Yêu cầu về đánh giá sản phẩm 5.1 Bài 1: Chuẩn bị đất trồng rừng

Một phần của tài liệu Giáo trình trồng và chăm sóc rừng mđ04 bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên (Trang 30)

5.1. Bài 1: Chuẩn bị đất trồng rừng

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Phát dọn thực bì

- Thiết kế hàng - Đào hố, bón phân

- Đúng kỹ thuật, thời gian theo hồ sơ thiết kế

- Quan sát, hàng cách hàng, cây cách cây đúng theo thiết kế

5.2. Bài 2: Trồng rừng

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Chọn loài cây trồng - Trồng cây

- Cây được chọn đủ tiêu chuẩn theo thiết kế.

- Kiểm tra sản phẩm và đối chiếu với tiêu chuẩn cây trồng.

- Quan sát quá trình thực hiện của học viên (tạo hố, rạch vỏ bầu, bỏ cây xuống hố, lấp đất..).

- Kiểm tra sản phẩm của học viên và đối chiếu với phiếu giao việc.

5.3. Bài 3: Trồng dặm và trồng xen cây ngắn ngày

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

* Điều tra số lượng cây chết

- Số lượng ô tiêu chuẩn của ô điều tra.

- Đặt ô tiêu chuẩn.

- Tỷ lệ cây sống, cây chết của các nhóm.

Quan sát và đối chiếu với quy định.

* Xác định vị trí cây chết

- Đánh dấu trên sơ đồ hoặc trên thực địa.

- Vị trí cần trồng dặm được đánh dấu rõ ràng, dễ nhận biết.

* Vận chuyển cây trồng dặm

- Phương tiện vận chuyển cây giống phù hợp.

- Cây giống không bị vỡ bầu và gãy ngọn.

Quan sát và đối chiếu với quy định.

- Quan sát quá trình vận chuyển cây giống.

- Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện vận chuyển.

- Đảm bảo định mức quy định. * Trồng cây

- Độ ẩm của đất trồng thích hợp. - Chọn cây có phẩm chất tốt đúng

tiêu chuẩn, có cùng tuổi với cây đã trồng.

- Trồng cây đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đúng theo thiết kế.

- Quan sát quá trình trồng dặm. - Kiểm tra tiêu chuẩn cây giống. - Căn cứ vào phiếu giao việc.

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Băng chính rộng 4- 6 m theo độ dốc, nếu đất dốc mạnh thì băng hẹp (4m). Nếu dốc nhẹ thì băng rộng (6m). Băng trồng được thiết kế theo đường đồng mức.

- Trồng xen cây đúng thời điểm, mùa vụ và bố trí khoảng cách từ cây trồng xen đến cây trồng chính hợp lý.

- Quan sát công tác chuẩn bị đất theo băng để trồng xen.

- Kiểm tra khoảng cách cây trồng xen với cây trồng chính và đối chiếu với yêu cầu kỹ thuật.

5.4. Bài 4: Chăm sóc rừng trồng

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Tính số lượng công lao động phát chăm sóc cho 1 ha rừng trồng.

- Quan sát các nhóm thực hiện và nhận xét kết quả của các nhóm.

- Tính số lượng công lao động bón phân cho 1 ha rừng trồng.

- Quan sát các nhóm thực hiện và nhận xét kết quả của các nhóm.

- Tính số lượng công lao động rẫy cỏ, xới vun gốc cho 1 ha rừng trồng.

- Quan sát các nhóm thực hiện và nhận xét kết quả của các nhóm.

- Tổng số công lao động trong 1 lần chăm sóc cho 1 ha rừng trồng.

- Quan sát các nhóm thực hiện và nhận xét kết quả của các nhóm.

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Dây leo được cắt sát gốc và gỡ hết những dây quấn vào cây trồng.

- Quan sát sản phẩm các nhóm thực hiện và nhận xét kết quả của học viên. - Cỏ dại và cây bụi được phát đứt hoàn

toàn. Gốc phát cao 10cm và đường kính phát từ 1,5 – 2m, phát theo hàng rộng từ 1,2 – 1,6 m.

- Phát cỏ dại và cây bụi không làm ảnh hưởng đến cây mục đích.

- Kiểm tra kết quả của học viên.

- Cành nhánh được chặt cách xa thân cây 3-5 cm và không bị xước phần cành chừa lại.

- Chặt phía dưới trước phía trên sau.

- Kiểm tra kết quả của học viên.

- Cành nhánh, cây bụi được dọn theo 2 cách sau:

- Phát dọn vào đầu mùa mưa thì chặt ngắn thành từng đoạn khoảng 30 - 40 cm và để tại chỗ, những cành nhánh lớn được tận dụng để làm củi đun.

- Phát dọn vào cuối mưa thì phải thu gom và mang ra ngoài hoặc xử lý tại chỗ để phòng chống cháy vào mùa khô.

- Quan sát quá trình thực hiện của học viên.

- Kiểm tra sản phẩm của học viên.

- Dùng cuốc hoặc cào để dọn hết những cành nhánh và cây bụi xung quanh gốc cây.

- Rẫy cỏ xung quanh gốc cây được tiến hành ngay sau khi trồng rừng từ 1 đến 3 tháng nơi nào có cỏ mọc nhanh có thể làm sớm hơn từ 2 đến 3 tuần.

- Trong ba năm đầu, mỗi năm làm cỏ từ hai đến ba lần, yêu cầu làm cỏ

- Quan sát quá trình thực hiện của học viên.

sạch xung quanh gốc cây với đường kính từ 80 đến 100cm.

- Dùng cuốc để rẫy cỏ xung quanh gốc cây, cỏ được rẫy thành từng lớp tránh hiện tượng rẫy cỏ không đứt và không đưa lớp đất mặt ra ngoài. Không rẫy cỏ vào lúc trời sắp mưa to, và hạn chế rẫy cỏ lúc đất đang ướt vì cỏ dễ bị sống lại và hiệu quả không cao.

- Cỏ dại và cây bụi mọc sát vào gốc cây và chèn ép gốc cây. Dùng tay để nhổ nhằm hạn chế sự ảnh hưởng đến gốc cây.

- Cây trồng còn nhỏ, gặp những cây cỏ lớn cần phải cẩn thận trong lúc nhổ, nếu không sẽ nhổ luôn cây trồng.

- Sau khi rẫy cỏ thường được tách ra khỏi đất tuy nhiên những chỗ cỏ nhiều, thường kết với đất thành từng tảng, dùng cuốc đập đất để tách cỏ dại và rễ cây, dùng cào để gom lại và đưa ra ngoài.

- Trong quá trình rẫy cỏ không kéo đất ra ngoài

- Quan sát quá trình thực hiện của học viên.

- Kiểm tra sản phẩm của học viên.

a. Bón lót: Căn cứ vào điều kiện về nhân lực, vật lực và mục đích trồng rừng để bón phân. Sau khi tạo hố trồng bón phân chuồng hoặc phân vô cơ vào đáy hố theo liều lượng. Lấy đất trộn đều với phân ở 1/3 đáy hố, sau đó dùng đất mặt lấp đầy miệng hố.

b. Bón thúc: Đầu mùa mưa rẫy cỏ xới vun gốc và bón phân cho cây, dùng cuốc tạo 3 hố xung quanh gốc cây, hố sâu 10cm bón phân vào hố và dùng đất

- Quan sát quá trình thực hiện của học viên.

- Kiểm tra số lượng phân bón và vị trí bón phân cho cây rừng qua sản phẩm thực hành của học viên.

lấp lại, có thể cuốc đất theo hình vành khăn phía dưới tán lá của cây.

- Cây trồng khi còn nhỏ thì xới đường kính khoảng 0,8 – 1,0 m. giai đoạn cây trồng phát triển mạnh xới đường kính 1,2 – 1,5 m.

- Độ sâu lớp đất xới tuỳ theo từng loài cây, tuổi cây mà xới cho thích hợp, thông thường từ 8 đến 13cm càng xa gốc độ sâu xới càng tăng, đường kính xới từ 80 – 100cm để không làm tổn thương đến hệ rễ bàng của cây.

- Vun đất theo hình mâm xôi đường kính vun từ 0,6 - 0,8 m. Trong quá trình vun hạn chế làm tổn thương đến bộ rễ và thân cây.

- Quan sát quá trình thực hiện của học viên.

- Kiểm tra số lượng phân bón và vị trí bón phân cho cây rừng qua sản phẩm của học viên.

Một phần của tài liệu Giáo trình trồng và chăm sóc rừng mđ04 bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)