Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội

94 2.6K 38
Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công tác quản lý cơ sở GDMN nói chung và quản lý cơ sở GDMN NCL nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, nhưng trên thực tế vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức trên bình diện cả vĩ mô lẫn vi mô. Một số cơ sở GDMN NCL ở nước ta hiện nay, cũng như ở một số nước trên thế giới có mô hình quản lý có hiệu quả cần được đúc rút thành các bài học kinh nghiệm để áp dụng rộng rãi trong các cơ sở GDMN NCL nước ta. Trong những năm gần đây mạng lưới trường lớp mầm non, đặc biệt là các cơ sở GDMN NCL được phát triển rộng khắp trong cả nước, quy mô phát triển ngày càng tăng, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Giáo dục mầm non trên địa bàn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội cũng nằm trong xu thế đó. Mặc dù công tác quản lý nhà nước ở khu vực ngoài công lập trong những năm gần đây đang được coi trọng và mang lại nhiều kết quả tích cực, song trên địa bàn cả nước nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng, hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập vẫn còn tồn tại không ít bất cập như: Quản lý cơ sở GDMN NCL hiện nay có những khó khăn và bất cập: Tình trạng không ổn định về số lượng, đặc biệt là chất lượng giáo dục các cơ sở GDMN NCL; thêm vào đó, công tác quản lý các cơ sở GDMN NCL chưa theo kịp sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của loại hình cơ sở GDMN này. Quy hoạch chưa hợp lý, cơ sở vật chất trường lớp và đội ngũ giáo viên MN chưa đáp ứng nhu cầu, vẫn còn nhiều cơ sở nuôi dạy trẻ tư hoạt động không phép, chất lượng giáo dục chưa cao, đặc biệt là công tác quản lý nhà nước đối với khu vực này còn nhiều hạn chế dẫn đến thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã công bố không ít các trường hợp trẻ em bị bạo hành, đánh đập hoặc gặp phải những tổn thương nặng nề cả về thể chất và tinh thần ở ngay tại các lớp mầm non ngoài công lập. Những sự kiện này đang gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh đối với các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong việc quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập hiện nay. Nghiên cứu về hệ thống giáo dục MN NCL đã được đầu tư từ rất lâu, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về vai trò quản lý của nhà nước đối với khu vực MN NCL này. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội”. Nghiên cứu nhằm mô tả cụ thể hơn nữa về vấn đề quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tại địa bàn quận Thanh Xuân trong giai đoạn hiện nay.

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3 DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN 3 DANH MỤC CÁC BIỂU TRONG LUẬN VĂN 4 A. PHẦN MỞ ĐẦU 5 1.Lý do chọn đề tài 5 2.Tổng quan nghiên cứu 9 3.Những đóng góp mới của đề tài 21 4.Câu hỏi nghiên cứu 22 5.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 22 6. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 23 7. Giả thuyết nghiên cứu 24 8. Phương pháp nghiên cứu 24 9. Khung lý thuyết (Khung phân tích) 26 10. Bố cục luận văn 27 B. NỘI DUNG CHÍNH 28 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP 28 1.1. Cơ sở lý luận 28 1.1.1. Phương pháp luận nghiên cứu 28 1.1.2. Các khái niệm công cụ 29 1.1.3. Các lý thuyết áp dụng 36 1.2. Cơ sở thực tiễn 42 1.2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 42 1.2.2. Đặc thù của khách thể nghiên cứu 43 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 46 2.1. Vị trí , vai trò và nhiệm vụ quyền hạn của các cơ sở GDMN NCL46 1 2.1.1. Vị trí vai trò của các cơ sở GDMN NCL 46 2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ sở GDMN NCL 47 2.1.3. Nội dung, phương thức và phân cấp quản lý cơ sở GDMN NCL. 47 2.2. Thực trạng các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân hiện nay 49 2.2.1. Về quy mô và mạng lưới 49 2.2.2. Về cơ sở vật chất 52 2.2.3. Về đội ngũ giáo viên 56 2.2.4.Về chất lượng giáo dục 63 2.2.5. Về công tác quản lý tại các cơ sở GDMN 66 2.3. Thực trạng Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân 70 2.3.1. Đánh giá về công tác QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL 70 2.3.2. Đánh giá trách nhiệm quản lý của các cơ quan chức năng 72 2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế 74 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN 76 3.1. Giải pháp nâng cao nhận thức của toàn xã hội về GDMN NCL 76 3.2. Giải pháp đổi mới phương pháp quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận Thanh Xuân 80 3.3. Giải pháp thực tiện tốt phân cấp quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập 82 3.4. Giải pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa GDMN để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em ở các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận Thanh Xuân 84 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 2 Danh mục các từ viết tắt GDMN Giáo dục mầm non VB Văn bản NCL Ngoài công lập MN NCL Mầm non ngoài công lập GD & ĐT Giáo dục và đào tạo MNTT Mầm non tư thục QLMN Quản lý mầm non QLNN Quản lý nhà nước Danh mục các bảng trong luận văn Trang Bảng 1: Giới tính người tham gia khảo sát 43 Bảng 2: Tuổi của Giáo viên tham gia khảo sát 43 Bảng 3: Tuổi của phụ huynh tham gia khảo sát 44 Bảng 4: Trình độ học vấn 44 Bảng 5: Điều kiện kinh tế gia đình 44 Bảng 6: Hình thức đào tạo nghiệp vụ mầm non của giáo viên 45 Bảng 7: Chức vụ quản lý của giáo viên tham gia nghiên cứu 45 Bảng 8: Vai trò của Phụ huynh tham gia nghiên cứu 45 Bảng 9: Đánh giá về mạng lưới cơ sở MN NCL trên địa bàn quận Thanh Xuân 50 Bảng 10: Đánh giá về quy mô phát triển của các cơ sở giáo dục mầm non 51 Bảng 11: Hệ thống công trình cơ sở vật chất tại các trường MN NCL 55 Bảng 12: Đánh giá về các nội dung liên quan đến đội ngũ giáo viên 58 Bảng 13: Đánh giá về trình độ của giáo viên dạy các trường mầm non 59 Bảng 14: Lý do cho con theo học tại trường mầm non ngoài công lập hiện nay của phụ huynh tham gia khảo sát 64 Bảng 15: Đánh giá của Giáo viên và phụ huynh về chất lượng chăm sóc trẻ tại cơ sở GDMN NCL 65 Bảng 16: Tương quan giữa tuổi của phụ huynh và lí do cho con theo học tại trường mầm non ngoài công lập 66 Bảng 17: Đánh giá hiện tượng bạo lực đối với trẻ em tại các cơ sở MNNCL hiện nay 67 Bảng 18: Nguyên nhân diễn ra các vụ bạo lực trẻ em tại các cơ sở MN NCL 68 Bảng 19: Đánh giá của giáo viên về trách nhiệm quản lý của các cơ quan chức năng hiện nay 72 3 Bảng 20: Đánh giá của phụ huynh về trách nhiệm quản lý của các cơ quan chức năng hiện nay 73 Bảng 21: Nguyên nhân quản lý nhà nước đối với các cơ sở mầm non ngoài công lập hiện nay còn hạn chế 74 Danh mục các biểu đồ trong luận văn Trang Biểu 1: Biểu đồ đánh giá cơ sở vật chất tại cơ sở giáo dục 54 Biểu 2: Đánh giá về mức độ đáp ứng của đội ngũ giáo viên tại các trường MN NCL hiện nay 57 Biểu 3: Tỷ lệ giáo viên muốn chuyển sang làm tại cơ sở giáo dục nhà nước 61 Biểu 4: Tương quan giữa độ tuổi và mong muốn chuyển sang dạy tại các trường công lập của giáo viên hiện nay 62 Biểu 5: Đánh giá về công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL 71 Biểu 6: Lý do dẫn đến hạn chế của công tác QLNN đối với GDMN NCL 79 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhà nước ta thống nhất quản lý giáo dục trên quy mô quốc gia, gồm 02 khu vực: công lập và ngoài công lập (dân lập, tư thục, liên kết quốc tế…). Phát triển giáo dục ngoài công lập là một trong những con đường thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục. Luật giáo dục năm 2005 đã khẳng định: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục…”. Thực tế cũng cho thấy vai trò của khu vực giáo dục ngoài công lập đang ngày càng 4 được thể hiện rõ, đặc biệt là đối với giáo dục mầm non. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý nhà nước. Trong những năm qua, với các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển GDMN, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao, quy mô GDMN ngày càng tăng, mạng lưới trường lớp mầm non ngày càng phát triển rộng khắp trong cả nước. Loại hình cơ sở GDMN NCL có xu thế phát triển. GDMN là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. GDMN thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi (điều 21- Luật Giáo dục, 2005), tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, khơi dậy sự ham hiểu biết, hứng thú trong việc học tập, đặt nền tảng cho các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. GDMN có vị trí quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển trí tuệ con người Việt Nam, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Trong các Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010” chỉ rõ: Mở rộng hệ thống trường lớp giáo dục mầm non trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nông thôn. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Có chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc các gia đình nghèo và các đối tượng chính sách xã hội. Ưu tiên phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Chú trọng đào tạo cán bộ vùng dân tộc (cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể từ bản, ấp trở lên và cán bộ khoa học kỹ thuật). Củng cố và tăng cường hệ thống trường nội trú, bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số; từng bước mở rộng quy mô tuyển sinh, đáp ứng yêu cầu đào 5 tạo toàn diện đi đôi với cải tiến chính sách học bổng cho học sinh các trường này. Thực hiện chế độ miễn phí học tập, cung cấp sách giáo khoa cho học sinh vùng cao, vùng sâu, vùng xa, học sinh người dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ đối với vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn. Có chính sách bổ túc kiến thức cần thiết cho số học sinh dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở mà không có điều kiện học tiếp để các em trở về địa phương tham gia công tác ở cơ sở. Để thực hiện các nhiệm vụ trên, cần tập trung làm tốt các việc chủ yếu sau : Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về giáo dục; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục ; coi việc phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo là một chỉ tiêu phấn đấu xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh; Tăng cường trật tự kỷ cương trong các trường học và toàn bộ hệ thống giáo dục, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục. Thực hiện mạnh mẽ phân cấp quản lý giáo dục; phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, nhất là các trường đại học, trách nhiệm của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và các quận, huyện trong việc thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục; Tiếp tục xây dựng đồng bộ và kịp thời hoàn thiện các văn bản pháp lý giáo dục. Xác định và thể chế hóa vai trò, chức năng các cấp quản lý. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý giáo dục từ Bộ Giáo dục và đào tạo đến các cơ sở giáo dục; Tăng cường công tác dự báo, đổi mới công tác xây dựng kế hoạch và quy hoạch phát triển giáo dục, nhất là ở bậc cao đẳng, đại học và dạy nghề; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; đổi mới cơ bản công tác thi cử, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, công tác tuyển sinh. Quản lý chặt chẽ các loại hình đào tạo, nhất là đào tạo tại chức, từ xa ; xóa tệ nạn văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp ; kiên quyết chấn chỉnh tình trạng quản lý thu chi không minh bạch và hiện tượng dạy thêm, học thêm tràn lan; chống "thương mại hóa" giáo dục; Có cơ chế, chính sách tạo điều kiện và khuyến khích các doanh 6 nghiệp, các cá nhân, các tổ chức xã hội tham gia xây dựng các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáo dục nhằm cung cấp cơ sở khoa học để hoàn thiện đường lối, chính sách giải quyết các vấn đề bức xúc trong giáo dục; Mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục; Tranh thủ các dự án của các tổ chức quốc tế và nước ngoài về giáo dục; mở nhiều hình thức liên kết đào tạo với nước ngoài, tổ chức "du học tại chỗ"; Chú trọng quản lý các loại hình trường do nước ngoài đầu tư. Công tác quản lý cơ sở GDMN nói chung và quản lý cơ sở GDMN NCL nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, nhưng trên thực tế vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức trên bình diện cả vĩ mô lẫn vi mô. Một số cơ sở GDMN NCL ở nước ta hiện nay, cũng như ở một số nước trên thế giới có mô hình quản lý có hiệu quả cần được đúc rút thành các bài học kinh nghiệm để áp dụng rộng rãi trong các cơ sở GDMN NCL nước ta. Trong những năm gần đây mạng lưới trường lớp mầm non, đặc biệt là các cơ sở GDMN NCL được phát triển rộng khắp trong cả nước, quy mô phát triển ngày càng tăng, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Giáo dục mầm non trên địa bàn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội cũng nằm trong xu thế đó. Mặc dù công tác quản lý nhà nước ở khu vực ngoài công lập trong những năm gần đây đang được coi trọng và mang lại nhiều kết quả tích cực, song trên địa bàn cả nước nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng, hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập vẫn còn tồn tại không ít bất cập như: Quản lý cơ sở GDMN NCL hiện nay có những khó khăn và bất cập: Tình trạng không ổn định về số lượng, đặc biệt là chất lượng giáo dục các cơ sở GDMN NCL; thêm vào đó, công tác quản lý các cơ sở GDMN NCL chưa theo kịp sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của loại hình cơ sở GDMN này. Quy hoạch chưa hợp lý, cơ sở vật chất trường lớp và đội ngũ giáo viên MN 7 chưa đáp ứng nhu cầu, vẫn còn nhiều cơ sở nuôi dạy trẻ tư hoạt động không phép, chất lượng giáo dục chưa cao, đặc biệt là công tác quản lý nhà nước đối với khu vực này còn nhiều hạn chế dẫn đến thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã công bố không ít các trường hợp trẻ em bị bạo hành, đánh đập hoặc gặp phải những tổn thương nặng nề cả về thể chất và tinh thần ở ngay tại các lớp mầm non ngoài công lập. Những sự kiện này đang gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh đối với các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong việc quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập hiện nay. Nghiên cứu về hệ thống giáo dục MN NCL đã được đầu tư từ rất lâu, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về vai trò quản lý của nhà nước đối với khu vực MN NCL này. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội”. Nghiên cứu nhằm mô tả cụ thể hơn nữa về vấn đề quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tại địa bàn quận Thanh Xuân trong giai đoạn hiện nay. 2. Tổng quan nghiên cứu Nghiên cứu về quản lý nhà nước đã được nghiên cứu từ trước. Liên quan đến vấn đề này có khá nhiều cách tiếp cận. Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nó có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và đào tạo thế hệ trẻ, vì giáo dục mầm non là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em. Đây là thời kỳ tăng trưởng về cơ thể và phát triển các mặt trí tuệ, tình cảm, xã hội nhanh nhất, nhân cách bắt đầu hình thành, khối lượng thu hoạch đạt được rất lớn khiến ta có thể coi sự phát triển trong những năm đó có tác dụng quyết định rất lớn đến toàn bộ tương lai sau 8 này. Hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định GDMN là một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi người. Thụy Điển coi giai đoạn mầm non là “thời kỳ vàng của cuộc đời'' và thực hiện chính sách: trường mầm non là trường tự nguyện do chính quyền địa phương quản lý, trẻ 5 tuổi có thể theo học không mất tiền. Luật Hệ thống giáo dục quốc gia Indonesia đã công nhận GDMN là giai đoạn tiền đề cho hệ thống giáo dục cơ bản. Luật Giáo dục Thái Lan nhấn mạnh gia đình và Chính phủ phải cùng chia sẻ trách nhiệm đối với GDMN nhằm thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng GDMN. Trong buổi lễ giới thiệu và giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lưu ý: “So với các bậc học khác, đến nay chúng ta chưa lo được nhiều cho GDMN. Đây là một mảng còn yếu của giáo dục Việt Nam mà Bộ trưởng và toàn ngành cần cố gắng khắc phục trong thời gian ngắn nhất”. Sau đó không lâu, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2006 - 2015” với quan điểm chỉ đạo là: “ Đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “ Chăm lo phát triển giáo dục mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường lớp mẫu giáo trên mọi đia bàn dân cư”. Hội nghị Thủ tướng chính phủ (25/6/2002) bàn về phát triển giáo dục mầm non theo tinh thần nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã một lần nữa khẳng định: "Giáo dục mầm non là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống giáo dục quốc dân góp phần đào tạo con người". 9 Bàn về giáo dục mầm non, luận án Tiến sĩ xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2005 của Dương Thị Thanh Huyền “Xã hội hóa giáo dục mầm non và những biện pháp thực hiện trên địa bàn Hà Nội” đã nêu lên thực trạng của xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội và chủ yếu bàn về chất lượng học tập của các trường mầm non. Bên cạnh đó luận án tiến sĩ xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2010 của Lee Kye Sun cũng nghiên cứu về lứa tuổi mầm non nhưng ở khía cạnh so sánh hình thức chăm sóc giáo dục của con em người lao động tại các doanh nghiệp ở Hà Nội và Seoul “Nghiên cứu các hình thức chăm sóc giáo dục con em người lao động trong lứa tuổi mầm non tại các doanh nghiệp ở Hà Nội và Seoul”. Hầu như những công trình, đề tài nghiên cứu chủ yếu xoay quanh vấn đề chất lượng giáo dục mầm non chứ ít quan tâm tới công tác quản lý Nhà nước đối với hệ thống giáo dục mầm non hiện nay. Tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh trong luận án “Biện pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục mầm non tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay” năm 2006 đã chỉ ra thực tiễn về giáo dục mầm non và quản lý giáo dục mầm non ở Nam Định đã đạt những kết quả nhất định, trong đó công tác quản lý thực hiện xã hội hóa giáo dục có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, giáo dục mầm non tỉnh Nam Định còn gặp khó khăn, hạn chế. Việc thực hiện các chủ trương, chính sách xã hội hóa giáo dục còn chung chung, chưa khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để các lực lượng trong xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non. Việc xây dựng, bổ sung các văn bản chỉ đạo xã hội hóa giáo dục mầm non chưa kịp thời. Việc quản lý các nguồn lực đầu tư cho giáo dục mầm non chưa thống nhất. Vì vậy, công tác xã hội hóa giáo dục mầm non chưa phát huy tối đa tác dụng. 10 [...]... với các cơ sở GDMN NCL Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Chương III: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội 26 B NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI... Hà Nội 6.2 Khách thể nghiên cứu Chính quyền cấp cơ sở, người phụ trách quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Người quản lý, giáo viên mầm non tại các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội Phụ huynh có con em theo học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội 6.3 Phạm vi nghiên cứu 6.3.1 Phạm vi không... vai trò quản lý của nhà nước đối với hệ thống giáo dục ngoài công lập hiện nay? 5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu để làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận Thanh Xuân hiện nay Qua đó đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với các có sở GDMN NCL trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội 5.2... các cơ sở mầm non hiện nay Phân tích thực trạng hoạt động của các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận Thanh Xuân – Hà Nội Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL quận Thanh Xuân- Hà Nội 6 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 6.1 Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận Thanh Xuân - Hà Nội. .. hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL 3.2 Ý nghĩa thực tiễn - Phân tích được thực trạng ở các cơ sở giáo dục mầm mon ngoài công lập hiện nay trên địa bàn quận Thanh Xuân - Góp phần đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn Quận Thanh Xuân ở tất cả các mặt sau: Ban hành văn bản pháp luật, triển khai văn bản quản lý chỉ đạo,việc... trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 3 Những đóng góp mới của đề tài Công trình nghiên cứu một cách cơ bản hệ thống lý luận và thực tiễn QLNN đối với các cơ sở mầm non trên địa bàn quận Thanh Xuân- Hà Nội 3.1 Ý nghĩa lý luận - Đề tài đã làm sáng tỏ lý luận về quản lý nhà nước đối với cơ sở GDMN NCL - Góp phần khẳng định vị trí vai trò của giáo dục mầm non ngoài công lập trong hệ thống giáo dục ở nước ta giai... những dự báo có cơ sở khoa học rõ ràng ĐặcKhung lý thuyết (Khung phân tích) 9 điểm Quản lý nhà nước chính trị đối với các cơ sở kinh tế, văn giáo dục mầm non hóa, xã hội, ngoài công lập trên của quận địa bàn quận Thanh Thanh Xuân Xuân Việc ban hành các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn Việc cấp giấy phép thành lập, cho phép hoạt động hoặc đình chỉ Quản lý chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất, điều... giáo dục trong phạm toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của Quốc gia Trong khái niệm Quản lý nhà nước về giáo dục có 03 bộ phận chính gồm: chủ thể, đối tượng và mục tiêu quản lý nhà nước về giáo dục Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục là các cơ quan quyền lực nhà nước Tuy nhiên, chủ thể trực tiếp là bộ máy quản lý giáo dục từ trung ương đến cơ sở được cụ thể hóa ở điều 100 của Luật Giáo dục. .. về cơ chế và chính sách phát triển Thậm chí, sự phát triển của hệ thống giáo dục mầm non công lập cũng ảnh hưởng không ít đến sự phát triển nhanh hay chậm của dịch vụ mầm non ngoài công lập Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng phản ánh được thực trạng hoạt động của các cơ sở mầm non ngoài công lập và công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục này của chính quyền cấp cơ sở Dịch vụ mầm non ngoài. .. thống quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục cấp Thành phố, Quận Sự phối hợp với các cấp chính quyền về an ninh lớp, trường học Công tác kiểm tra, giám sát và phối hợp giữa các ngành, các cấp quản lý 10 Bố cục luận văn Nội dung luận văn được chia ra làm 3 phần Bao gồm phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết luận Phần nội dung chính gồm 03 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với . Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội . Nghiên cứu nhằm mô tả cụ thể hơn nữa về vấn đề quản lý nhà nước đối với các. trạng hoạt động của các cơ sở mầm non ngoài công lập và công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục này của chính quyền cấp cơ sở. Dịch vụ mầm non ngoài công lập đang đáp ứng 2 nhóm. I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP 28 1.1. Cơ sở lý luận 28 1.1.1. Phương pháp luận nghiên cứu 28 1.1.2. Các khái niệm công

Ngày đăng: 05/05/2015, 09:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 8.1. Phân tích tài liệu

  • 9. Khung lý thuyết (Khung phân tích)

  • 10. Bố cục luận văn

    • 1.1. Cơ sở lý luận

    • 1.1.1. Phương pháp luận nghiên cứu

    • 1.1.2. Các khái niệm công cụ

    • 1.1.2. 1. Khái niệm quản lý

    • 1.1.2. 2. Khái niệm quản lý nhà nước

    • 1.1.2. 3. Khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục.

    • 1.1.2.4. Khái niệm giáo dục mầm non

    • 1.1.2. 5. Khái niệm các cơ sở GDMN NCL:

    • 1.1.2.6. Khái niệm quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL ở cấp quận/ huyện.

    • 1.1.3. Các lý thuyết áp dụng

    • 1.1.3.1. Lý thuyết cấu trúc chức năng của Talcott Parsons (1902 – 1979)

    • 1.2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

    • 1.2.1. 1. Vài nét về các cơ sở mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân

    • 1.2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục của Quận Thanh Xuân

    • 1.2.2. Đặc thù của khách thể nghiên cứu

    • 2.1. Vị trí , vai trò và nhiệm vụ quyền hạn của các cơ sở GDMN NCL.

    • 2.1.1. Vị trí vai trò của các cơ sở GDMN NCL.

      • 2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ sở GDMN NCL.

      • 2.1.3. Nội dung, phương thức và phân cấp quản lý cơ sở GDMN NCL.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan