Hiện nay số lượng cán bộ, công chức kế cận tuổi nghỉ hưu của tỉnh làphù hợp với giai đoạn hiện nay, (cụ thể: nữ từ 51 tuổi trở lên, nam từ 56 tuổitrở lên) là 296 người chiếm (6,39%), vậy sự già nữa của đội ngũ cán bộ,công chức đòi hỏi cần có nhiều chính sách thu hút cán bộ, công chức có nănglực và có kế hoạch đào tạo hơn để có thể kịp thời xây dựng được đội ngũ kếcận cần thiết cho sự vận hành của bộ máy nhà nước luôn trơn tru không bịngắt quãng
Trang 322.3.2.3 Về trình độ đào tạo
Ngoài việc phân loại cán bộ, công chức theo độ tuổi, theo giới tínhchúng ta còn có thể phân loại theo các trình độ đào tạo như: trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, trình độ chính trị cụ thể như sau:
+ Đại học: 480 người: chiếm 10,39%
+ Cao đẳng: 970 người: chiếm 20,96%
+ Trung cấp: 1.970 người: chiếm 42,57%
+ Dưới trung cấp: 931 người: chiếm 15,79%
Qua số liệu trên cho thấy trình độ chuyên môn của cán bộ, công chứcchiếm tỷ lệ cao, thực tế dù chiếm tỷ lệ cao nhưng phần lớn trình độ chuyênmôn của cán bộ, công chức là trình độ trung cấp và dưới trung cấp chiếm58,36%