VI. Tài liệu tham khảo
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY DÓ TRẦM
I. Giới thiệu
Loài cây Dó bầu có khả năng cho trầm hương có tên khoa học là Aquilaria Carassan, thuộc họ Thymelaceae (họ Trầm). Ngoài ra, cũng còn một số loài khác có khả năng cho trầm hương như: Aquilaria baillonii, Aquilaria sinensis…
Trong những năm gần đây việc trồng cây Dó bầu để tạo trầm hương và việc xử lý trầm nhân tạo đang phát triển.
Công dụng: Trầm nhân tạo được sử dụng cất tinh dầu để phục vụ cho các mặt hàng cao cấp. Những cây có tinh dầu ít đựơc dùng làm bột nhang. Gỗ có thể làm bột giấy (vỏ và lá có chứa 60 - 70% sợi cellulose).
II. Đặc điểm sinh thái và sinh học
1. Đặc điểm hình thái:
Cây dó bầu cao 30 - 40m, thân thẳng tán thưa. Vỏ màu xám nhiều xơ. Lá đơn, mọc cách hình trứng, đầu lá nhọn. Phiến lá dài 8 - 12 cm, rộng 3 - 6cm, mặt trên lá màu xanh lục, mặt dưới hơi xám. Cây ra hoa vào khoảng trên 5 tuổi. Hoa nở vào tháng 4 hoặc 5. Hoa tự hình tán hay chùm, mọc ở kẽ lá. Hoa màu trắng tro. Quả nang hình trứng, dài 4cm, rộng 3m. Mỗi quả thường cho 1 - 2 hạt. Quả chín vào tháng 7 - 9. Vỏ quả xếp thành hai mảnh, xốp. Một hạt gồm có phần trên hình nón, phía dưới dài cùng một kích thước, vỏ ngoài cứng, phía trong mềm. Những cây già 10 - 20 năm và lâu hơn có thể có trầm. Trầm hương hình dáng, kích thước không nhất định, có khi là miếng gỗ, có khi là những cục hình trụ, thường dài 10 cm, rộng 2 - 4 cm. Trầm hương có mùi thơm đặc biệt, khi đốt lên có mùi thơm rõ rệt.
2. Đặc điểm sinh thái:
Cây dó bầu thuộc loại cây mọc nhanh, là cây nhiệt đới thường xanh (xanh quanh năm). Cây chịu bóng, nhất là trong 2 năm đầu sống thích hợp trong rừng hỗn giao.
Cây sinh trưởng trong vùng có điều kiện nhiệt độ 15 - 35 độ C. Nhiệt độ thích hợp 22 - 29 độ C. Lượng mưa bình quân hàng năm trên 1.200 mm Cây Dó bầu phân bố ở độ cao từ 300 - 1.000 m, tập trung ở cao độ 500 - 700 m. Độ dốc trên 25 độ.
Cây có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất: đất đỏ xám, đỏ vàng, đất feralit. Thích hợp nhất trên đất nâu đỏ hình thành trên đá mẹ granit
* Phân bố:
Loài dó bầu có khả năng cho trầm có nguồn gốc bản địa. Được phân bố rộng rãi từ Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh đến Kiên Giang. Cây Dó Bầu có ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Nguyên, Đảo Phú Quốc và vùng bảy núi An Giang.
3. Đặc điểm sinh học:
Cây Dó bầu là loài cây gỗ có khả năng hình thành một sản phẩm đặc biệt là trầm hương. Ở trong tự nhiên do một số tác động đã gây ra tổn thương cơ học và bệnh lý sinh học cộng sinh. Từ nơi những vết thương này, nhựa luyện (dầu) tích tụ lại và lan dân tạo thành trầm hương. Quá trình này diễn ra hết sức ngẫu nhiên và lâu dài (15 - 20 năm hoặc có thể lâu hơn).
Căn cứ vào sự hóa nhựa (sự tụ dầu) nhiều hay ít mà ta có các loại trầm hương khác nhau như:
-Tốc: nhựa (dầu) nhiễm bên ngoài mạch gỗ -Trầm hương: nhựa nhiễm bên trong mạch gỗ
-Kỳ Nam: nhựa nhiễm cả bên trong và bên ngoài mạch gỗ đậm đặc Khi hàm lượng dầu lớn hơn 25%, trầm hương dễ chìm trong nước. Loại trầm hương cao cấp có thể đạt hàm lượng dầu lên tới 60 - 80%.
III. Kỹ Thuật trồng
1. Kỹ thuật tạo cây con:
a. Hạt giống
Ra hoa vào khoảng tháng 3 tháng 4, quả chín vào tháng 9 tháng 10. Một kg hạt có từ 3.500 - 4.500 hạt. Hạt giống sau khi thu hoạch phải tiến hành gieo ươm ngay hạt rất nhanh mất sức nảy mầm.
b. Kỹ thuật tạo cây con + Thời vụ gieo hạt:
Quả chín vào tháng 9 - 10, hạt Trầm không để được lâu do đó sau khi thu hoạch phải tiến hành gieo ươm ngay.
Ngâm hạt trong nước ấm 6 - 8 giờ, sau đó vớt hạt rửa sạch rồi đưa đi ủ hàng ngày rửa chua, khi hạt chớm nứt mầm thì đưa gieo trên đất cát sau đó nhổ cây mạ cấy vào bầu đã chuẩn bị sẵn.
+ Làm đất:
Làm đất trên luống gieo: dọn thực bì và làm đất vườn ươm như đối với các loài cây khác, yêu cầu đất gieo phải tơi xốp, nhiều mùn, xử lý đất bằng thuốc Bordeaux 1% trước khi gieo một tuần.
Bầu ươm: Túi bầu bằng polyetylen, kích thước 10 x 18 cm. Ruột bầu theo tỷ lệ sau: 92 - 93% đất tầng A, 5% phân chuồng và 1 - 2% phân supe lân.
+ Gieo hạt:
Hạt có thể gieo trực tiếp vào bầu hoặc gieo trên luống rồi nhổ cây mầm đi cấy. Đất luống gieo phải tơi xốp, nhiều mùn, đủ ẩm. Mật độ gieo 1 kg hạt trên 5m2. Trường hợp gieo trực tiếp vào bầu, tưới nước cho ẩm sau đó dùng que tạo một lỗ ngay giữa bầu với độ sâu 1 - 1,5 cm, bỏ 1 hạt/lỗ, sau khi gieo dùng đất tơi xốp hoặc phần chuồng đã thật hoai mục lấp vừa kín hạt, tưới nước, dùng rơm rạ đã khử trùng phủ bề mặt để giữ ấm, ẩm, khi hạt nứt mầm thì gỡ ngay vật che phủ.
+ Chăm sóc luống gieo hạt:
Chăm sóc giai đoạn trước khi hạt nảy mầm: duy trì ẩm độ, phòng trừ kiến, mối, chim, chuột tha hạt.
Chăm sóc giai đoạn sau khi hạt nảy mầm: tưới nước, làm cỏ, bón phân, phòng trừ sâu, bệnh.
+ Cấy cây:
Nếu qua giai đoạn gieo tạo cây mạ phải tiến hành cấy cây vào bầu. Chọn cây đủ tiêu chuẩn đưa đi cấy, trước lúc nhổ cây cấy cần tưới nước luống cây mạ, tưới nước luống bầu định cấy, dùng que tạo một lỗ giữa bầu có dạng hình chữ V lệch, đặt cây ở tư thế đứng thẳng, tự nhiên, dùng que cắm nhát cắm thứ hai ở phía cạnh nghiêng rồi kéo đất vào ép chặt đất vào rễ, sau đó tưới nước và làm dàn che nắng, chắn gió.
+ Kỹ thuật chăm sóc cây cấy:
Nội dung kỹ thuật tương tự như chăm sóc luống gieo ở giai đọan sau khi hạt nảy mầm, khi rễ bám vào đất (nếu xếp cây trên nền đất) thì phải đảo bầu và phân loại cây. Thường xuyên phòng trừ sâu, bệnh. Ở vườn ươm thường có các bệnh lở cổ rễ, bệnh khô lá, dùng thuốc Benlat nồng độ 0,5 - 1%, Bordeaux 0,5 - 0,1%. Nếu cây sinh trưởng kém thì dùng đạm sunfat bón với liều lượng 0,1%, bón xong tưới nước rửa lá, bón phân vào buổi chiều.
a. Làm đất
Phát dọn thực bì trước khi làm đất, làm đất cục bộ bằng cuốc hố với quy cách 40 x 40 x 40 cm, mỗi hố nên bón lót 1 kg phân chuồng hoai và 0,1 kg supe lân, mật độ trồng tùy đất và điều kiện khác mà xác định, thông thường trồng với mật độ 1.111 cây/ha, có thể trồng xen với một số loài cây sinh trưởng nhanh làm cây bạn như Keo lá tràm hoặc trồng hỗn giao với một số loài cây gỗ lớn như Sao, Dầu, Cẩm lai, Giáng hương …
Nếu những nơi có địa hình bằng phẳng có điều kiện làm đất cơ giới thì dùng máy cày để làm đất, cày một lần hay hai lần tùy điều kiện đất đai và khả năng kinh tế sau đó cuốc hố 30 x 30 x 30 cm để trồng.
b. Mật độ trồng
Trồng thuần loại: mật độ 1.000 - 1.300 cây/ha tương ứng cự ly trồng 2,5 m x 3 m hoặc 3 m x 3 m.
Trồng trên đất rừng nghèo kiệt: 400 - 500 cây/ha tương ứng cự ly trồng 5 m x 5 m hoặc 4 m x 5 m.
Trồng xen với các loài cây khác: mật độ 200 cây /ha. Tối đa 500 cây/ha. Trồng phân tán: khoảng cách cây 2,5 - 3 m
c. Tiêu chuẩn cây trồng
Cây con ươm từ tháng 9 năm trước đến tháng 7 năm sau mới đưa đi trồng, cây 10 tháng tuổi có chiều cao 30 - 40 cm, đường kính cổ rễ trên 3 mm, cây sinh trưởng phát triển tốt, không cong queo sâu bệnh. Có thể chuyển cây từ bầu nhỏ sang bầu lớn, nuôi cây ở vườn ươm có thời gian lâu hơn để cây có chiều cao đạt 1 m rồi mới trồng, tỷ lệ sống sẽ cao.
d. Kỹ thuật trồng
Thời vụ trồng: trồng vào đầu mùa mưa.
Cách trồng: Chọn cây đủ tiêu chuẩn để trồng, trồng bằng cây con có bầu. Xé vỏ bầu trước khi trồng, trộn đều lớp đất mặt trong hố, tạo lỗ giữa hố, đặt cây ở tư thế thẳng tự nhiên, lấp đất mặt đầy hố, ép đất quanh bầu thật chặt, mặt hố lõm so với xung quanh. Nếu có điều kiện thì tưới nước sau khi trồng. Trồng dặm: Sau khi trồng 15 ngày, tiến hành kiểm tra. Những cây chết phải trồng dặm thay thế bằng cây con có mức tăng trưởng tương ứng để cây phát triển đồng đều.
e. Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng
Chăm sóc trong ba năm liền, mỗi năm chăm sóc 2 - 3 lần. Năm thứ tư khi cây bắt đầu khép tán mỗi năm nên chăm sóc 1 - 2 lần (một lận vào đầu mùa mưa và một lần vào mùa khô để phòng chống cháy rừng).
Nội dung kỹ thuật bao gồm: làm cỏ, xới đất quanh gốc, bón phân, tỉa cành chặt bỏ những nhánh khuyết tật. Phòng chống cháy rừng và không cho người vào chặt phá rừng.
+ Bón phân: Hàng năm nên bón thúc làm 2 lần từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 theo công thức sau:
* Phân chuồng hoai: 5 - 10 kg/cây/năm * Phân vi sinh 0,2 - 0,5 kg/cây/năm * Phân NPK 0,1 - 0,2 kg/cây/năm
Cách bón: bón phân cách gốc 30 - 40 cm (sau khi phát dọn thực bì và xáo xới đất quanh gốc)