VI. Tài liệu tham khảo
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY KIM GIAO
1. Đặc điểm sinh thái, lâm sinh
- Cây ưa sáng, mọc hỗn loại với các loài cây lá rộng khác. Sống trên đất sâu ẩm. 2. Phân bố
- Kim giao phân bố nhiều ở khu vực phía Nam Trung Quốc, Mianma
- Ở Việt Nam thường gặp ở Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa và Nghệ An…Ở những nơi có độ cao trên 500m. Ở Cúc Phương, Cát Bà có nhiều quần tụ sinh thái tự nhiên tốt trên đất đá vôi.
3. Giá trị kinh tế
- Gỗ kim giao nhẹ, tỷ trọng 0,48. Gỗ mịn có nhiều vân đẹp, dùng làm các đồ mỹ nghệ, làm đũa, làm tượng. Lá có thể làm thuốc chữa ho, chữa cảm. Thường trồng kim giao làm cảnh, trồng trong các vườn sưu tập.- Cây kim giao trưởng thành có thể cao 20-30m, đường kính 0,8 - 1m. Gỗ quý, màu vàng nhạt, đẹp. Thường khai thác làm đũa, đồ mỹ nghệ bán trong nước và xuất khẩu.
4. Kỹ thuật trồng
- Kỹ thuật trồng: Trồng kim giao ở những nơi đất còn tốt, sâu, ẩm.- Kích thước hố: 40x 40x 40 cm. Lấp hố bằng lớp đất mặt xung quanh hố, trộn thêm khoảng 100g Supe lân. Nếu trồng làm cây cảnh hoặc trong các vườn sưu tập cần bón thêm phân chuồng hoai 1kg/1 hố.
- Cự ly trồng giữa các cây: 3m. Cự ly hàng 5- 6m. Có thể trồng thành cụm, mỗi cụm 3 cây. Cụm cách nhau 5m. Nếu trồng theo hàng phải trồng theo kiểu nanh sấu, để tiện theo dõi, chăm sóc. - Cây đem trồng phải nuôi dưỡng trong vườn ươm, 7- 8 tháng tuổi. Cũng có thể trồng cây con ở độ tuổi 14- 16 tháng tuổi. - Kim giao trồng vào vụ xuân từ tháng 2- 4 hoặc vụ thu từ tháng 7- 10.- Kim giao ưa sáng, vì vậy phải bảo đảm cho cây đủ ánh sáng trong quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên, khi mới trồng phải có che nhẹ, không được phơi trống ra ánh sáng hoàn toàn.
5. Chăm sóc bảo vệ
- Hai năm đầu cây sinh trưởng chậm, mỗi năm chỉ cao được 40- 50 cm, hoặc hơn, tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Do đó phải tiến hành phát dọn những cây xâm chiếm và chèn ép, cây bụi che bóng và cỏ dại. - Từ năm thứ 3- 4 trở đi cây sinh trưởng nhanh hơn, chiều cao trung bình có thể đạt hơn 1m- 1,5m.