Kỹ thuật trồng cây con rễ trần

Một phần của tài liệu Giáo trình trồng và chăm sóc rừng mđ01 trồng và khai thác rừng trồng (Trang 32 - 34)

2. Kỹ thuật trồng cây 1 Thời vụ trồng

2.2.2Kỹ thuật trồng cây con rễ trần

Sơ đồ quy trình trồng cây con rễ trần:

Bƣớc 1: Tạo hố

Dùng cuốc hoặc bay tạo hố sâu hơn chiều dài rễ cọc của cây từ 2-4cm.

Hình 33: Tạo hố trồng cây

Bƣớc 2: Đặt cây xuống hố

Tay không thuận cầm phần cổ rễ cây, đặt cây ngay ngắn giữa hố tạo cho bộ rễ ở trạng thái tự nhiên (không bị cong gập).

Hình 34: Đặt cây xuống hố Bƣớc 3: Lấp đất lần 1

Dùng đất nhỏ mịn lấp kín rễ, giữ cho cây đứng thẳng rồi nhấc nhẹ thân cây lên 1-2cm tạo cho bộ rễ cây thẳng tự nhiên, sau đó nén đất xung quanh cây.

Tạo hố Lấp đất lần 3 Lấp đất lần 1 Lấp đất lần 2 Đặt cây xuống hố

Hình 35: Lấp đất lần 1 Bƣớc 4: Lấp đất lần 2

Dùng đất nhỏ phủ kín cổ rễ rồi nén đất xung quanh.

Hình 36: Lấp đất lần 2 Bƣớc 5: Lấp đất lần 3

Lấp đất cao hơn cổ rễ cây từ 1-2 cm, không nén đất xung quanh, tạo mặt hố bằng, lõm, hoặc hình mâm xôi tùy theo loài cây, mùa trồng và địa hình nơi trồng.

Hình 37: Cây đã trồng xong

+ Ưu điểm: Vận chuyển cây con dễ dàng, chi phí nhân công ít;

+ Nhược điểm: Khi bứng cây, bộ rễ dễ bị tổn thương, gặp thời tiết không thuận lợi cây dễ bị chết, vận chuyển cây con không cẩn thận cây dễ bị dập nát, héo ngọn. Nếu trồng không đúng kỹ thuật hoặc thời tiết không thuận lợi thì tỷ lệ cây sống không cao, tốn công trồng dặm và cây giống;

- Một số trường hợp trồng cây con rễ trần sai kỹ thuật:

+ Tạo hố cạn, lấp đất ít dẫn đến hở cổ rễ; + Tạo hố quá sâu, lấp đất quá nhiều; + Đặt cây nghiêng;

+ Đặt cây cong rễ.

Hình 38: Các trƣờng hợp trồng sai kỹ thuật đối với cây rễ trần

1. Lấp đất quá nông hở cổ rễ 2. Lấp hố quá sâu 3. Đặt cây nghiêng 4. Đặt cây làm cong rễ

Một phần của tài liệu Giáo trình trồng và chăm sóc rừng mđ01 trồng và khai thác rừng trồng (Trang 32 - 34)