Quản lý mang tính kế thừa và tính hệ thống.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đất đô thị trên địa bàn quận thanh xuân – thành phố hà nội (Trang 46 - 47)

3 Đất chưa sử dụng CSD 5,2 8,54 ,

3.1.3.Quản lý mang tính kế thừa và tính hệ thống.

Quản lý Nhà nước phải mang tính kế thừa và tính hệ thống, đó là một quan điểm đúng. Trong quản lý ta phải kế thừa những thành quả đã làm được từ trước và sửa chữa những sai lầm, thiếu sót trong quá trính quản lý. Kế thừa tức là tơn trọng lịch sử hình thành và phát triển cơng tác quản lý, từ đó có những nhận định phát triển, định hướng công tác quản lý trong tương lai. Điều này không chỉ đúng với công tác quản lý Nhà nước mà cịn đúng cho các mơn khoa học khác. Quản lý Nhà nước là một mơn khoa học, do đó khi thực hiện quản lý ta phải xem xét lịch sử hình thành nó hay ta kế thừa những ưu điểm và hạn chế các nhược điểm, đây là nét nổi bật của tính kế thừa.

Tính hệ thống, ở trên ta đã nhận định rằng: Nhà nước là người duy nhất quản lý đất đai có hiệu quả. Như vậy Nhà nước phải thống nhất quản lý từ trên xuống dưới, bằng những văn bản pháp luật quy định trên mọi vùng lãnh thổ của đất nước. Đảm bảo dược tính hệ thống thì sẽ có sự tập trung thống nhất quản lý, đảm bảo quyền quản lý tối cao của Nhà nước. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay - quản lý nền kinh tế hỗn hợp cần sự tập trung thống nhất quản lý, điều tiết của Nhà nước để khắc phục các nhược điểm của cơ chế thị trường,

đồng thời đảm bảo lợi ích đồng đều giữa người quản lý và người bị quản lý, giữa những người bị quản lý với nhau.

Trong quản lý đất đai thì tính kế thừa và tính hệ thống lại càng cần thiết. Để quản lý được đất đai thì ta cần biết lịch sử hình thành, phát triển của đất, quá trình quản lý sử dụng đất trong lịch sử để từ đó có nhận xét, đánh giá hiệu quả quản lý đất đai, quá trình sử dụng đã đạt hiệu quả hay chưa. Từ đó có phương pháp quản lý sao cho đạt hiệu quả hơn. Đất đai là tài ngun có hạn, có tính cục bộ địa phương và trong kinh tế thị trường nó có giá trị kinh tế cao. Do đó quản lý muốn hài hồ các lợi ích thì quản lý phải có tính hệ thống. Làm được cơng tác này sẽ giúp sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm. Thông qua các văn bản pháp luật và hướng dẫn thi hành sẽ giúp Nhà nước nắm chắc hơn vấn đề quản lý và sử dụng, tình hình và hiện trạng sử dụng để từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nguồn tài nguyên có hạn là đất đai.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đất đô thị trên địa bàn quận thanh xuân – thành phố hà nội (Trang 46 - 47)