3 Đất chưa sử dụng CSD 5,2 8,54 ,
2.6.2. Tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý đất Quận Thanh Xuân.
dụng tối đa các loại đất, đất nông nghiệp không giao sử dụng lâu dài mà giao tạm thời cho nông dân, cho phép họ canh tác các loại cây ngắn ngày trên đất. Tạo điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang mục đích khác để phát triển quận trở thành trung tâm của Hà Nội trong thời gian tới. Đất chuyên dùng trong Đô thị phát triển ngày một tăng, Nhà nước thực hiện giao đất cho thuê đất tới từng đối tượng có quyền sử dụng đất có đủ các điều kiện. Đất ở ngày một tăng do yêu cầu của dân cư trong quận. Quận luôn cố gắng đầu tư, cải tạo đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng với diện tích là lớn nhất. Tất cả các mục đích này đều dựa trên quy hoạch của quận Thanh Xuân và UBND Thành phố Hà Nội.
Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và đời sống, công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận còn rất nặng nề. Hiện tại đất đai trong quận còn được khai thác, sử dụng rất lãng phí, có nơi cịn khai thác bừa bãi, nhất là trong các đơn vị tổ chức, cơ sở hạ tầng Đô thị chưa được xây dựng đồng bộ với trang thiết bị hiện đại do thiếu vốn đầu tư. Do đó chưa thu hút được đầu tư trong nước và ngoài nước cho sự phát triển kinh tế và sự nghiệp đơ thị hố của quận. Để sử dụng hết các điều kiện thuận lợi về vị trí, điều kiện tự nhiên của quận thì UBND quận Thanh Xuân và UBND Thành phố Hà Nội cần phải có những ưu tiên nhất định cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận.
2.6.2. Tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý đất Quận ThanhXuân. Xuân.
- Những vấn đề còn tồn tại:
Do trước đây khi chưa thành lập quận, việc quản lý sử dụng đất của các xã, thị trấn (nay là phường) chưa được chặt chẽ nhiều khi cịn bng lỏng. Một số xã tự cấp đất cho dân làm nhà ở hoặc cho các cơ quan, đơn vị thuê, mượn đất; nhiều hộ dân ở các xã cịn tự lấn chiếm hoặc tự chun đổi mục đích sử dụng đất từ đất canh tác, đất ao sang đất ở, gây khó khăn cho cơng tác quản lý và xử lý những tồn tại trong việc sử dụng đất. Trên địa bàn quận, hầu hết các dự án phát triển Đô thị của Trung ương, Thành phố cũng như của quận đã và đang triển
khai sử dụng đất tại tất cả các phường. Nhưng diện tích từng dự án khác nhau, thời điểm thu hồi đất không cùng thời gian đã tạo ra nhiều diện tích đất kẹt của nhiều loại chủ sử dụng đất. Thẩm quyền thu hồi, chính sách bồi thường hỗ trợ lại do Thành phố quyết định dễ tạo ra kẽ hở cho dân tự chuyển đổi mục đích sử dụng và làm nhà, mua bán đất trái pháp luật. Mặt khác, do biến động đất đai nhanh như đất đai chuyển sang Đơ thị hố và việc mua bán, chuyển nhượng diễn ra thường xuyên như tách cho con, ... công tác theo dõi chỉnh lý biến động ở các phường lại không được kịp thời, do vậy việc quản lý gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Hệ thống hồ sơ sổ sách cịn thiếu, độ chính xác thấp. Hầu hết bản đồ địa chính của các phường trong quận đều được đo vẽ vào các thời điểm 1960, 1978, 1987, 1994 nên chất lượng chưa đạt yêu cầu. Tỷ lệ bản đồ không đồng nhất, quận có 11 phường thì bốn phường tỷ lệ 1/1000, bốn phường tỷ lệ 1/200, ba phường tỷ lệ 1/500. Hình thể, kích thước, diện tích một số thửa đất đo vẽ không đúng với hiện trạng. Việc đánh số thửa ở một số tờ bản đồ không đúng theo quy định hoặc cịn trùng, sót .... Ở một số tờ bản đồ cịn đo bao, chưa tách từng hộ nhất là một số thửa trước đây là ao, vườn liền thửa đất ở thì đo bao thành một thửa đất ở. Một số thửa đất khi đã cho tách nhưng khơng tính lại diện tích.
Hiện nay do việc quy hoạch chi tiết tới các phường cịn chưa có, chỉ có kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận và quy hoạch tổng thể của Thành phố cho nên ảnh hưởng tới kế hoạch sử dụng đất của các phường, gây ra khó khăn trong cơng tác quản lý đất đai của các phường.
Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở còn nhiều vấn đề bất cập. Hồ sơ kê khai ban đầu khơng đầy đủ, khơng có các giấy tờ kèm theo, như nguồn gốc sử dụng đất không rõ, chưa tách thửa trong bản đồ, sơ đồ vẽ kích thước nhà, đất thiếu nhiều. Chế độ chính sách phải đóng nộp cho Nhà nước cịn nhiều phức tạp, số hồ sơ cần phải hoàn thiện cho đủ điều kiện xét duyệt giấy chứng nhận thì dân khơng hồn thiện. Một số cơ quan có nhà tập thể kê khai khơng đủ nội dung, khi UBND phường mời ra để hồn thiện thì
khơng đến. Một số hồ sơ đã kê khai nhưng cịn nhiều vướng mắc về chế độ chính sách nên phường chưa phân loại hồ sơ chuyển quận được.
Việc giải quyết tranh chấp đất đai có những vụ việc cịn kéo dài, mặc dù đã có những kết luận trả lời của phòng, ban chức năng và quyết định giải quyết nhưng dân vẫn cứ cố tình khiếu kiện, thắc mắc khơng đồng ý quyết định giải quyết của cấp có thẩm quyền.
Cơng tác giải phóng mặt bằng cịn gặp nhiều bất cập do chế độ chính sách bồi thường, hỗ trợ khơng đồng nhất giữa các dự án. Một số người dân cịn khơng chấp hành và khơng hiểu các chế độ chính sách, cố tình chây ì, khơng nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, phải dùng biện pháp cưỡng chế.
Đội ngũ cán bộ làm cơng tác giải phóng mặt bằng thường kiêm nhiệm, thời gian hạn chế, khối lượng công việc nhiều nên ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả công việc.
- Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đất đai Quận Thanh Xuân.
* Về khách quan: Do điểm xuất phát đi lên của quận thấy: từ xã, thị trấn lên phường nên có nhiều bất cập cả về cơ sở hạ tầng, điều kiện thực hiện, trình độ dân trí, khi đi vào hoạt động càng bộc lộ mâu thuẫn ở một số lĩnh vực nhất là quản lý đơ thị, giải phóng mặt bằng chưa phù hợp với tình hình thực tế, gây nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.
* Về chủ quan:
Công tác chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền cơ sở (phường) cịn hạn chế, nặng về giải quyết vấn đề bức xúc, công tác quản lý đất đai chưa được đặt đúng tầm, đúng vị trí tốc độ đơ thị hố như hiện nay ở quận Thanh Xuân nhất là trong cơ chế thị trường đã và đang đi sâu vào mọi lĩnh vực đối với đời sống xã hội.
Việc cải cách hành chính tuy có nhiều tiến bộ trong khâu thủ tục hành chính nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của công cuộc đổi mới: đổi mới cơ chế (guồng máy) và tổ chức (bộ máy).
Kết luận chương II
Qua quá trình khảo sát thực trạng công tác quản lý đất đô thị tại Quận Thanh Xuân – Hà Nội giai đoạn 1998 – 2013, có thể thấy rằng, Quận Thanh Xn có tốc độ đơ thị hóa nhanh, có vị trí thuận lợi đối với giao thơng Thành phó Hà Nội, là một địa bàn để các hoạt động kinh tế, thương mại phát triển. Đồng thời, Thanh Xuân cũng là điểm đến định cư của nhiều người, từ những địa phương, vùng miền khác nhau. Thực tế trên đang tạo ra áp lực, đối với cơ quan quản lý đất đai và UBND quận. Trong khi đó, lực lượng cơng chức làm cơng tác quản lý đất cịn thiếu, chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế tại địa phương, nhưng công tác quản lý đất đai trên địa bàn Quận đã đạt được những kết quả nhất định.
Trong thời gian tới, cùng với tốc độ xây dựng đô thị của thủ đô ngày càng cao, nhiệm vụ đặt ra cho công tác quản lý đất đai của Thành phố Hà Nội nói chung và của Thanh Xuân nói riêng càng nặng nề, phức tạp. Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quản lý đất đai trong những năm tới cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ban ngành chuyên môn cùng sự chỉ đạo, hướng dẫn sâu sát, kịp thời của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, cũng như sự ủng hộ của các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân.
CHƯƠNG 3