Hiện nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý môi trường, cónhiều định nghĩa khác nhau về quản lý môi trường như:- Quản lý môi trường là sự tác động liên tục có tổ chức và hướng
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bảnthân, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình của nhiều các nhân và tậpthể
Tôi xin bày tỏ lòng biếtơn tới quý thầy cô trong khoa Môi trường, các thầy
cô giáo trong bộ môn Khoa học đất - trườngĐại học Nông nghiệp Hà nội, đặc biệtthầy TS Phan Quốc Hưng đã hướng dẫn tận tình, giúpđỡ tôi trong suốt thời gian tôithực hiện đề tài tốt nghiệp
Tiếpđó, tôi xin cảmơn cán bộ công chức trong phòng Tài nguyên và Môitrường huyện Tam Nông đã tạođiều kiện, giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong quá trìnhthực tập tốt nghiệp
Và cuối cùng tôi xin cảmơn sự quan tâm, động viên, khích lệ cuả gia đình,người thân và bạn bè, giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 9 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Hoàng Thị Ngọc Huyền
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tổ chức cơ quan QLMT tại một số Bộ ở Việt Nam
Bảng 4.1 Diễn biến trung bình một số yếu tố khí hậu huyện Tam Nông
Bảng 4.2 Quy mô và tốc độ tăng giá trị sản xuất 2010 - 2013
Bảng 4.3 Cơcấugiátrịsảnxuấthuyện Tam Nông
Bảng 4.4 Quy mô và tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản
Bảng 4.5 Cơ cấu các lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản huyện Tam Nông giai đoạn
2010 - 2013 (theo giá 1994)Bảng 4.6 Thực trạng phát triển dân số qua các năm 2010 - 2013
Bảng 4.7 Những thông tin về nguồn gốc và tính chất của chất thải rắn
Bảng 4.8 Hiện trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện năm 2013
Bảng 4.9 Thành phần có trong chất thải
Bảng 4.10 Ước lượng khối lượng chất thải trồng trọt trong năm 2013 của huyện Tam Nông
Bảng 4.11 Kết quả phân tích tồn dư hóa chất BVTV có trong đất sản xuất nông nghiệp
huyện Tam Nông năm 2013Bảng 4.12 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu môi trường huyện Tam Nông
Bảng 4.13 Đánh giá tổng quát tình hình quản lý môi trường qua ý kiến người dân
trên địa bàn huyện
Bảng 4.14 Thống kê nguồn lực sử dụng trong công tác thu gom chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn huyện Tam Nông
Phần 1
Trang 4ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế với xu thế phát triển kinh
tế - xã hội theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa nền kinh tế đilên theo hướng xã hội chủ nghĩa Để làm tốt công tác này, nhà nước phải đưa racác chính sách phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Và những tỉnh,thành phố có tiềm năng kinh tế thường được ưu tiên hàng đầu Tuy nhiên, songhành cùng với vấn đề này là những vấn đề về môi trường Phát triển kinh tế, cũng
có nghĩa là chúng ta cũng đang làm ảnh hưởng ít nhiều tới môi trường Để đảm bảođược phát triển bền vững thì phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường.Quản lý môi trường là 1 yếu tố không thể thiếu trong công tác bảo vệ môi trường
Tam Nông là một huyện thuộc tỉnh Phú Thọ Tam Nông cách thành phố HàNội 70km, có vị trí cửa ngõ phía Tây của thủ đô Với lợi thế tiếp giáp thủ đô HàNội qua cầu Trung hà huyện Tam Nông là đầu mối giao thông vận tải quan trọngcủa tỉnh Phú Thọ, các tuyến đường huyết mạch chạy qua huyện là QL32, QL 32A,
QL 32C Tam Nông được xác định là vùng kinh tế trọng điểm về công nghiệp củatỉnh Trên địa bàn huyện hiện đang hình thành 2 khu công nghiệp (KCN) tập trung
là KCN Trung Hà và KCN Tam Nông và cụm công nghiệp Cổ Tiết cơ cấu kinh tếchuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, du lịch Tuynhiên, hệ quả của sự phát triển kinh tế là chất lượng môi trường đang bị suy giảm
Và một trong những nguyên nhân gây ra hệ quả này là công tác quản lý môi trườngcòn thấp Yêu cầu trước mắt đặt ra là cần giải quyết triệt để vấn đề này để đảm bảo
có một môi trường tốt hơn cho đời sống, sức khỏe của cộng đồng, và đảm bảo choviệc giảm thiểu tác động xấu tới môi trường nhằm cải thiện môi trường ngày mộttốt hơn
Trang 5Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý môi trường, chúng tôi
tiến hành thực hiện ngiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý môi trường và
đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Đánh giá được việc thực hiện các công tác quản lý môi trường trên địa bànhuyện, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lýmôi trường trên địa bàn huyện
1.3 Yêu cầu nghiên cứu của đề tài.
Phần 2
Trang 6TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Quản lý môi trường và các vấn đề liên quan
2.1.1 Một số khái niện có liên quan
Theo điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 của Việt Nam
- Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người vàsinh vật
- Thành phần môi trường: là yều tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước,
không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái sinh vật khác
- Hoạt động bảo vệ môi trường: là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môitrường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác,
sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học
- Phát triển bền vững: là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai trên cơ
sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội vàbảo vệ môi trường
- Tiêu chuẩn môi trường: là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải mà được cơquan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môitrường
- Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với
tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới con người và sinh vật
Trang 7- Suy thoái môi trường: là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần
môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới con người và sinh vật
- Khủng hoảng môi trường: là các suy thoái chất lượng môi trường ở quy mô toàn
cầu đe dọa cuộc sống loài người và các loài sinh vật sống trên Trái Đất
- Chất gây ô nhiễm: là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì
làm cho môi trường bị ô nhiễm
- Chất thải: là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác
- Quản lý chất thải: là hoạt động phân loại , thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái
sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải
- Quan trắc môi trường: là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu
tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng,diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường
- Thông tin về môi trường: bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường;
về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ môi trường bị ô nhiễm,suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác
- Đánh giá môi trường chiến lược: là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi
trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệtnhằm đảm bảo phát triển bền vững
- Đánh giá tác động môi trường: là việc phân tích dự báo các tác động đến môi
trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triểnkhai dự án đó
2.2.1 Các vấn đềchung về quản lý môi trường.
2.2.1.1 Khái niệm về quản lý môi trường.
Trang 8Hiện nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý môi trường, cónhiều định nghĩa khác nhau về quản lý môi trường như:
- Quản lý môi trường là sự tác động liên tục có tổ chức và hướng đích của chủthể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành tác độngcác hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môitrường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt đượcmục tiêu quản lý môi trường đã đề ra phù hợp với luật pháp và thông lệ hiệnhành (Trần Thanh Lâm 2005)
- Hồ Thị Lam Trà, Lương Đức Anh (2008) lập luận rằng quản lý môi trường
là một hoạt động nhằm vào việc tổ chức thực hiện cũng như giám sát cáchoạt động bảo vệ, cải tạo và phát triển các điều kiện môi trường và khai thác
sử dụng tài nguyên một cách tối ưu Công tác quản lý môi trường là nhiệm
vụ của mỗi quốc gia và toàn nhân loại, là chức năng của cơ quan quản lý nhànước, các cơ quan sự nghiệp liên quan, là trách nhiệm của các tổ chức kinh
tế xã hội cũng như mỗi cộng đồng và mỗi cá nhân
- Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội có tácdụng điều chỉnh cá hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống
và các ký năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liênquan đến con người: xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới sự pháttriển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên (Lưu Đức Hải, 2005)
Thực chất của quản lý môi trường là quản lý con người trong các hoạt độngphát triển kinh tế và thông qua đó sử dụng hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hộicủa hệ thống môi trường
Xét về bản chất kinh tế - xã hội, quản lý môi trường là các hoạt động chủquan của chủ thể quản lý vì mục tiêu lợi ích của hệ thống, bảo đảm cho các hệthống môi trường tồn tại hoạt động và phát triển lâu dài, cân bằng và ổn định vì lợiích cả vật chất và tinh thần của thếhệ hôm nay và thế hệ mai sau, vì lợi ích của cá
Trang 9nhân, cộng đồng, địa phương vùng quốc gia, khu vực và quốc tế Mục tiêu của hệthốngmôi trường là do chủ thể quản lý môi trường đảm nhận Họ là chủ sở hữu của
hệ thống môi trường và là người nẵm giữ quyền lực của hệ thống môi trường Nóimột cách khác, bản chất của quản lý môi trường tùy thuộc vào chủ sở hữu của hệthống môi trường
2.2.1.2 Nguyên tắc của quản lý môi trường
Quản lý môi trường phải phảnánh các quy luật khách quna vàođiều kiện cụthể của từng đối tượng quản lý Ở nước ta, quản lý môi trường cần dựa vào nhữngnguyên tắc sau:
Bảođảm tính hệ thống
Môi trường là một hệ thốngđộng phức tạp, bao gồm nhiều phần tử hợpthành Các phần tử có bản chất tự nhiên và xã hội khác nhau Trên cơ sở thunhập, tổng hợp và xử lý thông tin về hoạtđộng của các đối tượng trong hệ thốngmôi trường, nhiệm vụ của quản lý môi trường làđưa ra các quyếtđịnh quản lýphù hợp nhằm thúc đẩy các phần tử cấu thành hoạtđộng đều đặn, cân đối, hàihòa hướng tới mục tiêu đãđịnh
Bảođảm tính tổng hợp
Các hoạt động phát triển thường diễn ra dưới nhiều hính thức khác nhau,
dù dưới hình thức nào quy mô và tốcđộ hoạtđộng ra sao, mỗi loại hoạtđộn đềugây ra tác dộng lên hệ thống môi trường Vì thế, trong khi hoạchđịnh chính sáchquản lý môi trường cần phải tính đến tác động tổng hợp và hậu quả của chúng
Bảođảm tập trung dân chủ
Quản lý môi trường được thực hiện nhiều cấp khác nhau Vì thế, cần phảibảođảm mối quan hệ chặt chẽ và tốiưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lýmôi trường Tập trung pải thực hiện trên cơ sở trong bàn bạc, quyếtđịnh các vấn
Trang 10đề có liên quan tới môi trường theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm,dân kiểm tra” Ngược lại, dân chủ phải thực hiện trong khuôn khổ tập trung,không mâu thuẫn đối với tập trung, tránh lãng phí nguộn lực xã hội.
Kết hợp quản lý theo ngànhvàquản lý theo lãnh thổ
Mỗi thành phần môi trường như không khí, nước, đất, âm thanh, ánhsáng, thường do từng ngành quản lý và sử dụng, nhưng các thành phần môitrường không chỉ phân bố, khai thác và sử dụng trên mộtđịa bàn cụ thể Trongkhi một yếu tố môi trường có thể chịu sự quản lý của nhiều cơ quan chức khácnhau Do đó, nếu không kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và quản lýtheo lãnh thổ thì sẽ làm giảm hiệu lực và hiệu quả của quản lý môi trường
Kết hợp hài hòa các loại lợiích
Quản lý môi trường là quản lý các hoạtđộng phát triển do con người tiếnhành, tổ chức và phát huy tích cực của hoạt động vì mụcđích phát triển bềnvững Các cá nhân, tập thể hay cộng đồng, đều có những lợiích, nguyện vọng,nhu cầu nhấtđịnh Do đó, một trong những nhiệm vụ quan tọng của quản lýmôitrường là chủý đến lợiích của con người, để khuyến khích có hiệu quả hành vi
và thái độứng xử phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường
Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa quản lý tài nguyên và môi trường với quản lýkinh tế, quản lý xã hội
Để đạt tới mục tiêu phát triển bền vững, hướng đến một xã hội bền vữngtrong tương lai, ngay từ đầu và trong suốt quá trình phát triển, phải kết hợp chặtchẽ, hài hòa giữa quản lý tài nguyên và môi trường với quản lý kinh tế, quản lý
xã hội thông qua việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển đúng đắn,
có tầm bao quát và có tính tổng hợp, thông qua quá trình hòa nhập các kế hoạch
Trang 11và đầu tư về môi trường vào các kế hoạch và đầu tư vào kinh tế - xã hội ở tất cảcác khâu, các cấp quản lý của Nhà nước.
Tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt liên quan chặt chẽ với nhau của quản lýmôi trường, đảm bảo khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả Thôngqua việc hoạch định chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đểgiảm tiêu hao năng lượng, tiết kiệm lao động, đảm bảo đầu tư vật chất và tàichính có trọng điểm
2.2.1.3 Các công cụ quản lý môi trường
Hồ Thị Lam Trà, Lương Đức Anh (2008) lập luận rằng công cụ quản lý môitrường là các biện pháp và phương tiện nhằm thực hiện những nội dung củaQLMT Công cụ QLMT rất đa dạng, mỗi công cụ có chức năng nhất định, liên kết
và hỗ trợ lẫn nhau QLMT đòi hỏi phải phối hợp các loại công cụ nhằm đạt đượcmột cách có hiệu quả nhất công tác bảo vệ môi trường Công cụ QLMT là vũ khíhoạt động của nhà nước trong việc thực hiện công tác QLMT quốc gia
Phân loại theo chức năng: Theo chức năng của các công cụ có thể phân ralàm 3 loại chức năng chủ yếu của công cụ quản lý môi trường là: công cụ điềuchỉnh vĩ mô, công cụ hành động, công cụ hỗ trợ
- Công cụ điều chỉnh vĩ mô: là luật phápvà các chính sách của Nhà nước, thôngqua đó Nhà nước có thể điều chỉnh các hoạt động sản xuất có tác động mạnh
mẽ tới việc phát sinh ra chất ô nhiễm
- Công cụ hành động: là các công cụ hành chính (xử phạt vi phạm môi trườngtrong kinh tế, sinh hoạt…), công cụ kinh tế, có tác động trực tiếp tới lợi íchkinh tế - xã hội của cơ sở sản xuất kinh doanh
Trang 12+ Công cụ hành động nhìn chung rất đa dạng, có ảnh hưởng trong một phạm
+ Công cụ hỗ trợ có thể là các công cụ kỹ thuật như: GIS, mô hình hóa, giáodục môi trường, thông tin môi trường
+ Công cụ hỗ trợ có chức năng hoàn thiện dần các công cụ hành động của các
tổ chức và các cá nhân gây ô nhiễm môi trường
Phân loại theo bản chất công cụ:
Có thể phân loại công cụ quản lý môi trường theo bản chất thành 4 loại cơ bản là:công cụ luật pháp - chính sách, công cụ kinh tế, công cụ kỹ thuật quản lý, công cụ
hỗ trợ
- Công cụ luật pháp – chính sách: các quy định luật pháp – chính sách về môitrường và bảo vệ tài nguyên môi trường như các bộ luật về môi trường, luật nước,luật bảo vệ và phát triển bền vững, luật đất đai Công cụ kinh tế: là các công cụđánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh
Công cụ kinh tế rất đa dạng: thuế môi trường, nhãn sinh thái, phí môi trường,cota ô nhiễm, quỹ môi trường, …
+ Công cụ kinh tế được xác định và áp dụng cho từng quốc gia, tùy vào mức độphát triển của nền kinh tế và sự chặt chẽ của các quy định pháp luật đã có
Trang 13+Công cụ kinh tế được nhanh chóng hoàn thiện theo thời gian
+ Công cụ kinh tế chỉ được áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường
Công cụ kỹ thuật môi trường:
+Công cụ kỹ thuật quản lý tác động trực tiếp vào các hoạt động tạo ra ô nhiễmhoặc quản lý chất ô nhiễm trong quá trình hình thành và vận hành hoạt độngsản xuất
+Các công cụ kỹ thuật quản lý bao gồm: công cụ đánh giá môi trường,monitoring môi trường, kế toán môi trường, quy hoạch môi trường, công nghệ
xử lý các chất thải, tái chế và tái sử dụng,…
+Công cụ kỹ thuật quản lý được thực hiện thông qua vai trò kiểm soát và giámsát
+Công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kì mộtnền kinh tế phát triển như thế nào
Công cụ giáo dục và truyền thông: giáo dục và truyền thông nhằm nâng caonhận thức về môi trường thông qua biện pháp phổ biến kiến thức pháp luật,tuyên truyền, phổ cập nhận thức môi trường bằng các phương tiện thông tin đạichúng hoặc mở các lớp tập huấn, đưa nội dung bảo vệ môi trường vào tất cảcác cấp học, đào tạo chuyên gia về môi trường
+Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và khôngchính quy để nâng cao nhận thức, kỹ năng và sử dụng môi trường theo cáchbền vững
Trang 14+Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng, tình cảm, suy nghĩ, thái
độ giữa các cá nhân hoặc nhóm người để hiểu về các yếu tố môi trường, mốiquan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng và các tác động liên quan
2.2.3.1 Các biện pháp quản lý môi trường.
a Khái niệm
Các phương pháp quản lý môi trường là tổng thể các cách thức tác động cóthể và có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý ( cấp dưới và tiềmnăng có được của hệ thống ) và khách thể quản lý ( các hệ thống khác ) các ràngbuộc của điều kiện bên ngoài … để đạt được các mục tiêu đã đề ra
b.Các phương pháp quản lý nội bộ hệ thống môi trường
Các phương pháp tác động lên con người
Các phương pháp hành chính: là các phương pháp tác động dựa vào các mốiquan hệ về tổ chức của hệ thống quản lý Các phương pháp hành chính trong quản
lý môi trường là cách tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên tập thể của nhữngngười dưới quyền bằng cách tác quyết định dứt khoát mang tính bắt buộc đòi hỏi
họ phải chấp hành nghiêm chỉnh và nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời đích đáng
Vai trò của phương pháp hành chính trong quản lý môi trường là hết sức tolớn Nó xác lập trật tự, kỷ cương làm việc trong hệ thống, khâu nối các phươngpháp khác lại thành một hệ thống, dấu được bí mật ý đồ hoạt động và giải quyếtnhanh chóng các vấn đề đặt ra trong quản lý môi trường
Các phương pháp hành chính tác động vào đối tượng quản lý theo haihướng: tác động về mặt tổ chức quản lý và tác động điều chỉnh hành vi của đối
Trang 15tượng Sử dụng các phương pháp hành chính đò hoi các cấp quản lý phải nắm vữngmột số yêu cầu chặt chẽ:
- Một là: quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định đó có căn cứkhoa học và thực tiễn
- Hai là: khi sử dụng các phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn vàtrách nhiệm của người ra quyết định
c.Các giải pháp về kinh tế:
Các phương pháp về kinh tế tác động vào đối tượng quản lý thông qua lợiích kinh tế để cho đối tượng tự quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệuquả nhất trong phạm vi hoạt động của họ Thực chất phương pháp kinh tế là tạo rađộng lực chính thúc đấy con người hoạt động bảo vệ môi trường Động lực đó cànglớn nếu như nhận thức đầy đủ và kết hợp đúng đắn các lợi ích tồn tại khách quantrong hệ thống Chủ thể quản lý môi trường tác động lên đối tượng môi trườngbằng các phương pháp kinh tế theo các hướng khác nhau:
- Định hướng phát triển chung bằng các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điềukiện của hệ thống, bằng những chỉ tiêu cụ thể cho từng thời gian, cho từngphân hệ, từng cá nhân của hệ thống
- Sử dụng các định mức kinh tế, các biện pháp đòn bẩy, kích thích kinh tế để lôicuốn, thu hút, khuyến khích các cá nhân, cộng đồng hoàn thành tốt nhiệm vụbảo vệ môi trường
- Bằng chế độ thưởng, phạt vật chất, trách nhiệm kinh tế chặt chẽ để điều chỉnhhoạt động của các bộ phận, các cộng đồng, các các nhân, xác lập trật tự kỷcương, xác định chế độ trách nhiệm cho mọi bộ phận, cho đến từng ngườitrong hệ thống
Trang 16Ngày nay xu hướng chung của các nước là mở rộng việc áp dụng các phương phápkinh tế trong quản lý môi trường Muốn vậy, cần chú ý đến một số khía cạnh quantrọng sau:
- Một là: việc áp dụng phương pháp kinh tế luôn luôn gắn liền với việc sử dụngcác đòn bẩy kinh tế nư: giá cả, lợi nhuận, tín dụng, lãi suất, tiền lương, … nóichung việc sử dụng các phương pháp kinh tế có liên quan chặt chẽ đến việc sửdụng các quan hệ hàng hóa tiền tệ Để nâng cao sử dụng các phương phápkinh tế, nâng cao năng lực vận dụng các quan hệ hàng hóa tiền tệ, quan hệ thịtrường
- Hai là: để áp dụng phương pháp kinh tế phải thực hiện sự phân cấp đúng đắngiữa các cấp quản lý
- Ba là: sử dụng phương pháp kinh tế đòi hỏi cán bộ quản lý môi trường phải cótrình độ và năng lực về nhiều mặt, và thông thạo nhiều kiến thức và có kinhnghiệm quản lý, đồng thời phải có bản lĩnh rõ ràng
d Các phương pháp giáo dục
Các phương pháp giáo dục là các tác động vào nhận thức và tình cảm của
cá nhân và cộng đồng nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình của họ trong việcquản lý và bảo vệ môi trường Các phương pháp giáo dục có ý nghĩa to lớn trongquản lý môi trường, vì đối tượng của quản lý môi trường là con người – mộtthực thể năng động, là tổng hòa của nhiều mối quan hệ xã hội, do đó, không chỉtác động lên con người bằng những biện pháp kinh tế, hành chính mà còn phải
có tác động tinh thần tình cảm tâm lý …
Các phương pháp giáo dục được tiến hành dựa trên cơ sở vận dụng cácquy luật tâm lý Đặc trưng của cá phương pháp này là tính thuyết phục, tức là
Trang 17làm cho cá nhân và cộng đồng phân biệt được phải tría, đúng sai, lợi hại, đẹpxấu, thiện ác, để từ đó nâng cao tính tự giác làm việc và sự gắn bó với hệ thống.
Các phương pháp giáo dục thông thường được sử dụng kết hợ với cácphương pháp khác một cách uyển chuyển, linh hoạt, nhẹ nhàng, vừa sau sắc đếntừng người, từng cộng đồng, vừa có tác động xã hội hóa công tác bảo vệ môitrường Đây là một trong những bí quyết thành công của nhiều nước Đông Nam
Á và Bắc Âu
e Các phương pháp tác động đến các yếu tố khác của hệ thống môi trường
Đó là các phương pháp quản lý đi sâu vào từng yếu tố chi phối lên các đầuvào của quá trình quản lý môi trường ( tài chính, lao động, công nghệ thông tin,pháp chế vật tư, sản phẩm rủi ro …) Các phương pháp quản lý này mang tínhchất nghiệp vụ, gắn liền tính kỹ thuật của quả lý chuyên ngành theo cá thànhphần môi trường và thường gắn với việc sử dụng các phương pháp toán – mộtloại không thể thiếu trong việc lựa chọn cá phương pháp quản lý kinh tế ngàynay
f.Các phương pháp tác động lên hệ thống môi trường khác
Đó là các tác động bên ngoài hệ thống Nó không thể sử dụng các tác độngtrực tiếp như đã sử dụng trong nội bộ mà tùy thuộc vào mối tương quan hệ thuộc
và phụ thuộc cụ thể diễn ra như thế nào ( mình lệ thuộc họ hay họ lệ thuộc mình và
họ là quan hệ tương đồng ), mà có cách sử dụng phương pháp thích hợp Cácphương pháp sử dụng chủ yếu ở đây là sự biến dạng của ba phương pháp đã biết:
cá phương pháp kinh tế; các phương pháp tác động tâm lý thay cho các phươngpháp gióa dục; cá phương pháp quan hệ hợp lý thay cho các phương pháp hànhchính.Ngoài ra có thể sử dụng các phương pháp khác như phương pháp cạnh tranh,phương pháp marketing, phương pháp xã hội học, phương pháp truyền thông …
Trang 182.3 Công tác quản lý môi trường ở một số nước trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Công tác quản lý môi trường ở một số nước trên thế giới
2.3.1.1 Công tác tổ chức quản lý môi trường
Mỗi một quốc gia có một cách để xây dựng tổ chức nghiên cứu và quản lýmôi trường (QLMT) của mình Theo Hồ Thị Lam Trà, Lương Đức Anh, CaoTrường Sơn (2009) thì số liệu thống kê ở 130 nước do dự án Sema tiến hành năm
1998 về hình thức tổ chức bộ máy bảo vệ môi trường (BVMT), người ta phân loại
cơ cấu tổ chức cơ quan BVMT quốc gia làm 3 nhóm cơ bản:
- Nhóm 1: Các nước có cơ quan BVMT là một Bộ độc lập gồm 40nước, chiếm 30,76% số mẫu thống kê Thuộc nhóm 1 là các nước có nền kinh
tế phát triển và tương đối phát triển như: Các nước châu Âu, Singapo, Brazin,…
- Nhóm 2: Các nước có cơ quan BVMT là cơ quan ngang Bộ hoặc trựcthuộc Văn phòng chính phủ gồm 18 nước, chiếm 13,84% số mẫu thống kê.Thuộc nhóm này có các nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới như : Nhật, Mỹ,Trung Quốc, Anh, Thụy Sỹ, Cô-oét
- Nhóm 3: Các nước có cơ quan BVMT trực thuộc Bộ kiêm nhiệm gồm
72 nước, chiếm 55,38% số mẫu thống kê Thuộc nhóm này ;à các nước kémphát triển ngoại trừ Hà Lan, Australia, Liên Bang Nga, Ấn Độ Việt Nam thuộcnhóm này
Hai nhóm 1 và 2 có thể gộp thành một do tính chất của chúng gần tương
tự nhau Theo thời gian, các nước trên thế giới từng bước nâng cấp cơ quanBVMT làm cho ngày càng hoàn thiện, tương xứng với sự gia tăng trọng tráchcủa công tác BVMT trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
2.3.1.2 Kinh nghiệm tổ chức QLMT tại một số quốc gia trên thế giới
Trang 19Công tác hoạt động môi trường tại quốc đảo này được trao cho Bộ môitrường Bộ này chịu trách nhiệm chung trước Chính phủ về các hoạt đọng liênquan đến lĩnh vực môi trường, đồng thời tham vẫn cho Chính phủ các chương trìnhhành động, kế hoạch và chiến lược chung để phát triển quóc gia Được thành lậpnăm 1972, Bộ Môi trường thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cộng đồng vàBVMT, với tiêu chuẩn cao về sức khỏe cộng đồng.
Singapo có một bộ khung luật pháp nghiêm chỉnh về BVMT được xây dựng
và quản lý từ cấp Trung ương, chủ yếu do Bộ môi trường chỉ đạo Chịu tráchnhiệm chính trong các vấn đề có liên quan đến môi trường trước Chính phủ là Bộtrưởng Bộ môi trường Giúp đỡ cho Bộ trưởng có các thư ký và phó thư ký thườngthực Bộ chịu trách nhiệm điều phối, quản lý các hoạt động của bốn vụ liên quan:
Vụ chính sách và QLMT, vụ kỹ thuật môi trường, vụ quản lý các hoạt động chung,
vụ sức khỏe môi trường và cộng đồng
Kết quả nổi bật nhất trong công tác QLMT của Bộ Môi trường Singapo thểhiện rõ nét trong công tác hỗ trợ giải quyết các vấn đề môi trường và theo dõi,giám sát, đánh giá rất chặt chẽ công tác QLMT của các công ty Chính phủ luôn hỗtrợ và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cưỡng chế Năm 1993, Chính phủ
Trang 20Singapo đã gộp tất cả các luật về nước, không khí và an toàn sức khỏe môi trườngthành một luật riêng lấy tên là “ Luật chính sách và QLMT”.
* Nhật Bản
Theo Aki Nakauchi – Cục Sức khỏe Môi trường – Bộ Môi trường Nật Bảnthì Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất châu Á, là mộtquốc gia không có nhiều tài nguyên khoáng sản song Nhật Bản lại có thể tận dụngmột cách hợp lý những nguồn lực sẵn có của mình Không chỉ chú trọng vào pháttriển kinh tế mà Nhật Bản còn hết sức quan tâm đến các vấn đề môi trường của đấtnước mình
Theo Nguyễn Thị Ngọc (2007) thì cơ quan chịu trách nhiệm các vấn đề môitrường của quốc gia Nhật Bản là Cơ quan môi trường Cơ quan này chịu tráchnhiệm trước Chính phủ về quy hoạch, điều phối và thúc đẩy các chính sách, kếhoạch môi trường quốc gia, hoạt động theo cá hướng dẫn trong Kế hoạch môitrường cơ bản đã được nội các Chính phủ Nhật Bản phê duyệt vào tháng 12/1994.Phối hợp với chính quyền địa phương, Cơ quan môi trường Nhật Bản thi hành cácluật quốc gia trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước,chống tiếng ồn và động đất, kiểm soát mùi và lở đất Các luật quốc gia về bảo tồncông viên quốc gia và bảo tồn sự sống hoang dã cũng do cơ quan môi trường thihành Các vấn đề môi trường toàn cầu như hiện tượng nóng lên toàn cầu và sự suygiảm tầng ozon cũng là một trong những ưu tiên mà Cơ quan môi trường Nhật Bảnquan tâm thông qua việc phối hợp và chỉ đạo các biện pháp về hợp tác quốc tế củachính phủ Nhật Bản Trong vòng 40 năm kể từ khi cơ quan môi trường được thànhlập vào năm 1971, cơ quan này đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệntrạng môi trường và QLMT một cách hiệu quả
Trang 21Ở Nhật Bản, văn bản pháp quy mang tính quy phạm pháp luật có hiệu lựccao nhất là Luật môi trường cơ bản Luật này đề ra những nguyên tắc và địnhhướng chung cho việc xây dựng các chính sách môi trường đã được ban hành vàtháng 11/1993 Nó cũng xác định các bên liên quan, những thách thức, biện pháp
đề ra một cách hữu hiệu các chính sách về môi trường
Hơn nữa, cơ quan môi trường Nhật Bản đang tích cực đề ra các biện pháp hỗtrợ, trong đó có các biện pháp được thiết kế nhằm hỗ trợ cho việc chuyển giaocông nghệ thích hợp thông qua “Trung tâm quốc tế Công nghệ Môi trường củaUNEP”, là cơ quan đầu mối nhằm bổ sung tăng cường hệ thống ODA cho việcphát triển bền vững ở các nước đang phát triển
2.3.2 Công tác QLMT tại Việt Nam
2.3.2.1 Quan điểm về công tác QLMT của Đảng và Nhà nước.
Ngày 25/6/1998, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sảnViệt Nam đã ra văn bản số 36-CT/TW “Chỉ thị về tăng cường công tác BVMTtrong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Ngày 115/11/2004, Banchấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ra ngi quyết 41 – NG/TW vềBVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đấtnước, đã nêu lên các quan điểm cơ bản của Đảng về BVMT và 7 giải pháp chínhtrng giai đọa hiện nay Năm quan điểm cơ bản của Đảng Cộng Sản Việt Nam vềBVMT được thể hiện tại Nghị quyết 41 – NQ/TW là:
- Bảo vệ môi trường là một trong những vẫn đề sống còn của nhân loại; là mộtnhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quantrọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội , ổn định chính trị, an ninh quốc gia vàthúc đẩy hội nhập kinh tế của nước ta
Trang 22- Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản củaphát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương Khắc phục tưtưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường Đầu
tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững
- Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, mọi gia đình và củamỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức là tiêu chí quan trọng của
xã hội văn minh là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hòa với tựnhiên của ông cha ta
- Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác độngxấu đối với môi trường là chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái,cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp với sự đầu tư của Nhà nước,đẩy mạnh sự huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợpgiữa công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống
- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành vàliên vùng cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, sựquản lý thống nhất củ Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận tổ quốc
2.3.2.2 Nội dung của công tác quản lý Nhà nước về môi trường ở Việt Nam.
Quốc hội (2005, Điều 37, Luật BVMT) quy định nội dung công tác quản lýNhà nước về môi trường của Việt Nam bao gồm các điểm sau:
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, banhành hệ thống tiêu chuẩn môi trường
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách BVMT, kế hoạch phòngchống khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường
- Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, công trình có liên quan tớiBVMT
- Tổ chức, xây dựng hệ thống quan trắc, định kì đánh giá hiện trạng môi trường, dựbáo diễn biến môi trường
Trang 23- Thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sảnxuất kinh doanh.
- Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường
- Giám sát Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; giảiquyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật
về BVMT
- Đào tạo cán bộ khoa học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyên truyền, phổ biếnkiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường
- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực BVMT
- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực BVMT
2.3.2.3 Hệ thống tổ chức quản lý môi trường
Ngày 11 tháng 11 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2002/NĐ– CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài vàNguyên Môi trường (TN&MT)
Tháng 12 năm 2002, Bộ TN&MT đã ban hành quyết định quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và bổ nhiệm lãnh đạo các đơn vị trựcthuộc Bộ
* Bộ TN&MT
Bộ TN&MT là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhànước trong các lĩnh vực: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất,môi trường, kí tượng, thủy văn, đo đạc bản đồ, quản lý tổng hợp và thống nhất vềbiển và hải đảo, quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm
vi quản lý của Bộ
Bộ TN&MT thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn dược quy định tại Nghị định
số 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007 như sau:
Trang 24- Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh,
dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo Nghị quyết, nghị địnhcủa Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hằng năm của Bộđược phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ
- Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư; xây dựng, công bố theo thẩm quyềncác tiêu chuẩn cơ sở hoặc trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ công bố cáctiêu chuẩn quốc gia, xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong cáclĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ sau khi được Bộ Khoa học vàcông nghệ thẩm định
- Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện cácvăn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quanthẩm quyền phê duyệt thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ, thông tin, tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhànước của Bộ
* Tổng cục môi trường
Theo quyết định số 132/2008/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ quy địnhTổng cục Môi trường thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ TN&MTquản lý Nhà nước về môi trường và thực hiện các dịch vụ công theo quy định củapháp luật
Tổng cục môi trường đưuọc giao 18 nhiệm vụ và quyền hạn, trong đó cónhiệm vụ chuyên môn đặc thù như: Kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải và cảithiện môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường lưu vực sông, venvùng biển; thảm định và đánh giá tác động môi trường; quan trắc và thông tin môitrường…
Về cơ cấu tổ chức, Tổng cụ Môi trường có 10 đơn vị hành chính giúp Tôngcục thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và có hai đươn vị sự nghiệp trực thuộc(Trung tâm Quan trắc Môi trường, Viện Khoa học Quản lý Môi trường)
Trang 25Cơ quan QLMT tại địa phương
TN&MT
Nhiệm vụ và quyền hạn: Trình UBND cấp tỉnh dự thảo, quyết định, chỉ thị
và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của UBND cấp tỉnh về lĩnh vực TN&MT; dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hằng năm; chương trình, đề án, dự án về lĩnh vực TN&MT và các giải pháp quản lý, bảo vệ TN&MT trên địa bàn; dự thảo quyết định thành lập, sát nhập, giả thể, tổ chức lại các phòng nghiệp vụ, chị cục và cá đơn vị sự nghiệp thuộc sở
TN&MT; hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quyhoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật
và định mức kinh tế - kĩ thuật trong lĩnh vực TN&MT đưuọc cơ quan Nhà nước cấp trên có thẩm quyền ban hành; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực TN&MT trên địa bàn tỉnh
kế hoạch, đề án, dự án vè BVMT do cơ quan Trung ương, UBND tỉnh, giám đốc
Sở TN&MT phê duyệt hoặc ban hành
+ Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chươngtrình, kế hoạch, dự án, đề án về BVMT do cơ quan Trung ương, UBND tỉnh, Giámđốc Sở TN&MT phê duyệt hoặc ban hành
+ Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chươngtrình, kế hoạch, dự án, đề án về BVMT theo phân công của Giám đốc Sở…
Trang 26+ Điều tra, thống kê các nguồn thải, các chất thải và lượn phát thải trên địabản tỉnh; trình Gám đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số quản lý chất thảinguy hại theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã đăng
ký hành nghề quản lý chất thải…
+ Giúp Giám đốc Sở xây dựng chương trình quan trắc môi trường, tổ chứcthực hiện quan trắc môi trường theo nội dung chương trình đã được phê duyệthoặc theo đặt hàng của tổ chức, cá nhân; xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường
và xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh; theo dõi, kiểm tra
kĩ thuật đối với hoạt động của mạng lưới quan trắc ở địa phương
- Phòng TN&MT: Theo Hồ Thị Lam Trà, Lương Đức Anh, Cao Trường Sơn(2009), Phòng TN&MT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, cóchức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý Nhà nước về: đất đai, tàinguyên nước, khoáng sản, môi trường, biển và hải đảo (đối với những vùng cóbiển)
- Công thức chuyên môn về TN&MT cấp xã: Theo Hồ Thị Lam Trà, LươngĐức Anh, Cao Trường Sơn (2009), Công thức địa chính – xây dựng là côngthức chuyên môn về TN&MT cấp xã, tham mưu giúp UBND cấp xã thực hiệnquản lý Nhà nước về TN&MT trên đạ bàn, chịu sự hướng dẫn, kiểm tra vềchuyên môn, nghiệp vụ của Phòng TN&MT cấp huyện
Cơ quan QLMT tại các bộ ngành liên quan
Ngoài các cơ quan quản lý chuyên môn thuộc Bộ TN&MT, tại các Bộchuyên môn khác cũng có thành lập một số phòng, ban hoạt động trong côngtác môi trường:
Bảng 2.1 Tổ chức cơ quan QLMT tại một số Bộ ở Việt Nam
Cục kĩ thuật an toàn và môi trường
công nghiệp
Bộ Công thươngCục cảnh sát môi trường Bộ Công an
Trang 27Vụ Khoa học và công nghệ Bộ giáo dục và đào tạo
Vụ Khoa học, giáo dục, Tài nguyên
và Môi trường
Bộ kế hoạch và đầu tư
Vụ thống kê xã hội và môi trường Tổng cục thống kê (Bộ kế hoạch và
đầu tư)
Vụ khoa học xã hội và tự nhiên Bộ khoa học và công nghệ
Vụ Khoa học, công nghệ và môi
trường
Bộ Khoa học và phát triển nông thôn
Vụ Khoa học và công nghệ Bộ thông tin và truyền thông
Vụ Khoa học, công nghệ và môi
Những năm qua, bên cạnh việc hoạch định các chương trình phát triển kinh
tế, xã hội theo hướng bền vững, Nhà nước đã kịp thời xây dựng nhiều chính sách
và pháp luật về BVMT Theo thống kê của Bộ TN&MT, tính đến nay, các cơ quan
có thẩm quyền ở nước ta đã ban hành gần 600 văn bản có liên quan đến BVMT
Chính phủ và cá bộ ngành, địa phương hằng năm đều có kế hoạch BVMTnhư: đầu tư ngân sách, nhân lực cho các hoạt động BVMT
Chính phủ và cá bộ ngành, địa phương hằng năm đều có kế hoạch BVMTnhư: đầu tư ngân sách, nhân lực cho các hoạt động BVMT; thường xuyên quantrắc, kiểm soát ô nhiễm môi trường; không ngừng giáo dục và nâng cao nhận thứccho toàn thể nhân dân về BVMT… Mặc dù vậy, khách quan mà nói chức năngquản lý bộc lộ rõ ở những vấn đề sau: Quản lý pháp luật về môi trường vẫn chưađược phát huy đầy đủ Sự yếu kém trong quản lý bộc lộ rõ ở những vấn đề sau:Quản lý pháp luật về môi trường còn chưa nghiêm; khi hoạch định các chương
Trang 28lượng tham gia cùng Nhà nước QLMT; hệ thống cán bộ chuyên trách về QLMTcòn thiếu và yếu…
Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Việt Nam có thểthực hiện quyền tự chủ của cộng đồng trong QLMT cấp cơ sở khi có những cơ chếđiều khiển, phối hợp và phân định trách nhiệm rõ ràng, cụ thể:
Đối với nhà nước
Xác định rã chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các loạihình cơ quan Nhà nước, mối quan hệ dọc, phụ thuộc theo hệ thống có tính chấtđặc trưng là tuân thủ và mối quan hệ ngang (giữa các tổ chức khác nhau về chứcnăng nhưng cũng ở trong hệ thống chính trị hoặc trong cơ cấu xã hội) có tính chấtđặc trưng là hợp tác, hỗ trợ, thúc đẩy, giám sát lẫn nhau vì mục tiêu dân chủ trongcác hoạt động quản lý Nhà nước nói chung và QLMT nói riêng
Quy định bằng pháp luật về sự tham gia của cộng đồng và công chúng vàocác hoạt động BVMT, từ việc góp ý chủ trương, chính sách và các biện pháp lớnđến các dự án cụ thể tại địa phương
Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cá
tổ chức và cá nhân trong việc tham gia các hoạt động BVMT, trước hết là nângcao hiểu biết về chính sách và pháp luật có liên quan
Tạo điều kiện thuận lợi để công chúng có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin
về môi trường, các vấn đề thành tựu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực môitrường, các quy hoạch và dự án đầu tư…
Phát huy vai trò tích cực của các cơ quan thông tin đại chúng, bằng cáchkhuyến khích và quản lý thích hợp, để cho việc truyền thông được chính xác, đầy
đủ, khoách quan, kịp thời tạo điều kiện cho công chúng nắm bắt thông tin, phátbiểu ý kiến
Trang 29Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự tham gia và đóng góp của các tổchức phi Chính phủ, các tổ chức quốc tế, tổ chức quần chúng, xã hội trong xâydựng, thực thi các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vựcmôi trường Có thể chuyển giao một số công việc cho các tổ chức này đảm nhiệm,thực hiện.
Đối với chính quyền cơ sở
Thực hiện nghiêm Nghị định số 79/2003/NĐ – CP của Chính phủ về thựchiện dân chủ ở xã Đó là những quy định về trách nhiệm của chính quyền xã phảithông tin kịp thời và công khai để dân biết, những việc dân bàn và quyết định trựctiếp; những việc dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan Nhà nước quyết định;những việc dân iams sát, kiểm tra và các hình thức thực hiện quy chế dân chủ ởxã
Cán bộ cấp cơ sở phải được nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ vàkiến thức pháp luật về BVMT Gương mẫu trong việc áp dụng và tuân thủ phápluật
Có cơ chế đảm bảo và khuyến khích cộng đồng, người dân tham gia đónggóp ý kiến trong việc soạn thảo các văn bản, triển khai các chương trình, dự án,nhằm làm cho chương trình phù hợp với thực tiễn và lôi cuốn được nhiều đốitượng tham gia
Xây dựng nguồn nhân lực và khả năng của cộng đồng để quản lý có hiệuquả nguồn tài nguyên một cách bền vững và tham gia tích cực vào hoạt động giáodục, nâng cao nhận thức môi trường
Đối với cộng đồng
Phát huy quyền làm chủ và ý thức trách nhiệm của mình trong các hoạtđộng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các hoạt động BVMT nói riêng củađịa phương Chủ động tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình soạn thảo các văn
Trang 30bản, xây dựng và triển khai các chương trình, dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến lợiích của cộng đồng tại địa phương Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhànước về hoạt động BVMT Trực tiếp tham gia và hỗ trợ chính quyền địa phươngtrong giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về BVMT diễn
ra tại địa phương Khai thác và vận dụng tối đa kiến thức bản địa, những kinhnghiệm của địa phương kết hợp với kiến thức khoa học trong sử dụng hợp lý tàinguyên thiên nhiên và BVMT
Trang 31PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường của các xã trên địabàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ Đi sâu tìm hiểu về các hoạt động ảnh hưởngđến môi trường; công tác bảo vệ môi trường; tình hình quản lý môi trường trên địabàn huyện Rút ra được những ưu, nhược điểm của các phương pháp quản lý Từ
đó đưa ra các giải pháp giúp quản lý môi trường trên địa bàn tốt hơn
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ 7/2/2014 đến 30/4/2014 tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Tam Nông
- Hiện trạng môi trường của huyện Tam Nông
- Công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện Tam Nông
+ Điều tra, đánh giá công tác quản lý môi trường của các cơ sở sản xuất, kinhdoanh, các KCN trên địa bàn huyện
+ Tìm hiểu và xác định các hoạt động gây tác động đến môi trường và các hoạtđộng bảo vệ môi trường
+ Tìm hiểu những hạn chế và tích cực trong công tác quản lý môi trường trongnăm 2013
Trang 32- Đề xuất một số giải pháp khắc phục cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường trênđịa bàn huyện Tam Nông.
3 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
- Thu thập, tổng hợp số liệu từ báo cáo về điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triểnkinh tế - xã hội; các văn bản pháp luật được ban hành phục vụ công tác quản lýmôi trường trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
- Tham khảo các tài liệu liên quan thông qua sách, báo, mạng Internet,…
* Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
- Thu thập số liệu tại các hộ gia đình bằng phiếu điều tra nông hộ
+ Phiếu điều tra nông hộ về tình thực hiện bảo vệ môi trường tại các các xã trên địabàn huyện: tiến hành điều tra 3 xã tiêu biểu của huyện là thị xã Tề Lễ, xã TamCường, và thị trấn Hưng Hóa
+ Phỏng vấn cán bộ môi trường và cán bộ trong công tác quản lý môi trường tạicác xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tam Nông
Phương pháp khảo sát thực địa
- Tiến hành khảo sát thực địa tại khu vực nghiên cứu: đánh giá về tình hình cácnguồn nước cấp cho sinh hoạt của người dân; hiện trạng phát sinh chất thải,nước thải và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, nước thải tại địabàn huyện
Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm Excel
Kết quả được trình bày bằng bảng số liệu
Trang 33PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Tam Nông nằm ở phía đông nam của tỉnh Phú Thọ, có tọa độ địa lý
từ 210 13΄ đến 210 24΄ độ vĩ bắc, 1050 09΄ đến 1050 21΄ độ kinh đông Trung tâmcủa huyện là thị trấn Hưng Hóa cách thành phố Việt Trì 30 km đường bộ theo quốc
lộ 32A, 32C, quốc lộ 2 Địa giới hành chính của huyện:
- Phía Bắc giáp thị xã Phú Thọ với ranh giới tự nhiên là sông Hồng
- Phía Nam giáp huyện Thanh Thủy và Thanh Sơn
- Phía Đông giáp huyện Lâm Thao với ranh giới là sông Hồng
- Phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Tây với ranh giới tự nhiên là sông Đà
- Phía Tây giáp huyện Thanh Ba với ranh giới tự nhiên là sông Hồng, giáphuyện Cẩm Khê và huyện Yên Lập
Huyện có vị trí khá thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội vì gần thànhphố Việt Trì, thị xã Phú Thọ; Có hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ thuậntiện nối liền với các tỉnh miền núi phía Bắc và Thủ đô Hà Nội, là đầu mối giaothông quan trọng trong việc trung chuyển hàng hoá và nối liền hệ thống kinh tếgiữa các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ với Thành phố Hà Nội
Huyện có diện tích tự nhiên 15.596,92 ha, chiếm 4,43% diện tích tự nhiêncủa tỉnh Phú Thọ Huyện lỵ đặt tại Thị trấn Hưng Hoá Toàn huyện có 20 đơn vị
Trang 34hành chính, trong đó có 19 xã và 1 thị trấn: Vực Trường, Hiền Quan, Hương Nha,Xuân Quang, Thanh Uyên, Tam Cường, Văn Lương, Tứ Mỹ, Phương Thịnh, Hùng
Đô, Quang Húc, Tề Lễ, Cổ Tiết, Hương Nộn, Dị Nậu, Thọ Văn, Dậu Dương,Thượng Nông, Hồng Đà và thị trấn Hưng Hoá
4.1.1.2 Địa hình
Địa hình của huyện Tam Nông tương đối phức tạp, thể hiện những nét đặctrưng của một vùng bán sơn địa, đất đai có núi, đồi, ruộng, đồng, sông, ngòi, hồ,đầm…Dạng địa hình thể hiện chính của huyện Tam Nông là dốc, bậc thang, lòngchảo, hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Nhìn chung địa hình, địa
Trang 35mạo của huyện chia làm 2 dạng chính:
+ Địa hình đồng bằng phù sa: đây là dải đất tương đối bằng phẳng được bồiđắp bởi sông Hồng, sông Đà, sông Bứa tập trung ở ven sông thuộc các xã: HươngNha, Vực Trường, Hiền Quan, Thanh Uyên, Tam Cường, Hương Nộn, Hưng Hoá,Dậu Dương, Thượng Nông, Hồng Đà, Quang Húc, Hùng Đô và Tứ Mỹ Độ dốcthường dưới 30, còn một phần là dải đất phù sa cổ có địa hình lượn sóng, độ dốc từ
3 - 50
+ Địa hình đồi núi: tập trung ở các xã: Dị Nậu, Thọ Văn, Phương Thịnh,Văn Lương, Xuân Quang, Cổ Tiết và Tề Lễ Địa hình, địa mạo ở đây chủ yếu làđồi núi, độ dốc lớn
Địa hình này gây ra nhiều khó khăn hơn cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng đấtcanh tác Vì thế ở đây các loại cây trồng thích hợp và có điều kiện phát triển hơn cả làcác loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả,… ví dụ như cây chè, sơn, keo lá tràm,bạch đàn, xoài, vải, nhãn… Đồng thời địa hình này cũng gây không ít khó khăn choviệc đi lại, vận chuyển và giao lưu hàng hóa của người dân
4.1.1.3 Khí hậu
Khí hậu có những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một nămchia thành hai mùa là mùa nóng và mùa lạnh Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10với nhiệt độ trung bình thời gian này là 26,6°C Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3năm sau, nhiệt độ trung bình là 19,4°C Vào mùa nóng thường xảy ra mưa lớn, gâyúng lụt cục bộ, mưa lốc xoáy, mùa lạnh thường xảy ra hạn hán
Bảng 4.1: Diễn biến trung bình một số yếu tố khí hậu huyện Tam Nông
Nắng
(giờ)
Trang 36(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tam Nông)
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ trung bình của toànhuyện khá cao 23,6°C, số ngày mưa trong năm là 134 ngày với lượng mưa trungbình là 1215,4 mm
Với điều kiện khí hậu như vậy nhìn chung là tương đối thích hợp, thuận lợicho việc sản xuất nông nghiệp và đa dạng hóa cây trồng Tuy nhiên, vào mùa mưa
ở những vùng thấp trũng dễ gây nên tình trạng ngập úng làm ảnh hưởng đến năngsuất cây trồng, làm giảm hiệu quả kinh tế sản xuất Còn tại các vùng đất dốc, đặcbiệt là các khu vực không có thảm thực vật che phủ thì quá trình xói mòn diễn ramạnh
4.1.1.4 Thủy văn
Trên địa bàn huyện có 3 con sông chảy qua là sông Hồng, sông Đà và sông Bứa.+ Sông Hồng chảy qua huyện từ xã Tứ Mỹ đến xã Hồng Đà, với chiều dài34km, chảy qua hầu hết các xã trên địa bàn huyện nên sông Hồng có vai trò rấtquan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân;đồng thời cũng cung cấp một lượng phù sa mới cho đồng ruộng góp phần vào việccải thiện độ phì đất
Trang 37+ Sông Đà chảy qua xã Hồng Đà có chiều dài khoảng 4,1 km, đây cũngchính là đoạn hợp lưu của sông Đà và sông Hồng.
+ Sông Bứa chảy qua địa phận huyện Tam Nông bắt đầu từ xã Tề Lễ đến xã Tứ
Mỹ đổ ra sông Thao, có chiều dài 12 km, cũng góp phần tích cực vào việc tưới, tiêu
và bồi đắp phù sa cho đồng ruộng Tuy nhiên, do lòng sông hẹp và chảy qua địa hìnhđồi núi, độ dốc cao nên vào mùa mưa lũ lớn thường xảy ra
4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
a Tài nguyên đất
Do đặc điểm vị trí là nơi tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng nên đất đaicủa huyện Tam Nông tương đối phong phú và đa dạng, bao gồm một số loại đấtchính như: Đất vàng đỏ phát triển trên đá sa thạch và phiến thạch, đất đỏ vàng pháttriển trên nền đá phiến Mica và Gnai, đất xám vàng phát triển trên nền phù sa cổ,đất phù sa không được bồi đắp hàng năm và đất phù sa được bồi hàng năm củasông Hồng, sông Đà, sông Bứa, đất thung lũng dốc tụ, đất bậc thang bạc màu trồnglúa, đất lầy thụt
- Đá Gnai thành phần gồm Mica Fenspat, thạch anh, đôi khi lẫn than chìhoặc Horneblen nên có mầu hơi đen thường gặp ở dạng phiến, nguồn gốc là đátrầm tích, đá này phong hoá thường cho loại đất màu vàng, thành phần cơ giớitrung bình
- Phiến thạch Mica xen lẫn đá Gnai khi phong hoá cho đất có màu vàng đỏhoặc đỏ vàng, thành phần cơ giới sét nhẹ, cấu trúc kém hơn
- Trầm tích sông, suối (sản phẩm bồi tụ phù sa): Huyện Tam Nông có tất cảphù sa cũ và phù sa mới; là sản phẩm bồi tụ của sông Hồng, sông Đà và sông Bứa
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một số loại đá như đá cuội kết, cát kết,bột kết thuộc hệ tầng Nêogen, hệ tầng Tân Lạc; đá phiến sét thuộc hệ tầng sôngMua, hệ tầng Bản Nguồn; đá phiến sét than thuộc hệ tầng Việt Nam
Trang 38Nhóm đất xám nằm trên vùng đồi núi có diện tích 5.902,14 ha, chiếm 37,88 %tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ở độ dốc cấp II (5 - 15o), cấp III (15 - 25o), cấp
IV (>25o) Trong nhóm đất xám thuộc vùng đồi núi của huyện chia thành 2 đơn vịcấp II là đất xám Feralit và đất xám kết von Các đơn vị đất này có đặc điểm chung
là đất có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, hàm lượng chất hữu cơ tổng số ởmức trung bình và nghèo, đạm, lân, kali tổng số ở mức trung bình thấp đến rấtnghèo, dung tích hấp thu thấp Tóm lại các đơn vị đất này bị xói mòn mạnh và chỉthuận lợi cho việc trồng cây dài ngày, đặc biệt ưu tiên phát triển cây sơn, chè, cây
ăn quả, cây bản địa, cây có đốt và các loại cây có khả năng bảo vệ, cải tạo đất chohiệu quả kinh tế cao
b Tài nguyên rừng
Thảm thực vật và cây trồng là hợp phần rất quan trọng, không những sốngvững trên đất mà còn góp phần bảo vệ đất khỏi xói mòn Vai trò chống xói mòncủa đất rừng là rất to lớn, nếu nó phủ kín toàn bộ diện tích lưu vực hoặc diệntích bồn thu nước Nhưng hiện nay diện tích rừng của Việt Nam đang bị tổn thấtnặng nề
Tài nguyên rừng của huyện Tam Nông hiện nay đang được phục hồi và ngàycàng phát triển Theo số liệu thống kê đất đai năm 2008, tổng diện tích đất rừng là3.615,63 ha chiếm 23,18% tổng diện tích tự nhiên của huyện Trong đó: Rừngtrồng sản xuất 2.889,13ha, chiếm 18,52%; Rừng trồng phòng hộ 726,50ha chiếm4,66% Tài nguyên rừng đã góp phần giữ nước đầu nguồn, hạn chế quá trình xô lũ,cải thiện cảnh quan môi trường và cung cấp các loại gỗ nguyên liệu cho côngnghiệp và chất đốt cho nhân dân
c Tài nguyên khoáng sản
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 9 loại mỏ khoáng sản và điểm quặng trong đó
có 2 mỏ lớn vừa, 3 mỏ nhỏ và 4 điểm quặng gồm có: Than bùn tại Cổ Tiết 2 mỏ, trữlượng khoảng 456.000 tấn Mica tại Thọ Văn 01 mỏ, trữ lượng khoảng 5.000 tấn.Ngoài ra còn có 01 mỏ khác tại xã Dị Nậu, nhưng chưa được thăm dò trữ lượng của
mỏ Caolin - Fenpats tại Dị Nậu có trữ lượng Caolin khoảng 3.319.000 tấn, Fenspat
Trang 39khoảng 2.991.000 tấn Cát xây dựng tại các dòng sông trữ lượng khoảng 3,5 triệu m3.Cuội Sỏi tại Cổ Tiết, có trữ lượng khoảng 12.748.800 m3
Khoáng sản ở của huyện Tam Nông về trữ lượng mới chỉ ở cấp dự báo vàphần lớn không tập mỏ có hệ số bóc đất cao làm tăng chi phí khai thác và giá thànhsản phẩm trung
d Tài nguyên du lịch gắn với di tích lịch sử, văn hoá
Tam Nông là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và có bề dày lịch sử vănhoá lâu đời Hiện nay, trên địa bàn huyện còn bảo tồn lưu giữ nhiều di sản văn hoá cógiá trị bao gồm cả di sản văn hoá vật thể và phi vật thể
Di tích lịch sử văn hoá: Toàn huyện có 70 di tích lịch sử văn hoá, trong đó 11
di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 21 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 38 di tích chưađược xếp hạng
Lễ hội và giá trị văn hoá phi vật thể tiêu biểu: Lễ hội Phết Hiền Quan, cầutrâu Hương Nha; Kéo lửa, nấu cơm thi ném Cầu Giỏ thôn Gia Dụ xã VựcTrường, giã bánh giầy Hưng Hoá, truyện cười Văn Lang, hát ghẹo Nam Cường -Thanh Uyên
Cảnh quan thiên nhiên: Hệ thống hồ đầm phong phú tạo điều kiện phát triển dulịch sinh thái
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng; sự chỉ đạo điều hành của cáccấp chính quyền; Sự phối kết hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhândân cùng với sự nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và toàn thểnhân dân, do đó nền kinh tế - xã hội của huyện có bước phát triển khá, được thể hiện
ở các mặt sau đây:
4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong vòng 4 năm trở lại đây, nền kinh tế của huyện Tam Nông đã cónhững bước tăng trưởng ổn định và ở mức trung bình khá so với tốc độ tăng
Trang 40trưởng của tỉnh Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 – 2013huyện Tam Nông đạt 16,68%/ năm, thu nhập bình quân đầu người liên tục có
sự tăng trưởng phù hợp Năm 2013 tổng giá trị sản xuất của toàn huyện đạt659,821 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994), tăng 32,05% so với năm 2012(có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2013 là do có sự đầu tư đột biến vềcông nghiệp hay dịch vụ hoặc sự tao điều kiện thuận lợi gì của tỉnh Phú Thọ-Nhà máy bia đi vào sản xuất, nhà máy ethanon, sân golf ) Là một huyệnnông nghiệp, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Tam Nôngtrong giai đoạn vừa qua là hợp lý, đúng định hướng, tỷ trọng nông nghiệpgiảm, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ Tuy nhiên tính ổn địnhchưa cao Năm 2013 trong cơ cấu kinh tế của huyện thì ngành nông nghiệpchiếm 36,6% tỷ trọng, ngành công nghiệp chiếm 31,4% tỷ trọng và ngành dịch
Năm 2012
Năm 2013
BQ 2010- 2013 (%)
I Giá trị sản xuất (Giá CĐ
1994) 392,850 434,129 499,662 659,821 16,68
Công nghiệp - Xây dựng 99,580 114,878 158,633 283,512 33,46
II GTSX theo giá thực tế 725,052 951,103 1.102,879 1.845,533
III Thu nhập BQ đầu người