KỸ THUẬT TRỒNG DẦU (CON RÁI) DẦU NƢỚC

Một phần của tài liệu Giáo trình trồng và chăm sóc rừng mđ04 bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên (Trang 39)

VI. Tài liệu tham khảo

KỸ THUẬT TRỒNG DẦU (CON RÁI) DẦU NƢỚC

1. Giá trị kinh tế và điều kiện sinh thái

1.1. Giá trị kinh tế

Là cây gỗ lớn có đường kính 2,5cm, chiều cao từ 35-40m, gỗ cứng trung bình, thớ thẳng, dễ bóc vỏ, dễ xẻ nhưng giòn dễ gãy, nứt nẻ, chịu nước thấp, dễ mục. Dầu con rái cho nhựa nhiều(dầu trong) dùng trong công nghiệp chế biến sơn, vecni, kết hợp với dầu chai để quét ghe, xuồng, gỗ gia công xây dựng nhà cửa.

1.2. Điều kiện sinh thái

Dầu con rái lúc cần che bóng lúc còn nhỏ từ 1-3 tuổi, từ 4 tuổi trở lên ưa sáng hoàn toàn.

Khí hậu

Thích hợp với những nơi nhiệt độ bình quân hàng năm 24-26oC, lượng mưa bình quân hàng năm từ 1800- 2200mm, độ ẩm không khí lớn hơn 80%. Dầu con rái sinh trưởng ở đất rừng có độ dày 50cm, các loại phù sa cổ bazan, granit có độ dốc lớn hơn 20o, sườn dài hơn 100m, dầu sinh trưỏng mạnh ở 1/3 phía dưới sườn dốc.

2.1. Thu hái, chế biến, bảo quản hạt giống a. thu hái quả

Lấy hạt ở cây mẹ tuổi từ 20 tuổi trở lên, đường kính ngang ngực = 20-30cm sinh trưởng tốt, tán lá cân đối, dáng đẹp thân thẳng, không tổn thương, không sâu bệnh. Lấy quả tháng 4 – 5, chọn quả đường kính từ 1,5 cm, cánh và quả có màu nâu, nhân chắc màu trắng. Tốt nhất lấy quả khi phần cánh đã khô ¼ - 2/4, thu hái trên cây không nhặt ở dưới đất những quả đã rụng lâu, cũng có khi dầu con rai chí vào tháng 3 nhưng không nên hái thời điểm này. 1kg = 240 – 280 quả.

b. Chế biến quả lấy hạt

Đối với dầu con rái thu hái về nên gieo ngay không tách hạt ra khỏi quả mà chỉ cắt bớt cánh.

c. Bảo quản hạt

Nếu vì điều kiện chưa gieo ngay được ta có thể bảo quản 1 số ngày, ta phải áp dụng phương pháp bảo quản ẩm, tạo nề có mái che thoáng và mạt, nền hơi nghiêng, phủ một lớp cát xốp 10 cm rải lên 1 lớp hạt 5 – 10 cm, hàng ngày phun nước tưới ẩm, xáo nhẹ kiểm tra thường xuyên, không để hạt khô quá hoặc ẩm quá đều ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt. Phương pháp bảo quản này không nên quá 2 tuần.

2.2. Gieo ươm a. Thời vụ gieo hạt

Gieo vào tháng 4 – 5 hàng năm.

b. Xử lý hạt

Dùng kéo cắt cánh quả, không cắt chạm vào chỏm quả, ngâm hạt trong nước sạch 60 phút rồi gieo ngay.

Dùng kéo cắt bớt cánh để 2 cm, ngâm trong nước 3 – 4 giờ rải một lớp cát một lớp hạt 5 cm hàng ngày tưới và đảo nếu thấy hạt nào nảy mầm thì ta mang gieo ngay.

c. Làm đất

Dầu con rái sau khi xử lý ta gieo trực tiếp vào bầu, kích thước túi bầu 20 x 20 cm hoặc phụ thuộc thời gian nuôi dưỡng trong vườn mà kích thước túi bầu khác nhau. Hỗn hợp ruột bầu gồm: 80 – 85% đất thịt + 15 – 20% phân chuồng hoai + 1 – 3% supe tuỳ theo đất mà điều chỉ cho thích hợp hoặc 30% đất mùn tầng A + 16 – 19% phân chuồng hoai + 1 – 4% supe lân.

- Gieo thẳng vào bầu: Mỗi bầu gieo một hạt (đã nảy mầm) để hở phần cánh (1- 2 cm) trên mặt đất.

- Gieo vãi để tạo cây mầm: mật độ gieo hạt 2500hạt/m2 .

- Gieo hạt tạo cây mạ: nên gieo mạ được bón lót bằng phân chuồng hoai 1- 5kg/m2 bón ở dộ sâu 3-4cm; mật độ gieo 800 – 900 hạt/m2, cự ly 3-4cm/hạt.

e.Cấy cây mầm vào bầu

Luống bầu đat tiêu chuẩn, kỹ thuật cấy như Keo lai nhưng tạo hố lớn hơn.

f. Chăm sóc luống gieo và luống cấy

- Tưới nước: luôn tạo luống đủ ẩm.

- Dùng phên để che bóng 60-70% ở tháng đầu sau khi cây mầm nhú khỏi mặt đất dỡ dần dàn che để bóng còn 40% ở tháng thứ 2, tháng thứ 3, dỡ dần cho hết dàn che.

- Phòng trừ sâu bệnh: phun phòng bằng Bassa 0,2- 0,3%; DPVP50EC nồng độ 0,2%; Boocđô 1-2%; Benlate 0,1-0,2%.

- Làm cỏ xới đất, phá váng.

- Bón phân: bón thúc cho cây bằng dung dịch phân đạm nông độ 0,2%,bón 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày.

- Hãm cây phân loại trước khi trồng 1 tháng.

g. Tiêu chuẩn cây.

Tuổi cây 1 năm; chiều cao từ 50cm trở lên; đường kính cổ rễ từ 5mm trở lên; cây sinh trưởng tốt không sâu bệnh.

3. Kỹ thuật trồng

3.1. Thời vụ trồng

– Các tỉnh phía bắc vụ trồng chính là vụ xuân, xuân hè ngoài ra còn trồng vụ thu. – Ở các tỉnh phía Nam thường trồng vào tháng 6-7. (mùa mưa)

3.2. Làm đất

Phát dọn theo băng hay toàn diện tuỳ theo thực bì hay phương pháp trồng. Nếu trồng rừng mới toàn diện sau khi xử lý lớp thực bì phải gây tạo ngay lớp thực bì mới để che bóng cho cây mới trồng; loài cây che bóng thường là Keo, Muồng đen, Điều đồng thời nên xen các cây ngô, đậu, sắn trong 2-3 năm đầu.

Ở đất rừng kiệt độ dày tầng đất lớn hơn 70cm tỷ lệ mùn cao, dốc nhỏ hơn 100 có điều kiện kết hợp nông lâm hay trồng thêm cây phù trợ thì phát trắng trồng cây 3 tháng tuổi.

Ở đất rừng kiệt hoặc cây bụi rậm tầng đất sâu 50-70cm, độ dốc lớn hơn 100 điều kiện nhân lực hạn chế thì phát dọn theo rạch và trồng cây 1-2 năm tuổi. Chặt hết những cây cao hơn 10m, giữ lại cây bụi, phát rạch rộng 3m, chặt hết cây bụi thảm tươi cự ly rạch 10m.

Đào hố

Nếu trồng cây 3 tháng tuổi thì kích thước hố 30 x30 x30 cm.

Nếu trồng cây 1 năm tuổi kích thước hố40 x40 x40cm mật độ833 cây/ha (4 x3m) hoặc 660 cây/ha(5m x3m); 400 cây/ha(10 x2,5m).

3.3.Kỹ thuật trồng

Trồng cây con có bầu (như trồng cây Muồng đen) 4. Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng.

4.1. Chăm sóc

Chăm sóc liên tục trong 5 năm

Năm 1: 2 lần-1 lần sau trồng 1-1,5 tháng tiến hành làm cỏ, xới đất xung quanh hố, đường kính 0,6-1m cao 2-3 cm; lần 2 vào tháng 9-11 xới đất đường kính 1m, phát cỏ dại xung quanh lô.

Năm thứ 2 va 3: chăm mỗi năm 3 lần. Lần 1 vao tháng 5-6; lần 2 tháng 8-9; lần 3 vào tháng10-11.

Năm thứ 4: chăm sóc 2 lần tháng 4-5 và tháng 9-10. Năm thứ 5: 1 lần vào tháng 9-10.

Lưu ý cây phù trợ 2-3 năm phải tỉa cành không để lấn át cây chủ yếu. Cự ly cây phù trợ đến cây Dầu  2m.

4.2. Bảo vệ rừng trồng.

- Ngăn ngừa người và gia súc phá hoại

- Phòng chống cháy rừng: tong những tháng mùa khô phải làm chòi canh - Lập đội chuyên trách phòng chữa cháy

Một phần của tài liệu Giáo trình trồng và chăm sóc rừng mđ04 bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)