KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC THÔNG 2 LÁ DẸT

Một phần của tài liệu Giáo trình trồng và chăm sóc rừng mđ04 bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên (Trang 37)

VI. Tài liệu tham khảo

KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC THÔNG 2 LÁ DẸT

1. Giá trị kinh tế và sinh thái

1.1. Giá trị kinh tế

* Gỗ: Phân biệt gỗ giác màu vàng, gỗ màu hồng nâu.

Gỗ dùng trong xây dựng, kiến trúc, giao thông, đóng tàu thuyền, cốt điện, gỗ nguyên liệu giấy sợi.

* Thông còn khai thác nhựa: các dẫn xuất của tinh dầu thông dùng xuất khẩu và sử dụng nhiều trong công nghiệp như: Sơn, giấy, dược phẩm.

* Tạo môi trường trong lành và vẻ đẹp khách quan phục vụ du khách du lịch, tham quan, điều dưỡng.

1.2. Điều kiện sinh thái a. Khí hậu

Phân bố ở các nước Châu Á. Ở nước ta mọc ở Hà Giang, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Lai Châu, Yên Bái. Thích hợp ở vùng khí hậu nhiệt đới núi cao, lượng mưa 1500 – 3000 mm/ năm, nhiệt độ bình quân 18 – 240C có gió nhẹ.

b. Đất

Thông 2 lá dẹt thích hợp với nhiều loại đất khác nhau nhưng phải thoát nước tốt, chịu được đất nghèo, kết von, không chịu được đất sét, úng nước.

Thông 2 lá dẹt là loại ưa sang từ lúc còn nhỏ đến trưởng thành nên nó là cây tiên phong phục hồi sau nương rẫy. Sinh trưởng nhanh, chiều cao bằng 1m/năm, có khả năng tái sinh hạt.

2. Tạo cây con tiêu chuẩn

2.1. Thu hái, chế biến, bảo quản hạt giống a. Thu hái quả

Chọn cây mẹ thành thục thân thẳng, tán lá cân đối, tỉa cành tự nhiên tốt, không sâu bệnh, chưa chích nhựa thu hái vào tháng 11 – 12 khi quả đã chuyển sang màu vàng.

Khi thu về ủ đống 2 – 3 ngày rồi phơi 2 – 3 nắng nhẹ dùng dần, sàng làm sạch hạt sau đó phơi trong nong, nia một đến hai năng nhẹ rồi cất trữ.

c. Bảo quản hạt giống

Thường cất khô thông thường hoặc bịt kín hay trong kho lạnh (1kg được 60.000 – 70.000 hạt).

2.2. Gieo ươm a. Thời vụ gieo hạt

Phụ thuộc vào thời vụ trồng rừng và tuổi của cây con mà ta xác định thời gian gieo cho phù hợp. Thường thời gian nuôi dưỡng trong vườn 6 – 9 tháng.

b. Xử lý hạt Thông

Duy trì nhiệt độ 40 – 450

C trong 6 – 12 giờ sau đó mang ủ, hàng ngày rửa chua 1 lần, khi hạt nứt ta mang gieo.

c. Làm đất

Gieo vào khay hoặc trên luống nổi có gờ (nếu qua cấy).

Gieo trực tiếp vào bầu: Kích thước bầu 6 x 12 cm, xung quanh bầu có đục lỗ; hỗn hợp ruột bầu gồm 89% đất tầng A + 10% đất mùn thông + 1% supe lân hoặc 79% đất tầng A + 10% đất mùn thông + 1% supe lân + 10% phân chuồng.

d. Gieo hạt

Nếu gieo qua cấy: Định lượng 5 – 10 m2/kg hạt.

Nếu gieo trực tiếp vào bầu: 1- 2 hạt/ bầu, độ sâu 1- 1,5 cm.

e. Cấy cây mầm vào bầu

Khi cây nhú lên như hình que diêm thi ta nhổ cấy vào luống bầu. Kỹ thuật cấy như Bạch đàn.

f. Chăm sóc luống cây và luống cấy

Che phủ, tười nước, phòng kiến, mối, chim, mọt và gia súc khác phá hại hạt. Sau khi cây đã mọc lên khỏi mặt đất cần làm cỏ phá váng phòng sâu bệnh hại, thường dùng thuốc Benlát nồng độ 0,5 – 1% hoặc thuốc Booc đô hoặc đạm sunfat 0,1% bón cho cây, bón xong phải tưới nước rửa lá sạch sẽ.

g. Cây tiêu chuẩn

Cây con 6 – 9 tháng tuổi, h = 20 – 25 cm, đường kính cổ rễ 3mm, cây sinh trưởng phát triển tốt, không cong queo, sâu bệnh, sây sát.

3. Kỹ thuật trồng

Vào tháng 6 – 7, trồng bằng cây con có bầu.

3.2. Kỹ thuật làm đất

Làm đất cục bộ: Kích thước hố 40 x40x40 cm.

3.3. Trồng cây

Chọn cây đủ tiêu chuẩn để bứng đi trồng (mô đun tạo cây con từ hat). 4. Chăm sóc bảo vệ rừng trồng

4.1. Chăm sóc

Sau khi trồng 1 – 2 tuần phải kiểm tra để trồng dặm, chăm sóc 3 năm liền 2- 3 lần/ năm. Nội dung chăm sóc gồm: Làm cỏ, xới đất, vun gốc đường kính 0,8 – 1m.

4.2. Bảo vệ rừng trồng

Cấm chăn thả trâu bò vào khu rừng trồng, không cho người vào chặt phá đốn củi, làm đường ranh cản lửa.

Thường phun phòng sâu bệnh: Sâu róm thông, sâu đục nõn thông.

Một phần của tài liệu Giáo trình trồng và chăm sóc rừng mđ04 bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)