Sử dụng đất đai tiết kiệm và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đất đô thị trên địa bàn quận thanh xuân – thành phố hà nội (Trang 45 - 46)

3 Đất chưa sử dụng CSD 5,2 8,54 ,

3.1.2. Sử dụng đất đai tiết kiệm và hiệu quả.

Đất đai là tư liệu sản xuất, là điều kiện tồn tại cơ bản gắn liền với hoạt động của con người, của các tổ chức chính trị, các tổ chức kinh tế xã hội và của Nhà nước. Mặt khác chúng ta đều biết đất đai có giới hạn về diện tích, trong khi đó dân số thì mỗi ngày lại tăng lên nhiều hơn và q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước diễn ra mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực: khoa học, kinh tế, văn hoá, xã hội, du lịch, dịch vụ... mà các ngành này phát triển thì nhu cầu sử dụng đất là rất lớn do đó dẫn đến tình trạng đất đai ngày càng bị thu hẹp dần, điều này càng làm cho chúng ta thấy ý nghĩa của việc tiết kiệm và hiệu quả trong công tác quản lý đất đai. Hơn nữa đất đai là loại bất động sản có lượng vốn đầu tư tương đối lớn. Mọi sự sai lầm trong đầu tư hay lãng phí trong đầu tư và sử dụng chúng đều dẫn đến thảm hoạ phá sản. Bài học về sự bất ổn kinh tế ở

châu á cuối những năm 90 của thế kỷ XX là một ví dụ cụ thể, mà một trong những nguyên nhân của nó là vấn đề đầu tư vào bất động sản đã cho chúng ta thấy rõ.

Để thực hiện được quan điểm tiết kiệm và hiệu quả cần phải giải quyết các vấn đề cơ bản sau:

+ Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế xã hội phù hợp với các yêu cầu của quy luật khách quan.

+ Xây dựng và thực hiện các quy hoạch và kế hoạch về sử dụng đất đai, phục vụ tốt chiến lược phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở tiết kiệm đất đai, tiết kiệm chi phí, tránh phơ trương hình thức, tránh phá đi làm lại.

+ Tuyên truyền, phổ biến Luật đất đai cũng như các văn bản về quản lý và sử dụng đất tới từng người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng...

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với đất đô thị trên địa bàn quận thanh xuân – thành phố hà nội (Trang 45 - 46)