Kỹ thuật trồng cây con có bầu

Một phần của tài liệu Giáo trình trồng và chăm sóc rừng mđ01 trồng và khai thác rừng trồng (Trang 29 - 32)

2. Kỹ thuật trồng cây 1 Thời vụ trồng

2.2.1 Kỹ thuật trồng cây con có bầu

Sơ đồ quy trình kỹ thuật trồng cây con có bầu:

Bƣớc 1: Tạo hố trồng cây

Dùng cuốc hoặc bay moi đất ở dưới hố đã lấp, yêu cầu hố sâu hơn chiều cao bầu 2-4 cm.

Bƣớc 2: Rạch bỏ vỏ bầu

Thao tác: Một tay cầm bầu, tay kia cầm dao rạch vỏ bầu 1 đường từ trên xuống; Tạo hố

Lấp đất lần 3 Lấp đất lần 2 Lấp đất lần 1

Đặt cây xuống hố Rạch bỏ vỏ bầu

Hình 26: Tạo hố khi trồng cây Hình 27: Rạch vỏ bầu Bƣớc 3: Đặt cây xuống hố

Đặt cây ngay ngắn giữa hố, mặt bầu thấp hơn mặt hố từ 2-4cm.

Hình 28: Đặt cây xuống hố Bƣớc 4: Lấp đất lần 1

Lấp đất nhỏ phủ kín 2/3 chiều cao bầu, dùng 2 bàn tay nén đất quanh bầu theo chiều thẳng đứng. Hình 29: Lấp đất lần 1 Bƣớc 5: Lấp đất lần 2 Lấp đất nhỏ phủ kín bầu, nén đất lần 2 tương tự lần 1. Hình 30: Lấp đất lần 2

Bƣớc 6: Lấp đất lần 3

Lấp đất phủ kín mặt hố (trên cổ rễ cây 1-2cm), vun đất vào gốc cây (Có thể lấp đất theo hình mâm xôi, lấp bằng mặt đất tự nhiên hoặc thấp hơn) tuỳ theo loài cây trồng và nền đất cao hay thấp.

* Ưu, nhược điểm của kỹ thuật trồng cây con có bầu:

- Ưu điểm: Bộ rễ không bị tổn thương khi bứng, vận chuyển, trồng, nên cây sinh trưởng liên tục, tỷ lệ sống cao, rừng mau khép tán ;

- Nhược điểm: Tốn công vận chuyển, tiêu hao nhiều vật liệu, giá thành cao, kỹ thuật trồng phức tạp.

Hình 31: Trình tự các bƣớc trồng cây có bầu

1. Tạo hố 2. Rạch vỏ bầu 3. Đặt cây xuống hố 4. Lấp đất lầm 1 5. Lấp đất lần 2 6. Lấp đất lần 3

* Một số trường hợp trồng cây con có bầu sai kỹ thuật:

+ Đặt bầu nghiêng (do tạo hố lệch) + Nén đất làm vỡ bầu (do nén giữa bầu) + Lấp đất còn hở bầu (do tạo hố cạn)

Hình 32: Các trƣờng hợp sai kỹ thuật

1. Đặt bầu nghiêng 2. Nén đất làm vỡ bầu 3. Lấp đất còn hở bầu 4. Đáy hố không phẳng

Một phần của tài liệu Giáo trình trồng và chăm sóc rừng mđ01 trồng và khai thác rừng trồng (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)