B. NỘI DUNG CHÍNH
3.3. Giải pháp thực tiện tốt phân cấp quản lý các cơ sở giáo dục mầm non
ngoài công lập.
Trong giai đoạn sự gia tăng dân số đang là vấn đề được xã hội quan tâm, bởi gia tăng dân số kéo theo nhiều hệ lụy xã hội. Trong đó, một trong các
hậu quả mà gia tăng dân số dẫn đến chính là việc thiếu hụt các trường mầm non vì các em trong độ tuổi đến lớp quá đông. Cơ sở vật chất các trường công lập không đáp ứng được nhu cầu, dẫn đến sự hình thành của các trường mầm non ngoài công lập. Tuy nhiên, sự phát triển, hình thành của các trường mầm non ngoài công lập thiếu vắng sự quản lý sát sao của các cơ quan quản lý nhà nước. Các trường mầm non ngoài công lập không đảm bảo chất lượng, quy chuẩn vẫn hoạt động, và hậu quả của nó đã được thấy: Hiện tượng bạo hành trong trường lớp các trường mầm non, các cháu được gửi tại các trường này không được đảm bảo sức khỏe. Chính vì vậy việc quản lý, giám sát sự hình thành và phát triển của các trường mầm non ngoài công lập cần được đầu tư và quan tâm hơn nữa. Các cấp ban ngành quản lý cần phải phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng từng cấp. Các cấp quản lý từ cơ sở đến cấp trung ương cần thực hiện đồng bộ và thường xuyên trao đổi trong quá trình hoạt động. Việc theo dõi giám sát quá trình hoạt động của các trường mầm non ngoài công lập là một trong những nhiệm vụ lâu dài.
Vấn đề quản lý và xây dựng hiện đã và đang là vấn đề cần quan tâm. Để thực hiện tốt cần phải có sự chung tay của các cấp, ban ngành. Vừa phân cấp làm vừa quản lý việc thực hiện. Thực trạng hoạt động các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận Thanh Xuân hiện nay còn gặp khó khăn. Công tác quản lý, chỉ đạo của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận Thanh Xuân hiện nay còn chưa hiệu quả nhiều mặt như: Ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai văn bản còn bất cập, chưa quản lý chặt chẽ việc thành lập và giải tán của các cơ sở mầm non ngoài công lập, thanh tra kiểm tra chưa đạt hiệu quả tối đa, sự phối hợp chưa chặt chẽ và thống nhất giữa các ban ngành cấp lãnh đạo, công tác tiếp nhận phản hồi của phía người dân với các cơ sở giáo dục mầm non chưa hiệu quả…
Do vậy, đề xuất các giải pháp góp phần định hướng các cơ sở giáo dục mầm non có những sự điều chỉnh phù hợp và hoạt động quản lý nhà nước với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn hiệu quả hơn , từ đó nâng cao được chất lượng giáo dục mầm non ngoài công lập, giúp các bậc phụ huynh yên tâm hơn khi gửi con ở các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân.
3.4. Giải pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em ở các CSGDMN NCL trên địa bàn quận Thanh Xuân
Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục mầm non là một bài học thành công trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống Giáo dục Mầm non (GDMN) của nước ta. Đây cũng là một tư tưởng giáo dục lớn của Đảng và chủ trương của Nhà nước nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để giáo dục tạo ra lớp người lao động mới phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo để đáp ứng đòi hỏi của nền công nghiệp hóa nước ta vào năm 2020 vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và IX đã nêu ra. Những năm qua, xã hội hóa công tác GDMN trở thành trở đã trở thành quan niệm phổ biến và rộng rãi trong toàn xã hội, nhất là những ai làm công tác quản lý trực tiếp giáo dục trẻ thơ. Song trong thực tế, vẫn còn nhiều điều phải bàn để làm sáng tỏ phạm trù khái niệm và cách tiếp cận thực tiễn cho đúng nhằm biến chủ trương này của Đảng và Nhà nước thành hiện thực. Xã hội hóa công tác GDMN cần được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước tổ chức quản lý, mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức xã hội đều phải chăm sóc, giáo dục trẻ em. Có thế thì trẻ em hôm nay mới trở thành người lao động xây dựng và bảo vệ tổ quốc mai sau. Vì vậy phải huy động mọi nguồn lực của xã hội để làm công tác GDMN (nhân lực,
vật lực, trí lực và tài lực...). Thứ hai: Trẻ em không chỉ được quyền nhận sự chăm sóc, giáo dục của toàn xã hội mà còn phải biến sự chăm sóc giáo dục của toàn xã hội thành chất lượng giáo dục của chính mình, phải có nghĩa vụ đối với xã hội mà trước hết là đối với mình để trở thành con ngoan, trò giỏi; có như thế sau này mới trở thành người công dân tốt của đất nước.
Môi trường nhà trường có vai trò cực kì quan trọng: Dưới mái trường, trẻ con được học tập và vui chơi và dần dần trở thành một con người của xã hội thông qua hoạt động thu nhận những kiến thức ban đầu về ý thức trách nhiệm và xã hội, thông qua giao tiếp và dần dần hình thành các mối quan hệ xã hội. Theo các nhà xã hội học, trường lớp không chỉ đơn thuần là cơ sở để truyền đạt kiến thức khoa học cơ bản về tự nhiên, văn hóa - kinh tế - xã hội làm nền tảng cho cuộc sống sau này, mà còn là các cơ quan xã hội chính yếu. Khi đứa trẻ đến trường, nó không chỉ học các kiến thức, mà học cả những qui tắc và cách thức xác định hành vi.
Chính vì vậy, cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục từ môi trường gia đình, giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội, tuy nhiên ở giai đoạn mầm non thì vai trò của gia đình và nhà trường là quan trọng nhất.
Giáo dục trẻ không phải trách nhiệm của riêng đội ngũ giáo viên trong nhà trường mà cần có sự phối kết hợp: Gia đình và xã hội. Giáo dục mầm non là một trong những giai đoạn quan trọng và có ý nghĩa tác động trực tiếp đến trẻ em trong giai đoạn tiếp theo.
Xây dựng và triển khai chương trình "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện". Có chính sách xét giáo viên mầm non vào biên chế, trước hết ở các vùng khó khăn. Khi chuyển giáo viên mầm non sang chế độ viên chức sẽ thực hiện ký hợp đồng lao động dài hạn, có bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới.
Hoàn thiện chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Có chính sách thu hút cán bộ khoa học trình độ cao của các viện nghiên cứu trong nước và các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, các nhà khoa học nước ngoài tham gia giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng.
Tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo đúng với yêu cầu quốc sách hàng đầu. Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực có thể huy động được để phát triển giáo dục.
Tiếp tục tăng đầu tư cho giáo dục - đào tạo, bảo đảm tốc độ tăng chi ngân sách cho giáo dục hàng năm cao hơn tốc độ tăng chi ngân sách Nhà nước ; tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo sẽ tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà quyết định, nhưng không được thấp hơn tỷ lệ chi ghi trong Chiến lược giáo dục. Đa dạng hóa các nguồn đầu tư từ các thành phần kinh tế. Phát hành trái phiếu giáo dục. Tăng nguồn tín dụng học tập cho sinh viên. ("Kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010”).
Giáo dục mầm non là một trong những ưu tiên hàng đầu đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên công tác quản lý vẫn đã và đang là một trong những vấn đề cần quan tâm. Có những chính sách, thực hiện quản lý tốt mới có thể giải quyết được những vấn đề còn tồn tại. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải
có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để bảo đảm chất lượng giáo dục
Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Đẩy mạnh nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp và xã hội cho giáo dục mầm non.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊKết luận: Kết luận:
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, vấn đề giáo dục lại được đưa lên hàng đầu, đặc biệt là giáo dục mầm non. Các văn bản, chính sách của nhà nước đưa ra nhằm xây dựng và củng cố hơn nữa công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên công tác quản lý các trường mầm non ngoài công lập còn đang là bài toán khó đối với ngành giáo dục nói chung và ngành giáo dục quận Thanh Xuân nói riêng.
Trên địa bàn quận Thanh Xuân hiện nay, mạng lưới các cơ sở GDMN NCL ngày càng tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi đi học mầm non. Cơ sở vật chất, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận ngày càng được cải thiện và nâng cao, chất lượng giáo dục được cải thiện một bước đáng kể.
Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL đã được triển khai và tổ chức thực hiện khá bài bản từ cấp Quận đến phường và các cơ sở GDMN NCL theo đúng quy định của pháp luật. Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, liên tục đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động của các cơ sở GDMN NCL. Điều này đã có tác động tích cực đến chất lượng giáo dục và đến nhận thức, tạo được sự tin tưởng của người dân, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi mầm non và nhận thức của đội ngũ giáo viên, nhân viên đang công tác tại các cơ sở GDMN NCL.
Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù của loại hình giáo dục mầm non NCL vẫn không tránh khỏi một số tồn tại, hạn chế như: Trình độ của đội ngũ quản lý, giáo viên tại các cơ sở GDMN NCL chưa đồng đều. Sự yêu mến và gắn bó
với công việc của đội ngũ giáo viên trẻ không cao, cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ không nhiều... Bên cạnh đó sự phân cấp quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL còn thiếu cụ thể, rõ ràng. Công tác thông tin, tuyên truyền đến người dân về công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL được thực hiện chưa hiệu quả.
Thêm vào đó, việc đăng tin, bài ồ ạt, thiếu kiểm soát, với mục đích gây tò mò, giật gân, câu khách của một số báo chí nhất là báo mạng về các vụ việc bạo hành trẻ em tại các cơ sở trông trẻ đã tạo nên tâm lý hoang mang, lo lắng của các bậc phụ huynh khi cho con theo học tại các cơ sở GDMN NCL, đòi hỏi cần có sự định hướng, kiểm soát các nguồn thông tin tránh gây dư luận xấu trong xã hội.
Khuyến nghị
- Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ban hành các văn bản, hướng dẫn,
chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện cụ thể về quản lý loại hình giáo dục mầm non NCL. Không đưa ra khung học phí mà để cở sở GDMN NCL tự thỏa thuận với phụ huynh nhưng cần công khai.
- Đối với Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội: Tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các Quận/Huyện tăng cường quản lý các cơ sở GDMN NCL theo đúng quy định của nhà nước. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục mầm non cho cấp Quận/Huyện.
- Đối với UBND quận Thanh Xuân: có văn bản chỉ đạo UBND các phường tăng cường quản lý cơ sở GDMN NCL theo đúng quy định của nhà nước; Đẩy mạnh xã hội hóa GDMN, có cơ chế khuyến khích xã hội hoá GDMN đặc biệt là với khu vực ngoài công lập; Quản lý và quy hoạch tốt việc triển khai quỹ đất xây dựng trên địa bàn quận, tập trung đầu tư cho các dự án
xây dựng trường học, nhất là cấp học mầm non để góp phần cải thiện hơn nữa hệ thống cơ sở vật chất giáo dục nói chung và hệ thống cơ sở vật chất giáo dục mầm non nói riêng.
- Đối với Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân: có biện pháp chỉ đạo quản lý phù hợp, hỗ trợ kịp thời đối với các cơ sở GDMN NCL, khuyến khích các cơ sở GDMN NCL tham gia phong trào của ngành. Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm cho đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận. Kịp thời hoàn thành việc thành lập nghiệp đoàn mầm non ngoài công lập tại 9/11 phường còn lại trên địa bàn quận.
- Đối với UBND các phường trên địa bàn quận: Tăng cường hơn nữa
công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn phường. Duy trì chế độ kiểm tra, giám sát thường xuyên và phát huy vai trò giám sát của cộng đồng, hệ thống chính trị các Khu dân cư để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh.
- Đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn quận: tùy điều kiện thực
tế của loại hình cơ sở GDMN NCL của mình để áp dụng các giải pháp quản lý cơ sở GDMN NCL phù hợp. Nâng cao tiêu chuẩn khi tuyển chọn giáo viên, nhân viên, đặc biệt chú trọng tiêu chí gắn bó với công việc, yêu nghề, mến trẻ. Quan tâm, chăm lo đời sống và lợi ích chính đáng của người lao động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bilton, T. Bonnett, K,1993, Nhập môn xã hội học, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, H.
2. Elkin, Howard S, and Gerald Handel, 1984, The child and Society: The
Process of Socialization (4th ed.), New York: Random House.
3. Ericson, Erik, 1964, Childhood and Society (rev. ed). New York: Norton.
4. Freud, Sigmund, 1962, Civilization and Its Content. New York: Norton.
5. Koller, Marvin R, and Oscar W.Ritchie, 1978. Sociology of Childhood. Englewood Cliffs. NJ: Prentice-Hall.
6. Piaget, Jean, and Barbel Inhelder, 1969. Psychology of the Child. New York: Basic Books.
7. Popenoe, D, 1986, Sociology, sixth edition, Englewood Cliffs. NJ: Prentice-Hall.
8. Rose, Peter I, ed, 1979, Socialization and the Life Cycle. New York: St.