Quản lý nhà nước đối với đất đô thị trên địa bàn quận thanh xuân – thành phố hà nội

60 609 1
Quản lý nhà nước đối với đất đô thị trên địa bàn quận thanh xuân – thành phố hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trên địa bàn Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà nội, tình hình sử dụng đất và công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập. Tình trạng xây nhà trên đất đô thị không có giấy phép, lấn chiếm đất công, tranh chấp, khiếu kiện đất đai còn xảy ra nhiều. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ công tác quản lý đất đai của các cơ quan chức năng của Quận chưa được chú trọng đúng mức. Là một cán bộ công tác tại Quận Thanh Xuân, vì vậy, Học viên Vũ Ngọc Tú đã quyết định chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với đất đô thị trên địa bàn Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Chương trình Cao cấp lý luận Chính trị Hành chính của mình.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC 1 …………/………… …………/………… VŨ NGỌC TÚ TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HÀ NỘI – 2014 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Đất đai là nguồn tài nguyên có giá trị và có vị trí đặc biệt đối với đời sống của con người. Tại mỗi quốc gia, có nền kinh tế nông nghiệp hoặc công nghiệp, đất đai đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Đất đai là nơi ở của của con người, khu vực thành phố cũng như nông thôn. Đó cũng là nơi xây dựng các công trình công nghiệp, giao thông Đất đai là một thành tố của tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội và là một tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn lực đầu vào không thể thay thế, đối với sự phát triển. Việt Nam là một đất nước có diện tích khá hạn chế, dân số đông nên nhu cầu về đất đai, trong xã hội, luôn ở mức độ cao. Trong giai đoạn hiện nay, quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh, thực tế này đặt ra những yêu cầu về tính khoa học, sự hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với đất đai. Đất đô thị là một phần trong diện tích đất một quốc gia, của một vùng. Do mật độ dân cư cao tại đô thị và nhu cầu dụng đất nói chung ngày một tăng lên, trong khi đó diện tích đất đô thị lại có hạn nên việc sử dụng đất sao cho tiết kiệm và hiệu quả là một vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách về đất. Do quá trình đô thị hóa và nhu cầu sử dụng đất đô thị của Nhà nước, cá nhân và doanh nghiệp đều tăng cho nên có nhiều vấn đề đã nẩy sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai như việc sử dụng không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, sử dụng lãng phí, sử dụng sai mục đích đã và đang diễn ra hết sức phức tạp. Các văn bản pháp luật trong quản lý sử dụng đất đai còn thiếu đồng bộ và hạn chế đã ảnh hưởng việc quản lý. Ở một số nơi tình trạng buông lỏng quản lý, không quản lý dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong việc sử dụng đất. Những vấn đề này đã đặt ra cho Nhà nước phải quan tâm hơn trong công tác quản lý đất đai. Trên địa bàn Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà nội, tình hình sử dụng đất và công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập. Tình trạng xây nhà trên đất đô thị không có giấy phép, lấn chiếm đất công, tranh chấp, khiếu kiện đất đai còn xảy 2 ra nhiều. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ công tác quản lý đất đai của các cơ quan chức năng của Quận chưa được chú trọng đúng mức. Là một cán bộ công tác tại Quận Thanh Xuân, vì vậy, Học viên Vũ Ngọc Tú đã quyết định chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với đất đô thị trên địa bàn Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Chương trình Cao cấp lý luận Chính trị- Hành chính của mình. 2. Tình hình nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về đất đai gồm một số công trình sau: - “Một số vấn đề quản lý nhà nước về đất đai trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Đình Bồng, đăng trên Tạp chí Quản lý Nhà nước số 6/1995; - “Về thực trạng chính sách đất đai ở Việt Nam” của Phạm Hữu Nghị, đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8/2002; - “Hoàn thiện pháp luật về đất đai đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của GS. TSKH Đặng Hùng Võ đăng trên Báo Nhân dân số 17450, ngày 6/3/2003; Các công trình trên đã phân tích và làm rõ các khái niệm về quản lý nhà nước về đất đai, sự cần thiết về quản lý nhà nước về đất đai đồng thời làm sáng tỏ cơ chế, chính sách, biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai nói chung và trên địa bàn Thành phố Hà nội nói riêng. Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đô thị trên địa bàn Quận Thanh Xuân thực sự bắt đầu triển khai vào cuối năm 1998. Hàng năm, theo chức năng của mình, Phòng Quản lý đô thị; Phòng Tài nguyên và Môi trường có báo cáo, đánh giá thực trạng tình hình quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất đô thị ở trên địa bàn. Cho tới nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về quản lý nhà nước về đất Đô thị trên địa bàn Quận Thanh Xuân. Điều đó cho thấy, việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết và đòi hỏi cần phải tiến hành một cách khoa học. 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích. - Mục đích nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. - Luận giải các nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đô thị tại Quận Thanh Xuân - Đề xuất những giải pháp cơ bản, có tính khả thi nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đô thị trên địa bàn Quận Thanh Xuân. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ các cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của nhà nước trong quá trình quản lý đất Đô thị. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất Đô thị trên địa bàn Quận Thanh Xuân trong những năm qua, rút ra những ưu điểm và tồn tại, những nguyên nhân và các tác động của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của Quận. - Xây dựng các hệ thống giải pháp có tính khả thi để tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong công tác quản lý nhà nước đối với đất Đô thị, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội Quận Thanh Xuân. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai, trong đó có đất đô thị, nội dung quản lý nhà nước theo Luật đất đai năm 2003. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quản lý nhà nước về đất đô thị trên địa bàn Quận Thanh Xuân, từ năm 1998 đến 2013. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận. - Dựa trên cơ sở lý luận về khoa học quản lý nhà nước. - Dựa trên các các văn bản pháp lý của Việt Nam. - Dựa vào những quan điểm, đường lối chính sách của Đảng về sự quản lý của Nhà nước đối với đất đô thị. 4 - Dựa vào những quy trình, quy phạm trong quá trình quản lý đất đô thị đã được nhà nước và các cấp, các ngành chức năng có thẩm quyền ban hành. - Căn cứ vào chức năng của nhà nước về quản lý đất đô thị. 5.2. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, gắn lý luận với thực tiễn. Mặt khác đề tài còn sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực tế ở các phường trên địa bàn Quận Thanh Xuân về công tác quản lý đất đô thị. 6. Đóng góp của luận văn. - Luận văn là công trình hệ thống hoá các vấn đề lý luận gắn với thực tiễn trong quản lý nhà nước về đất đô thị, ở cấp quận. - Đề xuất các giải pháp có tính khả thi, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước về tăng cường quản lý đất đô thị ở Quận Thanh Xuân. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục gồm 3 phần sau: Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý đất đô thị. Chương II: Công tác quản lý đất đô thị tại quận Thanh Xuân –Hà Nội giai đoạn 1998 – 2014. Chương III: Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất Đô thị trên địa bàn Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐÔ THỊ. 1.1. Khái quát chung về quản lý đô thị. 1.1.1 Khái niệm. “Đô thị” là một danh từ dùng để chỉ một khu vực không gian mang tính tổng hợp về kinh tế, chính trị, văn hóa, kiến trúc… Đô thị là tên gọi chung các thành phố, thị xã, thị trấn. Đây là nơi tập trung dân cư đông đúc, là trung tâm một vùng lãnh thổ với các hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ. Đô thị là tên gọi cho một khu vực dân cư sống tập trung với mật độ cao, so với vùng nông thôn, tại đây ngành nghề lao động chủ yếu là phi nông nghiệp. Từ khi hình thành, cùng với việc tập trung của cư dân, đô thị luôn luôn gắn với những hình ảnh thành quách, lâu đài và cung điện tráng lệ, xa hoa. Khu vực này, được tạo thành bởi ba yếu tố chủ yếu: - Không gian vật thể: Tập hợp các công trình xây dựng kế tục và kế cận, được phục vụ bởi mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, được bố trí tại một địa điểm nhất định trong môi trường thiên nhiên, ít nhiều đã bị khai thác cho các mục tiêu hoạt độngkinh tế, xã hội của con người. - Không gian kinh tế: Tập hợp các hoạt động kinh tế. - Không gian văn hóa xã hội: Có ưu thế của đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh của cộng đồng, liên kết với nhau bằng lối sống chung, mang tính quần cư. Trong tiếng Anh, “Đô thị” có thể được dùng với nhiều từ khác nhau như: City; Town; Urbane areas. Có nhiều khái niệm khác về đô thị như mega city. Tên gọi này dùng để chỉ những đô thị có dân số trên 10 triệu người. Trên thế giới có nhiều đô thị loại này như: Tokyo, Nhật Bản; New Deli, Ấn Độ, Karachi, Pakistan… Xét về lịch sử hình thành, có những đô thị được hình thành đầu tiên trên thế giới và sau đó đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cho đến tận ngày nay. 6 Thành phố đầu tiên ra đời trên thế giới được xác định vào khoảng 8000 năm, trước công nguyên, tại Ixrael. Tiếp theo đó là thành phố Byblos thuộc Lebanon ngày nay được cho là đã ra đời vào khoảng 5000 trước công nguyên. Thành Damascus thuộc Syria hình thành 3000 trước công nguyên. Thành phố Varansi và Delhi Ấn độ ra đời 3000 và 3500 năm trước công nguyên. Hebron, một thành phố chịu nhiều thương vong trong cuộc chiến Israen và Palestin, nằm ở bờ Tây ra đời vào khoảng 3500 trước công nguyên. Tại châu Á, Trung quốc có một thành phố có lịch sử lâu đời là thành Lạc dương, có tuổi đời vào khoảng 2070 trước khi Chúa sinh ra đời, theo quan niệm và cách gọi của người phương Tây. Đô thị là một khái niệm được hình thành gắn liền với sự hình thành và phát triển của xã hội loại người. Những đô thị đầu tiên, với tên gọi là thành phố, đã xuất hiện trong khoảng thời gian từ 5 – 8 nghìn năm trước đây, trong nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Tại châu Âu, đô thị hình thành từ khoảng thế kỉ 12, là nơi tập trung đông dân cư làm nghề buôn bán, thủ công, gắn liền với 2 yếu tố: thành ( tòa thành, pháo đài ) và thị ( chợ). Đến thế kỉ 17 bắt đầu thời đại công nghiệp, tại các nước châu Âu và Bắc Mĩ các đô thị phát triển mạnh, thu hút đông đảo dân nhập cư từ nông thôn làm thợ thuyền và buôn bán, hình thành các thành phố lớn hàng triệu dân và phát triển liên tục trở thành các siêu đô thị trên 10 triệu dân: London- Anh, Paris- Pháp, NewYork- Mỹ như hôm nay. Ngày nay, đô thị đã phát triển rộng khắp ở 180 quốc gia, trở thành động lực chính làm ra hơn 80% của cải vật chất, là nơi sinh sống của hơn 70% dân cư toàn thế giới. Đô thị được thống nhất khái niệm là vùng đất có hạ tầng xây dựng đồng bộ, tập trung, đông dân, có hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ- thương mại chiếm trên 90% hoạt động kinh tế. Theo giáo quan điểm chung, đô thị là nơi tập trung đông đúc dân cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo lối sống thành thị. Đó là lối sống đặc trưng bởi những đặc điểm: lối sống công nghiệp có kỷ luật, có nhu cầu về tinh thần cao, tiếp thu những tiến bộ về nền văn minh của nhân loại nhanh chóng, có mạng lưới dịch vụ công cộng và thông tin liên lạc thuận lợi. 7 Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Luật Quy hoạch đô thị thì đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của Quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương. 1.1.2. Đặc trưng của đô thị. Từ lịch sử hình thành và khái niệm trên, đô thị Việt Nam cũng như toàn thế giới có những đặc trưng cơ bản là: - Là nơi tập trung dân cư đông đúc trên một diện tích đất nhỏ hẹp có hạ tầng kĩ thuật ( phục vụ nhu cầu vật chất con người: đường, điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường) và hạ tầng xã hội ( phục vụ nhu cầu giải trí con người: ăn, ở, y tế, giáo dục, vui chơi ) được xây dựng đồng bộ ở mức độ cao. - Là nơi con người hoạt động kinh tế chủ yếu ( từ 80% trở lên) trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại; có nhiều các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung cao. - Là nơi có nhiều nhà cao tầng, đường phố dầy đặc; con người cư trú trong căn hộ có diện tích đất nhỏ hặc cư trú trong căn hộ dùng chung ( chung cư). 1.1.3. Phân loại đô thị. Trên thế giới, đô thị được quy ước là thành phố; loại lớn thường được quy định có dân số khu vực nội thành từ 1 triệu người trở lên. Ở nước ta, thời kì phong kiến và kháng chiến kéo dài, nền kinh tế thấp kém nên các đô thị ít được quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển. Các thành phố lớn chủ yếu do thực dân Pháp ( thời kì trước 1954 ở cả nước), đế quốc Mỹ ( thời kì từ 1954- 1974 ở miền Nam) quy hoạch và phát triển trên nền tảng là các thành thị cổ thời phong kiến như: Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang, Quy Nhơn, Vinh, Đà Lạt, Biên Hoà, Nam Định Sau khi thực hiện đường lối mở cửa ( 1986), cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, quá trình đô thị hoá diễn ra chủ yếu từ năm 1990 đến nay. Theo Nghị định 42/2009/NĐ- CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô 8 thị, đô thị gồm thị trấn, thị xã thành phố thuộc tỉnh và thuộc trung ương theo 6 loại: - Đặc biệt: là thành phố có dân số nội thành từ 1 triệu người trở lên, đóng vai trò đầu tầu, trung tâm kinh tế của cả nước, - Loại I: thuộc trung ương là các thành phố trung tâm kinh tế 1 vùng 5-7 tỉnh, có dân số nội thành từ 50 vạn người trở lên; thuộc tỉnh là các thành phố trung tâm 1 kinh tế 1 vùng vùng 3-5 tỉnh, có dân số nội thành từ 35 vạn người trở lên, - Loại II: là các thành phố thuộc tỉnh quy mô lớn, có dân số nội thành từ 25 vạn người trở lên, - Loại III: là các thành phố thuộc tỉnh; các thị xã thuộc tỉnh có quy mô lớn, - Loại IV: là các thị xã và 1 số thị trấn thuộc huyện có quy mô lớn, đầu mối nhiều tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, - Loại V: là các thị trấn thuộc huyện. 1.1.4. Đô thị hóa. Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Về mặt xã hội, Đô thị hóa là quá trình chuyển đổi phương thức sống từ nông thôn lên đô thị. Trong quá trình chuyển đổi này, sự thay đổi về cơ cấu kinh tế và lao động phản ánh bản chất của quá trình đô thị hóa. Có thể nói công nghiệp hóa chính là động lực của đô thị hóa trong giai đoạn ban đầu từ xã hội nông nghiệp đi lên của tất cả các quốc gia. Đô thị hóa tác động, ảnh hưởng sâu sắc tới các lĩnh vực của đời sống xã hội: - Đô thị hóa có ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, công nghiệp hoá. 9 - Đô thị hóa cũng tác động mạnh lên sự phát triển kinh tế xã hội của vùng và cả nước, các nguồn lực được tập trung thu hút và đầu tư vào đô thị, tạo ra các động lực cho tăng trưởng kinh tế. - Đô thị là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống văn hoá và vật chất cho người lao động, tạo ra các gia strị văn minh tinh thần to lớn cho con người. - Các đô thị là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài. 1.1.5. Quá trình đô thị hoá ở Việt Nam. Sau năm 1954, miền Nam Việt Nam diễn ra quá trình đô thị hóa khá nhanh. Quá trình đô thị hóa ở đây chịu tác động của các chính sách thời chiến. Lực hút quá lớn do mức sống chênh lệch giữa đô thị và nông thôn cũng là nguyên nhân Sài Gòn và vùng phụ cận có tốc độ đô thị hóa cao nhất cả trong khu vực Đông Nam Á. Trước năm 1975, Sài Gòn đã có trên 3 triệu người, tỉ lệ đô thị hóa miền Nam Việt Nam lúc này lên tới gần 30%. Cùng thời kỳ đó, miền Bắc cũng tiến hành công nghiệp hóa do chính sách kiểm soát nhập cư nên dân số đô thị tăng chậm. Trong giai đoạn chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, dân số các đô thị hóa còn giảm do yêu cầu tản cư và di dời các cơ sở xí nghiệp ra khỏi đô thị. Tỉ lệ đô thị hóa ở miền Bắc sau năm 1975 vào khoảng 19-20%. Từ năm 1975 đến năm 1990, dân số đô thị ở cả hai miền có biến động hơn do sự gia tăng tự nhiên, gia tăng cơ học từ Bắc vào Nam, và từ nông thôn ra thành thị. Tuy nhiên, do dân số nông thôn tăng tự nhiên nhanh hơn, cộng với những biến động chính trị (gần 2 triệu thị dân di cư hoặc rời khỏi Việt Nam giai đoạn 1976-1985), tỉ lệ đô thị hóa thậm chí giảm trong một số năm. Chính sách kiểm soát hộ khẩu cũng làm cho tốc độ tăng trưởng về mức độ đô thị hóa đô thị giai đoạn này gần như dừng lại. Sau năm 1990, cùng với đổi mới về chính sách phát triển kinh tế thị trường, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng sự nới lỏng về quản lý hộ 10 [...]... đích khác Đất ngoại thành, ngoại thị đã có quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phát triển Đô thị cũng được quản lý như đất đô thị Trên cơ sở quy định đó, đất Đô thị bao gồm đất nội thành, nội thị, đất ven đô đã được Đô thị hoá, gắn với phần đất nội thành, nội thị một cách hữu cơ về chức năng hoạt động, cơ sở hạ tầng và cơ cấu quy hoạch không gian Đô thị, các vùng đất sẽ Đô thị hoá... dụng đất đã được phê duyệt Như vậy chúng ta đã thấy được vai trò quản lý tối cao của Nhà nước đối với đất đai, đặc biệt là đối với đất Đô thị Nó thể hiện chức năng sở hữu đất đai của Nhà nước và đảm bảo cho Nhà nước thực hiện được nhiệm vụ quản lý đất đai của mình 1.2.3 Nguyên tắc và nội dung quản lý đất đô thị 1.2.3.1 Nguyên tắc quản lý - Đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước Đất Đô thị. .. nước Kết luận chương I Như vậy, quản lý nhà nước đối với đất đô thị là nội dung quan trọng đối với quản lý đô thị và quản lý đất đai nói chung Để quản lý một cách hợp lý và có hiệu quả, Nhà nước cần nắm được hiện trạng việc sử dụng đất và những nhu cầu sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức từ đó điều chỉnh quỹ đất cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt Quản lý đất đai đô thị. .. dung cơ bản quản lý đất đô thị 1.2.1 Khái niệm đất đô thị Quản lý đất đô thị là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động quản lý đô thị nói chung Đất đô thị trực tiếp liên quan đến những lĩnh vực đô thị khác như: Quy hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị, không gian cảnh quan kiến trúc đô thị Trên thực tế, không có quy định riêng cho việc quản lý đất đai khu vực đô thị Tất cả... hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt là đất Đô thị thì công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo phải được chủ trương thực hiện, các cán bộ chuyên trách phải có đủ năng lực và tinh thần làm việc nghiêm túc, hiểu rõ được công tác và nội dung quản lý Nhà nước đối với đất đai, hiểu Luật pháp về quản lý Nhà nước và quản lý Nhà nước đối với đất đai để tạo điều kiện cho Luật đất đai... các loại đất đều được quản lý thống nhất, theo luật đất đai Một số vấn đề cụ thể về đất đô thị được nghiên cứu đều dựa trên quy định chung Đất đô thị là đất trong địa giới hành chính nội thành đô thị Đa số đất đô thị là đất phi nông nghiệp, song cũng có nhiều loại đất, kể cả nông nghiệp, lâm nghiệp, và chưa sử dụng trong đất đô thị Chuyên đề này chủ yếu bàn tới việc quản lý đất xây dựng nhà ở và các... dựng đô thị đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt 1.2.2 Vai trò quản lý Nhà nước đối với đất đô thị Vai trò quản lý Nhà nước đối với đất Đô thị ở nước ta được thể hiện thông qua quy hoạch chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bổ đất, thông qua công tác đánh giá, phân hạng đất, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai, 13 thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất. .. các mối quan hệ đất đai mang tính xã hội 14 Như vậy, quản lý đất đai để bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai, bảo vệ chế độ của Nhà nước Quản lý để sử dụng đất đai cho hợp lý và hiệu qủa Cùng hai nhiệm vụ trên thì quản lý đất sẽ giúp Nhà nước nắm được hiện trạng việc sử dụng đất và những nhu cầu sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức từ đó Nhà nước điều chỉnh quỹ đất cho phù hợp với quy hoạch,... cho đô thị Đây là điểm phân biệt quan trọng giữa quản lý nhà nước về đô thị với quản lý nhà nước trên một đơn vị hành chính lãnh thổ Quản lý mọi mặt trên một đơn vị hành chính sẽ bao gồm cả các hoạt động kinh tế ngành Quản lý đô thị về cơ bản không bao gồm các hoạt động quản lý kinh tế ngành và quản lý lĩnh vực đặc thù như tôn giáo, an ninh quốc gia, nông nghiệp, công thương nghiệp… 1.2 Những nội dung... quản lý đất của Quận Thanh Xuân Theo quy định của pháp luật, Bộ Tài nguyên- Môi trường là cơ quan có chức năng quản lý tài nguyên đất, trên phạm vi cả nước Các tỉnh, thành phố trực 24 thuộc trung ương có cơ quan chức năng quản lý đất là Sở Tài nguyên-Môi trường Phòng Tài nguyên môi trường Quận Thanh Xuân là cơ quan chuyên môn giúp UBND quận Thanh Xuân thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất - nhà . LUẬN VĂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HÀ NỘI – 2014 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Đất đai là. cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai nói chung và trên địa bàn Thành phố Hà nội nói riêng. Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đô thị trên địa bàn Quận Thanh Xuân thực sự bắt. cán bộ công tác tại Quận Thanh Xuân, vì vậy, Học viên Vũ Ngọc Tú đã quyết định chọn đề tài Quản lý nhà nước đối với đất đô thị trên địa bàn Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội làm đề tài luận

Ngày đăng: 03/09/2014, 09:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan