B. NỘI DUNG CHÍNH
1.1.2. Các khái niệm công cụ
1.1.2. 1. Khái niệm quản lý
Tùy theo góc độ nghiên cứu các ngành khoa học trên cơ sở những cách tiếp cận khác nhau mà có những quan niệm khác nhau về thuật ngữ quản lý.
Theo từ điển Tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học- Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2006) “Quản lý là sự trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định, tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính (Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Nhơn- Nhà xuất bản Lao động, 2002) quản lý là thuật ngữ chỉ “Hoạt động có ý thức của con người nhằm sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra... các quá trình xã hội và hoạt động của con người để hướng chúng
phát triển phù hợp với quy luật xã hội, đạt được mục tiêu xác định theo ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất”.
Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội, vì vậy, mỗi ngành khoa học định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình.
Henri Fayol (1841-1925) người Pháp, người đã đặt nền móng cho lý luận tổ chức cổ điển, cho rằng: “Quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra” khái niệm này xuất phát từ khái quát chức năng quản lý.
Taylor F.W (người Mỹ) cho rằng “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt và rẻ nhất”.
Quan niệm chung nhất về quản lý là do điều khiển học đưa ra: Quản lý là sự tác động có định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. Hệ thống được hiểu là tổng thể những yếu tố cấu thành có đặc trưng riêng mà những đặc trưng đó không phải là thuộc tính của mỗi yếu tố riêng rẽ nằm trong hệ thống. Quan niệm này không những phù hợp với sự vận động của thiết bị tự động mà còn phù hợp với một tập thể người, một tổ chức hay một cơ quan nhà nước… tức là, phù hợp với quản lý xã hội.
1.1.2. 2. Khái niệm quản lý nhà nước
Khái niệm QLNN hiện nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau. “QLNN là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người do hệ thống cơ quan Nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành dựa trên cơ sở pháp luật để thực hiện luật pháp Nhà nước. QLNN là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước” (C. Mác, Ph. Ăng ghen. Toàn tập, T.23, tr. 342).
Theo nghĩa rộng thì QLNN được hiểu là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực Nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nước hay QLNN là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp nhằm thực hiện các chức năng trên. Nhấn mạnh điều này, PGS.TS Nguyễn Cửu Việt viết “QLNN ở đây không phải là quản lý cái tổ chức chính trị gọi là Nhà nước mà là sự quản lý có tính chất Nhà nước, do Nhà nước thực hiện thông qua bộ máy Nhà nước, trên cơ sở quyền lực Nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước”.
Theo nghĩa hẹp thì, “QLNN là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan Nhà nước (hoặc các tổ chức xã hội nếu được Nhà nước ủy quyền) được tiến hành trên cơ sở và để thi hành luật nhằm thực hiện trong cuộc sống hàng ngày các chức năng của Nhà nước trên mọi lĩnh vực hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội”. Theo nghĩa hẹp thì, QLNN có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, QLNN là hoạt động, tác động mang tính tổ chức và điều
chỉnh. Tổ chức chính là sự liên kết hoạt động của nhiều người; trong đó, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra. Nếu không có tổ chức là không có quản lý. Nhấn mạnh điều này Lênin cho rằng: “Muốn quản lý tốt mà chỉ biết thuyết phục không thôi thì chưa đủ mà cần phải biết tổ chức về mặt thực tiễn nữa”. Nhà nước thực hiện chức năng điều chỉnh các quá trình xã hội, các quan hệ xã hội. Đây là đặc trưng thể hiện bản chất của QLNN.
Thứ hai, QLNN mang tính quyền lực nhà nước, tức là thiết lập quan hệ
“quyền lực - phục tùng”. Quyền lực đó được ghi nhận, củng cố bằng pháp luật và được đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước. Điều này cho thấy, khi nói đến QLNN là nói đến quyền lực Nhà nước. Hoạt động QLNN là của cơ quan Nhà
nước, của một tổ chức hay cá nhân nhân danh Nhà nước đều dựa trên cơ sở quyền lực Nhà nước và bên bị quản lý phục tùng.
Thứ ba, QLNN là sự quản lý có tính khoa học và tính kế hoạch. Đây là
hoạt động mang tính chủ quan của con người nhưng dựa trên những yêu cầu và quy luật khách quan. Vì vậy, hoạt động quản lý mang tính chủ động, sáng tạo. Điều này xuất phát từ đời sống xã hội luôn biến động không ngừng và để tìm kiếm biện pháp ứng phó kịp thời, giải quyết có hiệu quả nhằm đạt tới những mục tiêu đã đặt ra, đòi hỏi phải có chương trình cụ thể, đề ra chủ trương, biện pháp quản lý thích hợp.
Thứ tư, QLNN tác động lên các quá trình xã hội một cách liên tục,
thường xuyên. Bản chất các quá trình phát triển xã hội là những quá trình liên tục từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Vì thế, để tạo ra một quá trình phát triển liên tục của sự phát triển đòi hỏi QLNN cũng phải là những tác động mang tính liên tục. Tính liên tục của QLNN thể hiện ở chỗ hoạt động này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hằng ngày, hàng giờ, không bị gián đoạn. Đây là đặc điểm mà các loại hoạt động Nhà nước khác không có.
Trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội khi nghiên cứu về QLNN đều phải xuất phát từ những đặc điểm của QLNN nói chung. Từ đó, có thể phân biệt được sự khác nhau giữa hoạt động QLNN với các hoạt động khác của Nhà nước và với hoạt động quản lý xã hội của các chủ thể khác.
1.1.2. 3. Khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục.
Khái niệm giáo dục.
Giáo dục là một hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đói tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra.
Giáo dục và một quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó được thể hiện bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử- xã hội của loài người.
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc trưng của xã hội loài người. Giáo dục nảy sinh cùng với xã hội loài người, trở thành một chức năng sinh hoạt không thể thiếu được và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triển của xã hội.
Khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục
Quản lý nhà nước về giáo dục là việc nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động giáo dục trong phạm toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của Quốc gia.
Trong khái niệm Quản lý nhà nước về giáo dục có 03 bộ phận chính gồm: chủ thể, đối tượng và mục tiêu quản lý nhà nước về giáo dục. Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục là các cơ quan quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, chủ thể trực tiếp là bộ máy quản lý giáo dục từ trung ương đến cơ sở được cụ thể hóa ở điều 100 của Luật Giáo dục năm 2005. Đối tượng của quản lý nhà nước về giáo dục là hệ thống giáo dục quốc dân, là mọi hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội. Mục tiêu quản lý nhà nước về giáo dục là đảm bảo tuân chủ các quy định của pháp luật trong các hoạt động giáo dục, để thực hiện được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội, hoàn thiện và phát triển nhân cách của công dân. Ở mỗi cấp, bậc học và trình độ đào tạo, mục tiêu này được cụ thể hóa trong Luật giáo dục và Điều lệ Nhà trường.
Nếu xem quản lý nhà nước như là một hệ thống thì quản lý nhà nước về giáo dục cũng là một hệ thống, bao gồm: các thể chế, cơ chế, tổ chức bộ máy
quản lý và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý giáo dục ở các cấp. Ba bộ phận này có mối liên hệ và tác động qua lại với nhau rất chặt chẽ, chúng có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm lẫn nhau trong quá trình vận hành, tác nghiệp.
Cơ chế quản lý giáo dục là tập hợp hệ thống các chính sách, nguyên tắc, quy chế, chế độ… quy định các mối quan hệ, cách thức vận hành các hoạt động quản lý ở các cấp, giữa chủ thể và khách thể quản lý trong hoạt động giáo dục. Có vai trò gắn kết các thành phần tỏng hệ thống quản lý hướng các hoạt động quản lý vào các mục tiêu quản lý, thiếu cơ chế quản lý thì hệ thống không thể vận hành được.
1.1.2.4. Khái niệm giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.
Mục tiêu của Giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Giáo dục mầm non tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Giáo dục mầm non được chia thành 02 giai đoạn: Nhà trẻ và Mẫu giáo. Giai đoàn nhà trẻ thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng đến ba tuổi; giai đoạn mẫu giáo thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi.
1.1.2. 5. Khái niệm các cơ sở GDMN NCL:
Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức
kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
Nhà trường, nhà trẻ tư thục, có tư cách pháp nhân, con dấu và được mở tài khoản riêng. Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục: (1) Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. (2) Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. (3) Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (4) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng khó khăn. (5) Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. (6) Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (7) Tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội. (8) Có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định và yêu cầu của các cơ quan có liên quan. (9) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.1.2.6. Khái niệm quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL ở cấp quận/ huyện.
đích, có khoa học của các ban ngành đoàn thể trong địa bàn quận/ huyện đối với các cơ sở GDMN NCL, nhằm tạo ra những điều kiện tối ưu cho việc thực hiện mục tiêu của Giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1, quản lý việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tháng của Cán bộ- Giáo viên- Nhân viên cấp dưỡng, nhân viên phục vụ…
Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn, điều lệ trường mầm non, việc xây dựng và phát triển đội ngũ Giáo viên, huy động và sử dụng các nguồn lực để thực hiện mục tiê GDMN, việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quản lý GDMN NCL là bộ phận cấu thành không tách rời của quản lý giáo dục mầm non nói riêng và quản lý giáo dục nói chung.